Nền văn minh cổ Olmec bắt nguồn từ Trung Quốc?<br />
Olmec - nền văn minh cổ xưa tồn tại trong khoảng năm 1500-400 trước Công nguyên ở<br />
Trung Mỹ - chứa đựng nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Đặc biệt nhất là giả thuyết Olmec chịu<br />
ảnh hưởng bởi văn minh Trung Quốc.<br />
<br />
Vấn đề này lại một lần nữa thu hút sự chú ý khi vừa qua, một nghiên cứu cho rằng các chữ khắc<br />
cổ trên đá ở Mỹ có nhiều nét giống với chữ viết Trung Quốc cổ xưa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đầu lâu đá khổng lồ của nền văn minh Olmec. Ảnh: Reddit.com<br />
<br />
Nghi vấn nguồn gốc xuất xứ nền văn minh Olmec<br />
<br />
Olmec là nền văn minh cổ có lịch sử hình thành, phát triển đầy bí ẩn. Các sử gia tin rằng, người<br />
Olmec đã phát hiện ra cây cacao và chế biến nước uống từ hạt cacao. Hiện di vật còn sót lại của<br />
nền văn minh Olmec rất ít nhưng hết sức huyền bí. Trong số đó phải kể đến các tượng đầu đá<br />
khổng lồ nặng từ 6-50 tấn. Tương truyền, đây là cách mô tả biểu cảm khác nhau của người đàn<br />
ông khi chơi bóng đá, một trò chơi mà người thắng được cho là có quyền chặt đầu kẻ thua ở<br />
Olmec thời đó.<br />
<br />
Theo José Melgar - người phát hiện ra đầu đá đầu tiện của Olmec tại Hueyapan vào năm 1862 -<br />
đầu đá này có nhiều đặc điểm giống với chủng người Negro ở Nam Phi. Điều đó khơi mào cho<br />
giả thuyết, Olmec có xuất xứ từ châu Phi. Quan điểm này tiếp tục được nhiều nhà khoa học sau<br />
đó ủng hộ. Một số còn tuyên bố, những nghiên cứu về nhân chủng học trong các thập kỷ qua cho<br />
thấy, nhiều tộc người bản địa ở châu Mỹ có gene giống với người châu Phi cổ.<br />
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại khẳng định, nền văn minh Olmec chịu ảnh hưởng của<br />
người Trung Quốc cổ đại. Qua phân tích chiếc mặt nạ bằng ngọc bích còn sót lại của người<br />
Olmec, những nhà nghiên cứu này cho rằng, nó có phong cách nghệ thuật giống với thời kỳ nhà<br />
Thương, Trung Quốc. Vì thế, họ tin rằng, người Trung Quốc có thể đã vượt đại dương sang châu<br />
Mỹ từ thời xa xưa và có ảnh hưởng tới nền văn minh Olmec.<br />
Không những thế, gần đây John Ruskamp - một nhà nghiên cứu chữ khắc trên đá ở Illinois, Mỹ -<br />
còn tuyên bố, đã phát hiện ra các chữ tượng hình được sử dụng từ thời kỳ nhà Thương, Trung<br />
Quốc trên một số phiến đá của con đường đá bazan thuộc khu đài tưởng niệm quốc gia<br />
Petroglyph ở bang New Mexico, Mỹ.<br />
<br />
Ruskamp cho rằng, người Trung Quốc cổ đại đã phát hiện ra châu Mỹ từ năm 1.300 trước Công<br />
nguyên, tức là trước gần 2.800 năm so với chuyến thám hiểm của Christopher Columbus tới<br />
quần đảo Caribbean vào năm 1492.<br />
<br />
Nhưng quan điểm trên của John Ruskamp bị rất nhiều chuyên gia hoài nghi. Vì cho đến nay, vẫn<br />
chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng khảo cổ học nào chứng tỏ người Trung Quốc cổ đại đã xuất<br />
hiện tại châu Mỹ.<br />
<br />
“Chúng tôi không biết chắc chắn những hình ảnh được khắc trên đá này có ý nghĩa gì” - Diane<br />
Souder - đại diện cho khu đài tưởng niệm quốc gia Petroglyph nói.<br />
<br />
Điều đó khiến cuộc tranh luận về nguồn gốc thực sự của nền văn minh Olmec từ châu Phi hay<br />
Trung Quốc trong suốt hơn một thế kỷ qua cho đến nay vẫn chưa đến hồi kết. Đến nay vẫn chưa<br />
thực sự có bằng chứng nào chứng minh nguồn gốc của Olmec một cách thuyết phục. Vì thế, xuất<br />
xứ nền văn minh này vẫn chưa có đáp số cuối cùng.<br />
<br />
Thiên tai hay nội chiến đã hủy diệt Olmec?<br />
<br />
Nền văn minh Olmec không chỉ có khởi nguồn bí ẩn mà ngay cả sự kết thúc của nó cũng vô cùng<br />
kỳ lạ. Khoảng năm 400 trước Công nguyên, thành phố lớn nhất của Olmec là La Venta đột ngột<br />
biến mất. Sự biến mất này kéo theo cả sự sụp đổ của nền văn minh cổ Olmec.<br />
<br />
Đã có nhiều nghiên cứu sau đó nhằm tìm ra lời giải cho số phận bí ẩn của Olmec. Một số nhà<br />
khoa học cho rằng, vì người Olmec phụ thuộc quá nhiều vào mùa vụ nông nghiệp của một số cây<br />
trồng như ngô, đậu, bí đỏ và khoai lang.<br />
<br />
“Chế độ ăn uống của người Olmec phụ thuộc vào các cây trồng như ngô và đậu. Vì thế, họ ngày<br />
càng phụ thuộc nhiều hơn vào nông nghiệp” - Richard Diehl - một chuyên gia nghiên cứu về<br />
Olmec tại Đại học Alabama - Tuscaloosa (Mỹ) nói.<br />
<br />
Cho nên khi có sự biến đổi của khí hậu và môi trường tự nhiên, họ mất nguồn lương thực. Nhiều<br />
nhà nghiên cứu tin rằng, một vụ phun trào núi lửa hay thậm chí một vụ hạn hán lớn do quá trình<br />
bồi lấp của các dòng sông gây ra cũng có thể là nguyên nhân chính khiến người Olmec bị diệt<br />
vong.<br />
<br />
Một số công trình khác lại lý giải, nhiều khả năng Olmec bị hủy diệt do nội chiến xảy ra khi xã<br />
hội bị phân hóa tầng lớp sâu sắc. Có thể, chính thủ phủ La Venta đã đụng độ với quân nổi dậy ở<br />
các địa phương khác của Olmec. Một lượng dân số ít như Olmec lúc ấy, nếu xảy ra nội chiến<br />
khốc liệt hoàn toàn sẽ bị rơi vào tình trạng không thể hồi phục được. Thậm chí, những người<br />
khác lại cho rằng, dịch bệnh cũng có thể là nguyên nhân khiến Olmec tuyệt diệt.<br />
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học chưa có nhiều bằng chứng liên quan đến vấn đề này. Bởi vậy,<br />
các giả thuyết về sự sụp đổ của nền văn minh Olmec đều chưa có cơ sở khoa học vững chắc. Thế<br />
nên đến nay, chuyện Olmec biến mất vĩnh viễn vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời đáp. Những phỏng<br />
đoán được đưa ra để giải mã về nền văn minh này vẫn chỉ dừng lại ở giả thuyết.<br />
<br />
Đầu lâu đá khổng lồ cao từ 1-3 mét, nặng từ 6-50 tấn được xem là những di tích, công trình nghệ<br />
thuật còn sót lại nổi tiếng nhất của nền văn minh Olmec. Có người cho rằng, đây là tượng khắc<br />
của các vị tướng lĩnh, một số người tin đây là sự miêu tả đầu của các cầu thủ bóng đá lúc đó bị<br />
hành quyết, những người khác lại liên tưởng người Olmec có đặc điểm giống với người châu<br />
Phi.<br />