Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 6
lượt xem 58
download
Nhu cầu khách hàng ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ tạo cơ hội cho ACB đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hơn nữa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng ở các vùng miền khác nhau, địa phương khác nhau, trình độ văn hoá xã hội khác nhau. _ Thách thức: + môi trường văn hoá xã hội thay đổi tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ACB không nắm bắt được sự thay đổi đó và điều chỉnh........... 2.8.1.4 Môi trường công nghệ: Việc phát minh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng ACB Việt Nam - 6
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Nhu cầu khách hàng ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ tạo cơ hội cho ACB đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ hơn nữa, phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng ở các vùng miền khác nhau, địa ph ương khác nhau, trình độ văn hoá xã hội khác nhau. _ Thách thức: + môi trường văn hoá xã hội thay đổi tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ACB không nắm bắt được sự thay đổi đó và điều chỉnh........... 2.8.1.4 Môi trường công nghệ: Việc phát minh ra những công nghệ mới có tính ứng dụng cao trong thực tiễn ngày nay diễn ra từng ngày, hệ thống ngân hàng cũng co rất nhiều sự biến đổi trong việc ứng dụng công nghệ phục vụ cho hoạt động của mình. Ngân hàng được xem là có một hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến mà ít ngân hàng nào có thể có được sẽ được đánh giá là có năng lực cạnh tranh rất lớn. CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện; - CNTT hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NH bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau; - Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao dịch thẻ, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch;
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - CNTT có tác dụng tăng cường khả năng quản trị trong ngân hàng, hệ thống quản trị tập trung sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác. Nhiều ngân hàng đã ngày càng chú trọng sử dụng một lượng vốn lớn để đầu tư công nghệ. Như ngân hàng Sài gòn công thương đầu tư hệ thống thanh toán với giải pháp pháp phần mềm Symbols. NHTMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đầu tư khoảng 4 triệu USD cho việc ứng dụng hệ thống Core Banking; NHTMCP Quốc tế (VIB Bank) cũng bỏ ra hàng triệu USD để hoàn thành dự án hệ thống ngân hàng đa năng SYMBOL do hãng System Access (Singapore) cung cấp… _ Thời cơ: Cuộc cách mạng công nghệ trong ngân hàng giúp ACB không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ của mình đáp ứng kịp với nhu cầu của sự thay đổi, phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng dịch vụ được nâng cao hơn. _ Thách thức: + Ngân hàng đòi hỏi phải giành một lượng vốn rất lớn để thường xuyên đầu tư vào những công nghệ mới nhằm tránh bị lỗi thời. + Cạnh tranh gay gắt hơn do các ngân hàng khác cũng sẽ đầu tư công nghệ để nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, phục vụ khách hàng tốt hơn. 2.8.1.5 Môi trường quốc tế Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, đồng nghĩa với việc nền kinh tế có sự giao lưu, kết nối một cách chặt chẽ hơn và phải tuân theo một số luật lệ, quy định của thế giới. Chính vì thế, những thay đổi, biến động của môi trường thế giới cũng sẽ dẫn đến sự biến động đối với nền kinh tế trong nước. _ Thời cơ:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng bởi thông qua sự liên kết, hợp tác kinh doanh, ngân hàng trong nước được học hỏi và hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; thông qua sự điều hành, quản trị của các tổ chức tài chính nước ngoài, ngân hàng trong nước có cơ hội cải thiện trình độ quản lý cũng như được sự hỗ trợ về tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, xây dựng năng lực quản trị ngân hàng tiên tiến để từ đó tăng cường khả năng phòng ngừa và xử lý rủi ro nhờ áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, kỹ năng quản trị tiên tiến, phát triển sản phẩm mới. + Hội nhập góp phần thúc đẩy quá trình thu hút nguồn vốn đầu tư nhờ sự gia tăng nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế, nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư, nhờ các ngân hàng trong nước linh hoạt và chủ động điều chỉnh theo thị tr ường. Điều này cũng giúp phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư, và trao đổi công nghệ... _ Thách thức: + Ngân hàng sẽ chịu áp lực cạnh tranh tr ên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sả n phẩm, chất lượng dịch vụ. Tiếp đến là phải đảm bảo các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, đó là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ. + Đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc gia nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sát nhập.../. 2.8.2 Môi trường vi mô: sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.8.2.1 Đối thủ cạnh tranh. Trong mấy năm gần đây, nhiều người cho rằng ngân hàng là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, chính vì thế, ngày càng nhiều ngân hàng mới ra đời, cạnh trah với nhau một cách khốc liệt để giành khách hàng để đứng vững được trên thị trường. ACB, cũng phải đối mặt với nhữn g đối thủ cạnh tranh, phải đề xuất ra những chiến lược, phương án để có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả, để có thể giữ vững vị trí số một trong các ngân hàng thương mại Cổ phần. Số lượng các tổ chức tài chính ở Việt Nam năm tính đến cuối năm 2006 STT Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Số lượng Ngân hàng Thương mại nhà nước 1 4 2 Ngân hàng Chính sách 1 Ngân hàng Phát triển 3 1 Ngân hàng Thương mại cổ phần 4 35 5 Ngân hàng liên doanh 5 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 6 35 Văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài 7 43 8 Công ty Tài chính 6 9 Công ty Cho thuê tài chính 11 Quỹ Tín dụng nhân dân 10 927
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thị phần của các NHTM Cổ Phần (Nguồn: Báo cáo của NHNN 2006) Ngoài ra, ngày càng có nhiều các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác ra đời, hoạt động, tích cực thu hút một lượng lớn khách hàng không nhỏ của các ngân hàng như các tập đoàn bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng nhân dân... Theo thống kê, hiện chỉ có khoảng 8% trong hơn 85 triệu dân số Việt Nam sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng và có tới 95% giao dịch thanh toán tại Việt Nam sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông và trẻ. Cho nên có thể nói, tiềm năng cho ngành ngân hàng tại Việt Nam là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra thị trường trên 100 người ở hai thành phố: Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cho ta thấy trên 60% khách hàng thích giao dịch với ngân hàng Cổ Phần, chỉ có 27% muốn giao dịch với ngân hàng Nhà nước và 6% thích giao dịch với ngân hàng nước ngoài. Điều đó cho thấy các NHTM Cổ Phần đang dần chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng hơn là các NHTM Nhà Nước hay NHNN. Đó là điều hết sức đáng mừng cho hệ thống NHTM CP nói chung và cho ACB nói riêng
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2.8.2.2 Người mua (khách hàng đi vay). 2.8.2.3 Nhà cung cấp (khách hàng gửi tiền) 2.8.2.4 Sản phẩm thay thế. Đối với các doanh nghiệp, lâu nay chỉ quen với khái niệm đến ngân h àng để vay vốn hoạt động thì nay có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán. Rõ ràng, sức hút của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân đang gây một ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường vốn ngắn hạn và cả trung hạn, dài hạn tại các ngân hàng. Theo tính toán của UBCKNN, vài năm gần đây mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng đột biến, tháng 12-2006 đạt 13,8 tỉ USD (chiếm 22,7% GDP) và đến cuối tháng 4/2007, đạt 24,4 tỉ USD (chiếm 38% GDP), tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP. Bên cạnh chứng khoán, việc tăng giá một cách chóng mặt của thị trường bất động sản và vàng do sự biến động của thế giới làm cho nhiều khách hàng thay vì gửi tiền tiết kiệm thì dùng số tiền đó để đầu tư vào vàng hay bất động sản. Nếu lượng tiền gửi tiết kiệm ít thì lượng tiền ngân hàng cho vay sẽ trở nên ít hơn, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm dần. Chính vì thế việc cạnh tranh bằng cách nâng lãi suất hay sử dụng các chiến lược phù hợp tranh thủ sự biến động bất thường của chứng khoán, bất động sản hay vàng để huy động tiền tiết kiệm của khách hàng. 2.8.2.5 Đối thủ tiềm ẩn:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Số hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới đang tiếp tục tăng lên. Theo Ngân hàng Nhà nước, cho tới thời điểm này, đã có tới 23 hồ sơ xin cấp phép thành lập ngân hàng cổ phần mới được nộp lên Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhận được 6 bộ hồ sơ xin cấp phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài và cả 6 bộ hồ sơ này đều không vướng mắc vấn đề gì lớn trong thủ tục thành lập nên dự kiến sẽ được xem xét cấp phép thời gian tới. Việc thành lập ngân hàng cũng gặp phải một số rào cản nhất định nên không phải ai cũng có thể thành lập ngân hàng như: Điều kiện đối với việc lập ngân hàng cổ phần: đang dự thảo theo hướng chặt chẽ hơn • VĐL thực góp đến 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến 2010 là 3.000 đồng. • Tối thiểu phải có 100 cổ đông và không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 03 năm, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm. • Có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có tài chính lành mạnh, TTS tối thiểu 2.000 tỷ đồng, VCSH tối thiểu 500 tỷ đồng và có KQKD lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng. Đối với NHTM phải có TTS tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và VCSH tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. • Trong cơ cấu HĐQT của ngân hàng có thành viên độc lập.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com • Đảm bảo về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩ n mực quản lý quốc tế c ùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập . . . Chính vì rào cản thị trường đó cũng làm giảm phần nào áp lực cạnh tranh của ACB. Chương 3 : CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU VIỆT NAM. 3.1. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB và giải pháp thực hiện chiến lược. 3.1.1 Đề xuất chiến lược cạnh tranh của ACB trong những năm đến. 3.1.1.1 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: a) Ưu và nhược điểm của các chiến lược: Dẫn đạo chi phí: Ưu: - + Tạo ra chi phí thấp. Từ đó dễ dàng thu hút một lượng lớn khách hàng nhạy cảm với chi phí, như lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khác, hay lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng khác, phí dịch vụ cũng thấp hơn các ngân hàng khác. Trong điều kiện xã hội Việt Nam, nơi mà mức thu nhập trung bình thấp thì việc cạnh tranh bằng chi phí là rất hiệu quả. Nhược: - + Chịu sự điều chỉnh của ngân hàng Nhà nước
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, luôn phải đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát của nhà nước mà đại diện là Ngân hàng Nhà nước, cùng với việc điều hành chính sách tiền tệ, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ giới hạn mức lãi suất trần và sàn, tất cả các tổ chức tín dụng đều phải tuân theo chứ không đ ược tự ý đưa ra mức lãi suất bao nhiêu cũng được. + Dễ dàng bắt chước Nếu ACB đưa ra mức lãi suất cạnh tranh hay mức chi phí thấp thì sẽ hút một lượng khách hàng rất lớn từ các ngân hàng khác, từ đó doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng khác sẽ sụt giảm, cho nên các ngân hàng cũng phải quy định lại tỷ lệ lãi suất gần bằng hoặc bằng với lãi suất của ACB, điều đó có nghĩa là lợi nhuận ACB đạt được chỉ được duy trì được trong ngắn hạn. + Không bền vững: Việc đưa ra một mức giá thấp chỉ tồn tại trong ngắn hạn nếu ngân hàng không muốn lợi nhuận của mình bị giảm sút………. Tạo sự khác biệt - Ưu: + Dễ dàng cạnh tranh với các ngân hàng khác do tính khác biệt và ưu việt của sản phẩm. + Tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt so với ngân hàng khác, ưu việt hơn so với các ngân hàng khác hay các sản phẩm mới lạ. Nhược: - Dễ bắt chước: +
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thông thường sẽ nhanh chóng bị các ngân hàng khác nắm được đặc điểm và sẽ bắt chước nếu nó có tính ưu việt. Chi phí cao trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, từ đó ảnh hưởng + đến giá thành sản phẩm. + Khả năng thành công khi đưa ra các sản phẩm mới chưa được chắc chắn. Nếu ngân hàng không nắm bắt nhu cầu của thị trường mà đã vội vàng tung ra sản phẩm mới thì thị trường chưa chắc sẽ đón nhận, dẫn đến sự thất bại trong việc nghiên cứu và giới thiệu sản phẩm mới, chi phí hoạt động gia tăng, lợi nhuận bị giảm Tập trung vào các khe hở của thị trường - Ưu: + Có thể chuyên môn hoá, đầu tư phục vụ tốt hơn cho một thị trường nhất định. Thị trường đầy tiềm năng. + Không tốn nhiều chi phí để dàn trải nghiên cứu phục vụ các thị trường khác. + Ít đối thủ cạnh tranh, có thể giành thế độc quyền trong thị trường đó - Nhược: + Bị cạnh tranh rất lớn trong các phân đoạn thị trường không chuyên. + Lợi nhuận không cao do khe hở thị trường ...... b) Lựa chọn chiến lược: Ta thấy, năng lực cốt lõi của ACB là hệ thống sản phẩm đa dạng và có sự khác biệt cao. Đồng thời hệ thống công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến làm cho sản phẩm của ACB có một số điểm ưu việt, khác biệt so với các ngân hàng khác. Chính vì vậy, công ty nên lựa chọn chiến lược tạo sự khác biệt làm chiến lược cho cấp đơn vị kinh doanh của mình.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com c) Tính tất yếu của việc lựa chọn chiến lược tạo sự khác biệt: Xuất phát từ năng lực cốt lõi của ngân hàng: ACB được biết đến như một ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ nhất trong hệ thống ngân hàng với hơn 200 sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra năng lực cốt lõi của ngân hàng là các sản phẩm độc đáo và duy nhất, bên cạnh đó, cùng với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin đựơc đánh giá là hiện đại nhất trong hệ thống ngân hàng, thì sẽ giúp cho ngân hàng nghiên cứu, phát triển thêm một số sản phẩm mới chưa từng có ở các ngân hàng khác. Đồng thời với việc tạo ra sản phẩm mới thì ACB còn phải chú trọng đến việc phục vụ các sản phẩm dịch vụ truyền thống theo ph ương thức khác so với các ngân hàng khác. Ví dụ, trong hoạt động cho vay nên chú trọng đầu tư vào hoạt động cho vay siêu tốc, cho vay qua mạng, hoạt động cho vay giành cho những khách hàng không có thời gian đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng, giải quyết hồ sơ trong một thời gian rất ngắn đáp ứng nhu cầu vốn tức thời của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp. Hoặc cho vay truyền thống theo hạn mức nh ưng hạn mức cho vay sẽ linh hoạt hơn so với các ngân hàng khác với mức phí hợp lý hơn. Hoặc có những hoạt động ưu đãi linh hoạt cho những khách hàng truyền thống hay khách hàng vay với món vay lớn... Việc thực hiện chiến lược tạo sự khác biệt giúp ngân hàng khai thác tối đa năng lực công nghệ của mình cũng như các năng lực khác. Ảnh hưởng của chiến lược tạo sự khác biệt đối với các lực lượng cạnh tranh Đối với đối thủ hiện tại: -
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng của các đối thủ hiện tại do sự khác biệt, ưu việt trong sản phẩm dịch vụ của mình. Đối với đối thủ tiềm tàng; - Các đối thủ chuẩn bị gia nhập ngành cũng sẽ khó có thể cạnh tranh được với ngân hàng do tính khác biệt, khó bắt chước trong sản phẩm cũng như việc thu hút khách của ngân hàng có sự khác biệt.. Đối với sản phẩm thay thế: - Cũng sẽ là một trong những nguyên nhân giúp khách hàng l ựa chọn sản phẩm của mình mà không lựa chọn các sản phẩm thay thế do ích lợi mà nó mang lại. Đối với khách hàng: - Giúp khách hàng có thể linh hoạt hơn trong việc đi vay hay sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng cũng như người đi vay không thể áp đặt, đòi hỏi ngân hàng cho mình một mức lãi suất rẻ hơn vì đây là sản phẩm mới và rất có ích với khách hàng, sự hữu ích của nó vượt lên trên các vấn đề về giá. 3.1.1.2 Chiến lược cấp công ty. a) Ưu và nhược của các chiến lược: Chiến lược tập trung: _ Ư u: + Không tốn nhiều thời gian và chi phí để nghiên cứu, triển khai các sản phẩm khác. Ví dụ ngân hàng chỉ chú trọng hoạt động truyền thống là huy động vốn và cho vay và các dịch vụ ngân hàng truyền thống khác mà không triển khai thêm các sản phẩm phi ngân hàng nào. _ Nhược:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai
141 p | 13 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm Daco Greenlight của công ty TNHH SX & TM Cơ điện Đại Thành
116 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng HUD, Kiên Giang
109 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội giai đoạn 2013-2017
94 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
109 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
112 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Quốc
131 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
111 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Furama Resort
128 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển - Chi nhánh Kiên Giang
111 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
134 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo NetPro
119 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ của VNPT trước ảnh hưởng của dịch vụ OTT
143 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Long An
95 p | 13 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phi Long
94 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bến Lức, tỉnh Long An
122 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần thương mại Du lịch Hoà Giang
130 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính tại Bưu điện Đà Nẵng 4
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn