intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao, đóng góp trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giúp nhà trường quan tâm hơn đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Đức Thọ, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Phạm Đức Gia Huy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Thu Hương TÓM TẮT Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp có đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt là thông qua việc tạo việc làm và tăng tính đa dạng của nền kinh tế. Khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và các nhà đầu tư, mà ý định khởi nghiệp chính là tiền đề cho hành vi khởi nghiệp. Công trình nghiên cứu này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Bài nghiên cứu được thực hiện để khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao, đóng góp trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời giúp nhà trường quan tâm hơn đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên gồm: (1) Đặc điểm tính cách, (2) Giáo dục khởi nghiệp, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Cảm nhận sự khát khao. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Từ khóa: Giáo dục, khát khao, khởi nghiệp, sinh viên, ý định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động khởi nghiệp đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở nhiều quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự đóng góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp vào việc phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt thông qua việc tạo việc làm và tăng tính đa dạng của nền kinh tế. Tại Việt Nam, tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp được nhân lên trong những năm gần đây, sau khi Chính phủ phát động phong trào khởi nghiệp và lấy năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp. Hiện nay, nhiều trường Đại học đã tạo ra nhiều hoạt động khuyến khích, động viên tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa, các sân chơi, cuộc thi khởi nghiệp,... Nhiều trường đã chủ động kết nối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để những ý tưởng, dự án của sinh viên có thể đi vào thực tế sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, một số trường Đại học đã đưa giáo dục khởi nghiệp vào chương trình đào tạo, thậm chí xây dựng thành một ngành, chuyên ngành đào tạo. 2917
  2. Tuy nhiên, tại TP. Hồ Chí Minh - nơi được xem là trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam với hơn 80 trường đại học, cao đẳng nhưng số lượng và tỷ lệ sinh viên sau tốt nghiệp khởi nghiệp còn rất thấp. Từ thực tế đó, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu điều gì đã cản trở ý định khởi nghiệp của sinh viên hoặc làm cách nào để giúp sinh viên sau khi ra trường mạnh dạn khởi nghiệp. Bài nghiên cứu này sẽ trình bày tóm tắt các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó nhóm tác giả chọn đề tài để nghiên cứu: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu lý luận - Nghiên cứu này nêu rõ bản chất về ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Mục tiêu thực tiễn - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. - Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Khảo sát, đánh giá và kiểm định mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất hàm ý quản trị và các kiến nghị nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn bình thường mới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn: - Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng kỹ thuật khảo sát chuyên gia theo phương pháp Delphi. Trong 2918
  3. đó, đối tượng được khảo sát là các chuyên gia làm việc độc lập không biết đến nhau, không có sự trao đổi trực tiếp, nhằm tránh những ảnh hưởng bên ngoài đến quyết định của chuyên gia. Các chuyên gia bày tỏ ý kiến của mình trong các bảng nhận xét có giải thích tỉ mỉ. Các chuyên gia được nhóm tác giả lựa chọn là sinh viên năm 3, năm 4 trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có thành tích học tập tốt, các giảng viên thuộc khoa QTKD làm việc tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các chuyên gia đều đồng ý với 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Đặc điểm tính cách, (2) Cảm nhận sự khát khao, (3) Giáo dục khởi nghiệp, (4) Nhận thức kiểm soát hành vi, (5) Nguồn vốn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu khảo sát n = 50 để đánh giá bảng câu hỏi sơ bộ, từ đó hiệu chỉnh các thang đo cho phù hợp và kiểm định đạt độ tin cậy để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức với kích thước mẫu n = 350, khảo sát online thông qua google form theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước: Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. 4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 4.1. Cơ sở lý thuyết 4.1.1. Đặc điểm tính cách Đặc điểm tính cách nói lên tính cách của một cá nhân thể hiện xu hướng chọn những nghề nghiệp đòi hỏi sự khám phá, sáng tạo. Sinh viên khao khát có một địa vị trong xã hội hoặc muốn được thể hiện, muốn được tôn trọng và biết đến càng nhiều. Xu hướng sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh là một nét trong đặc điểm tính cách của sinh viên (Bui, Le, Dao, & Nguyen, 2011). Đặc điểm tính cách cũng đã được khẳng định trong các nghiên cứu của Ngo & Cao, 2016; T. A. Phan & Tran, 2017 về các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. 4.1.2. Giáo dục khởi nghiệp Kuratko (2005) nhận định ý định khởi nghiệp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi có sự tác động của hoạt động giảng dạy, đào tạo về khởi nghiệp tại trường đại học. Theo Turker và Selcuk (2009), nếu một trường đại học cung cấp đầy đủ kiến thức và nguồn cảm hứng cho sinh viên, đặc biệt là những kiến thức về khởi nghiệp thì ý định lựa chọn thực hiện khởi nghiệp sẽ tăng lên. Việc tham gia các chương trình đào tạo về khởi nghiệp đóng góp rất nhiều đến sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên (Koe, 2016). 4.1.3. Cảm nhận sự khát khao Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, sự khát vọng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giúp những cá 2919
  4. nhân đang muốn trở thành doanh nhân, tự mình tạo lập sự nghiệp bằng việc lập ra doanh nghiệp thực hiện được ý định khởi nghiệp. Sự khát khao tạo cho cá nhân sự quyết tâm, ý chí kiên định thực hiện hành vi nhất định mà trong bối cảnh là ý định khởi nghiệp. Cảm nhận sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh (Krueger, 1993; Linan, 2004). 4.1.4 Nhận thức kiểm soát hành vi Trong một bài phân tích tổng hợp của 185 nghiên cứu thực nghiệm, Armitage và Conner (2001) đã kết luận, nhận thức kiểm soát hành vi trong lý thuyết hành vi dự định rất có hiệu quả đối với việc thúc đẩy cả về ý định lẫn hành vi khởi nghiệp của cá nhân. Theo Kenya, Amos và Alex (2014) đã chỉ ra rằng nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố có ý nghĩa cũng như ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp. 4.1.5. Ý định khởi nghiệp Theo Bird (1988), ý định khởi nghiệp của một cá nhân là trạng thái tâm trí, trong đó hướng đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh mới hoặc tạo lập một doanh nghiệp mới (Bird, 1988). Rõ ràng, mọi người thực hiện ý định kinh doanh của họ và cách họ kinh doanh là kết quả của việc ra quyết định (Krueger, Reilly & Casrud 2000). Ý định khởi nghiệp là sự chuẩn bị của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris, Zerbinati, & Al-Laham, 2007), bắt nguồn từ việc nhận ra cơ hội, tận dung các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường (Kuckertz & Wagner, 2010). Ý định khởi nghiệp thường có liên quan đến nội tâm, hoài bão và cảm giác của cá nhân đối với việc đứng trên đôi chân của mình (Zain, Akram, & Ghani, 2010). 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức (Nguồn:Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả) Hình 1: Mô hình chính thức nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2920
  5. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN - Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha: Nghiên cứu sử dụng 25 biến quan sát (22 biến quan sát của các biến độc lập, 03 biến quan sát của biến phụ thuộc) cho các thang đo. Kết quả kiểm định độ tin cậy của 6 thang đo bao gồm “Đặc điểm tính cách”, “Cảm nhận sự khát khao”, “Giáo dục khởi nghiệp”, “Nguồn vốn”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định khởi nghiệp” bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả phân tích cho thấy có 5 thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 đảm bảo các thang đo lường có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó các thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha thỏa mãn điều kiện theo yêu cầu là lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’alpha nếu loại biến ≤ Hệ số Cronbach’s alpha cả thang đo. Ngoại trừ thang đo “ Nguồn vốn” có hệ số Cronbach’alpha nếu loại biến > Hệ số Cronbach’s alpha cả thang đo và thang do không còn đủ 3 biến nên thang do “ Nguồn vốn” bị loại. - Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA): Nghiên cứu sử dụng 04 biến độc lập gồm các nhân tố: “Đặc điểm tính cách”, “Cảm nhận sự khát khao”, “Giáo dục khởi nghiệp”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” và biến phụ thuộc “Ý định khởi nghiệp” bằng phương pháp trích Principal components và phép quay Varimax cho thấy: 18 biến quan sát (còn lại) đo lường 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp được rút trích vào 4 nhân tố nguyên gốc với hệ số KMO = 0.735 và Sig. = 0.000; phương sai trích = 60.007%, tại Eigenvalue = 1.791, đồng thời tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (> 0,5). Bên cạnh đó, 3 biến quan sát của thang đo biến phụ thuộc “ Ý định khởi nghiệp” được rút trích vào cùng một nhân tố với hệ số KMO = 0.692 và Sig = 0.000; phương sai trích = 67.263%, tại Eigenvalue = 2.018, đồng thời tất cả biến đều có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (> 0.5). Chứng tỏ, EFA các biến độc lập và biến phụ thuộc là phù hợp và có thể sử dụng kết quả này cho phân tích hồi qui ở bước tiếp theo. - Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính: Kiểm định Durbin Watson = 1.974 nằm trong khoảng (1-3) chứng tỏ không có sự tương quan giữa các phần dư. Các biến đều có VIF 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến. R2 hiệu chỉnh = 0.610, giá trị kiểm định F = 117.901 với Sig = 0.000. Các biến độc lập có Sig < 0.05 nên biến độc lập có ý nghĩa, kết quả kiểm tra các vi phạm giả định của mô hình hồi qui đều không bị vi phạm. Chứng tỏ: + Mô hình hồi quy được dự đoán phù hợp với dữ liệu thị trường và giải thích được 61% sự biến thiên của ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. + Đồng thời, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đặc điểm tính cách (DD); Giáo dục khởi nghiệp (GD); Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); Cảm nhận sự khát khao (CN). Do đó, 2921
  6. phương trình hồi quy tuyến tính về ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được xác định như sau: Y = 0.053+0.668*DD+0.132*GD+0.105*NT+0.101*CN 6. KẾT LUẬN Kết quả của đề tài nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động mạnh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đặc điểm tính cách (DD); Giáo dục khởi nghiệp (GD); Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); Cảm nhận sự khát khao (CN). Từ kết quả trên cho thấy sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn được khởi nghiệp để khẳng định năng lực của bản thân. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra các hàm ý quản trị sau: - “Đặc điểm tính cách”: Nhà trường nên tổ chức ngày càng nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích. Qua đó, các tính cách, kỹ năng, kiến thức cần thiết được vun đắp sẽ tạo động lực để phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Về bản thân sinh viên cũng cần phải mạnh dạn tham gia nhiều phong trào, hoạt động ngoại khóa để rèn luyện sự tự tin, khả năng lãnh đạo cũng như bản lĩnh vượt qua thách thức. - “Giáo dục khởi nghiệp”: Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung kiến thức và gia tăng tiết học cho bộ môn Khởi nghiệp, ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa về các cuộc thi khởi nghiệp cũng như thành lập các câu lạc bộ về khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. - “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Nhà trường cần có những chính sách thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên, để sinh viên nhận thức được bản thân chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tri thức trẻ, năng động, có khả năng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. - “Cảm nhận sự khát khao”: Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hội thảo, các buổi giao lưu chia sẻ giữa sinh viên với các doanh nhân, các lãnh đạo doanh nghiệp lớn để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như tạo nguồn cảm hứng cho sinh viên về kinh doanh và khởi nghiệp, khơi dậy trong họ sự khát khao thành công như những người đã đi trước. Đề tài nghiên cứu cũng có một số hạn chế như sau: - Thứ nhất, về phương pháp lấy mẫu phi xác suất có thể không đánh giá hết được các sai số đo lường từ phương pháp lấy mẫu, qui mô mẫu vẫn chưa đủ lớn. Bên cạnh đó mẫu chưa có sự bóc tách về chuyên ngành học của các bạn sinh viên vì có một số chuyên ngành sẽ được tiếp xúc nhiều với các kĩ năng, kiến thức liên quan đến khởi nghiệp, kinh doanh do đó tác động của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp cũng có sự khác biệt. Cho nên, việc gộp chung những nhóm sinh viên này có thể dẫn đến những hạn chế nhất định đối với kết quả nghiên cứu. 2922
  7. - Thứ hai, mô hình được sử dụng trong nghiên cứu mới giải thích được 61% sự biến thiên của ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó, còn có một số yếu tố bên ngoài có quan hệ với ý định khởi nghiệp của sinh viên mà nhóm nghiên cứu chưa đưa vào để phân tích, do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nên nhóm chưa có số liệu để có thể phân tích như: văn hóa của quốc gia, nhu cầu thành đạt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Văn Định và cộng sự (2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ, Researchgate, https://www.researchgate.net/publication/354510287_C ac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_Truong_Dai_hoc_Nam_Can_Tho, truy cập ngày 10/04/2022. [2] Võ Văn Hiền và cộng sự (2020), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang, Researchgate, https://www.researchgate.net/publication/352350643_ Nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_Truong_Dai_hoc_Tien_Giang , truy cập ngày 10/04/2022. [3] ThS. Nguyễn Thị Bích Liên (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-y-dinh-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-nghien- cuu-truong-hop-sinh-vien-tren-dia-ban-thanh-pho-ho-chi-minh-75515.htm, truy cập ngày 10/04/2022. [4] Hoàng Thị Thương (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội, Thế giới Luật, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Luan-van-thac-si--Cac-yeu-to-anh- huong-den-y-dinh-khoi-nghiep-cua-sinh-vien-truong-Dai-hoc-Lao-dong--xa-hoi-10723/, truy cập ngày 10/04/2022. Tiếng Anh [1] Ajzen (1991), The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(1), 179–211. [2] Amos, A., & Alex, K. (2014). Theory of planned behaviour, contextual elements, demographic factors and entrepreneurial intentions of students in Kenya. European Journal of Business and Management, 6(15), 167-175. [3] Armitage, C. J., & Conner, M. (2001). Efficacy of the theory of planned behavior : A meta‐analytic review. British Journal of Social Psychology, 40(4), 471-499. 2923
  8. [4] Haris, N.A., Abdullah, M., Othman, A.T., & Rahman, F.A. (2016). Exploring the Entrepreneurial Intention Among Information Technology Students. Information Technology Journal, 22, 116-122. [5] Koe, W.-L. (2016). The relationship between Individual Entrepreneurial Orientation (IEO) and entrepreneurial intention. Journal of Global Entrepreneurship Research, 6(1), 1-13. [6] Krueger NF (1993), The impact of prior entrepreneurial exposure on perceptions of new venture feasibility and desirability, Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), 91 – 104. [7] Kuratko, D. F. (2005). The emergence of entrepreneurship education : Development, trends, and challenges. Entrepreneurship Theory and Practice, 29(5), 577-598. [8] Le, L. K. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh [Factors affecting the intention to start a business of economics students in Ho Chi Minh City]. Tạp chí Phát triển nhân lực, 1(6), 12-24. [9] Le, T. N. D., & Nguyen, L. M. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh [Factors affecting the intention to start a business of students of the Faculty of Business Administration]. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cửu Long, 16&17, 24-35. [10] Linan F (2004), Intention-based models of entrepreneurship education, Piccolla Impresa/ Small Business, 3, 11 – 35. [11] Luthje, C. & Franke, N. (2003). The ‘making’ of an entrepreneur: Testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&D Management, 33(2), 135. [12] Lüthje, C. & Franke, N. (2004). Entrepreneurial intentions of business students – a benchmarking study. International Journal of Innovation and Technology Management, 1(3), 269-288. [13] Phan, T. A., & Tran, H. Q. (2017). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ [Analysis of factors affecting the intention to start a business of students at Can Tho University of Technology and Technology]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 48, 96-103. [14] Truong, T. D., & Nguyen, L. T. T. (2019). Một số nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên [Some factors affecting students’ intention to start a business]. Tạp chí Công Thương, 3, 99-104. [15] Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009). Which factors affect entrepreneurial intention of university students? Journal of European Industrial Training, 33(2), 142-159. [16] Wongnaa, C.A. & Seyram, A.Z.K. (2014). Factor influencing polytechnic student’s decision to graduate as entrepreneurs. Journal of Global Entrepreneurship Research, 2, 1-13. 2924
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2