intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nấm kim châm giảm huyết áp, phòng ung thư

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

120
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nấm kim châm có nhiều kẽm và kali nên rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Nấm kim chân còn có tên câu khuẩn, phác cô, kim cô…, là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g nấm kim châm khô có hơn 31 g protid, 6 g lipid. Nó chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nấm kim châm giảm huyết áp, phòng ung thư

  1. Nấm kim châm giảm huyết áp, phòng ung thư Trong nấm kim châm có nhiều kẽm và kali nên rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
  2. Nấm kim chân còn có tên câu khuẩn, phác cô, kim cô…, là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 g nấm kim châm khô có hơn 31 g protid, 6 g lipid. Nó chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng phát dục, cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là “Tăng trí cô” (nấm tăng cường trí lực). Ngoài ra, hàm lượng Zn và K trong nấm kim châm tương đối cao trong khi nhưng hàm lượng Na lại rất thấp nên đây cũng là một trong những loại thực phẩm hữu ích cho người già và những bệnh nhân bị tăng huyết áp. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nấm kim châm còn có tác dụng làm hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa và bệnh gan mật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ loại nấm này ra một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả. Bởi vậy ở Nhật Bản, nấm kim châm trở thành loại thực phẩm rất được ưa chuộng. Nhìn chung, nấm kim châm dùng rất tốt cho trẻ em đang tuổi phát triển, những người suy dinh dưỡng, thiếu máu, thể chất hư nhược, bị bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư… Tuy nhiên, theo y học cổ truyền, nấm kim châm vị ngọt, tính mát nên những người tỳ vị hư nhược, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, nát thì không nên dùng.
  3. Có nhiều cách dùng nấm kim châm, đơn giản nhất là xào nấu đơn thuần, hoặc xào phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là một số ví dụ điển hình: Nấm kim châm 300-500 g, thịt gà 150 g, mực tươi 150 g, trứng gà một quả, cà rốt, dưa chuột, gừng tươi, dầu ăn, bột đao, gia vị vừa đủ. Nấm kim châm chần qua nước sôi, để ráo; mực tươi thái chỉ, chần nước sôi cùng với gừng tươi giã nát; thịt gà thái chỉ ướp gia vị, lòng trắng trứng và một chút bột đao. Đun dầu nóng già rồi cho nấm, thịt gà và mực vào xào (dùng lửa to đảo nhanh tay), ăn nóng. Công dụng: bổ trung ích khí, dưỡng huyết tư âm, tăng tinh ích trí. Nấm kim châm 150 g, gan lợn luộc chín thái chỉ 150 g, hành hoa 50 g, củ cải thái chỉ 50 g, nước dùng 50 ml, nước gừng tươi, tỏi, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Đổ dầu ăn vào chảo, phi tỏi rồi cho nấm, gan lợn, củ cải vào xào, chế thêm nước gừng, gia vị và nước dùng, khi gần được cho hành hoa vào, đun to lửa, đảo nhanh tay thêm ít phút là được, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, ích khí hoạt huyết, ích trí kháng ung. Nấm kim châm 300 g, thịt bò 200 g, măng củ 100 g, củ cải 50 g, khoai tây một củ, nước gừng tươi, nước dùng, dầu ăn và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm cắt đoạn chừng 5 cm; măng củ và củ cải thái chỉ; thịt bò thái miếng mỏng to bản, ướp nước gừng và gia vị. Dùng từng miếng thịt bò cuộn nấm kim châm, măng và củ cải rồi đem hấp cách thủy; tiếp đó đun sôi nước dùng, chế đủ gia vị và cho thêm
  4. một ít bột đao rồi bỏ thịt bò cuộn rim kỹ là được, ăn nóng với rau sống. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, lợi thủy tiêu thũng, ích trí kháng ung. Nấm kim châm 300 g, thịt ba chỉ 150 g, tôm nõn 50 g, đậu hà lan 20 g, trứng gà một quả, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ. Nấm chần qua nước sôi; thịt thái chỉ, ướp gia vị và lòng trắng trứng gà. Đổ dầu ăn vào chảo, phi hành tỏi rồi cho tôm nõn và thịt gà vào xào, sau đó cho tiếp nấm và đậu hà lan, đun to lửa, đảo nhanh tay chừng ít phút là được, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, tư âm bổ thận, ích trí kháng ung. Nấm kim châm 250 g, giá đỗ 250 g, ớt xanh và đỏ mỗi loại 50 g, cà rốt 50 g, tỏi, dầu ăn, đường trắng và gia vị vừa đủ. Nấm kim châm và giá đỗ chần qua nước sôi; ớt và cà rốt thái chỉ, chần qua nước sôi. Dùng nước mắm, đường, giấm, mỳ chính và tỏi, ớt băm nhỏ pha sẵn vào bát, nếm thấy vị chua, ngọt, mặn, cay dịu là được. Khi ăn, trộn đều nấm, giá đỗ, ớt và cà rốt, cho vào đĩa rồi rưới nước gia vị đã pha vào trộn đều cho ngấm, có thể chế thêm một chút dầu thực vật rồi rắc rau thơm thái nhỏ lên trên, ăn nguội. Công dụng: kiện tỳ dưỡng can, thanh nhiệt giải độc, lợi thủy thông tâm. Nấm kim châm 200 g, mực tươi 300 g, rau cần 150 g, củ cải 100 g, gừng tươi thái chỉ, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm ngâm nước sôi 2 phút, vớt ra để ráo; rau cần cắt đoạn; củ cải gọt bỏ vỏ, thái chỉ, chần qua nước sôi; mực thái chỉ, luộc chín cùng với gừng tươi; pha nước gia vị như cách trên. Trộn đều nấm, mực, rau cần và
  5. củ cải, cho vào đĩa rồi rưới nước gia vị đã pha vào trộn đều cho ngấm là được, rắc rau thơm lên trên, ăn nguội. Công dụng: tư âm bình can, kiện tỳ dưỡng huyết, trừ phong lợi thấp. Tang kí sinh chữa bệnh cao huyết áp Ngày: 23-02-2009 Tên thuốc: Ramulus Faxilli Tên khoa học: Loranthus parasiticus (L.) Merr Họ Tầm Gửi (Loranthaceae) Bộ phận dùng: cả thân cành, là và quả. Nhiều lá dày, màu lục, khô không mục nát là tốt. Không được lẫn với các loại tầm gửi trên các cây khác (Loranthus eslipitatus Stapt). Thành phần hoá học: chứa một loại Glucosid, chưa nghiên cứu rõ.
  6. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: Vào hai kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ Can Thận, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa. Chủ trị: gân cốt tê đau, động thai, sản hậu, không xuống sữa.  Hội chứng ứ bế phong thấp hư đau khớp, lưng dưới và đầu gối: Dùng Ttang ký sinh với Độc hoạt, Ngưu tất, Đỗ trọng và Câu kỷ trong bài Độc Hoạt Kí Sinh Thang.  Ðộng thai, thai dọa sảy do Can, Thận suy: Dùng Tang ký sinh với Ngải diệp, A giao, Đỗ trọng và Tục đoạn.  Cao huyết áp: Dùng Tang ký sinh với Câu đằng, Cúc hoa, Câu kỷ tử và Xú ngô đồng. Liều dùng: Ngày dùng 12 – 20g Cách Bào chế: Theo Trung Y: Dùng dao đồng cắt nát, phơi râm cho khô, kỵ lửa (Lôi Công Bào Chích Luận) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy toàn bộ, nhặt bỏ những lá sâu và tạp chất, thái nhỏ phơi khô (thường dùng). Có khi tẩm rượu sao qua (ít dùng).
  7. Bảo quản: khi đã bào chế rồi, đựng kín tránh mất hương vị. Tránh phơinắng quá nhiều. Để nơi khô, ráo, mát, thoáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2