YOMEDIA
ADSENSE
ngã rẽ đường đời (quyển 1)
29
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
ngã rẽ đường đời (quyển 1) trình bày những kỷ niệm về những người lính và những bạn học đồng môn. tưởng nhớ hương hồn các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống mỹ trên tuyến đường mòn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ngã rẽ đường đời (quyển 1)
- NGUYỄN ĐỨC BẢO * NGÃ RẼ ĐƯỜNG ĐỜI Quyển 1 Từ nhà trường đến Chiến Trường * Kỷ niệm về những người lính những bạn học đồng môn Tưởng nhớ hương hồn các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ trên tuyến đường mòn HỒ CHÍ MINH * TG: 0166 874 3008 1
- LỜI NÓI ĐẦU * Nếu như không có một cuộc chiến tranh nào cả và…Không có những “ Ngã Rẽ Đường Đời’’ thì những cô, những cậu học trò của những năm 62, 63 và sau này, họ sẽ được học hành thành đạt, sẽ trở thành những người có tri thức, đóng góp được nhiều công lao bổ ích cho quê hương, đất nước, song do thời thế....Một cuộc chiến tranh tàn bạo nhất trong lịch sử ( Của thế kỷ 20 ) đã sảy ra, và họ, những cô, những cậu học trò ngày ấy, đã phải xếp bút nghiên cần súng ra trận, để rồi có người hy sinh, thân sác phải gửi lại trên xa trường. Có người đã bị mất đi một phần cơ thể, có người được trở về khỏe mạnh, lấy vợ, sinh con, nhưng con cái của họ lại giống như loài vật vô tri, vô giác, bởi bản thân người cha, đã bị ngấm nhiều chất độc da cam. Cũng có người trông bề ngoài tinh tươm lành lặn, nhưng trong nội tâm lại phải mang nhiều nỗi khuất oan thua thiệt Hiện tại, chiến tranh đã đi qua trên non thế kỷ. Mọi dấu vết đã được người đương thời và lớp hậu sinh dần dần xóa đi, dù cho khi xưa nơi ấy tít tắp là bãi mìn, túi bom, hoặc dày đặc, 2
- chi chít những mảnh đạn của pháo bầy các loại. Ở những nơi ấy, ngày nay người ta đã xây lên những nhà máy, xí nghiệp sầm uất, nguy nga, những khu chung cư cao chín, mười tầng, hoặc là những khu du lịch xanh, đẹp tráng lệ, ngày đêm tấp nập kẻ vào người ra. Những cô, những cậu học trò khi xưa, đã đi qua một thời trận mạc, nay trở về đời thường, có cuộc sống yên bình, nhưng những kỷ niệm của một thời chiến tranh, một thời ra trận, thì vẫn in sâu trong tâm thức chưa bao giờ tĩnh lặng Nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ về một thời tuổi hoa, và nhớ lại những câu chuyện đã chót để thương để nhớ trong suốt chiều dài cuộc chiến, cùng những gian khổ, mất mát hy sinh của một thời làm lính, một thời khó khăn, thiếu thốn sau cuộc chiến tranh, cùng những lận đận mưu sinh bươn trải đời thường. Dù cho thời gian và công việc có thể lãng quên trong khoảnh khắc, Nhưng mỗi khi có dịp nhớ lại, nó vẫn hiện diện như ngày hôm qua Các bạn cùng thời, hãy nhớ lại để chung vui với những kỷ niệm xưa, kỷ niệm của một thời trẻ trai hào hùng Sẻ dọc Trường Sơn Một thời chiến tranh, một thời ra trận, một thời cống hiến trọn tuổi thanh xuân để đổi lại sự yên bình, non sông thống nhất và sẽ thấy mình như vẫn còn 3
- được trẻ mãi ở lứa tuổi hai mươi! Và hơn thế nữa, rất mong được các bạn đọc gần xa cảm nhận và có một đôi lời chia sẻ. TÁC GỈA LỜI TỰA * “ Ngã Rẽ Đường Đời’’ Của Nguyễn Đức Bảo khác với những tác phẩm không đi vào chủ đề “Tôi” Tác phẩm “ Ngã Rẽ…” đó cũng khác với kiểu loại tác phẩm như “ Mẫn và Tôi ” của Phan Tứ cùng viết về tôi ở những năm Chiến tranh chống Mỹ, nhưng lại để một nhân vật khác xen vào, luôn luôn song hành với “ Tôi ” “ Ngã Rẽ Đường Đời ’’ lấy tôi là nhân vật số một “ Tôi ” tức là tác giả trong quan hệ biện chứng với mọi môi trường. Tác giả viết “ Ký Sự Tiểu Thuyết ” là ghi lại sự việc để “ Kỷ Niệm Về Những Người Bạn, tưởng nhớ hương hồn các liệt sỹ ” đã gắn bó với “ Tôi ” và họ đã hy sinh trên tuyến đường mòn ở Trường Sơn. Đó là những câu chuyện “ Nhớ lại về những kỷ niệm xưa, nhớ lại những gian khổ, mất mát hy sinh của một thời trai trẻ ” Thế nên tính “ Chuyện ’’ tính “ Hồi Ức ’’ của tác phẩm là chủ yếu với “ Tôi ” ở 4
- ngôi thứ nhất, quán xuyến. Vậy đây là một tác phẩm tự truyện như kiểu loại Ba Thiên Tự Truyện “ Thời Thơ Ấu ” “ Kiếm Sống” “ Những Trường Đại Học Của Tôi ” mà M.X.P GorKy, người khai sinh ra nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Nga đã sang tác. Nó cũng chân thật mang tính hồi ký văn học như tác phẩm “ Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng” viết về tuổi trẻ cay đắng để trưởng thành của chính bản thân tác giả. Nhưng có điều khác căn bản hơn là tác phẩm của Nguyễn Đức Bảo viết về thời binh lửa mà tác giả lại chính là một lính chiến dày dạn đã đi qua một phần ba thế kỷ ( Như anh đã cho biết ) vậy thời gian, không gian ở đây rộng lớn hơn “ Những ngày thơ ấu ” nhiều hơn. Nên tác phẩm hoành tráng, kể cả khi viết về cái bi thảm, cái đau rộng lớn của một thời trước những di hại của một cuộc chiến tranh Nguyễn Đức Bảo viết tác phẩm này không phải là theo đơn đặt hàng của một cá nhân, một nhóm người, hay một tập thể quyền uy, mà là do sự thôi thúc tự nhiên từ bầu nhiệt huyết của mình trước tình trạng “ Dấu vết của cuộc chiến tranh đang được người đương thời và lớp hậu sinh dần dần xoá đi, dù cho ngày xưa nơi ấy là bãi mìn, túi bom, hoặc dày đặc, chi chít những mảnh đạn của pháo bầy các loại…Về người lính và những vết thương cũng đã lên da, kín miệng, nhìn 5
- bề ngoài cuộc sống đã yên bình, nhưng còn những kỷ niệm của một thời chiến tranh, và việc lận đận mưu sinh sau thời hậu chiến vẫn in sâu trong tâm thức thì chưa khi nào tĩnh lặng ”…và “ Dù cho thời gian và công việc có thể lãng quên trong khoảnh khắc, nhưng mỗi khi có dịp nhớ lại, nó vẫn hiện diện như ngày hôm qua ” như tác giả đã thốt lên Thời gian từ cuối thế kỷ xx đến nay, bắt đầu từ những việc “ Cần làm ngay ”….“ Tự cởi trói ” đất nước đã đổi mới, với nền kinh tế thị trường, cùng chủ nghĩa hiện sinh và những luồng gió Âu, Á tràn vào. Vậy nên đã hết cái thời văn học chỉ minh hoạ, tụng ca, mô phỏng theo một ý chí sắp đặt, và đã hết rồi thời né tránh cái tôi hay để cho cái riêng, cái tôi hoà tan trong cái chúng ta, cái chung. Do đó văn học có thể đi sâu hoặc thể hiện cái tôi như trên đã nói, làm cho cá tính, bản sắc riêng của nhà văn càng đậm đặc. Nhà văn không còn sợ nếu nói đến buồn. đến đau khổ thì bị quy chụp, không ngại khi nói đến tình yêu riêng tư. Đó là nguyên nhân dẫn đến thành công của tác phẩm này, một phong cách hiện thực phê phán ( Chứ không phải chỉ là những hiện thực có cánh nào khác…) sống dậy trong đó. Nhờ đó mà tác phẩm viết khá mạnh dạn, trung thực về chiến tranh, về tình yêu, tình bạn, về tình hình thời sự của đất nước thủa ấy và những vấn đề bức xúc 6
- về lý lịch, về Trí, Phú, Địa, Hào, đã vận dụng hẹp hòi, giáo điều, máy móc ở các địa phương để gây khó khăn cho gia đình, cho bản thân tác giả, cũng như bè bạn của anh. Về chiến tranh: Một cuộc chiến tranh được mệnh danh là “ Chống Mỹ cứu nước ” mà tình hình cũng rất phức tạp với bao quan hệ chồng chéo, khác hẳn các cuộc chiến chống ngoại xâm của tổ tiên ta ngày xưa. Các cuộc chiến tranh chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh…Của tổ tiên ta xưa là do các anh hùng cứu quốc, hoặc các vương triều lãnh đạo với sự ủng hộ của toàn quân, toàn dân đối đầu với một bên là kẻ xâm lược. Các chính quyền chống ngoại xâm đó không nhờ vào vũ khí ngoại, không dựa vào ngoại để chống ngoại. Có bọn được gọi là tay sai ngoại như Trần Ích Tắc, Lương Nhữ Hốt…Chỉ là một bộ phận nhỏ chạy theo quân giặc, nếu so với gần như toàn quân, toàn dân ủng hộ chính quyền chống xâm lược, cứu nước. Bọn tay sai đó không có chính quyền Việt ăn đến các cấp cơ sở trong nước. Còn cuộc chiến vừa qua của nước ta diễn ra trong điều kiện phe xã hội chủ nghĩa chưa bị xoá, với vị trí tiền đồn của nước ta ( Như có người đã nói ) nên các cường quốc cùng phe như Liên Xô, Trung Quốc…hết lòng ủng hộ chống Mỹ. Còn từ vĩ tuyến 17 trở vào đã tồn tại một chính quyền Việt ăn đến các cấp cơ sở, với quân 7
- số tính đến hàng triệu. Chính quyền gọi là tay sai, là Nguỵ đó cũng có bàu cử, có quốc hội, có pháp luật, được Mỹ và các nước đồng minh công nhận…Trong hoàn cảnh đối đầu ấy, thì vũ khí nước ngoài cực kỳ hiện đại, tối tân, cố vấn hay nhân viên quân sự nước ngoài từ các phía do thế mà dồn vào, nên khủng khiếp hơn tất cả các cuộc chiến tranh từ trước đến nay ở nước ta. Do thế, tác giả Nguyễn Đức Bảo viết rất có lý khi anh “ Nhìn lại tổng thể của một cuộc chiến tranh…” bằng hình tượng “ Như có một trận cuồng phong dữ dội, như là một đợt sóng thần tàn phá, huỷ diệt đã cướp đi sinh mạng của những con người đang ở độ tuổi thanh xuân, thui chột mầm sống của biết bao thế hệ vẫn còn tồn tại trên đời, đang sống vất vưởng, còm cõi, vật vờ như những xác chết chưa chôn ” Trong tác phẩm có nhiều minh chứng về sự thực ấy. Những minh chứng sâu sắc nhất, cảm động nhất, gây ấn tượng nhiều nhất là tác phẩm đã nêu lên, mô tả toàn cảnh cuộc sống của ba chị em nhà Thu Thuỷ, Thu Trang và Thu Hương, cùng những trắc trở đường đời của người lính một thời ra trận.. “ Muốn lảng tránh cũng đâu có được” và càng công bẳng, càng thực tế nữa khi tác giả khẳng định về những thiệt thòi của nhân dân và binh lính phía bên kia trận tuyến đang chịu những tổn thất, đau thương, hy sinh, mất mát, nhưng cũng mong 8
- muốn “ Đất nước Việt Nam được thống nhất ” Cũng thêm cảm động hơn khi tác phẩm có những đoạn văn đáng nhớ về cách “ Chôn cất kẻ thù ” … “ Cùng là người Việt của chúng ta ” Sâu sắc biết bao nhiêu, nhân hậu biết bao nhiêu, khi tác giả nhắc đến hai tiếng “ Đồng Bào ” Chưa thể đủ để cho rằng đây là cuốn “ Toàn thư ” về lính chiến ở thời gọi là “ Chống Mỹ ” Nhưng rõ rang tác phẩm đã cung cấp cho độc giả những nguồn tư liệu thật phong phú, thật quý báu về người lính thời này. Chẳng hạn tác phẩm nói về lính chuyển quân ở Trường Sơn, ở Lào và lính từ miền Nam ra Bắc ra sao. Những sinh hoạt dọc đường nơi trú quân và chiến đấu, cảnh bộ đội nhận thư nhà, viết thư, giao thiệp với dân, theo dõi thời sự đất nước, đón tết, ăn tết thời chiến, kể chuyện, tâm tình với nhau, kể cả việc đi săm đêm và…bắn cọp…đều được mô tả tỷ mỷ. Có những trang nói về việc học tập tấm gương đồng chí Lôi Phong ( Chiến sỹ quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ) đã hé thấy một cái nhìn sâu sắc về người bạn phương Bắc ngay ở giai đoạn hữu nghị mặn mà. Đặc biệt là những trang viết về con đường Trường Sơn, con đường huyền thoại và chân thật, vùa huyền diệu, đã mang tính du lịch, lại thể hiện sự khám phá hiện thực mà không thiếu chất lãng mạn. Thật là đẹp đẽ khi ta đọc những trang thuật tả về các loài hoa 9
- Phong Lan, tác giả phải thốt lên “ Nếu không phải là đang lúc chiến tranh, thì đây đúng là một cuộc du Sơn ngoạn Thuỷ ”…Hẳn cũng có lý Về tình yêu, tình bạn: Tác giả nhắc đi, nhắc lại và có nhiều đoạn văn thuật tả hay kể về những người bạn gắn bó với mình từ thủa học trò tới trưởng thành như các bạn – Chương, Kỷ. Hữu Đang, và hai người bạn gái mến thân – Thu Thuỷ, Phương Liên…Đó là những người thật, nói cách khác là những nhân chứng một thời đã mất hoặc đang còn ở thị xã Sơn Tây hiện nay. Những nhân vật ấy được tác giả dàn dựng theo hai hướng: Viết hoàn toàn đúng với sự thật, hoặc có thể trên nền sự thật mà thêm bớt viết uyển chuyển hơn, dù có chất hư cấu mà vẫn đúng với lô gich nội tại, phát triển hợp lý. Đặc biệt với các nhân vật như Thu Thuỷ, Phương Liên vừa là tình bạn, vừa là tình yêu. Ở Thu Thuỷ tình yêu nhiều hơn, còn ở Phương Liên tình bạn nhiều hơn. Biết bao thô kệch, ngây thơ của tuổi học trò, biết bao duyên dáng, dí dỏm, giận hờn, khổ đau, ghen tuông toát ra từ những mối tình “ Già trẻ con, non người lớn ” của một thời cắp sách. Trong đó ngòi bút tả tình đầy năng lực của tác giả đã tỏ rõ ở những trang nói về ba người tình ở đền Hùng, đến với giếng thờ hai người con gái tuyệt sắc của Hùng Duệ Vương, hay những trang viết về cuộc tiễn đưa ở bến xe thị xã Sơn Tây, Việc Phương Liên đến 10
- thăm tác giả khi mới vừa nhập ngũ, và cuộc hạnh ngộ với Phương Liên lần cuối ở bến đợi xe dốc Phùng huyện Đan Phượng…Thật là hấp dẫn, thật là thương buồn. Các bản tình ca dang dở mà diễm lệ đó lại được điểm xuyết thêm một bản tình ca dang dở nữa trên con đường quân ngũ tại xã Diễm Sơn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh của tác giả với o Miên. Nghệ thuật tả tình ( Kể cả tả việc làm tình ) cũng chân thật, tự nhiên, vừa sôi sục, vừa sâu lắng của anh. Thể hiện ở đây câu thơ nổi tiếng của Hồ Zếnh hẳn là có thể vận dụng vào những mối tình xi mê ngày ấy “ Tình chỉ đẹp nhưng khi còn dang dở” Câu thơ tuyệt tác ấy, cũng có thể an ủi cho tác giả được một phần nào, và cho chính tất cả những người trong cuộc Tình dừng, bài tựa cũng xin dừng, nhưng dư âm, hình bóng của nó vẫn như còn văng vẳng, phảng phất đâu đây, trong đó còn vang vọng tình bạn. Nó như đang hồi tưởng về “ Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy ” đã và đang hằn sâu mãi mãi trong ký ức về cuộc hạnh ngộ thủa đầu đời của ba người bạn thân trong đêm ngủ ( Học trò đi lao động giúp dân ) tại xã Phương Độ, ngoại thị xã Sơn Tây gồm tác giả sách này, tác giả bài tựa này và anh bạn chí thân Lê Văn Chương ( Tức Lê Văn Chung ) một nhân vật trong sách. Trong đêm ấy 11
- tác giả Nguyễn Đức Bảo đã kể chuyện Tây Du Ký nói về những mưu ma chước quỷ của bọn đội lốt người, đâu trâu mặt ngựa yêu tinh Dù Nguyễn Đức Bảo là người có năng lực về văn chương, Năng lực ấy đã tỏ rõ ngay ở năng khiếu hồi anh cùng học với tôi ở trường Phùng Hưng B ( Nay là trường Ngô Quyền ) thị xã Sơn Tây. Dù “ Ngã rẽ Đường Đời ” của anh có những giá trị ( Như trên đã bàn ) nhưng làm sao được, có thể còn có những “ Ngã Rẽ ” bất ngờ nào khác, nên hẳn là việc viết lách và nhất là việc in ấn tác phẩm này cũng gian khổ như con đường xa lắc Tây Du ? Tôi rất mong tác phẩm của bạn tôi sớm được in ấn, và được nhiều người biết tới đúng với tâm, với tầm của nó. Xin trân trọng giới thiệu “ Ngã Rẽ Đường Đời ” với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước Ngày sáp bước vào xuân Mậu Tuất Tiến sĩ Đinh Công Vỹ PHẦN THỨ NHẤT TUỔI HOA CÙNG NGÃ RẼ ĐƯỜNG ĐỜI @ 1 12
- Tiết trời tháng chạp rét lạnh, giá buốt, lại luôn có từng đợt gió mùa đông bắc, kèm theo là những cơn mưa phùn ẩm ướt. Đêm nào cũng vậy, tôi học bài rất khuya, đi ngủ muộn. Nằm trong ổ rơm, đắp tấm chăn chiên phủ kín chùm đầu, ngủ say mê mết. Gần sáng, có hôm thì mẹ, hôm thì bà nội phải đánh thức tôi dậy sửa soạn sách vở, ăn sáng rồi đi học ngay. Ở làng cũng có vài ba đứa đi học cùng, song vì đường xa, đằm mình trong giá lạnh, chúng lười, ngại, nên đã bỏ học ngay từ đầu mùa đông. Tôi phải đi một mình, không có bạn, chán ơi là chán, nhưng cha tôi không cho phép lơ là. Ông luôn khuyên – Đời bố đã khổ, không được học hành, các anh chị phải ở nhà phụ giúp cha mẹ. Con phải cố gắng mà học, có công mài sắt, ắt có ngày nêm kim con ạ! Nghe lời cha, tôi luôn chăm chỉ, nhưng cứ nghĩ đến đoạn đường phải đi học xa mà hốt. Làng Hiệp Lực của tôi ở dưới chân núi Ba Vì, đất rộng, người thưa. Từ xa xưa không có trường công lập. Trẻ con muốn học chữ, dân làng phải góp tiền của thuê thầy giáo từ miền suôi lên dạy. Người nào cũng chăm chỉ học chữ, nhưng khi đã đạt được đến trình độ đọc thông, viết thạo là thôi, bởi muốn học lên cao thì phải suôi về tận thị xã. Người nhà quê, phần lớn phận nghèo, có 13
- muốn, cũng đành phải chịu, bởi miếng cơm, manh áo hàng ngày mới là điều quan trọng Gia đình nhà tôi cũng chỉ ở vào bậc trung, nhưng cha tôi lại muốn cho con học hành thành đạt, hơn người, nên ông đã dành hết kỳ vọng vào đứa con có ý thông minh hơn các anh, các chị. Bởi vậy tôi mới được cả gia đình cưng chiều, cho ăn học, những mong kiếm được một chút vinh danh cho quê hương, dòng họ, nhưng vì chiến tranh loạn lạc, nên việc học hành của tôi cũng có năm được, năm bỏ. Mãi sau ngày hoà bình, mới được đi học lại…Khi đến tuổi trưởng thành, đất nước loạn ly, lại phải buông bút nghiên để vào quân ngũ. Dòng dã gần hai mươi năm gắn kết cuộc đời binh nghiệp, hứng chịu biết bao gian khổ, hy sinh, buồn vui, thiệt thòi, trắc trở. Song ở tôi – cậu khóa nhà quê đã làm tròn bổn phận của người con trai thời loạn… * Đường đời của riêng tôi cũng thật mô mấp, gập ghềnh. Chí muốn vươn cao, mong có một chút danh thơm thể hiện với đời. Cố học thành tài, để đền đáp công ơn cha mẹ, bởi vậy dù có ở vùng núi xa xôi, lắt lẻo đường đi lối lại, một thiếu niên nhà quê như tôi vẫn cơm nắn, gạo đùm, sớm khuya chuyên tâm việc học. Vào đầu những năm đất nước hòa bình, ở quê không có cấp hai, nên lần đầu tiên, tôi phải ra 14
- theo học ở thị xã Sơn Tây. ( Trường tư thục Nguyễn Du. Sau này sát nhập với trường Phùng Hưng B, thành trường cấp 2 Ngô Quyền. Phùng Hưng A, là trường công lập ) Đường từ quê ra thị xã chừng mười bốn, mười lăm cây số, phải đi bộ. Thời gian đầu, chưa tìm được nhà trọ, tôi cứ phải lẽo đẽo đi về trong ngày. Không biết bà và mẹ dậy nấu cơm từ lúc nào, nhưng cứ vào cữ gà gáy canh cuối, ( ngày ấy ở nông thôn không nhà nào có đồng hồ) lại gọi con dậy ăn cơm, rồi chuẩn bị sách vở đi ngay. Những hôm sáng trăng thì nhìn rõ mặt đường, còn những hôm khác, trời chỉ sáng nhờ nhờ, tôi cứ bập bõm, lặng lẽ đi trong đêm vắng. Cũng sợ, nên phải thủ sẵn cây gậy cầm tay. Nhiều hôm gặp cáo cầy chạy ngang qua đường, bất chợt, giật nảy mình, lặng đi vì hoảng hốt, nhưng sau một vài lần như vậy, mãi cũng nên quen . Các bạn!.....Một cậu bé nhà quê mới hơn mười tuổi, chưa hẳn là người lớn cứ mải miết một mình đi trong đêm vắng, lo sợ lắm chứ, nhưng vì việc học, nên phải quyết tâm vượt qua mọi thử thách cho bản thân mình. Nghĩ lại, ước muốn học để thành tài cũng đâu có dễ. Để ngơ đi, cứ phái luôn miệng lẩm nhẩm ôn lại bài học thuộc lòng để quên đi quãng đường xa vắng, chưa có một bóng dáng người nào qua lại. 15
- Ra đến ngã ba làng Mỗ, mới nghe đài tiếng nói Việt Nam, mở nhạc và hô bài tập thể dục … một…hai…Đi tiếp đến cống Ba Quân (bên ngoài lề đường, sát sân vận động, nước cống trong hào chảy thẳng ra lòng sông Tích ). Tôi giả vờ xuống hào khoắng nước rửa chân, nhưng thực tình là để cất giấu cây gậy và đôi dép quai ngang, treo ép mé trên thành cống (dép được làm bằng da trâu, hoặc lốp xe đạp phế thải cắt ra, có một quai ôm gọn lấy mu bàn chân và một khuy để lồng, cài vào ngón trỏ. Dép này của các bà, các chị mua đeo để đi chợ. Đàn ông con trai ít khi dùng đến. Dép này tôi mượn của mẹ để đi đường xa cho đỡ đău chân. Nó giống hệt dép mo nang của trẻ con nhà quê đeo nghịch)… Các bạn trẻ !...Đọc đến đây, hẳn có bạn cho rằng tôi đang kể chuyện tiếu lâm, nhưng đúng là như vậy. Vào những năm sau giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhà nước ta đang có chủ trương – hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế nên cả nhà nước và người dân ta còn nghèo quá lắm. Ngày nay các bạn đi học, có đầy đủ quần áo đẹp, dày nọ, dép kia. Một bước đi, cũng dùng xe máy, xe đạp. Nhưng ở thời buổi ấy, con em học sinh nhà nghèo ở thị xã và đa phần ở các vùng nông thôn, cắp sách đến trường, cũng chỉ có quần nâu áo vải – có khi còn mặc cả quần áo vá. Hàng ngày đều 16
- phải cuốc bộ và đi chân không, chân đất, mà vẫn chuyên cần học tập không mảy may đòi hỏi. Tự mình cũng phải thích nghi, rèn luyện cho quen Cứ như vậy, tôi phải dài chân đi bộ mất hơn một năm, sau đó dò hỏi và được trọ học cùng các bạn quê ở vùng xuôi. Hàng tuần mới phải về gia đình một lượt. Ngày trước đi bộ hàng đêm thấy sợ, nay được đi ban ngày cũng chẳng yên tâm. Bởi có nhiều đoạn đường vắng vẻ hoang sơ. Nhất là đoạn từ nông trường Việt Phi đến miếu Ba Cô, giáp với làng Mỗ Cả một quãng đường dài thỉnh thoảng mới có một ngôi quán lợp gianh, bán kẹo nước cho khách qua đường, nhưng cũng chỉ ngồi có nửa ngày, còn khách vắng, nên buổi chiều thường là nghỉ. Quãng đường dài mênh mông, toàn là đồi hoang. Duy nhất một thứ cỏ lông mọc xen với cây sim, cây muôm um tùm, vắng teo, vắng ngắt. Đứng trên cao, nhìn con đường ngoằn nghèo, lên xuống, đỏ quạch giữa đồi hoang. Đi bộ thì leo dốc mỏi chân, đi xe đạp hầu như phải dắt bộ, đố ai dám bạo phổi mà lao xuống mấy con dốc thăm thẳm đầy “ổ gà, ô trâu”. Sáng và chi ̉ ều chỉ có hai chuyến ô tô khách vừa đi, vừa về. Đường vắng, không có cây to, không có nhà ở, vậy nên vào những buổi trưa thanh vắng, hoặc chiều tối nhá nhem, không ai dám đi qua cầu Đá Bạc, phần vắng vẻ hoang sơ, phần lo gặp cướp đường. 17
- Là học trò, chẳng có gì để mất, song tôi cũng sợ, tránh trước là hơn, mỗi lần ra tỉnh học, có đem theo hai đon củi nhỏ, một bọc gạo và lọ muối vừng. Đi qua các làng Xuân Khanh, Văn khê, Nhân lý, qua thôn Vân Gia để vào Thị xã. Đường quanh co, nhưng được đi trong làng nên cũng yên tâm. * So với các bạn cùng trang lứa, tôi không được bằng người. Đương thì, nhưng mảnh mai như con gái.Tính hiền, ít nói, học chăm, vẽ đẹp, có năng khiếu học văn, hầu như bài văn nào chấm xong cũng được thầy giáo đọc bình trước lớp. Ở lớp, tôi chơi thân với nhiều bạn, nhưng thân hơn cả là Đinh Công Kỷ giỏi sử, Lê văn Chương giỏi Toán, và Nguyễn hữu Đang rất giỏi trung văn. Cả ba thường bổ xung văn bài cho nhau, chẳng mấy khi xa vắng trong ngày. Hồi ấy, bọn bạn trong lớp giữa trai và gái như người khác xứ. Dè dặt, lạnh lùng. Chả thế mà trước mặt bọn con gái, thằng trai nào bẻm mép nhất cũng phải ngậm miệng như cóc. Trong lớp, một vài đứa đã có vợ và có con. Thằng Hưởng ở Sơn Đông có một con, thằng Dĩnh ở Vĩnh Tường Vĩnh Phúc – bên kia sông có vợ chưa có con, mỗi lần mang gạo sang cho chồng ăn 18
- học, cậu chàng đều phải nói dối “ Nó là em gái tớ ” Bọn con trai, con gái trong lớp, chúng nhu mì như bụt cả. Các thầy cô nhìn lướt qua “mặt bằng dân sự” thật hết chê. Nhưng cái “ mặt bằng dân sự” ấy nó chỉ được nửa năm đầu, càng về cuối năm học nó càng lúng liếng như mặt nước trong hồ, mà đã là hồ thì hồ nào chả có sóng. Nhỏ thì lăn tăn, to thì vỗ ì oạp, có phẳng lặng được bao giờ, với lại, trâu bò ở với nhau lâu ngày lạ cũng nên quen, huống hồ đây lại là con người. Các cô tú, cậu tú ở vào cái tuổi trăng náu, trăng tròn, trăng xế, bảo chúng phải làm phật sống với nhau, thì e rất chi là huyền thoại. Bản tính tôi hiền lành nhút nhát, nhưng khéo tay hay làm. Các bạn ở lớp ai cũng cảm mến. Trong giao tiếp tôi luôn nói nhẹ, đi khẽ không làm mất lòng ai, kể cả Long gàn, một thằng bạn đầu bò nhất lớp, khi gặp, nói chuyện cũng tỏ ra dư thừa lịch sự. Bọn con gái tuổi sàn sàn như nhau, út nhất là Phương Liên mười sáu tuổi rưỡi, nhiều nhất là nàng Tuất đen mười tám tuổi, sở dĩ có tên đen vì cô nàng vừa to cao, vừa sứt một chiếc răng cửa, vừa đen, lại vừa nói ngọng nên thường bị bọn con trai tròng dai. Nhớ ngày còn học ở cấp hai. Lúc bấy giờ cả thị xã và các công sở nơi nào có điều 19
- kiện đều tổ chức học nhảy “van” hay còn gọi là “ vũ điệu quốc tế ” Trong nhà trường ở lứa tuổi thanh niên ( từ mười lăm ) đều phải đi tập. Mỗi tuần học một buổi, địa điểm học tại nhà hát thị xã. Hướng dẫn là các thầy cô giáo của trường và một cố vấn của thị Đoàn. Buổi đầu tiên đi tập nhảy, thầy Ninh giáo viên văn thể của trường cho nam nữ tập riêng. Khi thấy đạt yêu cầu mới ghép từng đôi nhảy chung. Xem ra cũng chẳng có gì khó cả. Từng đôi xếp thành hàng. Tay nắm chặt tay. Nam tay phải, nữ tay trái giơ cao ngang vai. Tay phải nữ đặt trên vai trái nam, còn tay trái nam đặt nhẹ eo phải bạn gái. Nhạc hiệu bằng trống và mồm. Thầy Ninh tay gõ nhịp trống Thùm, chát, chát, chát, thùm, chát, chát, chát có lúc lại đếm một…hai...ba...bốn này. Nhưng mà…mặc thầy gõ trống mỏi tay, la khản cả cổ, còn lũ trò yêu của thầy hình như điếc cả, chúng có đi đúng đường đúng lối chi mô. Bời vì: Trời ạ! Cho nhảy riêng thì điệu đàng, còn nhảy chung từng đôi nam nữ như vầy thì ngượng quá đi thôi. Hai đứa đứng sát bên nhau, nhưng có ai dám dòm mặt ai đâu. Thằng trai thì đếm ngói trên mái, còn đứa gái lại tìm người quen ngoài phố. Mặt cô, mặt cậu nào cũng chín đỏ như tôm luộc, thẹn ơi là thẹn. Thẹn đến lạnh toát cả người, song có lúc cũng no cười, tức 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn