<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên sách: Nếu tôi biết được khi còn 20<br />
Nguyên bản tiếng Anh: What I wish I knew when I was 20<br />
Tác giả: Tina Seelig<br />
Nguời dịch: Hồng Nhật<br />
NXB: Nhà xuất bản trẻ<br />
Người gõ: picicrazy<br />
Tạo ebook: lilypham<br />
Ngày hoàn thành: 20/11/2012<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có những sai lầm rất nhiều người mắc phải – Hãy đừng như họ<br />
<br />
“Bất cứ ai muốn có một cuộc đời doanh nhân đầy mục đích và đam mê<br />
đều cần đọc cuốn sách này. Trong đó chẳng thiếu những công cụ và lời<br />
khuyên để tận dụng tối đa năng lực của mỗi con người.” – Steve Case, Chủ<br />
tịch của Revolution and the Cáe Foundation, đồng sáng lập AOL<br />
<br />
“Cuốn sách này chắc chắn không chỉ dành cho lứa tuổi đôi mươi, bởi<br />
ngay cả tôi cũng muốn biết những điều đó ngay lúc này... Thật sự Tina đã<br />
mang đến cho chúng ta một ân huệ rất lớn bằng cách vẽ cho chúng ta một<br />
con đường vào đời!” – Guy Kawasaki, đồng sáng lập Alltop, và tác giả của<br />
quyển sách Reality Check.<br />
<br />
“Tina là người biết truyền cảm hứng sáng tạo tốt nhất mà tôi từng gặp.<br />
Cuốn sách này của cô không chỉ đánh thức lý trí chúng ta, mà thật ra là cả<br />
tâm hồn chúng ta!” – Geoffrey Moore, tác giả quyển sách Crossing the<br />
Chasm.<br />
<br />
“Rất ít người cố gắng làm đủ mọi điều để nuôi dưỡng tư tưởng cách tân<br />
như Tina Seelig. Những nguyên tắc trong cuốn sách của cô chắc chắn sẽ làm<br />
bật lên nhiều ý tưởng mới mẻ. Đây thật sự là một cuốn sách rất cần thiết cho<br />
thế hệ doanh nhân mới, và cho cả những ai đã dạn dày trận mạc.” – David<br />
Kelley, nhà sáng lập của IDEO.<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1 - Mua một, tặng hai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
mà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương 2 – Rạp xiếc đảo lộn<br />
CHƯƠNG 3 – BIKINI HAY là CHẾT<br />
CHƯƠNG 4 – Vui lòng lấy ví của bạn ra<br />
CHƯƠNG 5 - Bí quyết thành công của thung lũng silicon<br />
CHƯƠNG 6 - Không đời nào... Nghề kỹ sư là dành cho con gái<br />
CHƯƠNG 7 - Biến nước chanh thành trực thăng<br />
CHƯƠNG 8 - Hãy vẽ luôn hồng tâm quanh mũi tên<br />
CHƯƠNG 9 - Phần này có thi hay không?<br />
CHƯƠNG 10 - Những tạo tác từ thực nghiệm<br />
Lời cảm ơn<br />
Giới thiệu tác giả<br />
<br />
Tina Seelig có bằng Tiến sĩ về thần kinh học tại trường Y Stanford, đồng<br />
thời là Giám đốc điều hành Chương trình kinh doanh kỹ thuật Stanford –<br />
một trung tâm hỗ trợ duy nhất của trường Kỹ thuật Stanford. Ngoài ra, bà<br />
còn tham gia giảng dạy các khóa học về khởi nghiệp và đổi mới tại khoa<br />
Khoa học Quản trị và Kỹ thuật, cũng như học viện Thiết kế Hasso Plattner,<br />
đều thuộc đại học Stanford. Bà cũng thường xuyên diễn thuyết hoặc tổ chức<br />
các hội thảo cho nhiều nhà điều hành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, và viết<br />
một số quyển sách rất nổi tiếng về khoa học dành cho cả người lớn và trẻ<br />
em.<br />
<br />
Bạn có thể liên hệ trực tuyến với Tina Seelig tại địa chỉ<br />
<br />
www.harpercollins.com/tinaseelig<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1 - Mua một, tặng hai<br />
Bạn sẽ làm gì để kiếm được tiền khi tất cả những gì bạn có chỉ là 5 đôla<br />
và hai giờ đồng hồ? Đây là một bài tập tôi giao cho sinh viên ở một trong số<br />
các lớp học tôi phụ trách tại trường đại học Stanford. Có mười bốn nhóm<br />
thực hiện và mỗi nhóm được nhận một phong bì có 5 đôla tượng trưng cho<br />
“hạt giống tài chính” của mình. Trước hết họ có thể dành bao nhiêu thời gian<br />
tùy ý cho việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, một khi đã mở bao thư thì mỗi nhóm<br />
đều chỉ có hai tiếng đồng hồ để có thể kiếm được càng nhiều tiền càng tốt.<br />
Thời hạn để hoàn thành bài tập này là từ chiều thứ Tư đến tối Chủ nhật. Sau<br />
đó, vào tối Chủ nhật, mỗi nhóm phải gửi cho tôi một văn bản kể về những gì<br />
họ đã làm, và đến thứ Hai thì mỗi nhóm có ba phút để trình bày dự án của<br />
mình với cả lớp. Từ bài tập này, bằng việc tìm kiếm các cơ hội, thách thức<br />
những quan niệm truyền thống, biết tận dụng và phân bố những nguồn lực có<br />
hạn và sức sáng tạo của mình, các sinh viên của tôi đã có được nguồn cảm<br />
hứng về việc khởi nghiệp kinh doanh.<br />
Các bạn sẽ làm gì nếu nhận được thách thức này? Khi tôi hỏi hầu hết các<br />
nhóm thực hiện, thường sẽ có người la lên: “Đi Las Vegas,” hoặc “Mua vé<br />
số.” Chúng tạo ra những trận cười lớn trong lớp. Nếu ai đó thực hiện những<br />
gợi ý này thì chắc hẳn sẽ có rủi ro nhiều hơn là nhận được một phần thưởng<br />
lớn vì cơ hội thắng rất hiếm hoi. Còn những đề xuất phổ biến tiếp theo là mở<br />
một tiệm rửa xe hoặc một quầy bán nước bằng việc sử dụng khoản tiền 5<br />
đôla để trang bị những vật dụng thiết yếu. Đây là một lựa chọn tốt cho những<br />
ai muốn kiếm một vài đồng lời từ 5 đôla có sẵn trong hai giờ đồng hồ.<br />
Nhưng hầu hết các sinh viên của tôi cuối cùng đều tìm ra những hướng đi<br />
vượt xa các giải pháp thông thường. Họ đã thách thức các giả định truyền<br />
thống để mở ra chân trời rộng lớn những điều bất khả thi, nhằm tạo ra nhiều<br />
giá trị càng tốt.<br />
Họ đã làm được điều này như thế nào? Theo quan sát của tôi, những<br />
nhóm kiếm được nhiều tiền nhất thực chất chẳng cần dùng đến 5 đôla cho<br />
trước. Họ nhận ra rằng tập trugn vào tiền làm cho vấn đề trở nên chật hẹp,<br />
nên họ quyết định tiếp cận vấn đề ở khía cạnh rộng hơn: Chúng ta có thể làm<br />
gì để kiếm tiền nếu chúng ta bắt đầu bằng hai bàn tay trắng? Họ tăng cường<br />
khả năng quan sát của mình, tận dụng các tài năng sẵn có, và mở rộng cửa<br />
cho sự sáng tạo để nhận ra vấn đề bên trong mình. Đó là những vấn đề họ đã<br />
trải qua hoặc thấy người khác gặp phải, là những vấn đề họ có thể đã gặp<br />
trước đó nhưng chưa từng nghĩ cách để giải quyết. Những vấn đề này ở đâu<br />
đó quanh ta nhưng không phải ai cũng nhận thấy chúng. Bằng việc đưa các<br />
<br />
vấn đề này ra ánh sáng và tìm cách giải quyết chúng, nhóm chiến thắng đã<br />
thu được hơn 600 đôla, với một suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI) lên đến<br />
4.000 phần trăm! Nếu bạn để ý rằng rất nhiều nhóm đã thực sự không dùng<br />
đồng quỹ nào cả, thì bạn sẽ nhận ra nguồn tài chính của họ là vô tận.<br />
Vậy họ đã làm gì? Tất cả các nhóm đều rất sáng tạo. Một nhóm đã nhận<br />
ra một vấn đề rất phổ biến ở nhiều làng đại học – người ta phải xếp hàng dài<br />
không dễ chịu chút nào ở các nhà hàng nổi tiếng vào tối thứ Bảy. Nhóm này<br />
quyết định giúp những người không muốn xếp hàng đợi đến lượt mình. Họ<br />
cặp đôi và đặt chỗ trước ở một số nhà hàng, sau đó họ bán mỗi chỗ với giá<br />
lên đến 20 đôla cho những khách hàng sẵn lòng mua để không cần phải đợi<br />
trong hàng dài.<br />
Trong suốt đêm thực hiện dự án ở nhà hàng thì nhóm này lại quan sát<br />
thấy được một số chi tiết thú vị khác. Trước hết, họ nhận ra rằng các sinh<br />
viên nữ bán được chỗ đặt trước giỏi hơn sinh viên nam, có lẽ vì khách hàng<br />
cảm thấy dễ chịu hơn khi tiếp xúc với những cô gái trẻ. Vì thế họ điều chỉnh<br />
kế hoạch cho các sinh viên nam đi vòng quanh đặt chỗ trước ở nhiều nhà<br />
hàng khác nhau, còn các sinh viên nữ thì đi tìm các khách hàng để bán<br />
những chỗ đó. Họ cũng nhận thấy rằng cả quá trình thực hiện có hiệu quả tốt<br />
nhất ở những nhà hàng phát máy nhắn tin báo rung để cho khách hàng biết<br />
khi nào bàn ăn sẵn sàng. Việc trực tiếp trao đổi máy nhắn tin làm cho khách<br />
hàng cảm thấy như thể họ đang bỏ tiền ra để nhận được thứ gì đó hữu hình.<br />
Họ cảm thấy dễ chịu hơn khi đưa tiền và máy nhắn tin của họ để đổi lấy<br />
chiếc máy nhắn tin mới. Điều này còn có một lợi ích khác – sau đó nhóm có<br />
thể bán những chiếc máy nhắn tin mới có được khi gần đến thời điểm đặt<br />
chỗ của chúng.<br />
Một đội khác tiếp cận vấn đề ở khía cạnh còn đơn giản hơn. Họ mở một<br />
tiệm sửa xe cung cấp dịch vụ kiểm tra áp suất lóp xe đạp miễn phí trước khu<br />
vực hội sinh viên. Nếu cần họ sẽ bơm bánh xe với giá 1 đôla. Ban đầu nhóm<br />
này nghĩ rằng họ đang lợi dụng các bạn sinh viên, trong khi họ có thể dễ<br />
dàng đến một trạm xăng gần đó để bơm xe miễn phí. Nhưng sau khi cung<br />
cấp dịch vụ này cho vài khách hàng đầu tiên, nhóm thực hiện dự án nhận ra<br />
rằng những khách hàng của họ thật sự rất biết ơn. Họ nhanh chóng hiểu ra<br />
rằng mình đang cung cấp một dịch vụ tiện dụng và có ích, mặc dù công việc<br />
thực chất rất đơn giản với nhóm sinh viên, và ngay cả khi các khách hàng đi<br />
xe đạp của họ có thể đến trạm xắng ngay gần đó để bơm xe miễn phí. Sau<br />
một giờ đồng hồ, nhóm này nảy ra ý tưorng yêu cầu khách hàng đóng góp<br />
tình nguyện thay vì phải trả một giá nhất định cho dịch vụ. Từ đó doanh thu<br />
của nhóm không ngừng tăng lên. Họ nhận được nhiều tiền hơn khi các khách<br />
hàng có cảm giác biết ơn và đền đáp cho một dịch vụ miễn phí chứ không<br />
nghĩ mình bị buộc phải trả tiền cho dịch vụ đó. Đối với nhóm sinh viên này,<br />
<br />