intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngân hàng câu hỏi HKI môn Sinh học

Chia sẻ: Minhthoai Minhthoai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu "Ngân hàng câu hỏi HKI môn Sinh học 8" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngân hàng câu hỏi HKI môn Sinh học

  1.                       NGÂN HÀNG CÂU HỎI HKI MÔN SINH HỌC 8 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN                                          * CẤP ĐỘ 1: NHẬN BIẾT CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG Câu 1: Bộ xương gồm mấy phần chính? A.1 phần              B.2 phần           C.3 phần                    D.4 phần Câu 2: Bộ xương của người mới sinh ra có bao nhiêu chiếc? A.100 chiếc            B.200 chiếc             C.400 chiếc          D.300 chiếc Câu 3:  Xương có tính chất gì? A. Mềm,dẻo          B.Đàn hồi           C. Mềm dẻo và rắn chắc   D. Rắn chắc  Hãy điền các cụm từ thích hợp thay cho các số 1,2,3... để hoàn chỉnh các câu sau: Xương gồm hai thành phần chính là (1) .... Sự kết hợp của hai thành phần  này làm cho xương (2)... Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các (3)... Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào (4)... ở hai đầu xương ở cơ  thể đang phát triển. 1. Cốt giao và muối khoáng; 2. mềm dẻo và bền chắc; 3. tế bào màng  xương; 4. lớp sụn tăng trưởng.  CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN                     Câu 4: Chức năng của hệ tuần hoàn là: A. vận chuyển ôxi từ tim đến phổi  B.  vận chuyển khí cacbonic từ phổi đến các cơ quan C. vận chuyển ôxi, khí cacbonic, chất dinh dưỡng, chất thải. D. giúp cơ thể phản ứng với môi trường. Câu 5: Thành phần thể tích của máu gồm:       1. huyết tương chiếm 55%               2. tế bào máu chiếm 55 %           3. tế bào máu chiếm 45%               4. huyết tương chiếm 45 %  Câu trả lời đúng là:
  2. A. 1,2                       B. 1,3                       C. 2, 3                     D. 2,4 . Câu 6:Tâm thất trái co máu được bơm đến đâu ?           A. Động mạch chủ     B. Tĩnh mạch.    C. Động mạch phổi D. Tâm nhĩ. Câu 7: Tâm thất phải nối  trực tiếp với loại mạch nào dưới đây ? A. Động mạch chủ                          B. Động mạch phổi                       C. Tĩnh mạch phổi             D.Tĩnh mạch chủ                  Câu 8: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu oxi đến tế bào? A.Tĩnh mạch phổi                  B. Động mạch phổi           C. Động mạch chủ                     D. Tĩnh mạch chủ      Câu 9:  Thành phần của huyết tương gồm:            1.10% nước                                        2.90% các chất khác                  3. 90% nước                                       4. 10% các chất khác Câu trả lời đúng là:        A. 1,2                       B. 2,3                          C. 1,4                     D. 3,4  Câu 10: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn nào của tim? A.Tâm nhĩ trái                 B. Tâm thất phải                      C. Tâm thất trái  D.Tâm nhĩ phải CHƯƠNG IV: HÔ HẤP                     Câu 11: Hô hấp là gì?       A. Hô hấp là quá trình không ngừng hít vào và thở ra để cung cấp đủ oxi  cho  cơ thể hoạt động.       B. Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể và  loại cacbonic do tế bào thải ra khỏi cơ thể.       C. Hô hấp là quá trình lồng ngực nâng lên và hạ xuống giúp ta hít vào và thở  ra làm cho không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.       D. Hô hấp lá quá trình tế bào không ngừng hoạt động để tạo ra khí oxi cho cơ  thể đồng thời giúp cơ thể loại bỏ khí cacbonic. Câu 12: Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở:       A. đường dẫn khí và 2 lá phổi.                                                     B. mũi và 2 lá phổi.
  3.       C. đường dẫn khí và các mao mạch quanh phế nang.                                 D. mũi và các mao mạch quanh phế nang.                                    Câu 13: Hai lá phổi có chức năng:       A. dẫn khí vào và ra.                 B. trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường  ngoài.       C. trao đổi khí giữa cơ thể và tế bào.     D. làm ấm, làm ẩm không khí  Câu 14: Cứ 1 lần hít vào và thở ra được gọi là:      A.  một nhịp hô hấp.                  B. một quá trình trao đổi khí ở phổi.      C. một cử động hô hấp.              D. một quá trình trao đổi khí ở tế bào. Câu 15: Điểm giống nhau giữa các tình huống cần được hô hấp nhân tạo là: A. đều thực hiện 12­ 20 lần/ phút cho tới khi sự hô hấp của nạn nhân được ổn  định. B. đều đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. C. nạn nhân đều được dùng sức ép cho không khí  trong phổi thoát ra ngoài. D. nạn nhân đều trong tình trạng thiếu oxi. * CẤP ĐỘ 2: THÔNG HIỂU CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Câu 16: Bộ phận nào điều khiển hoạt động sống của tế bào ? A. Chất tế bào B. Màng tế bào C. Nhân tế bào D. Các bào quan Câu 17: Xác định đường đi của xung thần kinh trên một cung phản xạ: A. nơron hướng tâm nơron li tâm nơron trung gian B. nơron hướng tâm nơron trung gian  nơron li tâm C. nơron li tâm  nơron hướng tâm nơron trung gian D. nơron li tâm  nơron trung gian nơron hướng tâm CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG Câu 18: Thành phần hóa học của xương gồm: A.cốt giao và muối khoáng         B.cốt giao          C. muối khoáng            D.hữu cơ  Câu 20: Xương to ra là do?
  4. A.Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng B.Sự phân chia của tế bào màng xương C.Xương phát triển nhanh      D.Xương được cấu tạo từ cốt giao và muối khoáng. Câu 21: Câu phát biểu nào dưới đây nói về sự dài ra của xương là  đúng ? A.Xương dài ra là do tế bào màng xương. B.Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào thuộc mô xương xốp  C.Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng. D.Xương dài ra là do sụn bọc đầu xương. CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN                                      Câu 22: Tốc độ vận chuyển máu giảm dần từ:  A. mao mạch tới tĩnh mạch và tới động mạch         B. động mạch  tới mao mạch và tới tĩnh mạch  C. tĩnh mạch tới động mạch và tới mao mạch D. động mạch tới tĩnh mạch và tới mao mạch   Câu 23: Thành phần chính tham gia đông máu là:  A. huyết tương         B. bạch cầu            C.tiểu cầu  D. hồng cầu   Câu 24:  Huyết thanh là: A. huyết tương cùng với tiểu cầu B. huyết tương đã mất chất sinh tơ máu C.  huyết tương đã mất ion Ca++ D. các tế bào máu và huyết tương Câu 25: Yếu tố khoáng có vai trò ảnh hưởng đến sự đông máu là? A. Canxi           B. Natri             C.  Kali               D. Clo CHƯƠNG IV: HÔ HẤP                     Câu 26: Trao đổi khí ở phổi diễn ra do :    1. nồng độ cacbonic trong mao mạch máu cao hơn ở  phế nang phổi.    2. nồng độ oxi trong phế nang phổi thấp hơn ở mao mạch máu.    3. nồng độ oxi trong phế nang phổi  cao hơn ở mao mạch máu.    4. nồng độ cacbonic trong mao mạch máu thấp hơn ở phế nang phổi.
  5. Câu trả lời đúng là:        A. 1,2                 B. 1,3                   C. 2,3                      D. 2,4 Câu 27: Vì sao trồng nhiều cây xanh sẽ có lợi cho hệ hô hấp của chúng ta? A. Vì tán cây có tác dụng cản bớt ánh sáng, tốc độ gió làm cho bầu không khí  trong lành. B. Vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, lọc khí độc, diệt khuẩn làm cho bầu không khí  trong lành. C. Vì cây xanh đã cân bằng lượng khí cabonic và oxi trong không khí, giúp điều  hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường. D. Vì tán cây có thể giảm bớt nhiệt độ trong khu vực khi trời nắng làm cho bầu  không khí trong lành. Câu 28: Thở sâu sẽ làm: A. tăng nhịp thở trong mỗi phút, hiệu quả hô hấp sẽ tăng. B. tăng nhịp thở trong mỗi phút, hiệu quả hô hấp sẽ giảm. C. giảm nhịp thở trong mỗi phút, hiệu quả hô hấp sẽ giảm. D. giảm nhịp thở trong mỗi phút, hiệu quả hô hấp sẽ tăng. *CẤP ĐỘ 3: VẬN DỤNG THẤP CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG Câu 29 :Bộ xương có chức năng gì? A.Nâng đỡ.         B.Bảo vệ.              C.Nâng đỡ ,bảo vệ và là chỗ bám của các cơ.  C.Nâng đỡ,bảo vệ.           CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN                                      Câu 30: Người bị bệnh thiếu máu là do trong máu có : A. số lượng bạch cầu ít   B. số lượng hồng cầu thấp                  C. Số lượng tiểu cầu ít                            D. số lượng bạch cầu tăng  Câu 31: Máu khó đông là do thiếu vitamin nào sau đây: A.vitanin K          B. Vitanin B C.  vitanin A               D.  Vitamin C Câu 32: Bệnh tim mạch có liên quan đến các yếu tố nào sau đây ? 1. do nghiện thuốc lá 2. do sử dụng thức ăn có nhiều chất béo
  6. 3. lao động nghĩ ngơi hợp lý 4. luyện tập thể dục thể thao không phù  hợp Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4              C. 2, 3, 4         D. 1, 3, 4  Câu 33: Khi cắt tiết gà( vịt), muốn máu không đông ta phải làm gì ?            A. Cho vào một ít rượu                B. Cho vào một ít muối                      C. Lấy hết tơ máu           D. Cho vào một ít nước CHƯƠNG IV: HÔ HẤP                       Câu 34: Ta hít vào được là nhờ: A. sự dãn ra của cơ liên sườn ngoài và cơ hoành làm cho lồng ngực nâng lên.          B. sự co và dãn của cơ liên sườn ngoài và cơ hoành làm cho lồng ngực hạ xuống. C. sự co của xương ức và cột sống làm cho lồng ngực hạ xuống.                             D. sự co của cơ liên sườn ngoài và cơ hoành làm cho lồng ngực nâng lên. Câu 35: Nicôtin trong khói thuốc lá  có hại như thế nào đối với hệ hô hấp? A. Nicôtin làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng, có thể gây bệnh bụi phổi. B. Nicôtin chiếm chỗ oxi trong hồng cầu, làm giảm hiệu quả hô hấp có thể gây  chết. C. Nicôtin làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí,  có thể gây ung thư phổi. D. Nicôtin gây viêm sưng lớp niêm mạc cản trở sự trao đổi khí có thể gây chết ở liều  cao. Câu 36: Phương pháp hà hơi thổi ngạt có hiệu quả cao hơn phương pháp  ấn lồng ngực vì:        A. không khí được đưa gián tiếp vào phổi nạn nhân.        B. không khí được đưa trực tiếp vào phổi nạn nhân.        C. nạn nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa.        D. các thao tác được thực hiện liên tục hơn phương pháp ấn lồng ngực. Hãy sắp xếp các tác nhân gât hại đường hô hấp với các tác hại của chúng bằng  cách ghép các chữ (a,b,c...) với các số (1,2,3...) cho phù hợp
  7. Các tác nhân gây hại Tác hại Trả lời  a. Bụi 1. Gây các bệnh viêm đường dẫn khí và phổi,  làm tổn thương hệ hô hấp, có thể gây chết. a4 b. nitơ ôxit  2. làm tê liệt lớp lông rungphe61 quản, giảm  hiệu quả lọc sạch khí. b5 c. lưu huỳnh ôxit 3. chiếm chỗ ôxi trong máu (hồng cầu), giảm  hiệu quả hô hấp, có thể gây chết. c6 d. cacbon oxit 4. gây bệnh bụi phổi. d3 5. gây viêm sưng lớp niêm mạc, cản trở sự  e. các chất độc hại  lưu thông khí, gây chết khi liều cao. e 2 (nicôtin...) 6. làm cho các bệnh hô hấp thêm trầm trọng. g. các vi sinh vật 7. gây viêm amiđan, viêm họng, hen suyễn. g 1 *CẤP ĐỘ 4: VẬN DỤNG CAO Câu 37:Giải thích vì sao người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo  thành? A.Tỉ lệ cốt giao giảm xương xốp giòn dễ gãy    B.Tỉ lệ muối khoáng cao.       C.Tỉ lệ cốt giao tăng.       D.Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Câu 38: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì ? 1. Hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên 2. Không gây kết dính các nhóm máu A, B  3. Hồng cầu của nhóm máu O có kháng nguyên 4. Huyết tương của nhóm máu AB không chứa kháng thể. Câu trả lời đúng là: A. 1,2,3                    B. 1,2,4                     C.  1,3,4                    D. 2,3,4  Câu 39: Người mẹ khi mang thai cần uống thêm dưỡng chất sắt có tác  dụng ? A. Giúp cho cơ thể mẹ không bị triệu chứng  nghén.   B.Giảm nguy cơ loãng xương  cho mẹ sau này C. Giúp sự tuần hoàn máu cho thai nhi được tốt hơn.
  8. D.Có thể ngăn ngừa tăng huyết áp Câu 40: Trao đổi khí ở tế bào diễn ra do: A. nồng độ cacbonic trong máu cao hơn ở tế bào nên cacbonic khuếch tán từ máu  vào tế bào. B. nồng độ oxi trong máu thấp hơn ở tế bào nên oxi khuếch tán từ máu vào tế  bào. C. nồng độ cacbonic trong máu thấp hơn ở tế bào nên cacbonic khuếch tán từ  máu vào tế bào. D. nồng độ oxi trong máu cao hơn ở tế bào nên oxi khuếch tán từ máu vào tế bào. II. TỰ LUẬN Câu 41: Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 42: Từ một ví dụ cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh  trong phản xạ đó. Câu 43: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế  đứng thẳng và đi bằng hai chân. Câu 44: Miễn dịch là gì? Có mấy loại miễn dịch? Phân biệt các loại miễn dịch  đó. Câu 45: So sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu. Giải thích sự  khác nhau đó. Câu 46: Có thể đề ra các biện pháp nào bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại  cho tim mạch. Câu 47: Tiểu cầu có vai trò gì trong sự đông máu? Câu 48: Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Ý nghĩa. Câu 49: Sự đóng mở môn vị chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non nhờ cơ  chế nào? Câu 50: Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế  bào?  HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN II. TỰ LUẬN. Câu 41:  Chức năng của tế  bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung   cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của  
  9. tế  bào giúp cơ  thể  lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể  tham gia vào quá   trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt   động sống của tế bào nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 42: ­ Ví dụ: Chạm tay vào vật nóng rút tay lại. ­ Giải thích đường đi của xung thần kinh: Khi chạm tay vào vật nóng, cơ  quan thụ cảm (da) sẽ phát đi một xung thần kinh theo nơron hướng tâm về  trung ương thần kinh. Từ trung ương thần kinh, phát đi một xung thần kinh   theo nơron li tâm đến cơ quan phản ứng (cơ xương) rút tay lại. Câu 43: Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng  và đi bằng hai chân: hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang hai bên, cột sống  cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát   triển. Câu 44: ­ Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. ­ Có hai loại miễn dịch: Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. + Miễn dịch tự nhiên là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh ngay cả lúc  mới sinh ra hoặc sau khi bệnh đã khỏi sẽ không bị mắc lại. + Miễn dịch nhân tạo là khả  năng con người có thể  chủ  động gây miễn dịch  cách tiêm chũng phòng bệnh bằng các loại vacxin. Câu 45: sự khác biệt giữa các loại mạch máu: Các  loại   mạch  Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích màu Động mạch ­ Thành có 3 lớp mô liên kết và lớp  Thích hợp với chức năng  cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch. dẫn máu từ  tim  đến các  ­ Lòng hẹp hơn tĩnh mạch cơ  quan với vận tốc cao  và áp lực lớn Tĩnh mạch ­ Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên  Thích hợp với chức năng  kết và lớp cơ  trơn mỏng hơn của  dẫn máu từ  khắp các tế  động mạch. bào của cơ thể về tim với  ­ Lòng rộng hơn của động mạch. vận tốc và áp lực nhỏ. ­   có   van   một   chiều   ở   những   nơi  máu   chảy   ngược   chiều   với   trọng  lực. Mao mạch ­ Nhỏ và phân nhiều nhánh. Thích hợp với chức năng  ­ thành mỏng, chỉ  gồm 1 lớp biểu  tỏa rộng tới từng tế  bào  bì. của   các   mô,   tạo   điều  ­ lòng hẹp kiện cho sự  trao đổi cất  với các tế bào. Câu 46: Các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch: ­ Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá... ­ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm ­ Khi bị sốc cần điều chỉnh cơ thể kịp thời
  10. ­ Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như: bệnh cúm, thương hàn,   bạch hầu, thấp khớp... ­ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật Câu 47: Vai trò của tiểu cầu trong sự đông máu ­ Bám vào vết rách và bám vào nhau để  tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời   vết rách. ­ Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông Câu 48: sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như sau: ­ Qúa trình trao đổi khí ở phổi theo nguyên lí khuếch tán từ nơi có nồng độ  phân tử cao tới nơi có nồng độ  phân tử thấp ­ Trao đổi khí  ở  phổi gồm sự  khuếch tán cảu O 2 từ  không khí  ở  phế  nang  vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang Ý nghĩa: nhờ quá trình trao đổi này mà tế bào thực hiện được quá trình chuyển   hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Câu 49: ­ Thức ăn từ  dạ  dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ  theo sự  đóng mở  của   môn vị ­ Độ axit cao của thức ăn xuống tá tràng là tính hiệu đóng môn vị ­ Khi thức ăn thấm đẫm dịch tụy và dịch mật, độ  axit của thức ăn được  trung hòa bởi các muối mật và dịch tụy có tính kiềm, môn vị  lại mở  để  thức ăn tiếp tục xuống. Cứ như vậy thức ăn được chuyển hết. Câu 50:  ­ Ở cấp độ  cơ  thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng   và ôxi qua hệ tiu6 hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm   phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra. ­ Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô   được tế  bào sử  dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm  phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí   CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài. ­Hết­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2