intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngất ở trẻ em (R55)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Ngất ở trẻ em (R55)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, tần suất, nguyên nhân, chẩn đoán lâm sàng - cận lâm sàng, điều trị cấp cứu, điều trị ngoại trú, phòng bệnh chủ động bằng vắc xin, cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngất ở trẻ em (R55)

  1. NGẤT Ở TRẺ EM (R55) 1. ĐỊNH NGHĨA Ngất là cơn mất ý thức thoáng qua do giảm tuần hoàn não, có thể tự hồi phục nhanh. 2. TẦN SUẤT - Ngất ở trẻ em chiếm 1% các trường hợp trẻ nhập cấp cứu. - Ngất ở trẻ em hầu hết là lành tính, tuy nhiên có thể do các nguyên nhân nghiêm trọng đe dọa tính mạng. - Ngất không phải hiếm gặp ở trẻ em, khoảng 20% trẻ có ít nhất 1 cơn ngất trước khi hết tuổi vị thành niên. - Ngất thường gặp nhất ở nhóm trẻ vị thành niên, kế đến là 6-18 tháng do những cơn ngưng thở. 3. NGUYÊN NHÂN: 3 nhóm nguyên nhân chính. - Ngất do phản xạ thần kinh (Vasovagal syncope, neutrally mediated syncope): 64-73%. - Ngất do nguyên nhân tim mạch: 2,1-4,6%, do rối loạn nhịp hoặc bệnh tim cấu trúc. - Ngất do nguyên nhân khác: migraine, co giật, đột quỵ, chóng mặt, tăng thông khí, ngưng thở, có thể gặp ở trẻ nhũ nhi với khóc gây ngưng thở, tím và ngất… ngất vô căn: 8-18%. 242
  2. 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. Tiền sử và bệnh sử - Triệu chứng: tiền triệu là triệu chứng quan trọng nhất. Tiền triệu với buồn nôn, chóng mặt, thay đổi thị giác gợi ý nhiều đến ngất do phản xạ thần kinh. Các triệu chứng khác có thể là kích thích, thay đổi thính giác, đau bụng, khó thở. Ngất không có tiền triệu gợi ý nguyên nhân tim mạch. + 85% ngất do phản xạ thần kinh có tiền triệu, 40% ngất do nguyên nhân tim mạch có tiền triệu. + Đau ngực và hồi hộp gợi ý nguyên nhân tim mạch. - Hoàn cảnh xuất hiện ngất: ngất khi đang gắng sức gợi ý nguyên nhân tim mạch. Ngất sau khi gắng sức thường lành tính. Ngất do thay đổi tư thế, thiếu nước, do đau, sợ, sang chấn tâm lý, tụ tập đông gợi ý ngất do phản xạ. - Tiền căn bệnh lý, tiền căn sử dụng thuốc, tiền căn gia đình: + Thuốc gây dãn mạch như ức chế beta, ức chế canxi, lợi tiểu cũng góp phần gây ngất. + Tiền căn bệnh lý: tim mạch, thần kinh, tâm lý. + Tiền căn gia đình: QT dài, bệnh cơ tim, đột tử… 4.2. Khám lâm sàng - Khám toàn diện tim mạch, thần kinh. - Đo huyết áp ở tư thế nằm và tư thế đứng. 4.3. Cận lâm sàng - ECG là cận lâm sàng đầu tiên nên thực hiện. Bộ ba bệnh sử, khám lâm sàng, và ECG có độ nhạy 96% trong chẩn 243
  3. đoán ngất do nguyên nhân tim mạch. ECG bất thường→ holter ECG. - Các CLS khác: + Siêu âm tim để loại trừ bệnh lý tim mạch. + Tilt test (test bàn nghiêng) giúp chẩn đoán ngất do phản xạ thần kinh nhưng không cần thiết và còn tranh cãi ở trẻ em (độ nhạy 50%, độ chuyên 80-100%). + Test gắng sức: trong trường hợp ngất do gắng sức (bệnh lý mạch vành, rối loạn nhịp liên quan catecholamine). 5. XỬ TRÍ - Điều trị theo nguyên nhân. - Ngất do phản xạ: hầu như không cần thuốc, chủ yếu giải thích, trấn an bệnh nhân, hướng dẫn tránh những yếu tố khởi kích (tránh thay đổi tư thế đột ngột, đứng lâu, thiếu nước, tụ tập đông…). Rất hiếm khi cần xài thuốc (Midodrine) hoặc đặt máy tạo nhịp. - Ngất do nguyên nhân tim mạch: xử trí đặc hiệu tùy bệnh lý. 6. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý - Ngất thường gặp ở trẻ em, chủ yếu ngất do phản xạ. - Có thể phân biệt ngất lành tính với nguyên nhân nguy hiểm bằng hỏi kỹ bệnh sử-tiền sử, khám lâm sàng và ECG. 244
  4. - Nếu trẻ ngất có bệnh sử gợi ý ngất phản xạ, ECG bình thường, không có tiền căn tim-mạch gia đình không nên thực hiện thêm các cận lâm sàng tim mạch khác. - Nếu trẻ ngất có bệnh sử gợi ý ngất phản xạ, không có tiền sử gia đình động kinh, khám lâm sàng bình thường thì không cần thực hiện EEG hoặc các hình ảnh học khác. - Ngất do phản xạ xử trí chủ yếu là giáo dục và trấn an. Ngất Một trong các đặc điểm: 1. Ngất khi đang gắng sức 2. Khám có bất thường tim mạch Có ECG, hội chẩn BS 3. Tiền căn có bệnh lý tim mạch Tim mạch 4. Gia đình có người đột tử Không Không Có Không có tiền triệu Cử động cơ trước khi ngất Không Có Ngất > 5 phút hoặc Có ngất khi nằm Theo dõi co giật Không Âm tính Ngất do phản xạ Có Nếu không nghĩ co giật Không cần làm gì thêm → Nguyên nhân tâm lý Xử trí ngất do phản xạ: 1. Tránh các yếu tố kích gợi 2. Tăng muối, dịch 3. Hướng dẫn thân nhân sơ cứu 245
  5. v Yếu tố nguy cơ gợi ý nguyên nhân tim mạch - Có ít hoặc không có tiền triệu. - Ngất kéo dài trên 5 phút. - Ngất do gắng sức. - Đau ngực hoặc hồi hộp. - Tiền căn bệnh tim mạch. - Tiền căn gia đình có hội chứng QT dài, bệnh cơ tim, đột tử. v Khi nào cần đo ECG/ngất - Bệnh sử không gợi ý ngất do phản xạ thần kinh. - Không có tiền triệu. - Khi đang gắng sức (bơi). - Yếu tố kích phát là tiếng ồn lớn hoặc giật mình. - Tiền căn gia đình đột tử hoặc có bệnh lý tim ở trẻ. - Khám lâm sàng có bất thường tim. - Có dùng thuốc có tác dụng phụ lên tim mạch. v Bảng điểm Calgary cải tiến (Dưới -3 điểm: gợi ý ngất do nguyên nhân tim mạch). Câu hỏi Điểm 1. Có tiền căn block 2 nhánh, vô tâm -5 thu, nhịp nhanh trên thất -4 2. Xanh tái trong suốt cơn ngất -3 3. Từng ngất dưới 5 tuổi -2 4. Có nhớ bất kỳ gì khi về vấn đề ngất -1 5. Ngất khi ngồi lâu hoặc đứng lâu 1 6. Vã mồ hôi trước khi ngất 2 7. Ngất khi đau 3 246
  6. v Đặc điểm ECG - Nguy cơ cao: + QT dài (> 470 ms) hoặc ngắn (< 330 ms). + Brugada. + Sóng delta (WPW). + Dấu hiệu nhồi máu cơ tim. + Ngoại tâm thu đa dạng. + BAV độ III. - Nguy cơ vừa: + Phì đại thất trái. + Ngoại tâm thu đơn dạng. + BAV độ II. + Nhịp tim < 40 lần/phút. - Nguy cơ thấp: + Rối loạn nhịp xoang. + Nhịp nhĩ lang thang, nhịp bộ nối. + BAV độ I. + Tâm ở chuyển đạo ngực phải. + Tái cực sớm. + Block nhánh phải không hoàn toàn. è Nguy cơ cao: khả năng rối loạn nhịp ác tính. Nguy cơ vừa: cần đánh giá tim mạch của BS tim mạch. Nguy cơ thấp: biến thể bình thường, không cần đánh giá thêm. 247
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2