Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trường CĐSP Nghệ An đáp ứng nhu cầu đào tạo định hướng phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới
lượt xem 2
download
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới và từ vai trò của giảng viên các trường sư phạm đòi hỏi giảng viên phải bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nói chung để đáp ứng các yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trường CĐSP Nghệ An đáp ứng nhu cầu đào tạo định hướng phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới
- 338 Kỷ yếu hội thảo khoa học NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO ĐỊNH HƯỚNG PHÙ HỢP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI ThS. Nguyễn Thị Hương Trà Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới và từ vai trò của giảng viên các trường sư phạm đòi hỏi giảng viên phải bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn nói chung để đáp ứng các yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới. I. Đặt vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 Chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn. Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Về phương pháp giáo dục, chương trình mới định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều.Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục STEM,…); do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Theo cách tiếp cận này, kiến thức được dạy học không nhằm mục đích tự thân. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 339 vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học. Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên các trường sư phạm là một chiến lược được quan tâm hàng đầu. II. Thực trạng đội ngũ giảng viên trường CĐSP Nghệ An Khác hẳn ở bậc trung học, trọng trách của một giảng viên rất lớn. Họ không chỉ là giảng bài, càng không phải giảng bài theo kiểu cũ tức “thầy đọc và trò chép” mà phải luôn tiếp cận với kiến thức mới để cập nhật vào bài giảng và sử dụng phương pháp giảng dạy mới. Điều đó yêu cầu một giảng viên thực thụ phải là một chuyên gia về một chuyên ngành nhất định. Chức năng này chỉ có thể hình thành qua kinh nghiệm, thực tiễn nghiên cứu và triển khai. Giảng viên bắt buộc phải tham gia công việc nghiên cứu khoa học, hoặc vận dụng những kiến thức mới mẻ vào hoạt động thực tiễn, đồng thời có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức sinh viên trong những hoạt động như vậy, xem đó là một trong những nhiệm vụ chính của mình. Trường CĐSP Nghệ An cũng không nằm ngoài thực trạng trên. Số lượng giảng viên hiện nay của nhà trường chỉ 156 giảng viên chủ yếu là trình độ Thạc sĩ. Đa số giảng viên của trường chưa trải qua kinh nghiệm thực tế nên giáo viên mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ “dạy” mà bỏ quên nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chưa có nhiều thời gian để tích lũy kiến thức từ thực tế để ứng dụng vào việc giảng dạy. Từ đó, số lượng các công trình nghiên cứu của nhà trường rất hạn chế, các bài báo nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành lại càng khiêm tốn hơn nữa. Một số giảng viên của trường chưa thực sự vào cuộc, thậm chí còn chưa nắm được chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc giáo viên đi thực tế phổ thông chưa hiệu quả còn mang tính hình thức. Từ thực trạng trên cho thấy đội ngũ giảng viên hiện tại của trường CĐSP Nghệ An chưa trải nghiệm nhiều đã gây ra không ít khó khăn cho nhà trường trong việc thúc đẩy đổi mới đào tạo phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. III. Yêu cầu đối với giảng viên để đổi mới thành công Để có thể thực hiện đổi mới thành công, điều cần được xác định là “bộ năng lực” tối thiểu cần thiết cho giảng viên bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực phát triển và hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo, năng lực quan hệ với thế giới nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng. Trên cơ sở bộ năng lực này, Trường cần xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội ngũ của mình: - Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến sỹ, thạc sỹ). - Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển; Các giảng viên tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân; - Tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên có thể phát triển các năng lực của mình. Một giảng viên giỏi là một giảng viên có năng lực chuyên môn cao, nắm
- 340 Kỷ yếu hội thảo khoa học bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình; Có năng lực giảng dạy phù hợp, nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn sâu của mình. Nhìn chung, hiện nay phần “năng lực chuyên môn” là phần giảng viên của chúng ta chú trọng nhiều nhất; phần “năng lực giảng dạy” chúng ta cần được tiếp tục phát triển thông qua việc học tập và phát triển của bản thân: thực hành, và tìm tòi trong việc ứng dụng vào giảng dạy; phần “quan hệ với thế giới nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp” và “nghiên cứu” đang là năng lực thiếu hụt nhất của đội ngũ giảng viên. IV. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực giảng viên tại Trường CĐSP Nghệ An để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. Coi nâng cao hiệu quả chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ giảng viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi đơn vị đào tạo Nhà trường cần tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và khuyến khích cán bộ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Xây dựng quy hoạch đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sao cho đảm bảo việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng viên phải sát với yêu cầu thực tế. Nội dung bồi dưỡng tập trung nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp sự phạm: Phương pháp dạy học sáng tạo; khơi dậy lòng say mê sáng tạo, cầu tiến; Khắc phục tư tưởng thụ động, thỏa mãn, ngại phấn đấu học tập rèn luyện. Đồng thời, thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng và thái độ tích cực… Đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Khắc phục bệnh hình thức, thành tích trong tổ chức thực hiện. 2. Thiết lập môi trường nghiên cứu Tạo môi trường nghiên cứu để mỗi giảng viên có thể tự phát huy năng lực nghiên cứu của mình qua nhiều cách thức khác nhau. Tạo ra nhiều diễn đàn cho giảng viên tham gia nghiên cứu như tổ chức buổi Hội thảo khoa học trong trường để giảng viên viết báo cáo tham luận. Từ đó, những giảng viên sẽ đưa ra định hướng nghiên cứu riêng cho mình và tạo ra tri thức bao gồm tự nghiên cứu, gắn nghiên cứu với giảng dạy, phối hợp nghiên cứu với đồng nghiệp đặc biệt với sinh viên chúng ta đang trực tiếp giảng dạy. 3. Sử dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá năng lực giảng viên Trong các trường chuyên nghiệp năng lực giảng viên thường được đánh giá qua ba khía cạnh: năng lực chuyên môn, năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu. Các chỉ số đánh giá năng lực giảng viên nên thực chất. Để khuyến khích việc nghiên cứu, cùng với việc cải tiến chất lượng giáo dục thì trường nên thực hiện việc ký kết công việc đối với các giảng viên trong đó qui định rõ nhiệm vụ của giảng viên bao gồm cả ba vai trò nghiên cứu, giảng dạy và chuyển giao và qui định rõ số lượng kết quả nghiên cứu tối thiểu phải đạt được trong một hay hai năm học.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 341 4. Tự nâng cao năng lực giảng dạy thông qua nghiên cứu Trường CĐSP Nghệ An cần phải thiết lập và duy trì một môi trường nghiên cứu thích hợp, các giảng viên trong chức trách và trách nhiệm của mình vẫn có thể tự nâng cao năng lực nghiên cứu của bản thân, bao gồm: - Tham gia các khoá đào tạo kỹ năng nghiên cứu hay tự trau dồi kỹ năng nghiên cứu, tự thiết lập các yêu cầu nghiên cứu cho giảng viên là hết sức cần thiết. - Thực hiện nghiên cứu thông qua việc lồng ghép phân tích các nghiên cứu điển hình, các tình huống thực tế cần giải quyết vào bài giảng, hướng dẫn sinh viên thực hiện các tiểu luận nghiên cứu... - Tích cực tham gia các buổi trao đổi học thuật, thuyết trình kết quả nghiên cứu hay tham gia hội thảo nên được xem là các hoạt động cần thiết của một giảng viên để có thể tiếp xúc trao đổi với đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu hay ít nhất là để có thêm thông tin phục vụ cho việc giảng dạy của mình. - Những giảng viên (hay nhóm giảng viên) thực hiện các đề tài nghiên cứu cũng chủ động gửi đăng các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Cho dù bài viết có thể không được đăng tài như mong muốn nhưng những ý kiến đóng góp từ ban biên tập tạp chí hay từ các nhận xét bình duyệt của các đồng nghiệp, bên cạnh việc nâng cao kỹ năng viết bài báo khoa học, sẽ giúp giảng viên khắc phục các nhược điểm của các đề tài nghiên cứu. Từ đó, giảng viên cũng có thể gặt hái được những ý tưởng tốt cho các nghiên cứu tiếp theo. - Thông qua việc xuất bản bài báo nghiên cứu, các giảng viên cũng có điều kiện tham gia vào đội ngũ bình duyệt của các tạp chí khoa học. Việc tham gia bình duyệt cho phép những giảng viên được tiếp cận với những kết quả nghiên cứu mới nhất và là cơ hội để củng cố kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực của giảng viên. 5. Tăng cường tham gia thực tế tại các trường phổ thông Để nâng cao tính thực tế thì nhà trường cử giảng viên thâm nhập vào các trường phổ thông. Ngoài việc dự giờ thăm lớp còn xây dựng và phát triển các mối quan hệ với giáo viên, học sinh từ đó lồng ghép vào mô đun giảng dạy mới đem lại kiến thức thực tế cho sinh viên, cho sinh viên trải nghiệm làm việc từ nhà trường. Việc hợp tác trường phổ thông cho phép giảng viên nâng cao kỹ năng giao tiếp trong khoa học cũng như tiếp cận được các vấn đề nghiên cứu. Khi đó đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức nghiên cứu vững vàng. Người giảng viên sẽ được tiếp cận được với nhiều đồng nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực nghiên cứu cũng như trau dồi và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng nghiên cứu của mình. 6. Sử dụng giải pháp nhóm nòng cốt Thành lập nhóm nòng cốt với số lượng từ 15-20 người. Tiêu chuẩn của những người được chọn vào nhóm nòng cốt phải là những giảng viên đam mê nghiên cứu trong dạy học và sẵn sàng chia sẻ kiến thức đó với đồng nghiệp. Nhóm nòng cốt phải tập hợp giảng viên ở tất cả các môn học. Tiến hành mời chuyên gia tập huấn cho nhóm nòng cốt về các môn học cụ thể và giúp họ trở thành những chuyên gia trong giảng dạy. Đặc biệt là hướng tới sử dụng công nghệ hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học lấy người học là trung tâm. Ngoài ra, các thành viên nhóm nòng cốt phải được trang bị kỹ năng cần thiết đáp ứng cho việc
- 342 Kỷ yếu hội thảo khoa học tự khai thác công nghệ và luôn có ý thức trau dồi kiến thức về công nghệ, theo kịp sự phát triển của công nghệ số. Khi trang bị xong kỹ năng cho nhóm nòng cốt, theo định kỳ, lên kế hoạch để nhóm nòng cốt tập huấn lại cho đội ngũ giảng viên trong trường theo từng môn học cụ thể chứ không tập huấn theo kiểu đại trà, chung chung. Để nhóm nòng cốt hoạt động có hiệu quả, nhà trường nên có các cơ chế để duy trì nhóm hoạt động của nhóm như: Giảm làm NCKH cho các giảng viên thuộc nhóm nòng cốt và giảng viên tham gia tập huấn. 7. Nâng cao vai trò phối hợp của Công đoàn trong hoạt động phát triển giáo dục Các công đoàn bộ phận cần phối hợp với lãnh đạo các khoa tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, tổ chức các buổi toạ đàm, sinh hoạt khoa học để cán bộ giảng viên phát huy trí tuệ của mình, trao đổi học tập lẫn nhau để làm giàu thêm tri thức của mình. Hằng năm, Công đoàn Trường phối hợp tổ chức các phong trào thi đua thiết thực trong từng đơn vị như: thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, trường và có chế độ khen thưởng; khuyến khích động viên kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình đã nỗ lực vươn lên trong học tập, giảng dạy… V. Kết luận Để bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, ngoài các điều kiện khách quan như cơ sở vật chất hạ tầng, chính sách kế hoạch của nhà Trường thì yếu tố quan trọng có tính chất quyết định vẫn là người giảng viên. Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng về sách giáo khoa mới là cần thiết. Việc duy trì nhóm nòng cốt tập trung những giáo viên đam mê đổi mới trong dạy học là giải pháp rất hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Điều đó không chỉ quyết định bằng các chủ trương chính sách mà cần có sự tích cực hưởng ứng và tự giác thực hiện của toàn thể giảng viên. Có như vậy mới xây dựng được đội ngũ vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo định hướng ứng dụng, góp phần quan trọng khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường trong xã hội. Tài liệu tham khảo [1]. Hoàng Thị Yến Ly, Đỗ Thị Bích Hằng-Phương pháp dạy và học thời đại cách mạng công nghệ 4.0 - Kỷ yếu hội nghị giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0. Đại học Bà Rịa Vũng Tàu [2]. Chương trình giáo dục phổ thông mới - Chương trình giáo dục tổng thể - Bộ giáo dục đào tạo -Năm 2017. [3]. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [4]. Nguyễn Văn Lâm (2014), Chức năng của giáo viên các trường đại học, cao đẳng Việt Nam trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo”, Tạp chí Giáo dục số 345, trang 9 - 11 [5]. Chương trình giáo dục phổ thông - Hoạt động trải nghiệm - Bộ giáo dục & đào tạo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mềm nhằm phát triển năng lực đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp
7 p | 131 | 18
-
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở Học viện Kỹ thuật Quân sự
3 p | 26 | 16
-
Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ nữ cấp xã ở Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
10 p | 86 | 12
-
Nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên các môn khoa học kỹ thuật ở các trường đại học, cao đẳng nước ta đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo
3 p | 12 | 6
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề
8 p | 56 | 5
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã
5 p | 101 | 5
-
Một số biện pháp nâng cao năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giảng viên dạy nghề trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa
4 p | 9 | 4
-
Vấn đề về nâng cao năng lực ngôn ngữ học xã hội cho người học tiếng Anh
6 p | 14 | 4
-
Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 21 | 4
-
Công tác đào tạo ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần của giáo dục khai phóng
5 p | 40 | 4
-
Biện pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế với các sở giáo dục và đào tạo trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
9 p | 75 | 3
-
Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên các trường tiểu học quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 12 | 3
-
Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh trường Đại học Tây Bắc
5 p | 35 | 3
-
Một số vấn đề đối với giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
3 p | 7 | 3
-
Về giải pháp nâng cao năng lực tự học môn Ngữ văn cho học sinh THPT
13 p | 14 | 2
-
Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các ngành ngôn ngữ thương mại tại trường Đại học Ngoại thương
15 p | 67 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ giảng viên trẻ giảng dạy Lý luận chính trị các trường Đại học ở Việt Nam hiện nay
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn