intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật Ukiyo-e của Nhật Bản thể hiện qua tranh Kanagawa-oki Nami Ura

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghệ thuật Ukiyo-e của Nhật Bản thể hiện qua tranh Kanagawa-oki Nami Ura" giới thiệu về Bức tranh Kanagawa-oki Nami Ura hay còn được biết với tên tiếng Việt là “Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa” là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Qua bàn tay của nghệ sĩ Katsushika Hokusai, cơn sóng tại Kanagawa đã trở thành một kiệt tác, một biểu tượng trong hội hoạ của xứ Phù tang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật Ukiyo-e của Nhật Bản thể hiện qua tranh Kanagawa-oki Nami Ura

  1. NGHỆ THUẬT UKIYO-E CỦA NHẬT BẢN THỂ HIỆN QUA TRANH KANAGAWA-OKI NAMI URA Huỳnh Ngọc Vinh, Trần Ngọc Bảo Trân, Đỗ Lê Hoàng Vũ, Lâm Ngọc Thiên Trang*, Nguyễn Thiện Trung Viện Công nghệ Việt- Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phan Thị Nga, CN. Đỗ Xuân Hồng TÓM TẮT Bức tranh Kanagawa-oki Nami Ura hay còn được biết với tên tiếng Việt là “Sóng Lừng Ngoài Khơi Kanagawa” là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Qua bàn tay của nghệ sĩ Katsushika Hokusai, cơn sóng tại Kanagawa đã trở thành một kiệt tác, một biểu tượng trong hội hoạ của xứ Phù tang. Bức tranh này đã truyền cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ và người xem trong 200 năm qua, đặc biệt là ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác và sự phổ biến của nó trong đời sống hàng ngày. Về sau, một số bức tranh mô phỏng lại cơn sóng lừng của Hokusai, tuy bức tranh có nét đẹp đặc sắc cũng như đã thay đổi về ý nghĩa và tinh thần của bức tranh. Tác phẩm của Hokusai vẫn là một tác phẩm huyền thoại của xứ sở phù tang, mang ý nghĩa tinh thần của loại tranh Nhật Bản xưa. Từ khóa: Katsushika Hokusai, Nhật Bản, Tranh Ukiyo-e, Tranh khắc gỗ, Tranh văn hóa 1. KHÁI NIỆM VỀ NGHỆ THUẬT UKIYO-E “Ukiyo” của Ukiyo-e có nghĩa là “thực tế “ nó bắt đầu vào nửa sau thế kỷ XVI như một bức tranh mô tả cuộc sống của những người dân thường ở Tokyo. Mãi đến thời Edo (1603-1867), Ukiyo-e mới trở nên phổ biến như một loại hình văn hóa đại chúng. Nó được kích hoạt bởi sự cải tiến của công nghệ in khắc gỗ, về các chủ đề quen thuộc như diễn viên và phụ nữ xinh đẹp bắt đầu được vẽ, và sự phổ biến của các tài liệu đọc cho đại chúng trong thời kỳ này. Các nghệ sĩ vẽ tranh minh họa cho các tài liệu đọc như vậy đã trở thành họa sĩ Ukiyo-e. Hình 1: Sông Tama ở vùng Musashi (ThuyChau, 2015) 2501
  2. Hầu hết các Ukiyo-e được làm bằng bản khắc gỗ. Lúc đầu, nó chủ yếu được in bằng một màu duy nhất, sử dụng mực sumi dùng trong thư pháp, nhưng về sau người ta thêm màu vào bằng bút lông. Để đáp ứng nhu cầu của những người muốn có nhiều bản in màu hơn, người ta đã nghĩ ra cách in các phần màu chồng lên nhau như một bản in, thay vì thêm màu bằng bút lông. Lúc đầu, chỉ có hai đến ba màu có thể sử dụng, nhưng những tiến bộ của công nghệ đã giúp sử dụng nhiều màu. Các bản in Ukiyo-e được các chuyên gia thực hiện qua ba quy trình : Vẽ bằng mực → khắc hình ảnh lên khối gỗ → tô màu khối và in. Ban đầu sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng khi bản khắc gỗ hoàn thành, bạn có thể dễ dàng tạo ra nhiều bản sao của cùng một bức tranh. Ukiyo-e được in với số lượng lớn lan truyền trong nhân dân và phát triển thành văn hóa đại chúng. 2. GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ SĨ KATSUSHIKA HOKUSAI 2.1. Cuộc đời sáng tác của tác giả Nghệ sĩ Katsushika Hokusai sinh ngày 31/10/1760 tại Edo (nay là Tokyo), mất 10/5/1849. Tên thuở nhỏ của ông là Tokitarou. Người ta không biết cha mẹ của ông là ai, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được nhận nuôi bởi một người thợ thủ công danh tiếng ở Edo. Cha ông là nghệ nhân Nakajima Ise, người làm gương cho shogun. Hokusai bắt đầu phát triển niềm đam mê hội họa vào khoảng 6 tuổi. Góp phần lớn trong đó đến từ cha ông, người thường xuyên phải thiết kế, trang trí gương. Năm 12 tuổi, cha ông đã gửi ông đến làm việc trong một hiệu sách và thư viện cho mượn, một loại hình tổ chức phổ biến ở các thành phố Nhật Bản, nơi sách đọc được làm từ các mộc bản được cắt là một thú giải trí phổ biến của tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Năm 14 tuổi, ông đi học việc với một người thợ điêu khắc gỗ. Cho đến khi 18 tuổi, khi ông tới xưởng của Katsukawa Shunshou. Shunshou là một nghệ sĩ Ukiyo-e, một phong cách in và vẽ tranh từ mộc bản mà Hokusai sẽ trở thành bậc thầy, và đứng đầu phong trào gọi là môn phái Katsukawa. Hình 2: Tác giả Katsushika Hokusai – Keisai Eisen Ông là một nghệ sĩ, họa sĩ chuyên về Ukiyo-e và nhà in tranh người Nhật trong thời kỳ Edo. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh in mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ (富嶽 三十六景) trong đó có tác phẩm "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" đã trở thành biểu tượng của Nhật 2502
  3. Bản và được xuất bản trên quốc tế. Loạt tranh này, cụ thể là “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” và “Gió lành, trời trong” đã đảm bảo danh tiếng của Hokusai cả ở Nhật Bản và nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các tác phẩm chạm khắc của ông, cũng như của các nghệ sĩ Nhật Bản khác lần lượt được đặt chân đến Paris. Trong một lễ hội ở Tokyo vào năm 1804, ông đã tạo ra một bức chân dung của đại sư Daruma được cho là dài đến (180 m) bằng cách sử dụng một cây chổi và một cái xô đầy mực. Vào năm 1834, Chính tại thời điểm này, Hokusai đã sáng tác loạt tranh Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ, một loạt cảnh quan quan trọng khác. Năm 1839, một đám cháy đã phá hủy xưởng của Hokusai và phần lớn công việc của ông. Trong thời gian này, sự nghiệp của ông đã bắt đầu phai mờ khi các nghệ sĩ trẻ như Andou Hiroshige ngày càng trở nên phổ biến. Không ngừng tìm cách để tạo ra tác phẩm tốt hơn, ông dường như đã thảng thốt kêu lên trên giường bệnh của mình: "Giá mà ông trời cho tôi thêm mười năm nữa... Chỉ cần thêm năm năm nữa, thì tôi có thể trở thành một họa sĩ thực sự.". Ông qua đời vào 10/5/1849 để lại một nỗ lực tìm kiếm bản chất nghệ thuật còn đang dang dở. Ông được chôn cất tại chùa Seikyō-ji ở Tokyo (khu Taito). 2.2. Những cống hiến của tác giả cho nghệ thuật Ukiyo-e Ban đầu ông bắt đầu với các diễn viên kịch Kabuki vào những năm 60 của thế kỷ 18. Sau đó ông dần chuyển đề tài của mình từ hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng sang phong cảnh và cuộc sống đời thường. Đây được xem như là một sự thay đổi đột phá đối với nghệ thuật của Ukiyo-e đương thời và cả sự nghiệp vẽ của ông. Các tác phẩm của ông rất được ưa chuộng. Năm 70 tuổi, Hokusai bắt tay vào dự án tham vọng nhất của mình: 36 cảnh núi Phú Sĩ. Đối với Hokusai, núi Phú Sĩ là một nỗi ám ảnh tâm linh cá nhân. Núi Phú Sĩ được xem là biểu tượng cho sức mạnh và sự ổn định của Nhật Bản. Dù rằng Nhật Bản vẫn đang là một đất nước cô lập với nền văn hoá riêng biệt. Tuyển tập tái hiện ngọn núi dưới nhiều góc nhìn từ rừng, làng, hồ, cho đến sông và bãi biển. Với điểm nhìn từ vùng biển Kanagawa, bức tranh đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Hokusai trở thành nghệ sĩ Ukiyo-e đầu tiên sử dụng phong cảnh làm trọng tâm. 36 bức hoạ thể hiện phong cách cổ điển của ông: Cô đọng hình ảnh ở dạng nguyên bản nhất và rất xem trọng đường nét, màu sắc. Chúng thể hiện hình ảnh con người bình thường khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên. Một sự pha trộn hoàn hảo giữa vật chất và siêu hình. Kanagawa Oki Nami Ura là 1 tác phẩm thuộc dự án này của Hokusai. 3. TÌM HIỂU VỀ TÁC PHẨM KANAGAWA OKI NAMI URA 3.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Năm 1639, Nhật Bản đóng cửa biên giới và thực hiện chính sách bế quan toả cảng. Người nước ngoài bị trục xuất, văn hóa phương Tây bị cấm, việc xuất nhập cảnh có thể bị tử hình. Nhật Bản duy trì đóng cửa trong hơn 200 năm. Chính trong hoàn cảnh đó, một nền nghệ thuật tinh túy đã được phát triển - nghệ thuật đại chúng đã được phổ biến trên một quy mô chưa từng có. Tác phẩm Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa xuất bản vào khoảng năm 1830. 2503
  4. Hình 3: Kanagawa-oki Nami Ura Đó là thời kỳ mà cả thế giới đi theo xu hướng công nghiệp hóa và người Nhật lại rất quan ngại các cuộc xâm lược. Thoạt nhìn, Kanagawa Oki Nami Ura chỉ đơn giản thể hiện một Nhật Bản thanh bình, bất biến nhưng nhìn kỹ hơn, làn sóng tuyệt đẹp này dường như sắp nhấn chìm ba chiếc thuyền đánh cá trong khi núi Phú Sĩ và bờ biển Nhật Bản đang xa dần. Đó là nỗi bất an về chủ quyền lãnh hải. Vùng biển đã bảo vệ sự cô lập, hòa bình của họ đang bị đe doạ và có thể sụp đổ.Đây là hình ảnh đại diện cho một Nhật Bản với tương lai bất định. 3.2 Ý nghĩa của tác phẩm Nếu nhìn kỹ và đặt tâm hồn vào bức tranh, ta sẽ cảm nhận được sức mạnh của sóng, từng âm thanh của tiếng sóng, từng giai điệu dồn dập. Những vệt nước màu xanh vừa phản ánh cấu trúc của từng cơn sóng, vừa biểu đạt được hướng chuyển động. Nét hiện đại, tinh tế được thể hiện qua gam màu xanh phổ - một gam màu được du nhập từ châu Âu phối cùng gam màu chàm truyền thống, giúp cho tổng thể bức tranh trở nên đặc biệt hơn. Tác phẩm huyền thoại này tuy mang nét mộc mạc, giản dị nhưng lại chứa đựng tinh thần Nhật Bản sâu sắc. Ngọn sóng cao nhất trong bức tranh in đậm dấu ấn bối cảnh ra đời của tác phẩm này. Đó là thời kỳ đời sống cá nhân của Hokusai đang đi xuống, gặp muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Điều ấn tượng dễ thấy nhất trong bức tranh đó là hòa sắc trầm và dịu, tương phản với nội dung là khung cảnh những con thuyền đang vật lộn sinh tử trong cơn biển động dữ dội. Hòa sắc trầm dịu này cũng thể hiện một sự chiêm nghiệm trong tâm tưởng rất đặc trưng của phương Đông, đối diện với những gian nguy bằng con mắt tĩnh tại nhiều chiều sâu. Bức tranh huyền thoại Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa không đơn thuần là bức tranh vẽ về hình ảnh những cơn sóng mà hơn hết là ý nghĩa ẩn sâu bên trong. Thông qua bức tranh, tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp rằng “Có thể những khó khăn ở hiện tại vô cùng lớn lao, nhưng chỉ cần cố gắng vượt qua thì những điều tốt đẹp sẽ đến như một món quà dành tặng cho sự bền bỉ, kiên trì của bản thân”. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn vẽ ra hình ảnh đẹp đẽ của sự kiên cường của người Nhật. 3.3 Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Điểm bắt mắt nhất của bức tranh là làn sóng mở rộng khi nó sắp vỡ với sự sụp đổ của đỉnh giống như móng vuốt của nó. Ở đầu ngọn sóng, được các chuyên gia phân tích cho rằng, chúng như những móng 2504
  5. vuốt tử thần đang ôm trọn lấy con thuyền nhỏ bé giữa biển khơi, hung dữ và cuộn cuồn như bản chất đáng sợ của sóng lừng. Làn sóng sắp tấn công những chiếc thuyền như thể nó là một con quái vật to lớn, dường như tượng trưng cho sức mạnh không thể cưỡng lại của tự nhiên và sự yếu đuối của con người. Sóng ở tiền cảnh và núi Phú Sĩ ở hậu cảnh là những biểu tượng được chọn không chỉ để mang lại hiệu ứng phối cảnh, một kỹ thuật theo phong cách châu Âu mà ông đã điều chỉnh theo cách rất sáng tạo, mà còn đại diện cho sự khó lường của cuộc sống. Núi Fuji, mặt khác, biểu thị sự tĩnh lặng và vĩnh cửu; Nó là biểu tượng của Nhật Bản và như một đối tượng tôn thờ thiêng liêng, giữ một vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của người Nhật. Mặc dù các bức họa nổi tiếng trước của ông không được các nhà sử học nghệ thuật Nhật Bản coi là “tác phẩm nghệ thuật vĩ đại” vào thời điểm đó, họ coi các bản in khắc gỗ như một hình thức in ấn thương mại, hơn là một hình thức hội họa. Tuy nhiên, ngày nay các bản in gốc của Kanagawa-oki Nami Ura lại được nhiều bảo tàng trên thế giới trân trọng, bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York, bảo tàng Anh London, Viện Nghệ thuật Chicago, LACMA Los Angeles và Phòng trưng bày Quốc gia Victoria. Nhà văn Edmond De Goncourt, tác giả của Hokusai (2009), thảo luận về cách thể hiện nghệ thuật độc đáo của Hokusai đã ảnh hưởng đến các nghệ sĩ châu Âu kể từ giữa thế kỷ XIX. Các bản in bắt đầu lưu hành rộng rãi khắp châu Âu và Sóng lừng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, bao gồm họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh. 4. KẾT LUẬN Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa cũng gọi là Sóng lừng hay đơn giản là Sóng, là một tranh mộc bản của nghệ sĩ Ukiyo-e Hokusai người Nhật Bản. Nó được xuất bản vào khoảng giữa năm 1829 và 1833 vào cuối thời Edo là bản in đầu tiên trong 36 cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hokusai và là một trong những tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản dễ nhận biết nhất trên thế giới. Bức tranh Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa Không chỉ là một tác phẩm kinh điển của hội họa Nhật Bản, Sóng lừng của Hokusai còn là một biểu tượng cho tinh thần và văn hóa đặc biệt của người Nhật. Ngoài ra thông qua bức tranh có lẽ, thông điệp mà họa sĩ gửi gắm ở đây là mọi khó khăn dù có thể vô cùng lớn lao ngay trước mắt nhưng rồi sẽ qua đi, và sau những cố gắng bền bỉ của con người thì những điều thiêng liêng, tốt đẹp sẽ còn lại mãi mãi. Sự lạc quan và kiên cường hẳn cũng là một đặc trưng khác của tinh thần Nhật Bản. Vào cuối thế kỷ 18, một lượng lớn thương nhân, người bán rong, người hành hương và những người tìm kiếm sự an lạc đã đến với núi Phú Sĩ. Họ rất hứng thú với món quà lưu niệm là tranh in mộc bản những khung cảnh nổi tiếng ở Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Administrator, 2020, Cùng tìm hiểu về bức tranh Sóng lừng - Tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Nhật Bản, nguồn: https://trip14.com/cung-tim-hieu-ve-buc-tranh-song-lung-tac-pham-nghe-thuat-noi- tieng-nhat-cua-nhat-ban_137zmzjd (Truy cập: 30/4/2023 13:20) 2. Great Art Explained, 2021. The Great Wave by Hokusai: Great Art Explained, nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=IBcB_dYtGUg (Truy cập: 30/4/2023 9:18) 3. Kengo Abe, 2021. Kanagawa-oki Nami Ura, https://vn.japo.news/contents/doi-song/bon- mua/122187.html (Truy cập: 30/4/2023 15:06) 2505
  6. 4. Nguyễn Quang Diệu, 2021, Những câu chuyện về bậc thầy danh họa Nhật Bản Katsushika Hokusai, nguồn: https://www.google.com/amp/s/thanhnien.vn/nhung-cau-chuyen-it-biet-ve-bac-thay-danh- hoa-nhat-ban-katsushika-hokusai-1851043138.amp (Truy cập: 30/2023 8:20) 5. Thongdong, 2019, Ảnh một bức trong bộ tranh "53 thư trạm trên đường thiên lý Tokaido, nguồn: https://vanthekt.blogspot.com/2019/10/danh-hoa-hiroshige.html (Truy cập: 30/4/2023 8:34) 6. ThuyChau, 2015. Nhật ký du lịch – Chạy bộ dưới chân Phú Sĩ, nguồn: https://www.tugo.com.vn/nhat- ky-du-lich-chay-bo-duoi-chan-phu-si/, (Truy cập 30/4/2023 15:15) 7. Thao Lee, 2021. Chân dung tác giả Katsushika Hokusai, https://idesign.vn/graphic- design/katsushika-hokusai-nguoi-dan-ong-dien-cuong-voi-hoi-hoa-cha-de-cua-kiet-tac-the-great- wave-off-kanagawa-461412.html (Truy cập: 30/4/2023 14:35) 8. Theo Elle.vn , 2019, Lịch sử phía sau bức tranh huyền thoại “Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa” https://vmsc.vn/lich, nguồn: su-phia-sau-buc-tranh-huyen-thoai-%E2%80%9Csong-lung-ngoai-khoi- kanagawa%E2%80%9D/ (Truy cập: 30/4/2023 13:20) 9. Vườn ươm nhân tài, 2021. Tinh thần Nhật Bản phía sau bức tranh Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, nguồn: https://www.kaizen.vn/vuon-uom-nhan-tai/chi-tiet/6622-tinh-than-nhat-ban-phia-sau-buc- tranh-song-lung-ngoai-khoi-kanagawa.html (Truy cập: 30/4/2023 14:20) 10. Web Japan, 2021, Khởi đầu của Ukiyo e, nguồn: https://web- japan.org/kidsweb/ja/virtual/ukiyoe/ukiyoe01.html (Truy cập: 30/4/2023 9:30) 2506
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2