intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết tập trung phân tích và xác định các năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực của chuyên viên. Các giải pháp mà tác giả khuyến nghị có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng và chấp hành các quy định ở cơ quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 NĂNG LỰC CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CHUYÊN VIÊN NGÂN HÀNG Capacity needed for banking specialists 1 2 Đoàn Thị Hồng , và Lâm Thị Hồng 1,2 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Việt Nam doan.hong@daihoclongan.edu.vn lam.hong@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Nội dung bài viết tập trung phân tích và xác định các năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng. Qua đó, nhóm tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực của chuyên viên. Các giải pháp mà tác giả khuyến nghị có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng và chấp hành các quy định ở cơ quan. Abstract — The content of the article focuses on analyzing and identifying the necessary capacities for banking specialists. Thereby, the authors propose solutions to improve the capacity of specialists. The solutions are recommended by the author relate to training, fostering and compliance with regulations at the agency. Từ khóa — Năng lực, chuyên viên ngân hàng, Ngân hàng Thương mại, capacity, banking specialists. 1. Đặt vấn đề Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước hội nhập thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng theo những điều khoản đã cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh toàn diện không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Việc cạnh tranh này thể hiện ở nhiều mặt như tài chính, công nghệ, thương hiệu, nguồn nhân lực,… Tất cả các yếu tố đứng sau mọi cuộc cạnh tranh chính là chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực sẽ trở thành hiện thực khi người lao động có những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc trong hiện tại và về lâu dài (Trần Kim Dung, 2018). 2. Thực trạng về nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng hiện nay Trước khi tác giả tiến hành phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng hiện nay, mặc dù có sự khác biệt khá là nhỏ về khái niệm giữa chuyên viên và nhân viên ở các lĩnh vực khác, tuy nhiên xét ở gốc độ ngành ngân hàng hai khái niệm này tương đối là giống nhau đều là thuật ngữ được sử dụng chỉ những nhân sự làm việc trong ngân hàng. Trong đó nhân viên hay chuyên viên ngân hàng chỉ những người được trả tiền để thực hiện một nhiệm vụ, công việc nào đó có liên quan đến chuyên ngành ngân hàng. Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy nguồn nhân lực ngành ngân hàng đang có chuyển biến mạnh mẽ, có những ngân hàng cắt giảm mạnh số lượng nhân sự nhưng cũng có những ngân hàng tăng cường tuyển dụng, mở rộng quy mô hoạt động. Cụ thể, trong 31 ngân hàng hiện đang hoạt động thời điểm năm 2020 thì tác giả thống kê được 11 ngân hàng có số lượng nhân sự làm việc nhiều nhất. Agribank hiện đang dẫn đầu với tổng số nhân viên hơn 40.000 người, kế đến là VP bank và BIDV với hơn 25.000 lao động phản ánh được quy mộ hoạt động của các ngân hàng. 4
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 Hình 1. Tổng số nhân sự làm việc trong 11 ngân hàng năm 2020 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo nhân sự của các Ngân hàng Thương mại Đối với hoạt động tuyển dụng thì các ngân hàng đã xây dựng được quy trình tuyển dụng bài bản với hệ thống quy định rõ ràng, đầy đủ và chi tiết. Trong đó chú trọng về năng lực, trình độ và chuyên môn phải đáp ứng về trình độ ngoại ngữ, tin học giúp sàng lọc và tuyển dụng được nhiều nhân sự giỏi, có chất lượng (Minh Khôi, 2020). Bên cạnh đó, các ngân hàng đang có xu hướng trẻ hóa đội ngũ lao động. Cụ thể, trong khối Ngân hàng Thương mại thì độ tuổi tuyển dụng luôn dưới 30 tuổi và trong vài năm trở lại đây, các ngân hàng dần trao nhiều cơ hội cho sinh viên mới ra trường, những người chưa có kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt một số ngân hàng tạo điều kiện cho các sinh viên cuối cấp thực tập tốt nghiệp, trao cho họ cơ hội trãi nghiệm với các công việc trong ngân hàng, từ đó phát hiện những sinh viên tài năng để bồi dưỡng và tuyển dụng ngay sau khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp (Tăng Đình Sơn, 2019). Đối với yêu cầu về trình độ chuyên môn các ngân hàng thương mại đa số tuyển dụng những ứng cử viên phải đạt mức trình độ từ đại học trở lên, hệ chính quy tập trung tại các cơ sở đào tạo giáo dục uy tín. Cá biệt một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank các ứng viên phải tốt nghiệp những trường đại học top đầu về đào tạo tài chính ngân hàng của Việt Nam hoặc các trường đại học nước ngoài (Tăng Đình Sơn, 2019). Đối với khâu đào tạo và sử dụng lao động trong ngành ngân hàng: Trong hoạt động đào tạo, để nâng cao kỹ năng làm việc và kiến thức chuyên môn, các ngân hàng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các sản phẩm mới cũng như lắng nghe những ý kiến phản hồi của những nhân viên trực tiếp tư vấn, bán sản phẩm ngân hàng để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, nếu như trước đây, nhân viên ngân hàng thường chỉ cần thông thạo một nghiệp vụ và tuân theo một lộ trình thăng tiến nhất định, thì giờ đây, cần phải đa năng hơn. Thay vì “lượng”, ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến “chất”. Để đáp ứng việc chuyển đổi theo mô hình công nghệ hiện đại cũng như nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân lực ngành tài chính, ngân hàng ngoài việc am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích dữ liệu, còn phải thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số. Ngoài ra, khi các ngân hàng áp dụng mô hình hoạt động linh hoạt thay vì cấu trúc phòng, ban cứng nhắc như trước đây, người lao động cần phải biết nhanh chóng thích ứng với việc luân chuyển giữa các đội, nhóm “thời vụ” được lập nên nhằm theo kịp các xu hướng và cách thức hoạt động mới của lĩnh vực ngân hàng (Minh Khôi, 2020). 5
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 3. Một số năng lực cần thiết đối với chuyên viên ngân hàng hiện nay Để đáp ứng được các yêu cầu của ngành ngân hàng hiện nay thì đòi hỏi những người quan tâm đến các công việc trong ngành ngân hàng cũng như các nhân viên đang làm việc trong ngành này phải có những phẩm chất cụ thể. 3.1. Có năng lực về chuyên môn Năng lực chuyên môn là một trong những năng lực quan trọng, giúp cho chuyên viên ngân hàng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Năng lực chuyên môn thể hiện thông qua sự hiểu biết về các nghiệp vụ trong ngân hàng, cách nhìn nhận đánh giá và phân tích những vấn về kinh tế thuộc phạm vi ngân hàng hoặc có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Kiến thức về chuyên môn đòi hỏi người công tác tại ngân hàng phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn không chỉ được học trong trường học mà còn được tích lũy qua quá trình công tác hoặc đúc kết được từ thực tiễn công tác. 3.2. Có năng lực về quản lý thời gian, lập và thực hiện kế hoạch Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tự mình lập kế hoạch, tự tìm các giải pháp mang tính khả thi để thực hiện kế hoạch đó. Trong đó, yếu tố thời gian là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đòi hỏi bất kỳ người lập kế hoạch nào cũng cần phải quan tâm. Thực tế cho thấy, ngày nay khi tất cả mọi người đều trở nên bận rộn thì thời gian là nguồn lực rất quý báu, phải cân bằng giữa thời gian trong công việc, đảm bảo được chất lượng công việc và thời gian dành cho gia đình. 3.3. Có năng lực về phán đoán, tư duy logic Ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề có độ rủi ro cao, thông thường để hạn chế rủi ro thì các yếu tố đánh giá đều được quy sang các chỉ tiêu định lượng. Tuy nhiên, có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Uy tín, ý chí trả nợ của khách hàng và những rủi ro mang tính bất ngờ khác. Do đó, chuyên viên trong ngân hàng cần phải rèn luyện tư duy logic, óc phán đoán, nhìn nhận các vấn đề có rủi ro trước khi phát sinh. 3.4. Có năng lực về kỹ năng mềm Bên cạnh các năng lực chủ yếu trên thì năng lực về kỹ năng mềm là một trong những năng lực cần thiết, gián tiếp hỗ trợ nhân viên ngân hàng thực hiện các mục tiêu. Kỹ năng mềm cụ thể gồm các kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng tư vấn bán hàng, kỹ năng thực hành tin học và các kỹ năng quan trọng khác. Do đặc thù của ngành ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên yếu tố giao tiếp luôn luôn được chú trọng hàng đầu. Nếu một nhân viên chỉ giỏi về mặt chuyên môn mà không giỏi giao tiếp sẽ khó đạt được thành công hoặc có cơ hội thăng tiến trong công việc. 3.5. Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm một cách hiệu quả. Làm việc nhóm và làm việc độc lập là 2 kỹ năng phổ biến trong ngân hàng. Đối với năng lực này, đòi hỏi chuyên viên ngân hàng cần phải có kỹ năng làm việc linh hoạt, phát huy tốt trong mọi môi trường làm việc độc lập hoặc trong một tập thể. 4. Một số giải pháp nâng cao năng lực chuyên viên ngân hàng Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực chuyên viên ngân hàng dưới góc độ của đơn vị sử dụng lao động đó chính là khối Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Nhà nước. 4.1. Thường xuyên tổ chức những lớp học, khóa học bồi dưỡng về kỹ năng để nâng cao năng lực chuyên môn và những năng lực bổ trợ khác Các khóa học nên được tổ chức một cách tập trung, tạo cơ hội cho các nhân viên ngân hàng trong cùng hệ thống có điều kiện giao lưu, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm. Các khóa học nên 6
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 thiên về hướng thực tế, khuyến khích các chuyên viên ngân hàng tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao năng lực của bản thân. 4.2. Tuyên truyền phổ biến các chính sách, cập nhật kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ trong ngân hàng Thông qua cách tuyên truyền, các chuyên viên ngân hàng có thể tiếp thu được các thông tin mới trong ngân hàng theo cách chủ động hoặc thụ động. Bên cạnh đó, những thông tin nên theo hướng đa dạng bổ sung thêm nhiều chủ đề về nghiệp vụ hoặc các sự kiện kinh tế có liên quan đến ngân hàng. 4.3. Tuân thủ và chấp hành tốt quy định của cơ quan Việc chấp thành tốt chính sách và chủ trương ở cơ quan cũng thể hiện năng lực chấp hành, nâng cao tính kỷ luật, kỹ cương của nhân viên trong ngân hàng. 4.4. Phát huy tính tự học, tự sáng tạo và linh hoạt trong việc giải quyết công việc Tinh thần tự học, tự sáng tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là một trong những yếu tố cần thiết để nâng cao trình độ của nhân viên ngân hàng. Đối với các công việc thực hiện theo “lối mòn” tốn nhiều thời gian hoặc lãng phí nguồn lực tại đơn vị, chuyên viên ngân hàng cần kiến nghị lên cấp trên, mạnh dạn đề xuất những hướng giải quyết tích cực vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà vẫn giải quyết được tốt công việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Minh Khôi (2020). Nhân sự trong ngân hàng. Thời báo Ngân hàng. [2] Trần Kim Dung (2018). Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp TPHCM. [3] Tăng Đình Sơn (2019). Năng lực làm việc của các nhân viên ngân hàng. Tạp chí Tài chính. [4] https://ub.com.vn/ ( Hiệp hội ngân hàng). [5] https://www.sbv.gov.vn/ ( Ngân hàng Nhà nước) Ngày nhận: 19/04/2021 Ngày duyệt đăng: 02/06/2021 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2