Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh
lượt xem 19
download
Giai đoạn thành lập công ty Một ngôi nhà hoàn hảo trước hết phải có nền móng vững chắc. Trong kinh doanh cũng vậy, để đạt được thành công, bạn cần phải xây dựng nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu khởi sự. Bạn đang có trong đầu một ý tưởng kinh doanh? Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn bắt tay vào việc biến ý tưởng đó thành một doanh nghiệp tầm cỡ. Loạt bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu hấp dẫn này....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh
- Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh
- Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 1) Phần 1: Giai đoạn thành lập công ty Một ngôi nhà hoàn hảo trước hết phải có nền móng vững chắc. Trong kinh doanh cũng vậy, để đạt được thành công, bạn cần phải xây dựng nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu khởi sự. Bạn đang có trong đầu một ý tưởng kinh doanh? Sẽ rất tuyệt v ờ i nếu bạn bắt tay vào việc biến ý tưởng đó thành một doanh nghiệp tầm cỡ. Loạt bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu hấp dẫn này. Theo thống kê từ nhiều tổ chức khác nhau, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty mới khởi sự trong năm 2006 tăng gấp đôi so với năm 2005. Và trong năm 2007, nếu giữ được chiều hướng hiện nay, rất có thể một lần nữa lại lặp lại điều đã xảy ra vào năm ngoái. Tại nhiều quốc gia, số lượng các công ty mới thành lập luôn tăng ở mức hai con số, nhiều nơi đạt tới mức tăng kỷ lục. Nói cách khác, không có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để thành lập công ty. Các phát minh công nghệ mới đã tạo ra vô vàn cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực Internet, điện thoại di động, sản phẩm tiêu dùng và đặc biệt trong các loại hình dịch vụ thông tin. Hơn nữa, rất nhiều các công nghệ mới còn có thể giúp bạn giảm thiểu mức chi phí phát sinh tới mức tối thiểu khi thành lập công ty. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, một công ty mới khởi sự cần không dưới một triệu USD để chuẩn bị cơ sở vật chất và tuyển dụng đội ngũ nhân viên cần thiết cho giai đoạn từ lúc bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh cho đến khi tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên.
- Ngày nay, khoản chi phí đó đã giảm khoảng từ bốn đến năm lần - thậm chí trong nhiều trường hợp còn thấp hơn nữa. Những rào cản gia nhập thị trường cũng được loại bỏ đáng kể. Tuy nhiên, trong khi việc thành lập một công ty ngày càng dễ dàng, thì con đường đi đến thành công lại khó khăn hơn. Những con số thống kê chung cho thấy chỉ có khoảng 1/3 các công ty mới khởi sự kinh doanh có lãi, 1/3 ỳ ạch trên con đường tìm kiếm, mở rộng thị trường và 1/3 còn lại phải đương đầu với thất bại. Không có một sự bảo đảm thành công 100% trong kinh doanh, nhưng luôn có một con đường đi thích hợp để tới thành công, bài viết sẽ cố gắng vẽ ra tấm bản đồ “đường đi nước bước” cho bạn. Những quyết định của bạn trong thời kỳ đầu cuộc chơi nên tập trung vào việc vạch ra một “vận mệnh” lâu dài cho dự án kinh doanh. Bước 1: Kiểm tra ý tưởng lớn của bạn Mục tiêu: Tham vấn và hoàn thiện ý tưởng kinh doanh Bạn có một ý tưởng tuyệt vời, sắc sảo và hợp thời. Bạn nghĩ về nó nhiều đến nỗi không ít đêm thức trắng. Chỉ có một điều duy nhất bạn chưa làm được là tạo ra cho ý tưởng một “đôi chân” để nó có thể chạy thẳng về đích. Cách thức duy nhất giúp bạn đạt được mục đích là giãi bày ý tưởng với càng nhiều người càng tốt. Bạn bè và người thân có thể không cung cấp được những phân tích thấu đáo mà bạn cần. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến của một vài chuyên gia trong thị trường bạn dự định gia nhập. Bạn hãy chú ý những ý kiến chỉ trích vì nó quan trọng và hữu hơn nhiều so với những lời khen ngợi. Rất nhiều chuyên gia sẵn lòng giúp đỡ, song câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần xoáy vào là: “Liệu họ có trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của bạn nếu chúng xuất hiện trên thị trường?”. Lời khuyên thông thái: Gibu Thomas, CEO và đồng sáng lập viên của hãng truyền thông tư nhân Sharpcast cho biết: “Trong vòng hơn một năm, với bất cứ người nào mà chúng tôi chia sẻ ý tưởng, họ đều phản đối. Chúng tôi nhận thức điều này có nghĩa rằng: hoặc chúng tôi chưa giải thích được rõ ràng hay là chúng tôi đã sai. Quả vậy, càng đi sâu nghiên cứu, chúng tôi càng thấy rõ rằng mình không sai, vấn đề nằm ở chỗ mọi người chưa hiểu ý tưởng của chúng tôi. Trong
- trường hợp này, bạn cần phải suy nghĩ kỹ cách diễn giải của mình để mọi người hiểu rõ ý tưởng của bạn. Bạn cần truyền tải được những giá trị của ý tưởng kinh doanh tới mọi người. Chúng tôi đã thực hiện điều này bằng cách tìm kiếm một phép ẩn dụ, so sánh thích hợp để giải thích rõ những gì chúng tôi sẽ làm trong tương lai”. Bước 2: Xây dựng tập thể khởi sự kinh doanh Mục tiêu: Quy tụ sức mạnh tập thể để vượt qua những thách thức phía trước Việc thành lập công ty không chỉ là công việc chiếm hết thời gian của một người. Trong nhiều trường hợp, đó là công việc của ít nhất ba người. Một tập thể khởi sự lý tưởng nên theo khuôn mẫu “kiềng ba chân”, bao gồm một chuyên gia công nghệ, một nhà suy tính chiến lược và một nhà ngoại giao tuyệt vời để tập trung vào việc tiếp thị và bán hàng. Mặc dù, mỗi người có kinh nghiệm chuyên môn trong từng lĩnh vực đặc thù riêng, song sự gắn kết, lòng tin cậy và khả năng phán quyết thông minh là những yếu tố cấu thành quan trọng nhất. Các đồng sáng lập viên phải trình bày rõ ràng tất cả những mong muốn của mình đối với dự án và thống nhất quan điểm tài chính với nhau. “Bạn cần cảm thấy tự tin rằng những đồng sáng lập viên cũng sẽ tranh đấu hết mình trong kinh doanh không thua kém gì bạn”, Dan Gould, đồng sáng lập viên của hãng cung cấp tin tức trực tuyến Newroo, cho biết. Việc liên kết kinh doanh với bạn bè luôn là điều hấp dẫn với bạn, song không nhất thiết là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Trên thực tế, nó có phần nguy hiểm vì dưới sức ép của việc điều hành kinh doanh, tình bạn chắc chắn sẽ được thử thách và rất dễ bị huỷ hoại. Thay vào đó, khi tìm kiếm một đối tác khởi sự kinh doanh, bạn cần quan tâm tới những ai có đầy đủ các phẩm chất cần thiết phù hợp nhất với công việc và với bạn. Năm phẩm chất cần chú ý khi tìm đồng sáng lập viên: 1. Tán thành và ủng hộ ý tưởng kinh doanh. 2. Thật thà và biết cách nhận ra những sai lầm và khiếm khuyết phát sinh. 3. Linh hoạt và có đủ kiến thức để tập trung vào không chỉ một khía cạnh kinh doanh của công ty. 4. Biết kết nối và có khả năng thu hút các nhân tài đến với công ty.
- 5. Năng động khi đối mặt với sự thay đổi hoàn cảnh. Bước 3: Phác thảo bản kế hoạch kinh doanh Mục tiêu: Vạch ra thị trường và phương thức chiếm lĩnh nó Bản kế hoạch kinh doanh không phải là một bảo bối, nó chỉ là một công cụ giúp bạn tập trung vào các ý tưởng kinh doanh và vào những tổng kết mang tính nhận thức để chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà tư vấn và các nhân viên trong công ty. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh là mô tả viễn cảnh của công ty: sự khả thi nằm ở đâu. tại sao nó hấp dẫn hơn các kế hoạch kinh doanh khác và tại sao tập thể của bạn có đầy đủ tất cả những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Bản kế hoạch kinh doanh cũng miêu tả chi tiết các nhân tố chủ chốt như: các mục tiêu kinh doanh; thị trường mục tiêu; đặc tính sản phẩm; kế hoạch lợi nhuận; lợi thế cạnh tranh và cả sơ yếu lý lịch của các sáng lập viên. Bạn nên ghé thăm trang web của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ Mỹ - Bplans.com để tìm hiểu về cấu trúc và cách thức soạn thảo một bản kế hoạch kinh doanh thông thường, cũng như tham khảo rất nhiều mẫu các kế hoạch kinh doanh khác. Những tổng kết, miêu tả về các sáng lập viên không nên dài quá ba trang giấy. Hãy thu hút sự chú ý của người đọc bằng việc bắt đầu với một hoặc hai câu miêu tả súc tích về công ty bạn và những gì công ty sẽ làm. Sau đó, phần còn lại của kế hoạch là sự giải thích rõ ràng, chi tiết về vấn đề này. Cuối cùng, bạn đừng bao giờ đặt quá nhiều tình cảm và tâm huyết vào bản kế hoạch kinh doanh, bởi vì nó sẽ thay đổi rất nhiều trong các tháng tiếp theo cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Bốn sai lầm thường gặp khi xây dựng các bản kế hoạch kinh doanh: 1/ Yêu cầu các nhà đầu tư tiềm năng k ý kết vào một văn bản thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Đây là một bước đi không mấy thích hợp. Vả lại, đa phần các nhà đầu tư sẽ không ký.
- 2/ Dành quá nhiều trang giấy để miêu tả thị trường. Thay vào đó, bạn hãy cung cấp thật nhiều các thông tin chi tiết về chiến lược kinh doanh. Việc này nên chiếm phần lớn nội dung của bản kế hoạch. 3/ Lạc quan một cách thiếu căn cứ vào các mục tiêu giả định lợi nhuận. Điều này chỉ khiến cánh cửa dẫn tới thành công càng mau chóng đóng sập trước mặt bạn. Hãy tìm ra những cơ sở thích đáng để tính lợi nhuận. 4/ Phóng đại kinh nghiệm của bạn. Mọi người cuối cùng sẽ biết được sự thực và khi đó lòng tin về bạn chắc chắc bị xóa nhoà mãi mãi. Bước 4: Đặt tên cho công ty Mục tiêu: Tạo ra một cái tên thích hợp nhất cho công ty của bạn Trong một cái tên gọi cần có những gì? Rất nhiều. Tên gọi sẽ tạo ra ấn tượng đầu tiên, truyền tải hình ảnh nhãn hiệu và cung cấp một nền móng vững chắc cho mọi nỗ lực tiếp thị sau này n. Những chuyên gia về tên thương hiệu cho rằng các công ty mới khởi sự nên tìm kiếm một tên gọi phải đơn giản và dễ hiểu (Salesforce.com) hoặc đặc biệt và dễ nhớ (Google). Một vài cái tên bao gồm cả hai đặc tính trên (30Boxes). Trước khi quyết định chọn một tên gọi nào đó, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng tại cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (qua trang web hay liên hệ trực tiếp) để đảm bảo rằng không có một công ty nào đang hoạt động trên thị trường sở hữu một cái tên tương tự như tên gọi dự định của bạn. Không cần đến một luật sư để giúp bạn nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn hoàn toàn có thể tự làm lấy. Song một khoản tiền dành cho những nhà chuyên gia nghiên cứu nhãn hiệu– thông qua các công ty dịch vụ nhãn hiệu có kinh nghiệm – luôn là sự đầu tư thông minh trước khi bạn đặt bút ký vào văn bản giấy tờ đăng ký bảo hộ chính thức tên gọi. Mua tên miền trên Internet Trung bình có khoảng 30 triệu tên miền dot.com mới được đăng ký mỗi tháng. Điều đó có nghĩa việc tìm kiếm một tên gọi cho công ty vẫn còn trống trên internet không dễ dàng chút nào. Bạn hãy kiểm tra điều này tại www.instantdomainsearch.com. Nếu tên miền của bạn đã có người khác sử dụng, bạn có ba lựa chọn:
- 1. Chỉnh sửa lại. Trong kỷ nguyên Google, sẽ vô cùng quan trọng với việc có được một tên miền thực sự thích hợp với tên công ty bạn. Bạn có thể chỉnh sửa lại đôi chút, chẳng hạn như acmewidget.com thay vì acme.com. Trang web Nameboy.com cung cấp một danh sách sự hoán vị và chỉnh sửa tên gọi cho bạn. 2. Mua lại từ một nhà môi giới. Một vài tên miền được sử hữu bởi những nhà “đầu cơ” trên Internet. Họ sẽ bán các tài sản trực truyến này thông qua những hãng dịch vụ môi giới. Mức giá từ 10 USD cho đến hàng chục nghìn USD tuỳ thuộc vào tên gọi. Những trang web môi giới phổ biến nhất đó là GoDaddy.com, 1and1.com, Networks Solutions và Register.com. 3. Đưa ra một lời mời. Nếu tên miền mong muốn của bạn hiện đang do một cá nhân hay tổ chức nào đó sử dụng, bạn hãy lịch sự đề nghị mua lại nó. Tony Conrad, đồng sáng lập hãng tìm kiếm trực tuyến Sphere, đã dành hàng tháng trời để tìm kiếm chủ sở hữu tên miền Sphere.com và sau đó đã mua lại bằng tiền mặt và cổ phần. “Cổ phần là một yếu tố rất quan trọng, bởi vì nó cho phép chủ sở hữu trước đây tiếp tục gắn bó với cái tên đã từng là của mình”, Conrad cho biết. Nếu phải trả bằng tiền mặt, bạn đừng quá vung tay: con số 25.000 USD có lẽ là mức tối đa. Bước 5: Quyết định hình mẫu công ty Mục tiêu: lựa chọn một hình mẫu hoạt động và tổ chức phù hợp nhất với kế hoạch tăng trưởng của công ty trong tương lai của bạn. Mặc dù thành công trong kinh doanh hoàn toàn tuỳ thuộc vào những suy nghĩ và chiến lược hoạt động của bạn, song bạn vẫn cần một khuôn mẫu pháp lý tổ chức công ty nhất định. Cơ cấu tổ chức chính thức sẽ quyết định vị trí pháp lý của công ty và của các đồng sáng lập viên đồng thời cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng những đảm bảo rằng tiền vốn của họ được sử dụng như thế nào, theo phương thức hoạt động ra sao. Hình thức pháp lý của công ty cũng xác định nghĩa vụ về thuế cùng nhiều khuôn mẫu hoạt động khác. Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của một luật sư có kinh nghiệm về hoạt động khởi sự kinh doanh, nhiều luật sự thậm chí còn đồng ý thanh toán chậm cho đến khi bạn thu được lợi nhuận. Nếu luật sư thích kế hoạch kinh doanh của bạn, họ có thể trở thành một nguồn thông tin tư vấn quan trọng sau này. Một vài chỉ dẫn
- Loại hình công ty nào thích hợp với bạn? Có hai loại hình pháp lý quan trọng và dưới đây là những hướng dẫn giúp bạn xác định loại hình thích hợp cho mình. - Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ thích hợp nếu bạn không có các kế hoạch huy động vốn mạo hiểm hay của các nhà đầu tư chiến lược bên ngoài. Những nghĩa vụ về thuế cũng khá đơn giản. Các chức năng của loại hình này khá đầy đủ như loại hình công ty cổ phần, nhưng không có các cổ đông bên ngoài. Đây là một lựa chọn tốt cho các công ty dịch vụ chuyên môn không cần các nguồn vốn đầu tư lớn. Nó cũng có thể chuyển thành dạng công ty cổ phần đại chúng sau này. - Loại hình công ty cổ phần đại chúng dành cho các công ty quy mô từ vừa đến lớn. Nó cho phép bạn huy động vốn rộng rãi từ công chúng. Các khoản thuế phải nộp thường ở mức khá cao. (Còn tiếp)
- Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 2) Phần 2: Giai đoạn thử nghiệm sản phẩm mẫu Sau khi đảm bảo các quyền sở hữu trí tuệ thích hợp, đã đến lúc bạn bước vào hoạt động sản xuất và xây dựng sản phẩm mẫu đầu tiên. Sản phẩm mẫu là hiện thân của ý tưởng kinh doanh ban đầu và là công cụ để thu hút các nguồn lực cần thiết giúp kinh doanh tăng trưởng. Đừng nhầm lẫn sản phẩm mẫu với sản phẩm thử nghiệm sau cùng – đây là một sai lầm tai hại và rất dễ mắc phải. Hình dáng đẹp đẽ bên ngoài không phải yếu tố quan trọng. Một sản phẩm mẫu tốt bao gồm đầy đủ những tính năng trong ý tưởng của người sản xuất. Bạn hãy đưa sản phẩm mẫu cho các nhà đầu tư hay khách hàng tiềm năng - những người có thể đánh giá ý tưởng của bạn, xác định các đặc tính then chốt và hướng dẫn bạn phát triển sản phẩm. Các công cụ cần thiết trong giai đoạn này: - Phần mềm Spec-document: Omni Outliner và Microsoft Visio sẽ giúp bạn đ ơ n giản hoá việc định hình sản phẩm. - Máy chủ: bạn có thể thuê một máy chủ với mức giá vài trăm USD từ các công ty dịch vụ web hosting. - Các công cụ cộng tác: Basecamp là một ứng dụng webbased rất rẻ để chia sẻ văn bản tài liệu.
- - Dịch vụ gọi điện Voip: Skype là một ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn gọi điện trong nước và quốc tế từ chiếc máy vi tính của bạn. Bước 1: Khoanh vòng tài sản trí tuệ Mục tiêu: tránh xâm phạm những quyền sở hữu trí tuệ của người khác và bảo vệ mình. Luật sở hữu trí tuệ luôn làm bạn đau đầu trong giai đoạn khởi sự, vì vậy, chắc hẳn bạn sẽ cần đến sự hướng dẫn pháp lý của một luật sư. Khi bắt đầu chia sẻ ý tưởng kinh doanh với những người ngoài, chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Bạn nên nộp hồ sơ xin bảo vệ ý tưởng tạm thời. Mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng có hai loại chính đó là “Văn bằng bảo hộ công nghệ” và “Văn bằng bảo hộ quy trình kinh doanh”. - Văn bằng bảo hộ công nghệ: miêu tả và bảo vệ các loại thiết bị, máy móc công nghệ, hay một chương trình phần mềm nào đó. - Văn bằng bảo hộ quy trình kinh doanh: miêu tả và bảo vệ một giải pháp kiếm lợi nhuận nào đó. Amazon.com hiện đang nắm giữ loại sáng chế phương thức mua sắm one-click trực tuyến. Bước 2: Xây dựng một ban cố vấn Mục tiêu: thiết lập mạng lưới cố vấn có thể giúp bạn hiệu quả nhất. Ban cố vấn của bạn là một nhóm từ 6 đến12 người có nhiệm vụ cung cấp các ý kiến chuyên môn trong những lĩnh vực mà bạn hy vọng sẽ nhận được sự giúp đỡ để: giải quyết một khúc mắc nào đó; tạo dựng quan hệ; huy động vốn nhanh chóng hay lý tưởng nhất là cả ba. Trong giai đoạn đầu này, các thành viên ban cố vấn không chỉ là những người có thể cung cấp những nhận định, phân tích toàn diện về sản phẩm mẫu mà còn là những “cựu binh” khởi sự có thể trả lời các câu hỏi về việc điều hành một công ty còn trong trứng nước.
- Bên cạnh việc trao cho họ một lượng cổ phần nhất định (thường là 0,1 đến 1%), bạn nên đề nghị họ dành cho bạn ít nhất mỗi tháng khoảng 4-6 giờ. Nên tránh các cuộc gặp nhóm quy mô lớn, vì chúng se không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên thảo luận cụ thể với từng nhà tư vấn riêng biệt về những nhu cầu cụ thể. Lời khuyên thông thái: “Chúng tôi sẽ không thể đứng vững đến ngày nay nếu không có các nhà tư vấn chuyên môn mà chúng tôi đã nhờ cậy trong giai đoạn đầu. Mặc dù, khi khởi sự tôi đã có một đồng sáng lập viên và một CEO, họ đều là những người có khả năng giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh lúc khởi sự. Song họ không thể đương đầu với các vấn đề về thương hiệu và công nghệ. Cả ba chúng tôi đều hoàn thành phần việc của mình nhưng chưa thể gây ấn tượng với các nhà đầu tư tiềm năng. Công ty đã phải tìm đến một đội ngũ các nhà tư vấn chuyên nghiệp” – Munjal Shah, CEO và đồng sáng lập viên hãng tìm kiếm hình ảnh trực tuyến Riya, cho biết. Bước 3: Xây dựng sản phẩm mẫu Mục tiêu: đưa sản phẩm ra ngoài từ lần thử nghiệm đầu tiên Xây dựng sản phẩm mẫu là một quy trình lặp đi lặp lại. Hãy khởi động một cách đơn giản với những bản phác hoạ trên giấy hay trên Photoshop. Sau đó, bạn đưa ra cho một vài khách hàng tiềm năng xem và đón nhận ý kiến góp ý để xác định lại các thông số chi tiết cho sản phẩm mẫu. Bạn hãy thuê những hãng cung cấp dịch vụ bên ngoài nếu bạn cần đến các yếu tố chuyên môn ví như xây dựng hay mã hoá một cái gì đó, nhưng dù sao, để giảm chi phí, thì tốt nhất vẫn là “cây nhà là vườn” còn bằng không thì hãy nhờ cậy đến những nhà cung cấp ở địa phương. Bạn sẽ thu thập các dữ liệu cập nhập hàng ngày và trên cơ sở đó thường xuyên xem xét chỉnh sửa lại, vì vậy, nên tìm các nhà cung cấp dịch vụ ở càng gần càng tốt. Nên để các luật sư soạn thảo bản hợp đồng bảo mật thông tin và các điều khoản không tiết lộ, sau đó bạn đề nghị tất cả nhà cung cấp dịch vụ ký vào bản hợp đồng. Điều kiện vật chất thiết yếu:
- - Chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế: GIMP là một lựa chọn tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí so với các phần mềm khá đắt như Adobe Photoshop. - Thiết kế sản phẩm: QCad là một gói sản phẩm thiết kế mã nguồn mở, hai chiều hiệu quả. - Phần mền bổ xung: Subversion là một công cụ mã nguồn mở để theo dõi các thay đổi trong file dữ liệu hay các mã hoá. (Còn tiếp)
- Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 3) Giai đoạn ba: Phát triển sản phẩm thử nghiệm Bây giờ là thời điểm bạn phải bắt tay vào việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên để đưa ra sản phẩm thử nghiệm. Nếu với sản phẩm mẫu, ý tưởng kinh doanh của bạn lần đầu tiên được hiện thức hóa, thì việc phát triển sản phẩm thử nghiệm sẽ chính thức bước vào giai đoạn chuyển bản mẫu trên thành một sản phẩm có thể bán ra thị trường. Trọng tâm ở đây là khả năng sử dụng của sản phẩm và hình dáng thiết kế. Nhiệm vụ của bạn phải tạo ra một cái gì đó thực sự đơn giản, mạnh mẽ và hiệu quả đến mức mọi người đều mong muốn được trở thành người đầu tiên sử dụng và kiểm tra sản phẩm thử nghiệm đó.
- Khi bạn thu thập các phản hồi và bình luận, hãy tìm kiếm những yếu tố nhằm đơn giản hoá sản phẩm và đảm bảo một mức chi phí sản xuất tối thiểu, bởi điều này sẽ khó thực hiện hơn nhiều khi sản phẩm chính thức được tung ra thị trường. Những công cụ bạn sẽ cần đến: Hệ thống e-mail nội bộ: các nhà cung cấp như Message Center sẽ đảm bảo dịch vụ e-mail nội bộ với mức phí khoảng 10 USD mỗi tháng. Chắc chắn ở địa phương bạn cũng có những nhà cung cấp tương tự. Dịch vụ điện thoại: một hệ thống tổng đài nội bộ với mức giá vài trăm USD. Dịch vụ Internet băng thông rộng với mức phí không cao luôn sẵng sàng phục vụ bạn. Hệ thống thu nhập và xử l ý thông tin phản hồi: SurveyMonkey là một công cụ hiệu quả để thiết lập hệ thống câu hỏi trực tuyến và thu thập những phản hồi từ phía khách hàng. Bước 1: Bắt đầu tuyển dụng nhân sự Mục tiêu: Xây dựng một tập thể nhân viên nòng cốt Đã đến lúc bạn cần phải tuyển dụng một vài nhân viên sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Đối với phần lớn các công ty ở giai đoạn khởi sự, khó khăn lớn nhất khi tuyển nhân sự là vấn đề chuyên môn - những người có thể giúp bạn xây dựng sản phẩm thử nghiệm nhanh chóng và hiệu quả. Thứ nhất, mặc dù không nên phân biệt, nhưng tập thể nhân viên phát triển sản phẩm then chốt nên là người địa phương. Thứ hai, lòng nhiệt tình là một tài sản vô giá. bạn hãy tìm kiếm những người tràn đầy nhiệt huyết với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hãy tuyển dụng những nhân viên tốt nhất trong khả năng có thể, mức lương sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề và trình độ nhân viên. Lời khuyên: Hợp đồng bán thời gian: Những nhân viên làm hợp đồng bán thời gian có thể giúp đỡ công ty bạn rất nhiều, nhưng các nhà quản lý nên là những nhân viên lâu dài. Bạn nên quan tâm tới các tổ chức tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp ở địa phương và đề nghị họ cung cấp cho các bạn các ứng viên theo yêu cầu với một mức phí hợp lý.
- Tuyển dụng: việc tuyển dụng nhờ vào các quảng cáo trên các phương tiện truyền thông có thể rất hiệu quả, song việc tuyển dụng thông qua quan hệ sẽ đem lại kết quả nhanh chóng hơn. Nếu bạn thấy một ứng viên nào đó chưa đạt yêu cầu lắm, thì đừng vội tuyển dụng. Câu trộm: việc thu hút các nhân viên tài năng từ những đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không kém phần hấp dẫn để bổ sung vào đội ngũ nhân viên bậc trung và bậc cao của công ty. Để làm được việc này, bạn cần đưa ra những mời chào về lương thưởng hấp dẫn hơn, nhưng sự “ve vãn” hiệu quả hơn cả vẫn là cơ hội đương đầu với một thách thức hoàn toàn mới mẻ dành cho họ. Bước 2: Quy tụ một “bộ sậu” quản lý hành chính Mục tiêu: tìm các chuyên gia giúp bạn quản lý các hoạt động hành chính thường nhật để bạn có thể tập trung vào các công việc quan trọng hơn. Các công việc quản lý hành chính, kế toán, phụ trách lương thưởng và trợ cấp là khá quan trọng trong công ty. Lúc đầu, nhiều công ty khởi sự thường chỉ định một trong số các đồng sáng lập viên phụ trách quản lý sổ sách giấy tờ bằng việc sử dụng các phần mềm quản lý như QuickBooks. Điều này là phù hợp khi bạn có dưới 20 nhân viên. Nhưng khi công ty lớn mạnh, thì với một nhân viên kế toán bán thời gian hay một trợ lý hành chính sẽ hiệu quả hơn cả. Bạn nên tìm tới các tổ chức chuyên nghiệp ở địa phương để họ giúp bạn giảm nhẹ gánh nặng quản lý hành chính này từ việc quản lý lương thương, trợ cấp, nhân sự cho đến kế toán sổ sách. Bước 3: Công bố sản phẩm thử nghiệm Mục tiêu: Thu thập ý kiến để hoàn thiện sản phẩm. Thử nghiệm sản phẩm là một thử thách dường như vô tận. Đối với các công ty truyền thông trực tuyến, dịch vụ web và phần mềm, thì yếu tố “phát triển mau lẹ” (agile development) bao gồm các khâu: công bố các sản phẩm đã có đầy đủ chức năng, đề nghị người sử dụng cho biết các ý kiến và tiếp thu các đề xuất để nhanh chóng sửa đổi hay bổ sung, giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Bài học này cũng có thể ứng dụng vào các loại hình khởi sự kinh doanh khác. Các mục tiêu hữu ích không dễ gì đạt được, nhưng điều quan trọng nhất là phải thu
- thập được một số lượng lớn các phản hồi từ người sử dụng (thường qua e-mail), phân tích từng bình luận và nhanh chóng tiến hành các thay đổi cần thiết. Bạn cần nhớ rằng những nhân tố đem lại sự thành công cho một sản phẩm không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bạn cần phải tiến hành những nghiên cứu có trọng tâm, đánh giá tính hiệu quả của từng đặc tính và đặc điểm riêng lẻ. L ời khuyên thông thái “Hãy thử nghiệm với những con người thực tế. Đó là một việc rất hữu ích Bạn hãy tìm kiếm những người đang sử dụng các sản phẩm tương tự như của bạn. Hãy tìm họ trong các quán cà phê, trong thư viện hay trong các quán Internet. Hãy đưa cho họ một khoản tiền nhỏ nào đó và trong vòng 20 phút bạn sẽ nhận được một lợi ích lớn hơn thế hàng trăm lần”, Marc Heđlun, chủ tịch hãng O’Reilly Media, cho biết. Bước 4: Xem xét lại bản kế hoạch kinh doanh của bạn Mục tiêu: Chuyển tất cả những gì bạn học hỏi được từ trước đến nay thành một kế hoạch thực tế hơn. Sản phẩm mà công ty của bạn đã xây dựng để bán có thể không phải là sản phẩm cuối cùng bạn sẽ công bố trên thị trường. “Bạn sẽ phải thay đổi ý tưởng về sản phẩm của mình ít nhất ba lần trước khi chính thức công bố”, Jeff Clavier, một nhà tư vấn khởi sự kinh doanh, cho biết, “Hãy làm quen với việc này”. Bạn có thể đặt sai trọng tâm vào thị trường, hay thậm chí sai sản phẩm. Hãy cẩn thận lắng nghe, luôn tỉnh táo nhận thức và xem xét lại kế hoạch và phân tích của bạn một cách thường xuyên. Trường hợp minh họa New Image Ludicorp, công ty mẹ ban đầu của website hình ảnh trực tuyến Flickr, khởi sự với ý định phát triển các sản phẩm game multiplayer với tên gọi Game Neverending. Trong kế hoạch phát triển phần mềm, công ty đã xây dựng một công cụ cho phép mọi người chia sẻ hình ảnh và chat về chúng. Công cụ này của New Image Ludicorp ngày càng có nhiều tập thể nhân viên trong nội bộ một công ty và bạn bè của họ sử dụng, hãng nhận thấy việc cung cấp công nghệ chia sẻ hình ảnh theo một phương thức đơn nhất là một cơ hội kinh doanh tốt.
- Điều này đã dẫn tới việc ra đời của trang web Flickr cùng một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Phần mềm trò chơi Game Neverending chưa bao giờ được công bố nhưng Flickr nhanh chóng thành công rực rỡ. Năm 2005, Yahoo đã mua lại Flickr với mức giá 30 triệu USD. (Còn tiếp)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 1) Phần 1: Giai đoạn thành lập
7 p | 173 | 42
-
Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần cuối) Giai đoạn bốn: Tung sản
6 p | 127 | 20
-
Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 3)
5 p | 126 | 17
-
Nền móng vững chắc cho ngôi nhà kinh doanh (Phần 2)
4 p | 94 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn