intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng mũi cấu trúc bằng sụn vành tai và silicon: Một số nhận xét bước đầu

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

81
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Silicon và sụn vành tai là những vật liệu thường được dùng trong nâng mũi cấu trúc. Tại Việt Nam, hiện tại chưa có các báo cáo về sử dụng sụn vành tai đơn thuần kết hợp với silicone trong nâng mũi cấu trúc. Bài viết báo cáo các nhận xét bước đầu về chủ đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng mũi cấu trúc bằng sụn vành tai và silicon: Một số nhận xét bước đầu

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> NÂNG MŨI CẤU TRÚC BẰNG SỤN VÀNH TAI VÀ SILICON:<br /> MỘT SỐ NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU<br /> Nguyễn Anh Tuấn*, Vũ Hữu Thịnh*, Nguyễn Mạnh Đôn*, Trần Ngọc Lĩnh*, Đỗ Quang Khải*,<br /> Nguyễn Thái Thùy Dương*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Silicon và sụn vành tai là những vật liệu thường được dùng trong nâng mũi cấu trúc. Tại Việt<br /> Nam, hiện tại chưa có các báo cáo về sử dụng sụn vành tai đơn thuần kết hợp với silicone trong nâng mũi cấu<br /> trúc. Chúng tôi báo cáo các nhận xét bước đầu về chủ đề này<br /> Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Đánh giá bước đầu các ca nâng mũi<br /> cấu trúc sử dụng sụn vành tai và silicone tại khoa Tạo hình-Thẩm mỹ BV ĐYD TP HCM từ tháng 1/2014tháng 8/2014. Thời gian theo dõi tối thiểu 4 tuần sau phẫu thuật.<br /> Kết quả: Có 23 trường hợp được tổng kết đánh giá, chỉ thực hiện gây tê tại chỗ, thời gian mổ 75-90 phút.<br /> Đạt yêu cầu hình thể.Không trường hợp nào nhiễm trùng.01 trường hợp chỉnh sửa, ghép sụn bổ sung. Hình<br /> dạng tai sau lấy sụn không thay đổi.<br /> Kết luận: Nâng mũi cấu trúc sử dụng vật liệu ghép là silicon và sụn vành tai có nhiều ưu điểm: chỉ cần gây<br /> tê tại chỗ, thời gian mổ ngắn, đạt yêu cầu về hình thể mũi, hình dạng tai không thay đổi. Cần tiếp tục nghiên cứu<br /> thêm về phương pháp.<br /> Từ khóa: Tạo hình mũi, tạo hình mũi cấu trúc mở, mảnh ghép cấu trúc.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DOING OPEN STRUCTURAL RHINOPLASTY BY CONCHAL CARTILAGE AND SILICON: SOME<br /> FIRST COMMENTS<br /> Nguyen Anh Tuan, Vu Huu Thinh, Nguyen Manh Don, Tran Ngoc Linh, Do Quang Khai,<br /> Nguyen Thai Thuy Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 378 - 381<br /> Introduction: Silicon and conchal cartilage are the materials usually using in structural rhinoplasty. At<br /> Viet Nam, at present time, did not have any report about using simple conchal cartilage combine with silicon in<br /> structural rhinoplasty. We report some first comments about this topic.<br /> Material-method: Retrograde study, case study. Evaluate all cases of structural rhinoplasty using conchal<br /> cartilage and silicon, at Plastic and Cosmetic Surgery Department of University Medical Center of Ho Chi Minh<br /> City, from Jan 2014 to Aug 2014. The follow up time is in minimum 4 weeks.<br /> Result: 21 cases have been done. All use local anesthesia. Time of operation is from 75-90 min. All got<br /> conformation of request. No infection. 01 case was repaired with complement cartilage. Ear shape has no change.<br /> Conclusion: Structural rhinoplasty using silicon and conchal cartilage have many advantages: local<br /> anesthesia, operation with short time, shape of ear is no change. Need to do more research about this procedure.<br /> Key words: Rhinoplasty, open structure rhinoplasty, structural graft.<br /> cập đến các thành phần cấu thành tạo của mũi<br /> MỞ ĐẦU<br /> và sự sắp xếp của chúng tạo nên hình thể mũi.<br /> Tạo hình mũi cấu trúc hay tạo hình mũi cấu<br /> Cấu trúc của mũi sẽ quyết định hình dạng mũi,<br /> trúc mở là sự can thiệp vào cấu trúc mà chủ yếu<br /> mang tính di truyền, đặc trưng của giống người,<br /> là cấu trúc nâng đỡ của mũi(1,4). Cấu trúc mũi đề<br /> * Khoa-Bộ môn PT Tạo hình-Thẩm mỹ ĐHYD TP. HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Anh Tuấn<br /> ĐT: 0913910789<br /> <br /> 378<br /> <br /> Email: tuana@hcm.vnn.vn<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> chủng tộc…: mũi cao hay thấp, đầu mũi nhọn<br /> hay tròn, mũi thẳng hay vẹo…<br /> Sự can thiệp vào cấu trúc mũi nhất là một<br /> phần ba dưới của mũi thường phải dùng các loại<br /> vật liệu ghép (nhân tạo hay tự thân) để tăng<br /> cường độ vững chắc và nâng đỡ mũi theo hình<br /> dạng mong muốn. Việc tạo hình sống mũi<br /> thường được thực hiện với vật liệu nhân tạo<br /> (silicon, Gortex…). Các vật liệu ghép tự thân<br /> thường được sử dụng nhiều nhất là sụn vách<br /> ngăn, sụn vành tai, sụn sườn(5,3)…việc lấy ghép là<br /> sụn vành tai khá đơn giản, thời gian mổ ngắn và<br /> chỉ cần gây tê tại chỗ.<br /> Hiện nay tại Việt Nam chưa có các công<br /> trình báo cáo về sử dụng sụn vành tai kết hợp<br /> với silicon (tạo hình sống mũi) trong tạo hình<br /> mũi cấu trúc, chúng tôi thực hiện đề tài này<br /> nhằm đánh giá các ưu, nhược điểm trong giai<br /> đoạn sớm của phương pháp này.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> sụn cánh lớn, các sụn ghép với chỉ Monocryl 4O. Khâu da Prolene 6-O. Có thể băng cố định<br /> bên ngoài mũi hoặc không, tùy theo sự vững<br /> hoặc không của các vật liệu ghép (silicon, sụn<br /> ghép). Chỉ khâu da được cắt sau 1 tuần.<br /> Các thuốc trong tuần đầu sau mổ: kháng<br /> sinh, giảm đau, chống phù nề. BN được hẹn tái<br /> khám sau 1 tuần, 3 tuần và 4 tuần sau mổ; thời<br /> gian tái khám sẽ dài hơn nếu tình trạng ổn.<br /> Các dữ liệu được thu thập và đánh giá:<br /> phương pháp gây tê, thời gian mổ, hình thể mũi<br /> mong muốn, các biến chứng sớm, hình dạng tai<br /> lấy sụn. Mức độ hài lòng…<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU<br /> Hồi cứu, báo cáo hàng loạt ca.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh<br /> Các trường hợp tạo hình mũi sử dụng silicon<br /> cho phần sống mũi và sụn vành tai cho phần<br /> đầu mũi và trụ mũi trong thời gian từ tháng<br /> 1/2014 đến tháng 8/2014. Thời gian theo dõi ít<br /> nhất 4 tuần, loại bỏ các trường hợp mũi bị chấn<br /> thương, dị tật…<br /> <br /> Hình 1: nhìn thẳng trước (trái) và sau mổ 5 tuần<br /> (phải)<br /> <br /> Phương pháp phẫu thuật<br /> BN được gây tê tại chỗ vành tai, đường mổ<br /> lấy sẹo sau tai dài khoảng 2-3cm, lấy sụn tai để<br /> lại phần vành sụn. Vết mổ được khâu với chỉ<br /> Nylon 5-O. Sau mổ đặt và khâu cố định một<br /> miếng gạc mặt trước tai để giữ hình dạng tai. Cắt<br /> tạo hình sụn vành tai thành: trụ chống (strut),<br /> khiên (shield), sụn nắp (cap graft)…<br /> Đường mổ mũi là đường chữ V qua trụ mũi,<br /> bộc lộ một phần các sụn cánh lớn, tạo ổ đặt sống<br /> mũi silicon (không có trụ chống) để tạo hình<br /> sống mũ thẳng, cao. Tạo hốc đặt sụn chống trụ<br /> mũi giữa hai trụ trong, đặt sụn “khiên” che phủ<br /> vùng đầu mũi, có thể đặt ghép sụn nắp hoặc<br /> không. Khâu cố định trụ, kết hợp khâu hẹp đỉnh<br /> <br /> Tạo Hình Thẩm Mỹ<br /> <br /> Hình 2: Nhìn nghiêng phải (trái) và sau mổ 5 tuần (phải)<br /> 21 trường hợp đã được đánh giá.Tất cả là nữ.<br /> Tuổi 20-50; Thời gian phẫu thuật: 75-90 phút. Tất<br /> cả các trường hợp đều thực hiện gây tê tại chỗ<br /> với Lidocain 2% có Adrenaline.Thời gian theo<br /> <br /> 379<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> dõi sau mổ: ngắn nhất 6 tuần, dài nhất 14 tuần.<br /> Không có trường hợp nào nhiễm trùng. 1 trường<br /> hợp chỉnh sửa sụn ghép sau mổ ở thời điểm 9<br /> tuần.Đạt yêu cầu về hình thể mũi. Chỉ lấy sụn<br /> một bên tai. Hình dạng tai lấy sụn không thay<br /> đổi, sẹo mổ lành tốt. Hình 1, 2 và 3 là một trường<br /> hợp điển hình.<br /> <br /> Hình 3: nhìn nghiêng trái (trái) và sau mổ 5 tuần<br /> (phải)<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Những đặc điểm cần can thiệp trong tạo<br /> hình mũi cấu trúc<br /> Người châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng<br /> thường có xương mũi rộng, thấp, đầu mũi thấp<br /> và to, đây là một trong các nguyên nhân chính<br /> dẫn đến yêu cầu sửa mũi. Vùng sống mũi chỉ<br /> bao gồm da, mô dưới da và lớp cơ mỏng nằm<br /> ngay trên xương mũi. Một sống mũi thẳng,<br /> thanh và cao hài hòa với khuôn mặt là mơ ước<br /> của nhiều người. Nâng sống mũi chỉ cần đặt vật<br /> liệu tạo độ cao vừa phải và không lệch vẹo, không<br /> làm căng bóng da lộ vật liệu là các yêu cầu để<br /> thành công. Đa số các tác giả hiện nay vẫn thống<br /> nhất dùng vật liệu nhân tạo để tạo hình sống mũi<br /> tốt hơn là dùng vật liệu tự thân ở vùng này.<br /> Nhược điểm của sử dụng vật liệu tự thần vùng<br /> này là phải dùng mảnh ghép dày (trong điều kiện<br /> được nuôi sông bằng thẩm thấu), cần phải được<br /> tạo hình thẳng, bề mặt phẳng, mất nhiều thời<br /> gian để tạo gọt. Với thời gian, mảnh ghép tự thân<br /> được nuôi bằng thẩm thấu sẽ bị hấp thụ không<br /> đều, hoặc phát triển theo hình dạng nguyên thủy<br /> nên có thể cong, lồi lõm không đều. Vật liệu nhân<br /> <br /> 380<br /> <br /> tạo có thể là Polytetrafluoroethylene (Gore-Tex),<br /> Polyethylene, Polypropylene (Medpor, Marlex),<br /> Silicon(1,4,2,6)…Tại Việt Nam, Silicon là loại vật liệu<br /> truyền thông, đã được dùng rất nhiều trong tạo<br /> hình mũi. Một trong các biến chứng đáng ngại<br /> nhất khi dùng vật liệu Silicon là với thời gian lâu<br /> dài, có thể làm mỏng da, lộ sống mũi…, tuy<br /> nhiên chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu<br /> có thể do đặt sống mũi quá cao hoặc do vật liệu<br /> kém chất lượng. Trong các trường hợp của<br /> chúng tôi, vật liệu silicon được sử dụng là loại<br /> vật liệu silicon mềm Bysil (Hãng Bistool-Hàn<br /> Quốc). Chúng tôi cố gắng không dùng sống mũi<br /> qua cao (có thể cảm nhận thấy da căng sau khi<br /> đặt sống mũi).<br /> Vùng 1/3 dưới mũi thường di động hơn 2/3<br /> trên mũi(4,3), là vùng cần tác động nhiều để nâng<br /> cao, tạo độ nhô và thon gọn hài hòa. Vùng 1/3<br /> dưới mũi có cấu trúc trụ 3 chân chủ yếu là: trụ<br /> giữa và 2 trụ ngoài của sụn cánh lớn, trong đó<br /> quan trọng nhất là trụ giữa (gồm tiểu trụ, trụ<br /> trong của sụn cánh lớn, sụn vách ngăn). Cấu trúc<br /> và tương quan của trụ 3 chân này quyết định<br /> hình thể vùng 1/3 dưới mũi, đầu mũi. Các tác<br /> động căn bản trong tạo hình mũi cấu trúc là vào<br /> cấu trúc trụ 3 chân. Trước hết cần có một trụ<br /> giữa vững chắc đủ để nâng đỡ tạo cho đầu mũi<br /> cao lên. Để đạt được mục đích này, chúng ta<br /> thường dùng trụ chống (strut) đặt giữa 2 trụ<br /> trong. Vật liệu thường được dùng nhiều nhất<br /> làm trụ chống là sụn vách ngăn(1,4), ưu điểm của<br /> mảnh ghép này là: đủ cứng, mỏng, tuy nhiên<br /> việc lấy sụn này thường cần phải gây mê và thời<br /> gian lấy sụn dài. Chúng tôi sử dụng sụn vành tai<br /> để khắc phục 2 nhược điểm này. Kết quả bước<br /> đầu cho thấy sau khi hết sưng nề (sau 4 tuần)<br /> mũi được tạo hình theo đúng hình dạng mong<br /> muốn. Việc tạo độ nhô và thon gọn cho đầu mũi<br /> được tạo bằng “khiên” sụn vành tai cũng có<br /> nhiều lợi điểm hơn sụn vách ngăn vì có sẵn độ<br /> cong, dễ tạo độ cong cho đầu mũi. Ngoài ra,<br /> chúng tôi cũng thường dùng thêm sụn vành tai<br /> để độn tạo thêm độ cao, nhô hoặc thon đầu mũi.<br /> Khi khâu cố định trụ chống cũng có thể kết hợp<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> khâu thu nhỏ khoảng cách 2 đỉnh sụn cánh lớn<br /> giúp đầu mũi thon gọn hơn.<br /> <br /> Chất liệu ghép-xử lý chất liệu ghép<br /> Trong tất cả 21 trường hợp chúng tôi chỉ cần<br /> dùng sụn lấy từ một bên tai, đủ dùng cho trụ<br /> chống, “khiên” và mảnh ghép đỉnh mũi. Nhược<br /> điểm của sụn vành tai so với sụn vách ngăn là<br /> sụn vành tai có vẻ yếu hơn và nhất là không<br /> phẳng, cong, lồi lõm. Để khắc phục nhược điểm<br /> này, chúng tôi thường dùng 2 mảnh ghép sụn<br /> vành tai ghép vào nhau, tạo thành một mảnh<br /> ghép, khâu cố định bằng chỉ Monocryl 4-O.<br /> Điểm lưu ý ở đây là chúng tôi thường dùng 2<br /> mảnh sụn có độ cong đối ngược để khi ghép với<br /> nhau chúng sẽ tạo thành một mảnh ghép phẳng<br /> và thẳng hơn. Nhược điểm của mảnh ghép đôi<br /> sụn tai này là dày hơn mảnh ghép sụn vách<br /> ngăn, tuy nhiên trong thực tế chúng tôi thấy độ<br /> dày chung khoảng 2mm và không quá to đối với<br /> trụ giữa. Đối với mảnh “khiên”, chúng tôi thấy<br /> sụn vành tai rất thích hợp vì có độ cong hợp với<br /> đầu mũi và thường không phải cắt gọt nhiều.<br /> <br /> Các vấn đề gặp phải<br /> Chúng tôi có 1 trường hợp phải chỉnh sửa lại<br /> sau 9 tuần, đó là bệnh nhân có đặt ghép đầu<br /> mũi, miếng ghép đã bị lệch vị trí và nhô cao làm<br /> có thể nhìn và sờ thấy. trường hợp này không có<br /> băng cố định bên ngoài mũi, đây cũng có thể là<br /> nguyên nhân sụn ghép lệch vị trí. BN này chúng<br /> <br /> Tạo Hình Thẩm Mỹ<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tôi đã chỉnh sửa lại bằng cắt bỏ phần sụn lồi và<br /> đặt lại miếng ghép mới. Kết quả tốt và bệnh<br /> nhân hài lòng. Chúng tôi không gặp trường hợp<br /> nào nhiễm trùng.<br /> Các nhận xét trên chỉ là các nhận xét ban<br /> đầu, với thời gian theo dõi ngắn, sô liệu ít. Cần<br /> tiếp tục nghiên cứu, theo dõi lâu dài hơn với sô<br /> liệu lơn hơn.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Breitbart AS, Ablaza VJ (2007). Implant Materials, In: Charles<br /> HT, Grabb & Smith’s Plastic Surgery, 6th edition, Lippincott,<br /> Williams & Wilkins. International edition, Philadelphia, pp<br /> 58-65.<br /> Janis JE, Rohrich RJ (2007), “Rhinoplasty”, In: Charles H.T<br /> (ed), Grabb & Smith’s Plastic Surgery, 6th edition, Lippincott,<br /> Williams & Wilkins.International edition, Philadelphia, pp<br /> 517-532.<br /> Gassner HG (2010), “Structural grafts and suture techniques<br /> in functionaland aesthetic rhinoplasty”. GMS CurrentTopics in<br /> Otorhinolaryngology - Head and Neck Surgery, Vol. 9: Doc 01, 119.<br /> Schierle CF, Lewis VL (2007), “Nasal Reconstruction”, In:<br /> Austin M, Practical Plastic Surgery, Landes Bioscience, Texas,<br /> pp 188-192.<br /> Whitaker EG, Johnson CM (2003), “The Evolution of Open<br /> Structure Rhinoplasty”, Arch Facial Plast Surg.Vol.5 (4): 291300<br /> Yaremchuk MJ (2007), “Implant material”, In: Sue Hodgson<br /> (ed), Atlas of facial implants, 1stpublished, SaudersElsevier,China, pp 23-43.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 31/10/2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 28/11/2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 15/01/2015<br /> <br /> 381<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0