intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mướp đắng không tốt cho mẹ bầu?

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

48
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Mướp đắng và ngải cứu là hai loại thực phẩm rất được ưa chuộng và được chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có thực sự an toàn cho phụ nữ mang thai?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mướp đắng không tốt cho mẹ bầu?

  1. Mướp đắng không tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa) Mướp đắng không tốt cho mẹ bầu? - Mướp đắng và ngải cứu là hai loại thực phẩm rất được ưa chuộng và được chế biến trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có thực sự an toàn cho phụ nữ mang thai?
  2. Mướp đắng không tốt cho phụ nữ mang thai Mướp đắng là một thực phẩm, thảo dược rất tốt với nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư, viêm khớp, ngứa ngoài da và lớn nhất là tác dụng thanh nhiệt, tuy nhiên với phụ nữ mang thai và cho con bú thì hoàn toàn không nên ăn mướp đắng vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và có thể gây hư thai. Nguyên nhân là do mướp đắng rất ít chất xơ và quá ít chất béo, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm. Bên cạnh đó, mướp đắng cũng được coi là một loại quả kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. Để thanh nhiệt, bạn có thể dùng một số thực phẩm khác để thay thế như đỗ đen, rau má, rau diếp cá, nhân trần…
  3. Mướp đắng không tốt cho bà bầu. (Ảnh minh họa) Bà bầu vẫn có thể ăn ngải cứu Ngải cứu được biết đến với nhiều công dụng: giúp tuần hoàn máu, xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, đặc biệt được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng để hạn chế động thai hoặc sảy thai, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.
  4. Vậy việc sử dụng ngải cứu với bà bầu như thế nào mới đúng? - Bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần và nên ăn 3 lần/tuần. - Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên. - Nên ăn ngải cứu đánh với trứng gà và rán lên hoặc nấu canh trứng. - Ngải cứu có tác dụng an thai. Trong trường hợp bạn bị đau bụng, ra máu thì nên sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g cho vài 600ml nước sắc lấy 100ml và uống thành 3-4 lần trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2