Nghề biển truyền thống ở Việt Nam: Phần 2
lượt xem 2
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Nghề biển truyền thống ở một số tỉnh ven biển Việt Nam" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Dụng cụ và cách đánh bắt thủy sản ở Trà Vinh; Đánh bắt cá trên đồng ruộng; Đánh bắt trên sông, rạch; Đánh bắt trên biển; Một vài con vật sống dưới nước được nuôi ở tỉnh Trà Vinh; Chế biến một số thủy sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghề biển truyền thống ở Việt Nam: Phần 2
- PHẦN II DỤNG CỤ VÂ CÁCH ĐÁNH BẮT THUYSẢNỞTRÀVINH (Nguyễn Xuân Phong) 157
- LỜI N H Ậ P CHUYỆN Trà Vinh thuộc đồng bằng Nam Bộ, vùng châu thổ của hai nhánh Tiền, Hậu sông Cửu Long. Do sự bồi lắng của phù sa mà biển Đ ông xưa kia vốn nằm sâu trong đất liền ph ả i lùi dần ra xa, lưu lại những dấu tích cũ là những giồng cát dài, xen kẽ với những mảnh ruộng nhỏ. Có nơi cát nỗi lên thành nong cao mà người bản x ứ gọi là động. Cùng lúc, hải triều đã tạo nên nhiều sồng, rạch khắp địa bàn. Do tác động của thiên nhiên (biển, giỏ, nấng, mưa) địa mạo Trà Vinh lại chia thành ba phản: vùng nước ngọt, vùng nước lợ, vùng nước mặn. Thành phần cư dân ngày nay chủ yếu do ba sắc tộc cộng cư: Việt, Khmer và Hoa. Từ những nét đặc tn m g của vùng đất mới, thổ nhưỡng khác với nhiều nơi, tập quán sinh hoạt, lao động cũng có nét riêng mà qua cuộc chung sống đã có sự học hỏi đôi trao. Ví như người Khmer trước đây trồng lúa chỉ sạ thẳng, đất vốn phì nhiều, lúa tha hồ p h á t triển. Khi giao tiếp với người Việt, lối gieo rồi nhổ lên để cấy lại kích thích cho lúa đạt năng suất cao hơn, bà con K hm er nay đều theo cách này. 159
- Cũng như cây dao dài phái cò, sậy đất gò đồi ở miền ngoài, vô miền Tây Nam Bộ tỏ ra kém hiệu quà, bà con ta đã tiếp nhận cãy phảng cô cong của người K hmer mà phát cò, lác rất tiện lợi. Từ những nét riêng của vùng đất vể địa lý cũng như dân cư mà chứng tôi muốn viết bày này để giới thiệu về công cụ và cách đánh bắt thủy sàn ở tinh Trà Vinh có điểm giống và khác với nhiều nơi. Hơn thế, đây là bản phác họa lại hình ảnh những phương tiện sản xuất đã hay đang dần vắng bóng trước sự phát triển cùa kỹ thuật như ngày nay tát đĩa, tát ruộng đã có máy bơm, lớp trẻ không còn biết cải gàu dai, gàu sòng ra sao nữa. Chúng tôi không tham vọng viết hết đủ thứ, chỉ mong găng sức với khá năng hạn hẹp của mình được giới thiệu vài nét đơn sơ vê quê mình. 160
- I. VỂ sự HÌNH THÀNH TỈNH TRÀ VINH Theo nhiều nhà khảo cổ Âu - Mỹ, các bộ sừ của Trung Quốc, các văn bia khai quật được thì miền Nam Việt Nam xưa kia thuộc vương quốc Phù Nam do một hoàng thân nước Ẩn Độ thành lập tò đầu thể kỷ I, kéo dài đến thể kỷ VI. Vương quốc này trải rộng đến một phần đất Thái Lan về hướng Tây và đến Nha Trang của ta. Thế lực vương quốc rất mạnh với kinh đô đóng ở tỉnh Preyveng của Campuchia. Di chi này được người Pháp khai quật vào năm 1940. ờ Việt Nam, di chỉ ố c Eo gần núi Ba Tbê, Châu Đốc cho thấy xưa kia là một thưong cảng của Phù Nam. Vào thế kỳ VI, nước này suy yếu dần do nội loạn tranh giành ngôi thức nên bị thuộc quốc Chân Lạp lấn chiếm dần, để rồi đến năm 627 thì sụp đổ hoàn toàn, lọt về tay Chân Lạp. Đến năm 710, Chân Lạp lại phân quyền thành lục Chân Lạp ờ phía Bắc tìr Campuchia ngày nay và Thủy Chân Lạp, nay là đất Nam Bộ của ta. Nước rộng, dân thưa, quốc vương chì frị vì phía Bắc, phía Nam giao cho một phó vương. ở Thủy Chân Lạp dân thưa thớt trên dải đất mêng mông, nên chính quyền hầu như chỉ có ữên hình thức, việc quản lý thật sự do các nhà chùa, rất nhiều rải rác khắp nơi mà người 161
- dân bản địa rất tôn sùng các sư cả. Ngoài các cụm dân cư lẻ tẻ, còn lại là nhiều vùng hoang sơ vắng vè. Giữa lúc hoàn cảnh của nước láng giềng như thế thì ờ Việt Nam, cuộc nội chiến giữa hai nhà chúa Trịnh, Nguyễn từ 1627 đến 1672 qua bảy lần giao tranh khốc liệt đã gây khốn khổ cho bao đồng bào miền Trung, tạo nên cuộc ly hưcmg của bao gia đình, đi dần vào Nam tìm nơi yên ổn. Điểm tụ họp đông đúc đàu tiên của đồng bào là vùng Mô Xoài thuộc tinh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay. về sau, khi chúa Sải gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp thì đất này được nước bạn chính thức nhượng tặng cho ta như món quà hồi môn. Từ thời điểm đó, đồng bào ta tới đây ngày thêm đông, hòa khí giữa người mới và người bản địa (rất ít) luôn tốt đẹp. Sau đó, qua những lần Lục Chân Lạp bị nước Xiêm xâm lấn hoặc nội bộ tranh giành ngôi vị thì quân của chúa Nguyễn được thỉnh cầu lên cứu giúp rất thành công. Để tạ ơn, vua Chân Lạp lại lần lượt cắt nhường thêm đất đai ở phía Nam. Đến năm 1679, Dương Ngạn Địch - thần tử của triều Minh (Trung Quốc) không phục nhà Mãn Thanh vừa soán nghiệp đã kéo mấy ngàn quân sang xin tá túc với Việt Nam, được chúa Nguyễn phân cho đến đóng ờ Mỹ Tho và Biên Hoà. Rồi sang năm 1718, một quan chức khác của nhà Minh là Mạc Cửu thất bại ữong mưu đồ chống Mãn phục Múih cũng chạy sang ta, định cư ở Hà Tiên (còn thuộc Chân Lạp), mờ nên làng xã. Sau đó họ Mạc xin thần phục chúa Nguyễn và được giao nhiệm vụ Tồng trấn đất này. 162
- Và cứ như thế, vùng đất hoang sơ ít người ở mạn Nam, xa kinh đô Chân Lạp (tức Campuchia) được lần lượt chuyển trao êm thấm cho chúa Nguyễn, để rồi đến lần đạp nghĩa cứu nguy vào năm 1759 đất Tầm Bào lại được nhượng tặng. Dinh Long Hồ (gồm Vĩnh Long, Trà Vinh ngày nay) trụ sở trước đặt ở Cái Bè bên kia sông Tiền được dời ngay về điểm mới là thị xã Vĩnh Long hiện giờ. Phần Trà Vinh, xưa gọi Trà Vang đã hình thành trước từ 1732. Trước khi chúủi thức tiếp nhận đất Tầm Bào, thì Trà Vang đã được đồng bào ta biết tới và kéo đến ở, qua nhiều đợt ngày một thêm đông. Cụ thể là khi bị quân Tây Sơn đuổi chạy, tàn quân của Nguyễn Ánh có làn bôn tẩu đến Trà Vinh, lúc chuyển đi, nhiều binh sĩ đã bỏ ngũ ở lại làm ăn. Tiếp theo, khi chúa Nguyễn thắng lợi và lập quốc với kinh đô là Phú Xuân (Huế) thì ừong Nam có cuộc dấy loạn của Lê Văn Khôi ờ Gia Định, bị triều đình ữấn áp ác liệt. Nhiều người tìmg theo Khôi đã frốn xuống đây tránh nạn. Phần khác, số người Hoa ứước được đưa xuống ở Mỹ Tho tìr tò cũng bung ra làm ăn với một số đến Trà Vinh làm nghề buôn bán hay đánh bắt thủy sản (người gốc Hải Nam) hoặc ừồng hoa màu mà có nơi còn luu địa danh Rầy Tiều. Đồng bào miền Trung thường năm bị giông bão, đất đai thì nhiều gò đồi cũng có lắm người theo ghe bầu thưomg buôn mà vào đây. Rồi gần nhất là số bà con miền Bắc bị địch ép di cư vào Nam hồi 1954 cũng góp mặt vào cộng đồng. Trà Vinh hiện có 1.080.000 dân với hơn 300.000 bà con Khmer và khoảng 20.000 người Hoa. Qua cuộc chung sống của ba dân tộc gần bốn trăm năm, 163
- dù không cùng văn hiến, nhân dân Trà Vinh rât hòa đông, cùng lao động sản xuất khai phá vùng đất và chung sức, chung lòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ vừa qua với nhiều gưcmg hy sinh đáng ghi nhớ của nguời Khmer, người Hx>a. Trohg cuộc sống hằng ngày người Trà Vinh luôn vui chưng ở mọi lễ hội. Người Khmer cùng vui Tết Nguyên Đán, đồng bào Vỉệt cùng dự lễ Vô năm, lễ Đôn ta, lễ ố c Om Bốc cửa bà con Khmer. Đặc biệt cuộc lễ sau vào tháng mười Âm lịch hằng năm diễn ra tại Ao Bà Om, địa danh nhiều người biết ngay tại tìiị xã, với cuộc đua ghe ngo trên sông Long Bình giữa nội ô được mọi người hoan hi đến tham quan. Lễ cúng biển vào 11 và 12 tháng 5 Âm lịch tại chùa Bà ờ Bến Đáy, xã Mỹ Long, huyện Cầu Ngang; lễ Vu Lan thắng hội tại chùa ô n g Bổn (huyện Cầu Kè) kéo dài tìi 25 đến 28 tháng 7 Âm lịch hẳng năm đều được cả cộng đồng dân cư đến dự. Nói chung, hình ảnh bà con Việt, Hoa đến cúng ở chùa Khmer hay ngược lại đã thành nếp sinh hoạt văn hóa của địa phưcmg. Tuy nhiên, với người Hoa, ta có sự chung đụng ngàn năm Bắc thuộc nên sự tương đồng về vàn hóa rõ nét hơn theo Nho giáo với tam cưomg ngũ thường và nhiều phật từ theo phái Đại thừa. Lễ lạt thường năm giống nhau như Nguyên tiêu, Trùng ngũ, Trung thu... Dù vậy về việc hôn phối, nhiều người Hoa lấy vợ Việt haỵ Khmer, và người Việt có chồng hay vợ Khmer là rất phổ biên, ngược lại thì gái Hoa hầu như chỉ lấy người cùng chủng tộc, hiếm thấy ngoại lệ. 164
- Hát Tiêu của người Hoa ngày nay ít thấy và Khmer có hát Dù kê, song hai thành phần này giờ đều thích sân khấu hát bội, cải lương của chúng ta. Vốn đông đúc, chiếm một phần ba dân số của cộng đồng ba dân tộc, tựởng cũng cần giới thiệu rõ thêm về đặc điểm văn hóa của bà con Khmer. Họ hầu hết theo đạo Phật, phái Tiểu thừa với hệ thống chùa có đến 144 ngôi trong toàn tinh. Chùa Khmer ừong cổ kính đều nằm trong tìmg cụm cây sao, dầu sầm uất, đặc biệt là chỉ có tăng mà không có ni. Đứng đầu là một tăng trưởng, gọi là Lục cả. Thầy tu Khm er không chay lạt nhưng chỉ àn một bữa trưa, sớm tối, cần thì uống ttà đường hay sữa. Nhà chùa có tục đi bình bát tức lúc trưa các tu sĩ mang đồ đựng mà đi qua các hộ trong phum sóc (ấp, khóm) nhận cơm và thức ăn của phật tử, góp vào phần nấu ở chùa. Trai ứáng lớn lên, hầu hết phải có thời gian m ột đôi năm xuống tóc vào chùa học đạo, học làm người. N hũng tu sĩ lâu năm được xem là nguời thánh thiện, xóm làng kính nể, dễ in vào m ắt nhiều cô gái trẻ đẹp khi hoàn tục, rời chùa, gọi là sấc... Đó là vài nét về sự hình íhành địa bàn và cư dân tỉnh Trà Vinh. Cũng cần nói thêm, ừong quá trình đó Trà Vinh đã ba lần được ghép cùng Vĩnh Long: thành dinh Long Hồ năm 1744, Vĩnh Trà năm 1950 và Cửu Loilg năm 1976. Và tò năm 1992 đất này mới trở lại thành tỉnh Trà Vinh mà hơn ba tràm năm trước là huyện Trà Vang. 165
- về truyềnthống chống thực dân, đế quốc, Trà Vinh đã có ngay những cuộc khởi nghĩa lúc Pháp vừa đến xâm chiêm non sông như phong frào đưa quân tiếp viện cuộc kháng chiến ở Gia Định, Định Tường rtr năm 1853 cũng như hưởng ứng cuộc dấy binh của Bình Tây Nguyên soái Trương Định. Đến năm 1867, triều đình Huế nhu nhược chủ hòa, nhường đất cho giặc, tinh thần quật khởi của nhân dân Trà Vinh vẫn không hề nguội lạnh để hưởng ứng cuộc dấy binh của Tán lý Lê Văn Quân và Đề đốc Triệu, Đốc binh Say ở Duyên Hải (1868) của Đề đốc Trinh ở vùng Càng Long, Chau Thành (1869). Năm 1871, nghĩa quân ờ Càng Long phối hợp với lực lượng ờ Vũng Liêm phục kích giết chết tên Chủ tinh Vĩnh Long là Salicetty. Cùng lúc ấy, tại cầu Ngang nổ ra cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Đề với sự tham gia của mấy nhân sĩ Khmer là các ông Sa Xom, Lý Rọt. Cuộc quật khởi này sớm tan rã sau khi ông Trần Đề (còn gọi là Đề Triệu) bị giặc bắt và giết chết tại chợ huyện càu Ngang. Tiếp theo lại có cuộc khởi binh của Nguyễn Xuân Phụng và Đoàn Công Bửu trên cùng địa bàn, kéo dài được đến năm 1874. Đại khái nêu frên là vài sự kiện quan ừọng, nổi lên lẻ tẻ không có sự lãnh đạo chung nên sớm bị giặc Pháp đánh dẹp. Từ cuôi thê kỳ XIX, tình hình tạm lẳng xuống cho đến khi có luông ánh sáng mới ở đầu thế kỷ sau. Đầu 1910, phong trào Thiên Địa hội của người Hoa 166
- chống Mãn Thanh đã thu hút m ột số bà con Việt, Khmer tham gia, tổ chức nên những Hội kúi, chủ yếu để kết tình thân ái giữa những người lao động, đòi giảm sưu thuế. Mang tính chất chính trị rõ nét hơn là cuộc vận động đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu vào 1925 và tham gia lễ tang cụ Phan Chu Trinh năm 1926. Sau đó, đến 1930 khi ba Đ ảng C ộng sản ở b a m iền thống nhất thành Đ ảng C ộng sản Đ ông D ương thì trong năm, liên tiếp tại T rà V inh được thành lập b a chi bộ đàu tiên ở huyện C àng Long rồi tại tinh lỵ và huyện cầu Ngang. Đ ây là sự chuyển tiếp từ Hội V iệt Nam C ách mạng Thanh niên cũng do B ác Hồ tổ chức và xuất hiện tại Trà Vinh năm 1927. Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, phong ttào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trà Vinh ngày càng phát ữiển và vững bước. Trong khởi nghĩa Nam kỳ, tại huyện Càng Long quần chúng đã nổi dậy phục kích bắn gãy chân tên chủ từứi người Pháp tại cầu Mỹ Huê. Sau tháng 11 năm 1940, phong trào cách mạng ở Trà Vinh bị địch khủng bố mạnh, nhiều chiến sĩ, đảng viên, quần chúng bị bắt tta tấn tù đày. Thế nhưng, qua thử thách tôi luyện, đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Trà Vinh đã kịp thời hưởng ứng cuớp chính quyền vào ngày 25 tháng 8, cùng ngày với Sài Gòn. Cũng với khí thế đó, cuộc kháng Pháp 9 năm, tiếp theo 21 năm đánh M ỹ cũng kết thúc tại tình này cùng nhịp với thành phố Hồ Chí Minh vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. 167
- Trong chống Pháp từ năm 1945 đến 1954, Trà Vinh có lúc được giải phóng hơn nửa địa bàn và lúc địch tân công tái chiếm, chúng cũng chi kiểm soát được các trục lộ, các huyện lỵ, tỉnh lỵ. Các lõm giải phóng, các khu du kích vẫn xen kẽ với vùng đồn bốt giặc. Trong 9 năm ấy, Trà Vinh có các trận đánh ngoạn mục như ngày 25 tháng 4 năm 1947, bộ đội phục kích frên vùng bà con Khmer ờ ô Đùng chận đánh đoàn xe địch, giết tên Pháp tinh trưởng và một số quan chức Pháp, ngụy khác. Ta thu khá nhiều vũ khí và đốt rụi 6 chiếc xe. Đặc biệt, một số lính hoảng loạn chạy thoát vào phum, xóm đã bị bà con Khmer phụ với bộ đội tóm gọn. Tiếp theo là hai chiến trận vang tiếng, trận La Bang (ờ huyện Trà Cú) và trận cầu Kè (ngay tại quận lỵ) với lối đánh công đồn đà viện đã diệt một bộ phận quan ữọng quân địch gồm lính đồn, lính Âu, Phi. Chiến tích đã giải phóng một số cụm dân cư, đưa phong trào quần chúng lên cao, chống giặc kềm kẹp, cướp của, bắt lính. Trận La Bang ngày 16 tháng 12 năm 1948 đã đưa một số đông bà con Khmer ra khỏi sự kềm tỏa của giặc. Vũ khí thu được rất nhiều, đánh các đơn vị chính quy đến cứu viện tan tác, bắt một số tù binh khá đông. Công lớn ờ trận này nhờ Tiểu đoàn 307 của Quân khu 8 mà nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí đã viết trong tác phẩm "Tiểu đoàn 307": "Đã chiến đấu bao năm dài với bao thành tích huy hoàng; frận Tháp Mười, trận Mộc Hóa, vang tiếng đồn với ttận La Bang...". 168
- Trận Cầu Kè xảy ra sau nên không có ghi trong bản nhạc. Đây có qui mô chiến dịch kéo dài từ ngày 07/12/1949 đến ngày 16/01/1950 với ý đồ chiến lược là cầm chân giặc cho miền Bắc mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt - Trung. Chiến dịch có sự hợp đồng tác chiến của các huyện kế cận với kết quả diệt 17 đồn lớn, bức rút 30 lô cốt giải phóng một vùng khá rộng. Công tác hậu cần trong trận này rất, tốt do quần chúng, nhất là Hội Phụ nữ qua việc phá giao thông, tiếp tế lưorng thục, cứu thuơng, tài đ ạn ... Sau chiến dịch cầu Kè, địch ráo riết hành quân tái chiếm, lập lại các đồn bốt bị ta diệt. Để phá tan ý đồ trên, Bộ Tu lệnh Nam Bộ quyết tổ chức ttận đánh mới, đó là chiến dịch Trà Vinh kéo dài hơn một tháng trên toàn địa bàn tỉnh với lực lượng của Quân khu 8 và quân địa phương tinh, huyện cùng du kích các xã. Cuộc chiến kéo dài từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5/1950. Thắng lợi của các chiến ừận ữên đã tạo thế đứng vững chắc cho Trà Vinh đủ lực hưởng ứng với chiến trưòrng chính để đi đến kết thúc chiến ttanh chống Pháp vào tháng 7/1954 bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang. Trong thời đánh Mỹ, Trà Vinh tiếp tục lập nhiều chiến công: hưởng ứng phong ừào Đồng Khởi của tỉnh Ben Tre năm 1960, đã giải tỏa thế kềm kẹp của địch, lập nên nhiều lõm căn cứ sát hông kẻ thù, duy ừì đến ngày thắng lợi hoàn toàn như khu du kích ấp Cái Già (huyện cầu Ngang), lõm du kích Ngãi Trung (huyện Tiểu cần)... Và Trà Vinh đã đạt ý đồ chiến 169
- lược ở hai đợt Mậu Thân 1968, đánh thẳng vào thị xã và các huyện lỵ. Đặc biệt Trà Vinh được nhiều nơi biết tới, kể cả khách quốc tế với hình ảnh đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đền được lập ngay trong năm 1969 khi Nguời vừa mất frên căn cứ du kích nằm cách trung tâm đầu não của địch (tinh lỵ) 4 cây số đường chim bay, cách sông cổ Chiên dập dìu tàu tuần của địch một cây số. Sự hiện diện hình ảnh của lãnh tụ cách mạng Việt Nam như cây gai trước mắt kẻ thù. Chúng đã mấy lần kéo quân ra đánh phá. Qua mỗi ừận càn đồng l5ao, chiến sĩ của địa phưomg (xã Long Đức, thị xã Trà Vinh) dựng lại ngay và bảo tồn đến ngày giải phóng tháng 4/1975. Qui mô đền xưa chì là dạng một miếu nhỏ vẫn còn giữ lại làm tâm điểm cho công trình mới xây ừùm lên, rất hoành tráng ngày nay. Trong việc bảo vệ đền thờ, ngoài sự chiến đấu của du kích, có lần các bà, các chị em phụ nữ xã đã làm cho kẻ thù cũng phải thán phục. Đó là cuộc biểu tình của hàng trăm người kéo đến trước dinh tỉnh trưởng ngụy để đòi bức chân dung của Bác mà chúng vừa cướp đi. Dù đòi lại không được nhưng tấm gương đấu tranh và niềm kính yêu lãnh tụ cũng đã ảnh huỏrng đến bà con ta ở nội ô. Một sự việc khác đã nói lên ảnh hưởng của cách mạng, uy đức của Bác Hô đã thâm nhập vào mọi tầng lớp nhân dân. Trong một lần giặc càn ra Long Đức đốt đền thờ Bác, lúc đến thu vén lại cảnh tàn phá, bà con ta nhặt được mảnh giấy kèm 170
- món tiền nhỏ của một ngụy binh với nội dung: "Vì bị bắt buộc, tôi đã dính líu vào việc đại nghịch. Xin tạ tội cùng bà con và có chút ít góp phần dựng lại miếu thờ". Và từ bấy tới nay, hằng năm đến ngày vĩnh biệt Bác, ngày 2 tháng 9, bà con ấp Vĩnh Hội nơi tọa lạc đền thờ đều tụ họp lại làm lễ giỗ Người rất kính cẩn. Đuợc biết, nhiều bà con ở thị trấn Càng Long, huyện Càng Long cũng luôn nhớ ngày cúng thiêng liêng ấy. Nhiều nơi bị địch đánh phá ác liệt, bom, pháo oanh kích hằng ngày mà bà con vẫn kiên cường bám trụ cùng góp sức với bộ đội. Điển hình như xã Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải) với những căn cứ nhà âm dưới động cát làm lớp học cho ữẻ em, trạm cứu thưcmg, với cồn Tàu là bến cảng bí mật nhận vũ khí tìr miền Bắc đưa vào ữên những con tàu không số, xã được chính phủ kháng chiến ở miền Nam tặng danh hiệu "Trường Long Hòa sắt thép". ở mép trên giáp tỉnh Vĩnh Long có vùng vườn tược sum suê của xã Nhị Long, huyện Càng Long tìmg bị địch càn phá dài ngày ừong nhiều bận vẫn giữ vững là căn cứ của các cơ quan lãnh đạo tỉnh và cà Thành ủy Sài Gòn cũng có lần đến nương trú. Và, dù là vị trí bản lề giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam sông Cửu Long địch luôn có lực lượng mạnh để chốt giữ nhưng quân, dân Trà Vinh đã dũng mãnh chiến đấu giải phóng hơn nửa huyện Duyên Hải và mấy xã của huyện c ầ u Ngang trước ngày toàn thắng. Qua những dòng viết frên, chúng ta ứiấy frong kháng chiến 171
- ngày xua và trong cuộc xây dựng tại quê huơng sau chiên tranh, kể cả giai đoạn giúp đất nước Chùa Tháp khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt, Yêng Xa Ri, ba anh em Việt, Khmer, Hoa tại đây luôn kề vai sát cánh bên nhau đã tạo nên nét tươi đẹp của Trà Vinh ngày nay, với hệ tìiống đường sá trài nhựa, lưới điện quốc gia, bưu chính, viễn thông, điện báo đ ái tận mỗi xã. Với Trạm y tế, trường cấp 2, tniờng cấp 3 trải đều ở các huyện lỵ và vài xã khác. Với truyền thống trên, Trà Vinh còn nhiều hứa hẹn ở tương lai. 172
- II. ĐỊA LÝ TỈNH TRÀ VINH Trà Vinh nằm giữa hai nhánh của Cửu Long giang, phía Bắc là Cổ Chiên, phía Nam là sông Hậu, êm đềm như đứa bé gỉữa vòng tay mẹ. Dòng nước vốn có tên Mê Kông, theo tiếng Lào là Sông Mẹ. Chiều dài mỗi bên 60 km, một mặt giáp Ben Tre, một mặt giáp Sóc Trăng. Cánh Tây liền ranh giới với Vĩnh Long cũng 60 km, phía Đông là mặt biển hình vòng cung dài hơn ba cạnh kia 5 km. N hìn trên bản đồ giống như m ột hình vuông góc. Do vị thế như vậy, phần giáp biển là vùng đất mới. Nhiều thế kỳ trước biển còn nằm sâu vào đất liền vài mươi cây số mà vết tích còn lại là những giồng cát với độ dài, ngắn khác nhau theo hướng Bắc, Nam, gần như song song với mặt biển. Những dạt đất này có nơi cao đến 4-5 mét mà bà con địa phương gọi là động. Đó là hiện tượng biển lùi. Dưới lòng đất có nơi bà con đào được vỏ sò, ốc vùng nước mặn và đôi khi gặp mấy tấm ván gỗ dài hình cong, xác của những chiếc thuyền bị đắm thuở nào. Hiện tượng bồi lắng phù sa do hai dòng cổ Chiên và sông Hậu vẫn đang tiếp tục và kéo dài bãi biển ra xa hàng cây số kể từ 50-60 năm qua. 173
- Tinh có hai mùa mưa, nẩng rô rệt, mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Âm lịch. Dù nàm ven biển nhưng nơi đây ít khi bị bão, chì thường bị những cơn gió lốc, tác hại không lớn. v ề gió cũng có hai mùa quan trọng, gió Chướng từ ttirớc và sau tết Nguyên Đán và gió Nam vào tháng 5, tháng 6, mang mua đến. Tác động kiến tạo của hai dòng sông lớn và ảnh hưởng của hải triều đã tạo cho Trà Vinh mạng lưới sông rạch chàng chịt khắp địa bàn, có tác dụng tưới, bồi phù sa cho đồng ruộng mép, ữên và ờ ven biển đã tạo nên lớp rừng ngập mặn, nơi sinh sản phát triển của nhiều loại thủy tộc biển, giáp xác và nhuyễn thể. Với vị trí đó, Trà Vinh có 3 vùng địa mạo: vùng nước ngọt, vùng lợ giao hòa giữa sông với biển và vùng nước mặn. Vùng nước ngọt gồm 3 huyện Càng Long, Tiểu cần, cầu Kè với đồng ruộng tốt tươi có thể làm 3 vụ lúa, sản lượng đến 5 - 6 tấn mỗi ha. Bên mép sông rạch là sum suê vườn tược với nhiều cây cho trái ngọt ngào. Nguồn lợi về cây dừa xấp xi với tinh Bến Tre, nơi đuợc mệnh danh là xứ dừa. Gần đây thủ công khai thác nguyên liệu tìi cây dừa đã tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con. Đó là nghề làm chi bàng xơ của vò dừa cung cấp cho các cơ sở dệt thảm lót và một vài vật dụng khác. Ngoài ra, từ sọ trái dừa, tỉnh đã lập nên xí nghiệp đốt lấy than gọi là than hoạt tính để xuất khẩu. Ngoài nguồn lợi cây, ừái, lúa thóc, vùng này còn là kho cá, tôm đóng góp phàn nuôi sống cư dân. Từ sự phong phú về thủy sản này mà thuở xưa ờ huyện Càng Long đã xảy ra một sự việc còn lưu sách sừ, đó là vụ án Bùi Hữu Nghĩa. 174
- ô n g Bùi cùng với Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu), Phan Văn Trị (Cử Trị) và Huỳnh Mần Đạt là bốn nhà nho yêu nước tiêu biểu của đất Nam kỳ hồi Pháp mới chiếm đóng. Đầu đuôi sự việc là khi thắng được nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã ban lệnh miễn thuế thủy lợi cho nhân dân sống dọc sông Láng Thé (huyện Càng Long) đã cưu mang giúp đỡ khi ông có lần bôn tẩu tới đây. Thấy nguồn lợi quá béo bờ, mấy tay cường hào ở Trà Vinh (thuở ấy là huyện Trà Vang thuộc dinh Long Hồ) chạy chọt với Tổng đốc Uyển cho trúng thầu để thu lợi. Dân chúng bực tức thưa lên quan huyện Bùi Hữu Nghĩa. Vốn là người cương trực biết lo cho dân, căm ghét sự nhũng lạm, ừi huyện ra tay bênh vực với câu nói; "Đó là lệnh của vua, ai dám làm frái thì cứ chống lại". Do vậy đã xảy ra xô xát, quần chúng dùng gậy gộc đánh đuổi bọn tham lam. Tức tối vì m ất miếng ăn, bọn chúng đầu đơn vu khống là huyện quan đã xúi dân làm loạn. Đã ăn của lót rồi, lão Tổng đốc tham nhũng đã xử án tìr hình với ữi huyện Trà Vang. Bức xúc trước sự lộng quyền đó, bà Nguyễn Thị Tồn (người gốc Biên Hòa) phu nhân của Bùi tri huyện liền đi nhờ thuyền buôn ra Huế khiếu nại với triều đình. Cảm kích tấm lòng tiết liệt đó, thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) đã can thiệp giải án. Thế mà kẻ tiêu cực vẫn không chịu buông tha, chỉ bỏ án tử để bãi chức và đày Bùi Hữu Nghĩa lên làm việc ờ một đồn biên phòng hướng Tây Nam. 175
- v ề vùng lợ, mùa chướng nước biển bị đẩy lên, phân hóa nước sông, đồng áng lại bị phèn nên lúa trồng năng suất thấp, phẩm chất kém. Gần đây đã chuyển sang nuôi tôm, cá hoặc làm một vụ lúa một vụ tôm đã cải thiện được mức sống. Cũng trên địa bàn này, cánh đồng của xã V inh Kim (huyện Cầu Ngang) có sinh thái rất đặc biệt, khác hẳn ở các xã kề cận nên đã sản sinh loại tép bạc đất to con. G iống này rất ngon, không thua thịt tôm càng và cư dân đã thành lập tổ hợp sản xuất, chế biến thành dạng khô, với thương hiệu "Tôm khô Vinh Kim" đặc sản này được bán ra nhiều tinh, nổi tiếng tăm. Rất tiếc là không đủ để cung ứng mạnh mẽ hơn. Trên những con giồng do biển lùi để lại, ừồng mía, đậu phộng chất lượng tốt, cùng nhiều hoa màu khác. Lượng mía ở Trà Cú cung cấp một ti lệ quan trọng cho nhà máy đường được mở tại địa phương tìr vài năm qua. Cùng lúc cây điều dễ tính đã được trồng trên các dải gò cao, khó sống cho những loại khác. Lượng hạt điều cũng đã góp phần vào kế hoạch xuất khẩu của tỉnh. Đến vùng mặn ven biển, dải rừng rộng thênh thang từ bao đời đã bị Mỹ rải thuốc khai quang tàn phá thê thảm. Sau chiến tranh, ta đã gây lại lớp ngoài để phòng hộ chống sự xói mòn do sóng gió, m ép trong để khôi phục lại lá phổi thiên nhiên với lượng oxy từ tán lá thải ra góp phần điều hòa khí quyển ngày càng bị ô nhiễm với sự phát triển của các nhà máy. Đồng thời rừng sẽ là nơi sinh nở của các loại thủy sản, nguồn sống của đồng bào nơi đây, nên có câu "Cây đước rước 176
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật sơn mài
212 p | 499 | 184
-
Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ và biện pháp phòng trị part 1
24 p | 301 | 85
-
Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam part 1
18 p | 240 | 80
-
Kỹ thuật nuôi cá tra và ba sa trong bè part 1
10 p | 191 | 49
-
Kỹ thuật nuôi cá tra, basa
56 p | 150 | 14
-
Kết quả nuôi trồng nấm linh chi tầng Ganoderma applanatum phát hiện ở Tịnh Biên, An Giang
4 p | 79 | 7
-
Phát triển quy trình chế biến mắm hàu chua từ hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) nuôi ở địa bàn tỉnh Khánh Hoà
12 p | 12 | 6
-
Nghiên cứu giải pháp sử dụng phân bón để nâng cao chất lượng quả nho giống NH02-37 tại Ninh Thuận
0 p | 36 | 4
-
Các yếu tố tác động lên phát triển bền vững sinh kế nghề nuôi cá măng sữa Chanos chanos ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
15 p | 37 | 3
-
Chuỗi giá trị họ cá đù khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long
6 p | 25 | 3
-
Phát triển làng nghề chè truyền thống tỉnh Thái Nguyên: Thực tiễn tại một số làng nghề ở vùng chè Tân Cương, Trại Cài và La Bằng
9 p | 11 | 2
-
Phân tích quan hệ di truyền một số giống lạc bằng chỉ thị phân tử SSR
6 p | 8 | 2
-
Nghề biển truyền thống ở Việt Nam: Phần 1
158 p | 9 | 2
-
Khả năng cải thiện về sinh trưởng và chất lượng thân cây Keo tai tượng trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 ở Nghệ An và Bình Dương, tuổi 8-9
10 p | 9 | 1
-
Nghiên cứu đa dạng di truyền các biến chủng Thông caribe được trồng tại Việt Nam bằng chỉ thị ISSR
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn