YOMEDIA
ADSENSE
Nấu loãng, nhừ giải pháp cho trẻ lười ăn
48
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Để trị bệnh biếng ăn của bé, các mẹ cần 'dắt lưng' một vài chiêu đặc biệt đấy. Cho con ăn hàng ngày là công việc tốn không ít thời gian của nhiều ông bố bà mẹ. Với trẻ lười ăn thì sự vất vả đó lại càng tăng lên gấp bội.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nấu loãng, nhừ giải pháp cho trẻ lười ăn
- Nấu loãng, nhừ giải pháp cho trẻ lười ăn
- Để trị bệnh biếng ăn của bé, các mẹ cần 'dắt lưng' một vài chiêu đặc biệt đấy. Cho con ăn hàng ngày là công việc tốn không ít thời gian của nhiều ông bố bà mẹ. Với trẻ lười ăn thì sự vất vả đó lại càng tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, giải pháp khắc phục chứng biếng ăn của trẻ là sự kiên trì của phụ huynh và chú ý thay đổi khẩu phần ăn để bé có được sự thích thú. Bên cạnh đó, cách chế biến các loại thực phẩm cho trẻ cũng cần chú ý yếu tố ninh nhừ, loãng và bổ sung thêm rau, hoa quả để tăng thêm nhu động ruột. Dưới đây là một số giải đáp của bác sĩ Hoàng Thúy Hải về chế độ ăn, cách cho trẻ ăn dặm, phòng táo bón cho trẻ và thay đổi khẩu phần để tăng thêm sự hứng khởi cho con khi ăn. Hỏi: Ngày nào em cũng rất kỳ công chế biến và đổi món liên tục… hết thịt, cá, tôm, cua, lươn, mực… nhưng cô con gái 16 tháng tuổi của em vẫn rất lười ăn và đến giờ chỉ được 9kg. Em đau đầu với vấn đề ăn uống của con quá. Liệu con em có bệnh gì không? Có thuốc kích thích bé ăn nhiều hơn không? Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Câu hỏi của độc giả gửi từ email: cucbach...@... Trả lời
- Cho con ăn thực sự là vấn đề khó khăn đối với nhiều gia đình, đặc biệt với những bà mẹ có con lười ăn. Tại nhiều gia đình, ông đẩy xe, bà gõ bát, bố mẹ làm trò nhưng con vẫn không chịu ăn. Với trường hợp này, nếu cháu 16 tháng mà chỉ có 9 kg tức là đã có dấu hiệu của suy dinh dưỡng. Vấn đề không chỉ là chế độ ăn, bố mẹ cần kiểm tra sức khỏe của cháu để xem có bệnh mãn tính gì không. Với trẻ em, nếu bị bệnh về khoang miệng, răng hay tiêu hóa cũng là tác nhân làm cho cháu không muốn ăn và khả năng hấp thu kém. Ngoài ra, mẹ đã chăm chỉ đổi món nhưng con vẫn không chịu ăn thì cần xem lại khẩu phẩn ăn, khẩu vị có hợp với cháu không. Với những em bé lười ăn, cần nấu thức ăn loãng và nhừ hơn để cháu nuốt nhanh, không ngậm. Khi cháu chịu ăn nhiều hơn thì có thể tăng độ đặc của thức ăn. Khi chế biến thức ăn tuân thủ đảm bảo chất dinh dưỡng theo phương pháp tô màu bát bột nhằm kích thích vị giác, thị giác của trẻ. Phương pháp cho con ăn: Trước bữa ăn, không cho trẻ ăn bánh kẹo hay uống các loại nước có ga, sữa chỉ cho uống vào bữa phụ tránh gây cho trẻ bị no bụng.
- Về dùng thuốc, nếu trẻ lười ăn không phải do bệnh tật gì thì không nên dùng thuốc. Điều quan trọng là bố mẹ kiên trì cho con ăn đầy đủ. Nếu dùng thuốc có thể khiến trẻ bị phụ thuộc dẫn đến khi không uống thuốc sẽ không chịu ăn. Thức ăn cần ninh nhừ nấu loãng hơn cho trẻ lười ăn (Ảnh minh họa) Hỏi:Cu Bin nhà em hiện nay đã gần 8 tháng tuổi. Trộm vía, bé ít ốm đau và ăn ngoan, ngủ khỏe. Thời gian gần đây em bắt đầu tập cho bé ăn cháo nên hàng sáng bà ngoại tích cực dậy sớm đi chợ chọn mua xương ống về ninh lấy nước nấu. Mẹ em nói rằng trẻ con ăn cháo nấu bằng nước hầm xương sẽ hấp thu nhiều canxi và dưỡng chất hơn, tiêu hóa cũng tốt hơn... do đó, bé sẽ mau sởn, nhanh lớn.Không biết có phải do cháo nấu bằng nước hầm xương ngậy và thơm không mà cu Bin ăn thun thút. Nhưng khi em khoe thành tích của con với cô bạn thân thì bị mắng té tát. Bạn em nói rằng, nấu cháo bằng nước ninh xương ống là một trong những lỗi 'ngu
- ngốc' nhất của mẹ khi nuôi con, bởi xương ống có nhiều chất béo khiến bé khó tiêu. Nếu muốn nước nấu cháo cho bé có vị ngọt dịu thì nên hầm chân gà (3-4 chiếc là đủ).Nghe bạn em 'giáo huấn' em đâm lo nhưng hỏi thì mẹ em nói đó chỉ là lý thuyết vớ vẩn. Rốt cuộc là nên hay không nên nấu cháo cho bé bằng nước hầm xương? Chia sẻ của độc giả gửi từ email: lanchi...@.. Trả lời Đối với xương ống đặc biệt là xương ống heo có tủy xương với lượng chất béo nhiều, khi ăn có thể khiến trẻ đầy bụng và khó tiêu, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Với trẻ 8 tháng, có thể cho ăn bột hoặc cháo, nhưng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn ít đến nhiều, ăn loãng đến đặc. Đối với chất đạm, cần cho trẻ ăn đồ tươi, ngon. Khi chế biến có thể dùng máy xay sinh tố xay nhỏ để cho trẻ ăn hết được toàn bộ thực phẩm Để lấy nước, bạn có thể mua thịt heo ít mỡ để ninh. Với xương ống heo hay xương gà có thể cho nước ngọt nhưng chứa nhiều chất béo có thể làm rối loạn hấp thu của trẻ. Hỏi:Đi làm dâu đến nay đã gần 2 năm, em với mẹ chồng gần như chưa một lần to tiếng và rất hợp nhau. Nhưng từ ngày tập cho cu Kem ăn dặm thì xích mích bắt đầu âm ỉ. Hôm qua, em vừa tranh luận với bà, chính xác là gay gắt đến mức gần
- như cãi nhau về việc nên hay không cho cháu ăn muối mắm.Cu Kem nhà em mới hơn 6 tháng. Em nấu bột cho cháu thì không bao giờ nêm thêm mắm muối nhưng mỗi lần có việc bận, nhờ mẹ chồng nấu là y như rằng bà lại lén cho. Em hỏi thì bà bảo là nêm một chút cho đỡ nhạt bột, bé ăn đỡ đầy bụng và háu ăn hơn... Em bực với lối suy nghĩ cổ hủ của bà mà không biết làm thế nào để thuyết phục. Nói nhiều sợ bà tự ái lại giận dỗi bảo con dâu thế này, thế kia. Độc giả thanhtuyen...@.. Trả lời Hiện nay, cách chế biến và phương pháp của các bà mẹ hiện đại khác nhiều với trước đây. Tuy nhiên, tôi cũng không biết, nếu bạn nấu thì sẽ cho vị mặn bằng cách nào. Nếu trẻ ăn bột mặn, ngoài độ đậm của cá, thịt thì cũng cần cho thêm một ít gia vị, muối hay nước mắm để kích thích khẩu vị của con. Nếu ăn quá nhạt sẽ làm trẻ dễ bị chán. Nếu ninh, nấu thức ăn có thể nêm nếm gia vị mắm, muối. Với trẻ em, độ mặn phải nhạt hơn người lớn do cảm nhận vị giác của trẻ khác người lớn, hệ bài tiết và tiêu hóa đang trên đà phát triển, nếu ăn như người lớn làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
- Hỏi:Bé nhà em đã bước sang tháng thứ 5 và em muốn tập cho bé ăn dặm sớm. Xin hỏi bác sĩ em nên bắt đầu cho bé ăn thế nào và chọn loại dầu ăn nào nêm vào cháo ăn dặm cho bé là phù hợp nhất? Câu hỏi của độc giả Ngọc Mây (Hà Đông - Hà Nội) Trả lời Hiện nay, các bà mẹ có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, nuôi con là một quá trình vì vậy phải rất cẩn thận và kỳ công. Các bà mẹ cần hạn chế tối đa việc mua các cháo đóng hộp, bột nấu sẵn…cố gắng tự mình chế biến sẽ yên tâm hơn. Nếu em bé đã 5 tháng tuổi cũng cần tuân thủ nguyên tắc ăn loãng đến đặc, ăn ít đến nhiều. Đặc biệt, khi ăn thực phẩm lạ thì cần kiểm tra trước bằng cách cho trẻ ăn lượng ít trước để xem phản ứng của cơ thể, khả năng hấp thu hay có bị rối loạn tiêu hóa không. Nếu có hiện tượng bất thường cần dừng ngay việc cho ăn thực phẩm đó. Với trẻ em, việc cho dầu ăn vào bột để tăng hấp thu vitamin A. Bạn có thể dùng dầu oliu, dầu lạc và dầu vừng giúp trẻ hấp thu tốt hơn. Tuy nhiên, nên cho dầu vào lúc bột đã chín gần nhấc ra khỏi bếp. Hỏi: Con gái em được hơn 6 tháng tuổi, cân nặng 8,5kg và dài 73cm. Em bắt đầu cho bé ăn dặm bằng bột ngọt lúc 5 tháng tuổi. Thời gian gần đây mẹ chồng em thử nghiệm nấu cháo thịt, cá, lươn… cho bé ăn. Ngày 2 bữa, mỗi bữa khoảng 1/3 bát
- và khoảng 500-600ml sữa công thứcTừ lúc bắt đầu ăm dặm, bé nhà em đi phân nát hơn. Xin hỏi, em cho bé ăn như trên có được không? Bao giờ thì cho bé ăn được hải sản? Độc giả ngocanh...@... Trả lời Cháu được hơn 6 tháng tuổi với cân nặng và chiều dài như vậy là phù hợp lứa tuổi. Khi cho con ăn, với lứa tuổi đó có thể cho ăn bột mặn. Vì vậy, phương pháp chế biến của mẹ của bạn như vậy là phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần xem lại tỷ lệ thức ăn đưa vào cho con có nhiều quá không. Bởi, nếu lượng thức ăn nhiều quá khiến trẻ không hấp thu hết dẫn đến trẻ bị đi ngoài phân nát hơn, từ đó có cách điều chỉnh lượng chất đạm cho vào cơ thể. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ ăn thêm hoa quả đặc biệt là chuối để tăng nhu động ruột của cháu. Hải sản là nguồn cung cấp canxi, axitfolic, chất vi lượng… nếu cho trẻ ăn hải sản lúc 6-7 tháng tuổi có thể được. Tuy nhiên, bạn cần chọn hải sản tươi, ngon tránh dùng hải sản đã để lâu hoặc ươn. Hỏi: Bé gái nhà em tới nay là được 5 tháng 18 ngày tuổi, cân nặng 8kg2 và dài 67cm. Em đã tập cho bé ăn dặm lúc được 4,5 tháng tuổi. Khoảng 2 tuần nay em tăng thêm khẩu phần ăn của bé là 1 ngày 2 bữa bột, mỗi bữa 600ml bột và nửa hũ váng sữa giữa 2 bữa bột, kèm theo bú mẹ và không dùng thêm sữa công thức. Mấy
- hôm đầu bé vẫn đi ngoài bình thường nhưng mấy ngày gần đây cứ 2 ngày bé mới đi ngoài 1 lần. Cho em hỏi có phải do em cho bé ăn váng sữa nên mới như vậy không? Độc giả Đỗ Thị Minh (carot1012…@...) Trả lời Thực ra, váng sữa giúp kích thích tiêu hóa chứ không gây táo bón. Tuy nhiên, vào thời tiết mùa hè nóng nực, trẻ thoát mồ hôi nhiều, nếu bạn không cung cấp đủ nước có thể dẫn đến hiện tượng táo bón. Trong bữa ăn, bạn có thể cho bé ăn thêm rau, ngoài ra chọn hoa quả như chuối, đu đủ để tăng sự nhuận tràng. Thêm nữa, bạn có thể massage bụng cho con bằng cách dùng 3 ngón tay xoa vùng bụng theo chiều kim đồng hồ để tăng kích thích nhu động ruột giúp trẻ không bị táo bón.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn