intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của lovastatin đến khả năng giải phóng lovastatin từ vật liệu tổ hợp chitosan/carrageenan

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh hưởng của lovastatin đến khả năng giải phóng lovastatin từ vật liệu tổ hợp chitosan/carrageenan", tác giả tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần của carrageenan và chitosan đến đặc trưng, tính chất và khả năng giải phóng của lovastatin trong các dung dịch mô phỏng dịch cơ thể người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của lovastatin đến khả năng giải phóng lovastatin từ vật liệu tổ hợp chitosan/carrageenan

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Nghiên cứu ảnh hưởng của lovastatin đến khả năng giải phóng lovastatin từ vật liệu tổ hợp chitosan/carrageenan Nguyễn Thị Kim Thoa1, Vũ Quốc Mạnh2, Hà Mạnh Hùng1,*, Võ Thị Hạnh1, Vũ Quốc Trung3 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2Trường Đại học Thành Đô, QL32, Lai Xá, Từ Liêm, Hà Nội 3Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Vật liệu sinh học chitosan/carrageenan/lovastatin được chế tạo bằng kỹ phương pháp dung dịch với hàm lượng lovastatin thay đổi so với hàm lượng chitosan/carrageenan cố định 1:9 (m/m). Kết quả quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) và ảnh hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) cho thấy các thành phần của vật liệu có cấu trúc hóa học ổn định, đã được phân tán vào nhau và bền hóa nhờ liên kết hydro và tương tác lưỡng cực giữa các thành phần. Độ bền nhiệt của các polymer nên được tăng lên, hạt Lov được phân tán vào nền polymer làm giảm nhiệt độ nóng chảy. Khả năng giải phóng Lov trong môi trường pH 2 và pH 7,4 đối với dịch dạ dày và dịch ruột tương ứng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng Lov. Kết quả thu được mẫu vật liệu sinh học CsCL195 được đánh giá tốt nhất; các hạt phân tán đều; polymer nền bền nhiệt nhất, nhiệt phân hủy đạt 52,3 oC; quá trình giải phóng thuốc kém ở môi trường pH 2 (dịch vị) và giải phóng tốt ở môi trường pH 7,4 (dịch ruột) tạo điều kiện cho thuốc hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột vào máu, từ đó tăng hiệu quả điều trị cholesterol máu. Từ khóa: Lovatatin, vật liệu tổ hợp chitosan/carrageenan, vật liệu sinh học CsCL Đặt vấn đề Statin là thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để điều trị tăng cholesterol máu. Các hợp chất này ức chế các enzym hydroxyl metylglutaryl CoA (HMG-CoA reductase). Statin bao gồm lovastatin (Lov), fluvastatin, simvastatin, atorvastatin và rosuvastatin, trong đó lovastatin được chú ý hơn cả. Lovastatin có nguồn gốc từ một số loài nấm thông qua quá trình lên men (Zhao ZJ, 2013). Lov được cơ thể hấp thu thông qua đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy sinh khả dụng của Lov trong vòng tuần hoàn lớn là khá thấp và không ổn định. Độ hấp thu của Lov bằng liều tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 30% so với bằng liều uống. Độ hấp thu qua đường uống giảm khoảng 30% nếu uống khi dạ dày rỗng. Khả năng thuốc gắn với protein huyết tương cao khoảng 95%. Cả Lov và chất chuyển hóa β-hydroxy acid đều liên kết mạnh (
  2. Trần Ngọc Quyển và các đồng nghiệp chế tạo một số hydrogel trên cơ sở chitosan bằng phương pháp tạo gel tại chỗ (in situ), bước đầu đánh giá khả năng tương hợp sinh học và khả năng phân huỷ hydrogel định hướng ứng dụng làm vật liệu y sinh (Ngoc Quyen Tran, 2011). Trần Đại Lâm và các đồng nghiệp nghiên cứu chế tạo polymer sinh học chitosan cấu trúc nano ứng dụng làm chất mang thuốc như artesunat và paclitaxel làm thuốc giải phóng chậm (Lam Dai Tran, 2010). Các tác giả đã ứng dụng một số phương pháp tổng hợp thích hợp cho nano chitosan, glycol chitosan. Các hạt nano chitosan đã được gắn với một số chất có hoạt tính sinh học ở dạng tan trong nước như artesunat và dạng khó tan trong nước như curcumin, gossypol. Thái Hoàng và các đồng nghiệp chế tạo vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan (PLA/CS) mang thuốc nifedipin bằng phương pháp dung dịch và phương pháp vi nhũ. Các đặc trưng tính chất và khả năng giải phóng thuốc của vật liệu tổ hợp nano PLA/CS/nifedipin cũng đã được xác định. Nifedipin giải phóng từ vật liệu nano PLA/CS/nifedipin theo 2 giai đoạn (ban đầu giải phóng nhanh và sau đó, giải phóng chậm, có kiểm soát) (Thai Hoang, 2016). Carrageenan là một loại polysaccharite có nhóm phycocolloid cùng với agar, alginat. Carrageenan được chiết rút từ rong biển đỏ Chondrus Cripus và loài Irish moss thuộc họ Rhodophyceae. Từ những loài tảo đỏ (Rhodophyceae) người ta đã phát hiện ra nhiều loại Carrageenan khác nhau, bao gồm: κ-carrageenan, λ- carrageenan, ι-carrageenan (V. Nagalakshmi, 1997). Nguyễn Thị Phương và các cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của carrageenan (CG) trên một số đặc điểm và quá trình giải phóng allopurinol với sự có mặt của polyetylen oxit (PEO). Các kết quả cho thấy: qua phổ IR chỉ ra rằng các nhóm sulfat trong CG tương tác với các nhóm C-O và OH trong PEO và các nhóm C=O, N-H trong allopurinol. Ảnh SEM của màng chỉ ra rằng allopurinol có thể phân tán đồng đều trong màng CG khi sử dụng PEO (2% trọng lượng). Khả năng mang thuốc của màng CG đạt từ 49,33 đến 92,32%, tùy thuộc vào hàm lượng PEO. Từ dữ liệu giải phóng thuốc của màng CG/PEO/allopurinol ở dung dịch đệm có pH 7,4 và pH 2, màng CG/PEO/allopurinol có hàm lượng 2% PEO có khả năng kiểm soát giải phóng thuốc tốt nhất (Nguyen Thi Phuong, 2020). Trần Thị Mai và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của collagen đến một số đặc điểm và sự kiểm soát giải phóng thuốc từ màng carrageenan/collagen/allopurinol (CCA) (Tran Thi Mai, 2019). Vũ Quốc Mạnh và công sự nghiên cứu phương pháp chế tạo màng CCA (Quoc Manh Vu, 2021). Màng tổng hợp sinh học CCA được chế tạo bằng phương pháp tạo gel bằng ion kết hợp với phương pháp in 3D sử dụng gel CCA như một vật liệu mực in 3D. Sự kết hợp của hai các phương pháp, cụ thể là phương pháp gel hóa bằng ion và phương pháp in 3D, tạo cho màng tổng hợp sinh học một cấu trúc vi mô đều đặn và khả năng dễ dàng kiểm soát độ dày và hình dạng của màng phức hợp sinh học CCA so với phương pháp truyền thống (phương pháp dung dịch, thay thế dung môi dung môi). Màng tổ hợp carrageenan/collagen có thể kiểm soát việc giải phóng allopurinol trong mô phỏng dịch cơ thể. Ngoài ra, các mô hình động học giải phóng thuốc phản ánh quá trình giải phóng allopurinol từ màng tổ hợp CCA trong chất lỏng cơ thể mô phỏng cũng đã được tính toán. Những màng chứa allopurinol được chế tạo bằng các phương pháp kết hợp sử dụng carrageenan và collagen có thể tăng cường tốt hơn khả năng hòa tan của allopurinol trong các dung dịch đệm so với phương pháp dung dịch. Allopurinol được khuếch tán qua các polymer vào dung dịch theo mô hình Korsmeyer – Peppas. Các tổ hợp carrageenan/collagen cũng như phương pháp chế tạo trong nghiên cứu này có tiềm năng chế tạo thuốc cao phân tử. Từ các tài liệu tổng quan ở trên, có thể thấy nghiên cứu chế tạo tổ hợp carrageenan/chitosan mang lovastatin chưa được tập trung nghiên cứu. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần của carrageenan và chitosan đến đặc trưng, tính chất và khả năng giải phóng của lovastatin trong các dung dịch mô phỏng dịch cơ thể người. 1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.1. Hóa chất Carrageenan cung cấp bởi hãng Aladdin – Trung Quốc; lovastatin dạng bột khô (≥ 98%) do hãng Rhawn – Trung Quốc sản xuất. Một số hóa chất khác như ethanol, HCl, KCl, acetic acid, KH2PO4, Na2HPO4, CH3COONa, … là các sản phẩm thương mại của Việt Nam và Trung Quốc, được dùng mà không cần tinh chế lại. 1.2. Các phương pháp nghiên cứu Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FT-IR) được sử dụng để xác định các nhóm chức trong cấu trúc của vật liệu. Phổ FT-IR của các hợp chất sinh học CsCL được ghi lại bằng máy quang phổ Nicolet iS10 (Thermo Scientific, USA) và FTIR/NIR (PerkinElmer, USA). Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) của mẫu được chụp trên thiết bị FESEM S-4800 (Hitachi, Nhật Bản). Tính chất nhiệt của vật liệu sinh học CsCL được xác định trên máy phân tích nhiệt DSC-60 (Shimadzu) trong điều kiện khí nitơ từ nhiệt độ phòng đến 400 oC với tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút. Quang phổ tử ngoại (UV – Vis) được sử 1296
  3. dụng để xác định hàm lượng lovastatin giải phóng từ vật liệu sinh học CsCL trong các dung dịch đệm pH khác nhau. Thử nghiệm này được thực hiện trên máy quang phổ UV – vis (S80 Libra, Biochrom, Vương quốc Anh) ở phạm vi 200 – 400 nm. 1.3. Chế tạo vật liệu sinh học carrageenan/chitosan mang lovastatin với hàm lượng khác nhau Các mẫu vật liệu sinh học carrageenan/chitosan/lovastatin được chế tạo bằng phương pháp dung dịch, với sự thay đổi hàm lượng lovastatin so với carrageenan và chitosan. Quy trình chế tạo vật liệu sinh học carrageenan/chitosan/lovastatin như sau: carrageenan được hòa tan trong nước cất (tỷ lệ carrageenan/nước = 1/200 (g/mL) trên máy khuấy từ. Dung dịch đun nóng đến 80oC trong 30 phút và sau đó để nguội (dung dịch A). Chitosan được hòa tan trong dung dịch axit axetic 1% ở nhiệt độ phòng trên máy khuấy từ với tỷ lệ chitosan/dung dịch axit axetic là 1/100 (g/mL) (dung dịch B). Lovastatin được hòa tan trong ethanol trên máy khuấy từ (dung dịch C). Sau đó, nhỏ từ từ dung dịch C vào dung dịch A bằng buret đồng thời khuấy đồng nhất bằng máy đồng hóa (tốc độ 20000 vòng/phút) thu được dung dịch D. Dung dịch D được khuấy trên máy khuấy từ 1 giờ. Tiếp theo, dung dịch chitosan (dung dịch B) được thêm từ từ vào dung dịch D đồng thời khuấy đồng nhất bằng máy đồng hóa (tốc độ 20000 vòng/phút), hỗn hợp thu được tiếp tục khuấy trong 1 giờ trên máy khuấy từ. Hỗn hợp thu được ly tâm lấy chất rắn đổ ra đĩa pettri và đem đông khô, thu được chất bột màu trắng. Thành phần các mẫu chế tạo carrageenan/chitosan/lovastatin (CsCL) được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Kí hiệu và thành phần các mẫu carrageenan/chitosan/lovastatin (CsCL). STT Ký hiệu mẫu Chitosan (g) Carrageenan (g) Lovastatin (g) 1 CsCL193 0,1 0,9 0,03 2 CsCL195 0,1 0,9 0,05 3 CsCL197 0,1 0,9 0,07 4 CsCL1910 0,1 0,9 0,1 1.4. Nghiên cứu giải phóng thuốc Nghiên cứu quá trình giải phóng thuốc của vật liệu sinh học CsCL trong dung dịch đệm mô phỏng dịch dạ dày (pH 2) và mô phỏng dịch ruột (pH 7,4) ở 37 ± 0,1 oC. Các mẫu có khối lượng xác định được thêm vào cốc thủy tinh 300 mL chứa 200 mL dung dịch đệm pH 2 hoặc pH 7,4. Dung dịch được khuấy liên tục trong thời gian thử nghiệm. Tại mỗi khoảng thời gian, 5 mL dung dịch được rút ra và 5 mL dung dịch đệm mới được thêm vào để giữ thể tích dung dịch nghiên cứu không đổi. Hàm lượng thuốc giải phóng được theo dõi bằng máy quang phổ UV – Vis. Mỗi thí nghiệm được thực hiện trong ba lần. Dựa vào phương trình đường chuẩn của lovastatin trong dung dịch pH 2 (y=2598,2x – 0,1468, R2 = 0,9972) và dung dịch có pH 7,4 (y=3978x – 0,1975, R2 = 0,9985) ta tính được hàm lượng lovastatin giải phóng từ các mẫu CsCL trong các dung dịch đệm nghiên cứu. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Phổ hồng ngoại các vật liệu sinh học CsCL19x Hình 1. Phổ IR của lovastatin, carrageenan và chitosan 1297
  4. Hình 2. Phổ IR các vật liệu sinh hoc CsCL19x với hàm lượng Lov thay đổi Hình 1 trình bày phổ FTIR của chitosan (Cs), carrageenan (Car) và lovastatin (Lov). Có thể thấy trên phổ FTIR của lovastatin tinh khiết, các tín hiệu hấp thụ được quy kết cho các nhóm đặc trưng trong cấu trúc. Số sóng tại 3540 cm-1 được gán cho dao động kéo dài nhóm OH, tại 1700 cm-1 là dao động kéo dài của C=O bão hòa trong vòng lacton. Tín hiệu tại 1382 cm-1 đặc trưng cho liên kết C–O trong cấu trúc của lovastatin. Với Car, tín hiệu dao động tại 842 cm-1 đặc trung cho tín hiệu nhóm sunfat ở vị trí C4 (của vòng galactose), tín hiệu tại 1240 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết sunfat este. Các tín hiệu ở 3392 cm-1, 1636 cm-1 và 1373 cm-1 lần lượt được quy kết cho dao động hóa trị trong nhóm OH, C=O và C– O. Trên phổ của chitosan cũng xuất hiện đầy đủ các tín hiệu dao động đặc trưng: tín hiệu ở 3249 cm -1 đặc trưng cho dao động nhóm OH và NH cũng như các liên kết hydro nội phân tử; tín hiệu tại 2921 cm -1 và 2952 cm-1 là dao động của liên kết C-H đối xứng và không đối xứng; dải hấp thụ ở 1634 cm-1 đặc trưng cho dao động của nhóm N-acetyl và liên kết C=O; dải hấp thụ ở 1154 cm-1 là tín hiệu đặc trưng cho dao động biến dạng không đối xứng của nhóm C-O-C. Hình 2 cho thấy khi đưa Lov vào composite chitosan/carrageenan dải hấp thụ của các nhóm và liên kết đều bị thay đổi nhưng ít. Điều này chứng tỏ các thành phần trong mẫu tổ hợp đã được liên kết với nhau nhờ liên kết yếu – liên kết hydro mà không phải là hình thành một liên kết hóa học mới, như vậy cấu trúc các thành phần không đổi từ đó không làm ảnh hưởng đến các tính chất lý – hóa của các thành phần. Các đỉnh tương ứng với pic của các nhóm đặc trưng trong Cs, Car và Lov đều xuất hiện trong phổ FTIR của các vật liệu sinh học CsCL19x. Có một sự dịch chuyển nhỏ các đỉnh tương ứng với pic của các nhóm đặc trưng trong Cs, Car và Lov của vật liệu sinh học CsCLs19x so với pic đặc trưng của các nhóm chức trong Cs, Car hoặc Lov ban đầu. Sự dịch chuyển tín hiệu này có thể giải thích rằng trong vật liệu tổ hợp đã có những tương tác mạnh với nhau như: tương tác lưỡng cực giữa các nhóm HSO3- trong carrageenan với các nhóm NH3+ của chitosan được proton hóa bởi acid acetic; liên kết hydro hình thành giữa các nhóm OH và NH2. Khi thay đổi hàm lượng Lov các tín hiệu này thay đổi không đáng kể, chứng tỏ các polymer đã tương tác tốt với nhau và tương tác tốt với thuốc. 2.2. Hình thái cấu trúc vật liệu sinh học CsCL19x Quan sát ảnh SEM nhận thấy, hạt Lov đã được phân tán vào trong nền composite chitosan/carrageenan. Mẫu CsCL195 có các hạt phân tán đồng đều vào trong nền composite, các mẫu còn lại có xu hướng kết tụ lại với nhau tạo thành từng đám chứng tỏ nồng độ Lov cao làm ảnh hưởng đến khả năng phân tán hạt vào polymer nền. Với mẫu CsCL193 có nồng độ Lov thấp nhất tuy nhiên cấu trúc bề mặt lại có dạng xốp từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thuốc của mẫu vật liệu. Sự kết tụ này có thể do tương tác lưỡng cực của nhóm amin được proton hóa trong chitosan với nhóm sufat của carrageenan và các liên kết hydro giữa các nhóm amin, sunfat và nhóm OH làm cấu trúc trở lên xốp giúp các phân tử Lov chui vào trong cấu trúc hình thành liên kết hydro giữa Lov và polymer nền, kết quả là Lov được giữ lại trong cấu trúc. Ở nồng độ 3% Lov, hàm lượng thuốc thấp do vậy khả năng phân tán lấp các lỗ trống trên nền composite thấp nên mẫu có cấu trúc xốp. Với hàm lượng 7 – 10% Lov các hạt tạo liên kết hydro với polymer nền kém hơn nên dễ kết tụ lại với nhau. 1298
  5. Hình 3. Ảnh FESEM của mẫu vật liệu CsCL195x 2.3. Tính chất nhiệt vật liệu sinh học CsCL19x Hình 4 trình bày kết quả độ bền nhiệt của các mẫu vật liệu CsCL. Trên giản đồ DSC của Lov chỉ thấy 1 pic thu nhiệt ở 173 oC ứng với nhiệt độ nhóng chảy của Lov. Khi đưa Lov vào nền composite carrageenan/chitosan xuất hiện thêm pic thu nhiệt ở khoảng 40 – 55 oC ứng với sự dehydrat hóa của các nhóm ưa nước trong chitosan. Trong các mẫu có thể thấy sự dehydrat hóa của mẫu CsCL195 là cao hơn cả do vậy mẫu CsCL có tính bền nhiệt hơn, điều này có thể do các hạt Lov phân tán đồng đều vào composite làm tăng độ bền nhiệt của mẫu. điều này chứng tỏ khi đưa Lov vào làm bền hệ composite do hình thành thêm các liên kết hydro giữa các thành phần trong mẫu. Đồng thời nhiệt độ nóng chảy của Lov cũng giảm xuống từ 2 – 4 oC. Cấu trúc xốp của nền polymer làm phân tán hạt Lov về kích thước nhỏ hơn làm giảm độ kết tinh dẫn đến các hạt hạ nhiệt độ nóng chảy của Lov trong mẫu xuống. Hình 4. Giản đồ nhiệt DSC của mẫu vật liệu CsCL 195x 2.4. Quá trình giải phóng lovastatin từ vật liệu sinh học CsCL trong pH khác nhau Hình 5 mô tả sự giải phóng thuốc lovastatin từ vật liệu tổng hợp ở pH 2 và pH 7,4. pH dung dịch và hàm lượng Lov cũng có ảnh hưởng quá trình giải phóng lovastatin từ vật liệu tổng hợp. Ở pH 2 chitosan được proton hóa nhóm amin làm tăng khả năng tan của chitosan, đồng thời H+ cũng tấn công làm yếu liên kết giữa chitosan và carrageenan làm lỏng lẻo liên kết và các dễ giải phóng các hạt lovastatin. Hàm lượng Lov cũng ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của Lov, mẫu CsCL193 có hàm lượng thấp, cấu trúc xốp nên dễ giải phóng hơn. Mẫu CsCL1910 có hàm lượng Lov cao nên cũng dễ giải phóng do thuốc tập trung trên bề 1299
  6. mặt vật liệu nên giải phóng tốt. Tuy nhiên, các mẫu cũng không có quy luật nhất định. Từ kết quả giải phóng thuốc cho thấy mẫu CsCL195 là tỷ lệ mẫu thích hợp do Lov giải phóng chậm trong pH 2 nên được bảo vệ tốt hơn ở dạ dày, ở pH 7,4 (pH ruột) lại giải phóng tốt thuận lợi cho quá trình hấp thu vào máu. Hình 5. Đồ thị giải phóng Lov từ vật liệu tổ hợp CsCL19x trong các dung dịch khác nhau 4. Kết luận Vật liệu sinh học CsCL19x được chế tạo thành công bằng phương pháp dung dịch. Thêm Lov vào tổ hợp chitosan/carrageenan làm bền hóa polymer nền. Các thành phần của vật liệu tương tác với nhau nhờ các tương tác yếu mà không làm thay đổi bản chất hóa học của chúng. Hàm lượng Lov cũng cho thấy sự ảnh hưởng nhất định đến vật liệu sinh học CsCL19x, hàm lượng lớn có xu hướng kết tụ lại với nhau và tập hợp trên bề mặt vật liệu. Đánh giá quá trình giải phóng Lov từ mẫu vật liệu tổ hợp CsCL19x cho thấy mẫu tổ hợp CsCL195 cho kết quả tốt nhất: giải phóng chậm ở pH 2 và nhanh ở pH 7,4 nơi mà thuốc hấp thu chủ yếu qua tế bào niêm mạc ruột vào máu làm tăng hiệu quả điều trị bệnh. Lời cảm ơn Công trình được hoàn thành bởi sự tài trợ của trường Đại học Mỏ - Địa chất. Mã số T 22-19 Tài liệu tham khảo Kelly A. Langert, Bruktawit Goshu, Evan B., Stubbs Jr., 2017. Attenuation of Experimental Autoimmune Neuritis with Locally Administered LovastatinEncapsulating PLGA Nanoparticles. J Neurochem.; 140 (2), 334-346. Hamed Nosrati, Niusha Alimohammadi, Hamidreza Kheiri Manjili, Hossein Danafar, 2018, Cytotoxic activity and kinetic release study of lovastatin-loaded pH sensitive polymersomes. Pharmaceutical Chemistry Journal 52 (8): 721-729. Lam Dai Tran, Nhung My T. Hoang, Trang Thu Mai, Hoang Vinh Tran, Ngoan Thi Nguyen, Thanh Dang Tran, Manh Hung Do, Qui Thi Nguyen, Dien Gia Pham, Thu Phuong Ha, Hong Van Le, Phuc Xuan Nguyen, 2010. Nanosized magnetofluorescent Fe3O4–curcumin conjugate for multimodal monitoring and drug targeting. Colloids and Surfaces A: Physicochemical and Engineering Aspects, 371 (1-3): 104-112. Ngoc Quyen Tran, Cuu Khoa Nguyen, K. D. Park, 2011. In situ forming chitosan - based hydrogels as biomaterials for regenerative medicine. Proceedings of the second Vietnam-Korea Conference on Materials and Applied Chemistry: 112-113. Nguyen Thi Phuong, Nguyen Thuy Chinh, Vu Quoc Manh, Thai Hoang, Vu Quoc Trung, 2020. Some charactristics and allopurinol release of carrageenan/allopurinol films using polyethylene oxide as a dispersion aid agent. Vietnam Journal of Science and Technology, 58 (2): 219-227. Nguyen Thuy Chinh, Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Vu Giang, Dinh Thi Mai Thanh, To ThiXuan Hang, Nguyen Quang Tung, Chu QuangTruyen, Pham Minh Quan, Pham Quoc Long, Thai Hoang, 2016. In vitro nifedipine release from poly(lactic acid)/chitosan nanoparticles loaded with nifedipine. Journal of Applied Polymer Science, 133 (16): 43330. Quoc Manh Vu, Thuy Chinh Nguyen, Duong My Ngoc Dam, Quoc Trung Vu, Trong Lu Le, Tran Dung Hoang, Thi Kim Ngan Tran, Tuan Anh Nguyen, Phi Hung Nguyen, Hoang Thai, 2021. A Novel Method for Preparation of Carrageenan/Fish Scale Collagen/Allopurinol Biocomposite Film. International Journal of Polymer Science, Article ID 9960233, 10 pages. Suhair S. Al-Nimry, Mai S. Khanfar, 2016. Preparation and characterization of lovastatin polymeric microparticles by coacervation-phase separation method for dissolution enhancement. Journal of applied polymer, 133: 43277-43286. V. Nagalakshmi and S. Pai J. 1997. Immobilisation of penicillin acylase producing E. coli cells with κ- carrageenan. Indian Journal of Microbiology, 37: 17–20. 1300
  7. Tran Thi Mai, Nguyen Thuy Chinh, Vu Quoc Manh, Nguyen Thi Thu Trang, Tran Do Mai Trang, Vu Quoc Trung, Ha Van Hang, Thai Hoang, 2019. Effect of fish scale collagen on some characteristics and drug release of carrageenan/collagen/allopurinol film. Vietnam Journal of Science and Technology, 57 (3B): 1-8 Zhao ZJ, Pan YZ, Liu QJ, Li XH, 2013. Exposure assessment of lovastatin in Pu-erh tea. International Journal of Food Microbiology, 164 (1): 26 - 31. ABSTRACT Study on the effect of lovastatin on the release of lovastatin from chitosan/carrageenan composite materials Nguyen Thi Kim Thoa 1, Vu Quoc Manh2, Ha Manh Hung1,*, Vo Thi Hanh1, Vu Quoc Trung3 1 Hanoi University of Mining and Geology 2 Thanh Do University, QL32, Lai Xa, Tu Liem, Ha Noi 3Hanoi National University of Education The chitosan/carrageenan/lovastatin biomaterials were made using a solution method with a variable concentration of lovastatin and a fixed 1:9 chitosan/carrageenan content (m/m). The results of Fourier transform infrared spectroscopy (FT-IR) and field emission scanning electron microscopy (FESEM) show that the material's components have a stable chemical structure, have been dispersed into each other, and are stabilized by hydrogen bonding and dipole interactions. The thermal stability of polymers should be increased, Lov particles are dispersed into the polymer matrix to reduce the melting point. The ability to release Lov in pH 2 and pH 7.4 for gastric and intestinal juices was affected by Lov content, respectively. The results obtained from the biological material sample CsCL195 are the best evaluated; The most thermostable polymer matrix, with a heat of decomposition of 52.3 C; evenly dispersed particles; poor drug release at pH 2 (gastric juice) and good release at pH 7.4 (intestinal fluid) facilitate drug absorption through intestinal mucosal cells into the blood, increasing the effectiveness of blood cholesterol treatment. Keywords: Lovastatin, chitosan/carrageenan composite materials, CsCL biomaterial. 1301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0