intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghề báo cũng “mắc bệnh”

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một lần, khi đang học môn Kỹ thuật làm báo Trực tuyến do ThS. Nguyễn Ánh Hồng phụ trách, cô đã kể cho chúng tôi nghe về một số kỉ niệm trong nghề. Cô chia sẻ là nhiều lúc bỗng thấy mình vô tâm quá, thiên tai bão lũ tan tác đau thương mà chúng tôi lại mừng quýnh mỗi lúc có tin phát hiện thêm người chết, vì như vậy là có thông tin để đăng lên. Nghe thế, cả lớp vừa cười to vừa la: “Trời ơi!”, có bạn nói lớn: “Đúng là vô tâm thiệt”, còn tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghề báo cũng “mắc bệnh”

  1. Nghề báo cũng “mắc bệnh” Một lần, khi đang học môn Kỹ thuật làm báo Trực tuyến do ThS. Nguyễn Ánh Hồng phụ trách, cô đã kể cho chúng tôi nghe về một số kỉ niệm trong nghề. Cô chia sẻ là nhiều lúc bỗng thấy mình vô tâm quá, thiên tai bão lũ tan tác đau thương mà chúng tôi lại mừng quýnh mỗi lúc có tin phát hiện thêm người chết, vì như vậy là có thông tin để đăng lên. Nghe thế, cả lớp vừa cười to vừa la: “Trời ơi!”, có bạn nói lớn: “Đúng là vô tâm thiệt”, còn tôi thì bất chợt lại nhớ đến hai nhân vật làm trong lĩnh vực báo chí. Thứ nhất là William Caldwell, người đã đoạt giải Pulitzer năm 1971. Có lần, ông nhắc đến một đoạn dẫn nhập mà ông cho là hay nhất từ em trai ông vào năm 1922. Khi đó, ông còn là một biên tập viên bình thường của một tuần báo địa phương. Trên đường về nhà, đứa em trai nhỏ đã chạy đến đón ông từ đầu ngõ, vừa thở hổn hển, vừa khóc và nói: “ Cha đã chết đuối sáng nay ở hồ George”. Ngay lúc đó, ông đã rất ngạc nhiên, không phải vì người cha, mà vì ông phát hiện câu nói của người em là một lời dẫn nhập hoàn hảo. Trong đó, “danh từ, động từ, vị ngữ, dấu chấm câu và ai – cái gì – khi nào – ở đâu – cùng khởi động”. Cảm giác đó đã ùa đến với ông trước khi mỗi kinh hoàng, tiếc thương, tuyệt vọng của một đứa con trai mất cha trào dâng. Điều đó khiến ông luôn thấy tội lỗi mỗi khi nhớ lại. Đây đúng là một câu chuyện dở khóc dở cười. Người thứ hai là Kevin Carter với bức ảnh “Kền kền chờ đợi”, đoạt giải Pulitzer năm 1994. Sau lần vinh quang đó, ông đã phải tự tử. Nguyên nhân được nhiều người đoán là do sức ép của công luận. Công chúng đã lên án ông vì ông đã thờ ơ với số phận của đứa bé trong bức ảnh – một em bé Châu Phi đói khát, ốm yếu đang cố gắng bò tới trạm cứu đói.
  2. Trước những sự việc trên, tôi chỉ có thể kết luận, họ bị mắc bệnh nghề nghiệp. Đã gọi là bệnh thì tất nhiên nó không thể là một điều tốt lành và cần phải chữa trị. Nếu để nó biến thành dịch thì thật nguy hiểm, hình ảnh nhà báo sẽ trở nên vô hồn trong mắt công chúng, họ chỉ biết đến thông tin mà không quan tâm đến đối tượng, trong khi điều khiến cho nghề báo trở nên cao cả là phục vụ công chúng, quan tâm công chúng và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Báo giới nhắc tới Kevin Carter như một bài học về trách nhiệm xã hội và trách nhiệm nguồn tin của nhà báo. Tuy nhiên, bài học cay đắng đó chắc chưa đủ mạnh để khiến cho bệnh nghề nghiệp của nhà báo thuyên giảm. Là một sinh viên báo chí, 99,9% sẽ là nhà báo tương lai, tôi rất mong mình không bao giờ mắc phải chứng bệnh đó. Tôi nghĩ đó là một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài để khiến nhà báo luôn ý thức được rằng việc mình đang làm là vì số đông, nhà báo là đại diện cho tiếng nói, suy nghĩ và nguyện vọng của số đông, chứ không phải chỉ cho bản thân nh à báo. Do đó, công tác giáo dục tư tưởng tôi cho là cực kì quan trọng, quan trọng hơn cả giáo dục về kĩ năng. Một thực tập sinh khoa Báo chí đã chia sẻ trong báo cáo kết quả thực tập của mình, “Lần đầu tiên đến hiện trường một vụ tai nạn, tôi bật khóc ngon lành. Một anh phóng viên đã nói thẳng với tôi rằng: “Em về đi, đừng làm nữa, em không làm nghề này được đâu”.” Theo tôi, câu nói trên của anh phóng viên không có nghĩa là muốn làm được nghề báo thì phải vô tâm. Cá nhân tôi nghĩ, trước những cảnh đau thương, xúc động, ai cũng bối rối, nhưng một nhà báo chuyên nghiệp thì không thể như thế. Họ phải bình tĩnh nhưng không phải là coi như không có chuyện gì xảy ra. Lúc này, bản lĩnh là ở chỗ biết hợp nhất trách nhiệm xã hội vào trách nhiệm của nhà báo. Tôi
  3. đang cố gắng trau dồi bản lĩnh đó để vừa trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, vừa có thể “miễn dịch” được với căn bệnh nghề nghiệp trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2