intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả quản trị đại học trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái quát về quản trị đại học; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả quản trị đại học trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

  1. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Vũ Công Thương1 Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia không chỉ cạnh tranh về kinh tế, về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đặt ra yêu cầu sống còn đối với các cơ sở giáo dục đại học trong việc tìm chỗ đứng, khẳng định uy tín và hội nhập vào nền giáo dục toàn cầu. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII đã khẳng định: “Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của các quốc gia” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993, tr.5). Vì vậy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay cần phải quan tâm đến chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực quản trị của cơ sở giáo dục đại học. Bài viết trình bày khái quát về quản trị đại học (QTĐH); đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tại các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) Việt Nam trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Từ khóa: đại học, hiệu quả, nâng cao, nguồn nhân lực, quản trị. IMPROVING THE EFFICIENCY OF UNIVERSITY ADMINISTRATION IN CONDITIONS OF FUNDAMENTAL AND COMPREHENSIVE INNOVATION OF EDUCATION AND TRAINING Abstract: In the context of globalization, countries not only compete in terms of economy, quality products and services, but also in terms of quality of human resources. This poses a vital requirement for higher education institutions to find a foothold, affirm their reputation, and integrate into the global education system. The fourth conference of the Central Executive Committee of the Communist Party of Vietnam, term VII, affirmed: “Human beings are the subject of all creativity, all sources of material and cultural wealth, all civilizations of nations” (Communist Party of Vietnam, 1993, p. 5). Therefore, to have high-quality human resources to meet current international integration requirements, it is necessary to pay attention to the quality of education and training and improve the management capacity of higher education institutions. The article presents a general overview of university administration and proposes several key solutions to improve administrative efficiency at Vietnamese higher education institutions in the current conditions of fundamental and comprehensive educational innovation. Keywords: university, efficiency, improving, human resources, administration 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã có tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn lực trình độ cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của đất nước, cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó QTĐH giữ một vai trò quan trọng nhằm tạo ra một hệ thống các quy định, nguyên tắc quản trị cho nhà trường. Thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, yêu cầu các CSGDĐH cần phải thực hiện tốt việc QTĐH - yếu tố cơ bản để tự chủ đại học nhằm tạo “một cơ chế đồng bộ và phù hợp để cung cấp cho tổ chức giáo dục đại học, một thực thể pháp lý có 1. Trường Đại học Sài Gòn (Sai Gon University). Corresponding email: vcthuong@sgu.edu.vn 207
  2. mối liên hệ cơ học và thống nhất về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với nghề nghiệp, tổ chức và nguồn nhân lực, phân bổ và sử dụng các nguồn lực,… tạo động lực cho phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả của cơ sở giáo dục đại học nhằm thực hiện tốt nhất mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và quốc gia và hội nhập quốc tế” (Hiệp hội các Trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, 2017, tr.22). Do đó, nghiên cứu về QTĐH nhằm góp phần bổ sung nhận thức khoa học, lý luận và phương pháp luận, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khả thi để QTĐH tốt là điều cần thiết trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện bài viết, tác giả sử dụng phương pháp thu thập nghiên cứu các tài liệu, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết, phân tích và tổng hợp. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài viết chủ yếu là các nguồn thông tin trên các tạp chí, báo cáo kết quả nghiên cứu của các cá nhân, tập thể để phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát về quản trị và quản trị ở cơ sở giáo dục đại học Quản trị (QT) là hoạt động thiết lập các mối quan hệ, ủy nhiệm chính sách, xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định để điều hành, quản lý nhằm đạt kết quả cao thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực, kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài đã đưa ra quan niệm về QT như: “Quản trị là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Lee, 2000); “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” (Lin & Yang, 2000). Ở Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, QT là “Quản lý và điều hành công việc thường ngày (thường về sản xuất, kinh doanh hoặc về sinh hoạt)” (Viện Ngôn ngữ học, 2000, tr.801). Tác giả Đinh Văn Toàn cho rằng: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả” (Đinh Văn Toàn, 2020). QTĐH là khái niệm có nội hàm rất phong phú, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận có thể xem xét định nghĩa QTĐH ở các góc độ khác nhau. “Quản trị đại học (University Governance) là khái niệm dùng để chỉ hoạt động tổ chức, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức đại học bằng các kế hoạch chiến lược, các chính sách, các cơ chế, các quy tắc và giá trị chung” (Nguyễn Thị Minh Phương, 2016, tr.205). Tác giả Đinh Xuân Khoa cho rằng, QTĐH là “hoạt động trong đó nhà quản trị đưa ra tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và xác lập mục tiêu chiến lược của trường đại học; Lập kế hoạch, ra quyết định về chính sách và phương hướng hoạt động của trường đại học; Phân quyền và thực thi quyền lực trong trường đại học; Thiết lập mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm trong nội bộ trường đại học và giữa trường đại học với các bên liên quan; Tạo dựng thương hiệu và các giá trị cốt lõi của trường đại học; Giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của trường đại học” (Đinh Xuân Khoa, Phạm Minh Hùng, 2020, tr.1). QTĐH hay QT trường đại học là một hệ thống hoạt động được thiết lập và thực hiện trong một trường đại học, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực chất của QTĐH chính là tìm ra cách thức phù hợp để các nhà QT hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động của cán bộ (CB), giảng viên (GV), người lao động và sinh viên (SV) trong nhà trường, giúp họ thực hiện công việc đạt hiệu quả tối ưu nhất, với chi phí thấp nhất để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 3.2. Nội dung cơ bản của quản trị đại học Thực tế ở nước ta hiện nay cho thấy, hầu hết mô hình QT của các CSGDĐH xây dựng theo Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học quy định, bao gồm: Đảng ủy (ĐU), Hội đồng 208
  3. trường (HĐT), Ban Giám hiệu (BGH) và các đơn vị chức năng (Phòng, Ban, Khoa, Trung tâm,…). Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất định, song đều hướng tới cách thức vận hành đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của nhà trường. Trong QTĐH có nhiều nội dung, song cơ bản là: Thứ nhất, quản trị nhân sự. QT nhân sự là nội dung quan trọng trong QTĐH. Một CSGDĐH muốn phát triển và xây dựng được thương hiệu của mình đòi hỏi phải có đội ngũ lãnh đạo, GV có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, QT nhân sự đại học là vấn đề không đơn giản, bởi lẽ, sản phẩm của trường đại học là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Mặt khác, trong CSGDĐH có đội ngũ CB, GV với trình độ chuyên môn cao nên đòi hỏi có sự lựa chọn lãnh đạo từ bộ môn, khoa, phòng, ban, trung tâm, nhất là người đứng đầu một cách khắt khe, kỹ lưỡng. Do vậy, việc tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng những ứng viên có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, kỹ năng QT và chuyên môn giỏi, trung thực, không vụ lợi, không bè phái là yếu tố quan trọng hàng đầu trong QT nhân sự. Thứ hai, quản trị tài chính và cơ sở vật chất. Quản trị tài chính (QTTC) và tài sản là vấn đề lớn trong các cơ sở GDĐH công lập ở nước ta hiện nay. Tài chính và cơ sở vật chất (CSVC) là những điều kiện cơ bản, tiên quyết để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo. Tài chính của các CSGDĐH hiện nay được hình thành từ nhiều nguồn từ ngân sách nhà nước cấp để chi thường xuyên và đầu tư cơ sở hạ tầng; các nguồn thu khác. Mục tiêu QTTC, CSVC là nhằm tập trung khai thác mọi nguồn lực phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) và phục vụ cộng đồng trong trường đại học. Trên cơ sở đó, phát triển nguồn thu để một mặt, từng bước nâng cao thu nhập cho CB, GV và người lao động; mặt khác, giảm bớt dần phần hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, hướng tới thực hiện lộ trình tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư trong nhà trường; sử dụng có hiệu quả CSVC, các nguồn lực khác nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, QTTC trong các trường đại học thường gặp khó khăn do tính chuyên nghiệp và nguồn tài chính có được từ nhiều nguồn lại thiếu thông tin. Nếu các cơ quan chuyên môn của Nhà nước buông lỏng kiểm soát tài chính nội bộ và giám sát tài chính đối với CSGDĐH thì rất dễ làm thất thoát tài chính. Vì vậy, để QTTC và CSVC, đảm bảo sử dụng mọi nguồn tiền và tài sản của nhà trường hiệu quả, các CSGDĐH cần phải xây dựng và thường xuyên sửa đổi, bổ sung, cập nhật Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tiễn. Ngoài kiểm toán của Nhà nước, các CSGDĐH phải sử dụng các phương tiện giám sát tài chính thường xuyên như kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm quản lý việc thu, chi tài chính minh bạch, phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc thất thoát, tham nhũng. Thứ ba, quản trị đào tạo và đảm bảo chất lượng. Chất lượng đào tạo của các CSGDĐH là tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng. Đó chính là yếu tố tạo nên thương hiệu của một nhà trường. Quản trị đào tạo (QTĐT) và đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục là một nội dung quan trọng của QTĐH, quyết định uy tín, thương hiệu của nhà trường và hội nhập quốc tế. Có làm tốt công tác QTĐT và đảm bảo chất lượng giáo dục thì CSGDĐH mới đảm bảo cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục; mới cung ứng được nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế, đồng thời, đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững của CSGDĐH. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công tác giảng dạy của GV, việc học tập của sinh viên (SV); điều kiện tài chính, CSVC, phương tiện phục vụ dạy học... Do đó, QTĐT và ĐBCL là yêu cầu khách quan và là hoạt động thường xuyên được tiến hành trong các CSGDĐH. Mục tiêu của việc QTĐT và ĐBCL là đem lại hiệu quả, lợi ích cho SV trong quá trình học tập; khả năng tìm việc làm và đáp ứng đòi hỏi của công việc; được xã hội thừa nhận và phù hợp với các chuẩn mực chất lượng GDĐH trong nước, từng bước hướng đến đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. 209
  4. Để thực hiện tốt QTĐT và ĐBCL, cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các bên liên quan. Trước hết, các cơ quan chức năng cần phải thực hiện tốt việc kiểm định chất lượng CSGDĐH, chương trình đào tạo. Các CSGDĐH cần phải xây dựng được một đội ngũ CB, GV có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có kiến thức, phương pháp, kĩ năng trong QTĐT và đảm bảo chất lượng giáo dục. Đồng thời, cần kiến tạo một môi trường văn hóa chất lượng, trong đó, xây dựng, duy trì và phát triển được tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo của các thành viên nhà trường một cách thường xuyên, liên tục bằng các hình thức hoạt động để cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục và phải xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh và đồng bộ, đáp ứng tốt đòi hỏi của QT nói chung, QT chất lượng giáo dục nói riêng. Đặc biệt, mỗi thành viên của CSGDĐH cần chủ động, tự giác, tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và QTĐT, đảm bảo chất lượng trong nhà trường. Thứ tư, quản trị về khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế. Trường đại học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ các yêu cầu của các lĩnh vực đời sống xã hội. Các CSGDĐH không chỉ đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, khoa học - công nghệ (KHCN) và hợp tác quốc tế là một trong lĩnh vực cơ bản trong trường đại học, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi KHCN phát triển mạnh mẽ đem lại những thành tựu to lớn, quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Mục tiêu quản trị KHCN và hợp tác quốc tế là nhằm phát huy mọi tiềm năng về hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế của trường đại học, hướng đến củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế, danh tiếng của nhà trường. Để QT tốt hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế, các CSGDĐH cần quan tâm tới các biện pháp như: Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động KHCN theo hướng phân quyền trực tiếp cho từng đơn vị (phòng, khoa, ban, trung tâm, bộ môn) trong nhà trường. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các CSGDĐH cần xây dựng quy định quản lý hoạt động KHCN, chế độ làm việc của GV với các tiêu chí cụ thể về nhiệm vụ, quyền lợi NCKH đối với GV, nghiên cứu viên phù hợp với thực tiễn nhà trường; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm làm cho việc nghiên cứu KHCN của các đơn vị và GV trong trường phát triển, qua đó huy động nguồn nhân lực chất lượng cao và mở rộng mối quan hệ với các đối tác lớn trong và ngoài nước để cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ KHCN các cấp (Nhà nước, Bộ, Tỉnh, cơ sở), tạo ra những sản phẩm KHCN có chất lượng cao; mặt khác, nâng cao thương hiệu và tăng nguồn thu nhập cho nhà trường; xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp trong hoạt động NCKH nhằm thu hút những người có năng lực nghiên cứu về làm việc ở nhà trường; mở rộng và làm cho các mối quan hệ đa dạng trong quan hệ hợp tác như: hợp tác NCKH và phát triển công nghệ, hợp tác đồng tác giả sách hoặc các bài báo công bố trên các tạp chí khoa học thế giới, tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, các dự án lớn liên ngành, thành lập các cơ sở nghiên cứu... 3.3. Tầm quan trọng của quản trị đại học ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay Thứ nhất, quản trị đại học giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp của cơ sở giáo dục đại học nâng cao năng lực quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, trong đó yếu tố năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của nhà trường giữ vai trò quan trọng. Ở các trường đại học nước ta hiện nay cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý phần lớn được bổ nhiệm từ GV, họ vừa làm quản lý, vừa tham gia giảng dạy chuyên môn. Kiến thức và kỹ năng 210
  5. về quản lý có được chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và thực tiễn công tác. Do vậy, QTĐH, tức là xây dựng được hệ thống các thiết chế, nguyên tắc QT và cơ cấu bộ máy quản lý, chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, khen thưởng để tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong nhà trường. Thực hiện tốt QT sẽ điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến GDĐH, hệ thống quy định, luật lệ tốt sẽ góp phần hỗ trợ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho việc thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ giúp cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các CSGDĐH phát huy được năng lực của mình. Thứ hai, quản trị giúp các CSGDĐH củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, quy trình quản lý của nhà trường. Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam hiện nay, việc QTĐH có ý nghĩa rất quan trọng để có cơ sở xem xét điều chỉnh, cấu trúc lại bộ máy tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế, quy mô phát triển nhà trường. QTĐH tốt sẽ xây dựng được một hệ thống nguyên tắc, quy định QT tốt cho trường đại học, xác định được đường hướng, mục tiêu, sách lược, chiến lược đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với thực tiễn nhà trường, từ đó, cơ cấu bộ máy và phối hợp các nguồn lực khác để thực hiện được các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển đã đề ra. Thứ ba, QT giúp các CSGDĐH xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. Chất lượng là yếu tố cốt lõi tạo ra sự phát triển bền vững cho các CSGDĐH. Mục tiêu đặt lên hàng đầu của CSGDĐH là chất lượng, song chất lượng không tự nhiên mà có. Để có chất lượng tốt, các CSGDĐH phải thực hiện QT tốt, nghĩa là phải xây dựng được các kế hoạch, chiến lược, nguồn lực và tổ chức thực hiện theo một phương thức phù hợp. Mục tiêu của giáo dục đại học là: “1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. 2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tính thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân” (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2019, tr.36). Do vậy, mọi hoạt động của cơ sở GDĐH đều nhằm thực hiện tốt mục tiêu đó, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, để thực hiện tốt điều đó, các CSGDĐH luôn phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng giáo dục để tạo thương hiệu, nâng cao sức hút với SV và phụ huynh. Để có thể đảm bảo chất lượng thì mỗi CSGDĐH cần xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA - Internal Quality Assurance) một cách hiệu quả nhất để duy trì và cải tiến chất lượng trong CSGDĐH. Vì vậy, QTĐH tốt sẽ góp phần đảm bảo cho các chính sách, quy định, quy trình của hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và kiểm soát nội bộ đã được nhà trường xây dựng, ban hành vận hành thông suốt và hiệu quả. Thứ tư, giúp các CSGDĐH xây dựng văn hóa nhà trường, tạo môi trường làm việc thân thiện. Trong các CSGDĐH bao gồm một tập thể CB, GV và người lao động, mỗi thành viên khác nhau về trình độ, ngành nghề được đào tạo, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng,... Điều đó, tạo ra một môi trường làm việc đa dạng, phong phú. Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thực hiện tự chủ hiện nay, với sự đan xen của thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, để tồn tại và phát triển buộc các CSGDĐH phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tiễn, trong đó xây dựng văn hóa ngay trong mỗi nhà trường được xem là một giải pháp quan trọng. Bởi vì, văn hóa trường đại học liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của CB, GV, SV và người lao động trong nhà trường. Nó thể hiện ở sứ mệnh, triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi, phong cách lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý, thể hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử có văn hóa và được các thành viên trong nhà trường thừa nhận. QTĐH tốt sẽ giúp 211
  6. CSGDĐH xây dựng văn hóa nhà trường, giúp nhà trường ổn định và hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn, xung đột, góp phần tạo ra uy tín và nâng cao sức cạnh tranh giữa các trường đại học với nhau, thúc đẩy và kích thích tinh thần làm việc sáng tạo, có hiệu quả của CB, GV, người lao động và SV. Văn hóa tổ chức trường đại học chính là sự gắn kết giữa thành viên với nhau và với nhà trường, thể hiện qua mối liên hệ giữa công việc mà họ đang làm nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra, thông qua việc thực thi các chính sách, chiến lược. Văn hóa tổ chức trường đại học được thúc đẩy bởi sự QT hiệu quả. Nếu lãnh đạo CSGDĐH biết chú trọng và phát triển văn hóa tổ chức sẽ xây dựng phương thức và hệ thống làm việc khoa học, giúp viên chức, người lao động thực hiện tốt công việc. Một môi trường văn hóa tổ chức trường đại học ổn định, thuận lợi sẽ giúp cho CB, GV, người lao động và SV đoàn kết, gắn bó và nỗ lực để hoàn thành công việc đảm trách, điều đó góp phần vào việc QTĐH tốt. 3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản trị đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay Thứ nhất, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hiện tại, phân định rõ trách nhiệm quyền hạn giữa các bộ phận trong bộ máy nhà trường. Để thực hiện QTĐT, trước hết các CSGDĐH cần tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hiện tại, trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đào tạo và phát triển nhà trường, nhằm phát huy những điểm mạnh, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục hiệu quả. Đảm bảo cơ chế và quy trình phối hợp làm việc giữa các đơn vị và cá nhân trong nhà trường thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả, thông qua việc xây dựng quy trình quản lý, thực hiện của mỗi bộ phận, đơn vị đối với từng mảng công việc; mối quan hệ công tác giữa các bộ phận. Qua đó, tăng cường đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động QT, giúp cho mỗi thành viên trong CSGDĐH xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động, tích cực hơn trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Phân quyền trong cơ sở GDĐH là phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận (Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng). Mỗi chủ thể quyền lực trong CSGDĐH hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định. Đó là điều kiện không thể thiếu được để hệ thống QTĐH vận hành không bị gián đoạn và có hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là yếu tố không thể thiếu được đảm bảo cho sự đồng thuận, đoàn kết, ổn định và phát triển của nhà trường. Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã ghi rõ về trách nhiệm, quyền hạn của mỗi chủ thể quyền lực trong nhà trường. Có thể xác định rằng, trong các CSGDĐH ở nước ta, ĐU thực hiện sự lãnh đạo nhà trường, HĐT thực hiện sự QT nhà trường, Hiệu trưởng (HT) thực hiện sự quản lý nhà trường. Thực hiện phân quyền đầy đủ sẽ tránh được sự lạm quyền, tiếm quyền trong CSGDĐH. Song, sự phân quyền đó cần phải có sự thống nhất bằng cơ chế vừa mang tính thứ bậc, vừa đảm bảo tính dân chủ. Để thực hiện tốt sự phân quyền giữa các chủ thể trong các CSGDĐH, trước hết, cần ban hành quy chế phối hợp giữa ĐU, HĐT và HT. Trong đó, cần làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể quyền lực trong phối hợp, chế tài đối với chủ thể khi không thực hiện tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình. Tách hoạt động QT ra khỏi hoạt động quản lý. Bởi vì, hoạt động QT và quản lý (QL) có chung mục tiêu là nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường, đảm bảo cho nhà trường phát triển vững mạnh, lâu dài, song có sự khác nhau về nội dung, phương thức hoạt động. Tách QT ra khỏi QL, thực chất là tách QT - chức năng của HĐT ra khỏi những mối liên hệ về quyền lợi vật chất vốn có thể chi phối, làm thay đổi quyết định của HĐT. Để hoạt động QT và QL không chồng lấn lên nhau, vấn đề cốt yếu nhất là phải phân định rõ ràng chức năng của ĐU, HĐT và HT trong lãnh đạo, QT, QL trường nhà trường. Mỗi chủ thể đó, một mặt, phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; mặt khác, phải kết nối với nhau để tạo nên một thể thống nhất. Bên cạnh đó, cần chuyển từ chế độ thủ trưởng (Hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (Hội đồng trường), điều này được xem như là một sự chuyển dịch quyền lực, tất yếu sẽ làm thay đổi phương thức QT của CSGDĐH. Chế độ tập thể lãnh đạo sẽ phát huy được sự tham gia góp ý, thảo luận 212
  7. của đại diện các thành viên trong trường, từ các bên liên quan ngoài nhà trường. Điều đó, giúp cho mọi hoạt động của các CSGDĐH được dân chủ hóa và công khai hóa. Các chủ trương, đường lối, chính sách, các biện pháp tổ chức thực hiện mà nhà QT đưa ra để phát triển trường đại học đều được phản biện một cách đầy đủ, khách quan từ những góc độ và phương diện khác nhau. Đồng thời, cần đảm bảo HĐT là cấp có thẩm quyền cao nhất trong nhà trường. Đây là vấn đề có ý nghĩa cốt yếu nhất để thực hiện cơ chế phân quyền trong các CSGDĐH. Thứ hai, thường xuyên cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách trong nhà trường. Trong các tổ chức nói chung, CSGDĐH nói riêng, hệ thống văn bản pháp luật, chính sách có ý nghĩa quan trọng. Đó là cơ sở pháp lý để các CSGDĐH hoạt động. Nếu trong nhà trường các văn bản pháp luật, chính sách phù hợp sẽ có tác động tích cực, giúp cho việc QT hiệu quả; ngược lại, nếu các văn bản, chính sách đó không phù hợp sẽ trở thành lực cản lớn đối với mọi sự phát triển của nhà trường. Để thực hiện tốt QTĐH, trước hết, cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan nhằm đảm bảo tính đồng nhất và tạo điều kiện tốt để thực hiện thành công QTĐH trong các CSGDĐH. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, khả thi ràng buộc sự tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường với xã hội về hiệu quả sử dụng tài sản và chất lượng của những sản phẩm do trường tạo ra, thông qua việc: Xây dựng quy chế thực hiện các nội dung QT và khung pháp lý xử lý cụ thể; xây dựng cơ chế kiểm soát và tự giám sát chặt chẽ trong các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Đồng thời, xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật và hướng dẫn cụ thể hơn nữa về QT, nhất là QT về đào tạo và NCKH, xác định quyền quyết định những vấn đề được nghiên cứu, giảng dạy và cách thức triển khai của CSGDĐH. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, đưa ra những chính sách đồng bộ và chế độ quản lý phù hợp với đổi mới giáo dục, nhằm tạo động lực cho các CSGDĐH phát triển, bảo đảm các nội dung đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học. Các văn bản, chính sách của các CSGDĐH cần phải bao hàm lợi ích của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường để tạo động lực cho các hoạt động và thúc đẩy các bên liên quan tham gia phát triển nhà trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả QTĐH. Để thực hiện tốt việc cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ các văn bản pháp luật, chính sách, các CSGDĐH cần căn cứ vào thực tiễn để xác định các văn bản pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường để rà soát, bổ sung, hoàn thiện. Trong các cơ sở GDĐH bao gồm nhiều hoạt động, song cơ bản là các lĩnh vực hoạt động như: Tổ chức bộ máy nhân sự; đào tạo, hoạt động KHCN; tài chính. Đối với lĩnh vực tổ chức bộ máy nhân sự: Nhân sự trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng các hoạt động trong nhà trường, quyết định hiệu quả của QTĐH. Vì vậy, muốn thực hiện tốt QTĐH, trước hết các CSGDĐH phải có đội ngũ viên chức, nhất là viên chức quản lý có trình độ, năng lực chuyên môn, quản lý điều hành công việc, có kiến thức vững chắc về quản trị nhân sự và kinh nghiệm trong chiến lược con người, nhất là việc sử dụng nhân tài. Để làm được điều này, nhà quản trị cần quan tâm đến việc xây dựng chính sách nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích GV học tập để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, có chính sách thu hút GV có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi về làm việc trong nhà trường. Đối với lĩnh vực đào tạo, hoạt động KHCN: Đây là nhiệm vụ cốt yếu của trường đại học. Một CSGDĐH muốn thu hút được người học, nâng cao vị thế, uy tín, xây dựng được thương hiệu trong xã hội thì phải nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động KHCN. Tuy nhiên, để lĩnh vực hoạt động này có hiệu quả cao, cần xây dựng các văn bản pháp luật, chính sách về phát triển chương trình đào tạo theo các hướng tiếp cận khác nhau (CDIO, POHE,...); đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo; biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, sách tham khảo, chuyên khảo, hướng dẫn; ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo; văn bản pháp luật, chính sách về hoạt động NCKH trong nhà trường, ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khuyến khích các đối tượng nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. 213
  8. Đối với lĩnh vực tài chính (TC): TC là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của CSGDĐH. Có nguồn lực TC mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như con người, CSVC. Để các hoạt động của CSGDĐH diễn ra và có hiệu quả đòi hỏi một nguồn lực TC rất lớn, song không phải lúc nào nhà trường cũng được đáp ứng đầy đủ, nhất là khi triển khai cơ chế tự chủ đại học. Trong bối cảnh đó, các CSGDĐH cần phải nghiên cứu xây dựng chính sách TC phù hợp với thực tiễn nhà trường như dựa trên nguyên tắc chi trả theo năng lực và hiệu quả công việc của GV, người lao động nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cá nhân, tập thể hoàn thành công việc được giao với chất lượng và kết quả tốt nhất. Đồng thời, sau khi rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách, các CSGDĐH phải thường xuyên đánh giá hiệu quả của các văn bản pháp luật, chính sách được xây dựng và cải tiến đối với hoạt động QT của nhà trường. Có như vậy, việc QTĐH mới đạt hiệu quả cao. Thứ ba, xây dựng môi trường và cơ sở vật chất phục vụ tốt cho quản trị đại học. Để hoạt động QTĐH thực hiện một cách hiệu quả, môi trường, CSVC, TC có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường và có hiệu quả. Song, thực tế các điều kiện đó ở các CSGDĐH không phải lúc nào cũng có sẵn; mặt khác, bản thân các điều kiện lại không tự tác động đến hoạt động QT của trường đại học, mà cần phải được khai thác mà cần phải biết tìm kiếm, khai thác chúng. Trước hết, cần phát huy vai trò của các nhà QT trong trường đại học, bởi vì, trong các CSGDĐH, nhà quản trị giữ vai trò như lãnh đạo, liên kết, điều khiển, điều phối các nguồn lực và thương lượng. Thông qua các vai trò này, nhà QT thực hiện hoạt động QTĐH có kết quả cao nhất. Do đó, phát huy vai trò của các nhà QT được xem là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả vận hành mô hình QTĐH. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của các nhà QT, phải tạo điều kiện cho họ thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình, đồng thời, phải trao cho họ những quyền nhất định trong QTĐH trên cơ sở phân quyền giữa ĐU, HĐT và HT. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động QTĐH như CSVC và tài chính. Ngoài các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp, từ các hoạt động đào tạo, NCKH, CSGDĐH cần phải huy động các nguồn kinh phí khác thông qua xã hội hóa giáo dục đại học để phục vụ cho hoạt động QTĐH. Đồng thời, cần phải tạo môi trường dân chủ - minh bạch, đổi mới - sáng tạo và văn hóa tổ chức đối với toàn bộ hoạt động của nhà trường, nhất là đối với hoạt động QT. Thứ tư, mở rộng hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các bên liên quan. Trong trường đại học, việc mở rộng hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các bên liên quan giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, các CSGDĐH có mối quan hệ với nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân ở trong và bên ngoài nhà trường nhằm sự đồng thuận, thống nhất trong nhà trường, đảm bảo cho các hoạt động của nhà trường được vận hành tốt. Mặt khác, việc trường đại học mở rộng hợp tác, phối hợp với các bên liên quan là yêu cầu khách quan “thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục, 2019, tr.8). Để thực hiện được việc mở rộng hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, trước hết, các CSGDĐH cần nâng cao trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan thông qua các hoạt động cụ thể để đem lại những giá trị gia tăng cho các bên liên quan. Đặc biệt là mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa “học” và “làm”. Liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp là sự hợp tác có mục đích giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động, nhằm nâng cao tính thực tiễn của quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng. Bên cạnh đó, cần phải tạo cơ chế, hành lang pháp lý để các bên liên quan tham gia vào sự phát triển của trường đại học. Thứ năm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục đại học. Môi trường văn hóa trong nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vì vậy, trước hết, các 214
  9. CSGDĐH cần quan tâm xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp trong nhà trường; đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, hướng mọi hoạt động văn hóa vào mục tiêu giáo dục lối sống văn hóa trong nhà trường; kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, lối sống thiếu văn hóa xâm nhập vào nhà trường. Đồng thời, làm cho nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt, thân thiện, ở đó GV, người lao động và SV có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên nhà trường trong việc tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, phát huy hết khả năng tích cực, lao động sáng tạo, tự giác của GV và SV trong học tập, NCKH. Trong bối cảnh khoa học phát triển mạnh mẽ như hiện nay, với cách thức truyền thông mới thông qua internet đã phát triển một cách nhanh chóng và ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội đương đại. Bởi vậy, tham gia mạng internet đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhiều người trong cuộc sống, nhất là đối với học sinh, SV. Tiện ích mà internet mang lại cho SV rất lớn cả trong học tập và trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó mặt trái của CNTT đã có những tác động to lớn ảnh hưởng đến kết quả học tập, hành vi, sức khỏe, lối sống và kinh tế của SV. Những mối quan hệ, tương tác của SV trên môi trường ảo là tất yếu. Do đó, cần phải định hướng SV đến với những giá trị tốt đẹp, tránh xa cái xấu, cái ác. Các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường (Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,...), GV cần có sự phối kết hợp chặt chẽ để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho SV về kỹ năng sống, cách thức giao tiếp, xử lý thông tin trên môi trường mạng. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động, phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống văn hóa,... để thu hút sự tham gia của SV, tạo sự đoàn kết, chia sẻ, thông hiểu lẫn nhau để cùng xử lý những vấn đề mới, phức tạp, nảy sinh, hướng đến những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Đồng thời, cần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong học tập, thi cử, trong quan hệ thầy - trò, chống sự xâm nhập của những tệ nạn xã hội, lối sống thiếu lành mạnh vào đời sống SV. Cần phát huy tính tiên phong gương mẫu của CB, GV và người lao động trong nhà trường. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, xây dựng môi trường văn hóa, sư phạm lành mạnh trong nhà trường. Gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường do các thành viên qua nhiều thời kỳ đã sáng tạo nên. Đồng thời, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp; hình thành phong cách ứng xử văn minh, lịch sự theo chuẩn mực, quy tắc học đường. Kiến tạo và gìn giữ bản sắc, dấu ấn riêng, tạo nên sự khác biệt, độc đáo của nhà trường, để những giá trị tinh thần đó trở thành niềm tự hào và là động lực để mỗi GV, SV nỗ lực phấn đấu, tu dưỡng, trưởng thành. 4. KẾT LUẬN QTĐH là xu thế phát triển tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. QTĐH là hoạt động kết hợp những cách thức để người có thẩm quyền lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động trong nhà trường nhằm đạt được các mục tiêu và giá trị của nhà trường đề ra thông qua các hoạch định có liên quan đến chính sách và quy trình thực hiện theo đúng quy định của các cấp. Điều đó, giúp cho các CSGDĐH ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội, tạo điều kiện cho CSGDĐH tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của mình, từ đó tạo nên thành công của một trường đại học. Tuy nhiên, trong điều kiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam và trước xu thế quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các CSGDĐH đối với xã hội ngày càng được tăng cường, thì cần phải QTĐH thật tốt và căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường và địa phương để QTĐH có hiệu quả. 215
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đảng Cộng sản Việt Nam (1993). Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương, khoá VII. NXB Chính trị quốc gia. Hiệp hội các Trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (2017). Tự chủ đại học: Cơ hội và thách thức. NXB Thông tin và Truyền thông. Đinh Xuân Khoa, Phạm Minh Hùng (4/2020). “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”. Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, (28). Lin. W. & Yang. R. (2000). “Centralising, decentralizing, and recetralising: a case study of the university - government relationship in Tawan”. Journal of Higher Education Policy and Management. Lee. T.H. (2000). Education in traditional China: A history (Vol.13). Leiden, Boston: Brill. Nguyễn Thị Minh Phương (2016). “Quản trị đại học trong xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các trường đại học ở Việt Nam”. Tạp chí Quản trị - Quản lý, (4+5), tr.205. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018). Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 số 34/2018/QH4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019). Luật Giáo dục. NXB Tư pháp. Hà Nội. Hoàng Phê (chủ biên, 2000). Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội. 216
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2