TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO<br />
CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Lê Văn Dũng, Nguyễn Quang Trường<br />
Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong những năm<br />
qua đã có nhiều kết quả khả quan (tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 3,7%). Tuy nhiên,<br />
tỷ lệ hộ nghèo vẫn đang còn cao (24,12% năm 2011), nguy cơ hộ bị nghèo rất lớn (trên 22,5%<br />
hộ thuộc diện cận nghèo).<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với những hộ nghèo, số lao động chính, vốn dùng cho<br />
sản xuất kinh doanh và trình độ văn hóa của chủ hộ thấp hơn những hộ không thuộc diện hộ<br />
nghèo.<br />
Có nhiều nhân tố làm cho người nông dân rơi vào diện hộ nghèo. Trong đó có các nhân<br />
tố thuộc về đặc điểm của hộ, kết quả nghiên cứu cho thấy, những hộ dân sống ở vùng miền núi<br />
và là người dân tộc Vân Kiều có nguy cơ lớn nhất, tiếp đến là những hộ thuần nông, những hộ<br />
thiếu lao động, thiếu vốn.<br />
Để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm của huyện Quảng Ninh<br />
giai đoạn 2011 - 2015, các giải pháp để xóa đói giảm nghèo cần triển khai thực hiện theo định<br />
hướng: (1) Gắn giảm nghèo với đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; (2) Nâng<br />
cao năng lực sản xuất của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ<br />
sản xuất tự vươn lên thoát nghèo.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Quảng Ninh là một huyện nằm trong khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung,<br />
nơi thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Trong những năm qua nhờ công tác xoá đói giảm<br />
nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ nghèo còn khá<br />
cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm chưa vững chắc. Điều kiện sống như đường sá, văn hóa, giáo<br />
dục, y tế đang khó khăn đặc biệt là ở các xã miền núi, người dân tộc Vân Kiều. Vì vậy<br />
xóa đói giảm nghèo đang là mối quan tâm lớn của địa phương.<br />
Do nguồn lực dành cho công tác xóa đói giảm nghèo có hạn, ngoài việc xác định<br />
số người nghèo là một nội dung quan trọng để định hướng chính sách giảm nghèo, thì<br />
việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói nhất là các yếu tố đặc điểm của<br />
hộ gia đình là một vấn đề cần thiết.<br />
17<br />
<br />
Xuất phát từ những vấn đề nên trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.<br />
Với mục đích là đánh giá thực trạng nghèo đói, tìm hiểu những nguyên nhân<br />
chính dẫn đến sự nghèo đói của các hộ gia đình, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với<br />
điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo.<br />
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu đã tập trung phân tích số liệu thứ cấp và<br />
tiến hành điều tra 180 hộ theo phương pháp chọn mẫu phân loại. Cụ thể: căn cứ đặc<br />
điểm địa hình của huyện, đầu tiên chúng tôi tiến hành chọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu<br />
vùng sinh thái đó là miền núi, ven biển và đồng bằng (xã Trường Xuân, Hải Ninh, Hiền<br />
Ninh). Trong giai đoạn thứ hai, ở mỗi xã chọn ra 2 thôn. Các thôn được chọn là thôn có<br />
tỷ lệ hộ nghèo ở mức trung bình trong xã. Sau đó số hộ nghèo và không nghèo của mỗi<br />
thôn được chọn theo tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đó. Hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên<br />
theo khoảng cách trong danh sách từng loại hộ của từng thôn. Hộ đầu tiên được chọn<br />
bằng hình thức bốc xăm ngẫu nhiên. Kết quả có 87 hộ không nghèo và 93 hộ nghèo<br />
được chọn. Quá trình điều tra được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với<br />
tập câu hỏi đã được chuẩn bị trước[2]. Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả<br />
và phân tích hồi quy.<br />
2. Kết quả nghiên cứu<br />
2.1. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Quảng Ninh<br />
2.1.1. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2011<br />
Nhờ công tác xóa đói giảm nghèo triển khai nên tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ<br />
32,4% năm 2006 còn 14,0% năm 2010 (bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,7%)<br />
[4]. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng sinh thái cũng khác nhau. Cao nhất là ở vùng núi, tiếp<br />
đến là ven biển.<br />
Bảng 1. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Quảng Ninh thời kỳ 2006 - 2011<br />
<br />
Phân theo vùng<br />
Năm<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
Vùng<br />
đồng bằng<br />
<br />
Vùng<br />
miền núi<br />
<br />
Vùng<br />
ven biển<br />
<br />
2006<br />
<br />
6.652<br />
<br />
5.489<br />
<br />
817<br />
<br />
346<br />
<br />
2007<br />
<br />
4.248<br />
<br />
3.418<br />
<br />
591<br />
<br />
239<br />
<br />
2008<br />
<br />
3.747<br />
<br />
3.014<br />
<br />
504<br />
<br />
229<br />
<br />
2009<br />
<br />
3.247<br />
<br />
2.628<br />
<br />
476<br />
<br />
143<br />
<br />
2010<br />
<br />
2.970<br />
<br />
2.420<br />
<br />
434<br />
<br />
116<br />
<br />
2011<br />
<br />
5.432<br />
<br />
4.373<br />
<br />
791<br />
<br />
268<br />
<br />
1. Số hộ nghèo<br />
<br />
18<br />
<br />
2. Tỷ lệ hộ nghèo<br />
2006<br />
<br />
32,4<br />
<br />
29,7<br />
<br />
67,4<br />
<br />
41,2<br />
<br />
2007<br />
<br />
19,7<br />
<br />
17,8<br />
<br />
43,6<br />
<br />
26,2<br />
<br />
2008<br />
<br />
17,3<br />
<br />
15,4<br />
<br />
43,2<br />
<br />
23,8<br />
<br />
2009<br />
<br />
15,3<br />
<br />
14,0<br />
<br />
33,0<br />
<br />
18,2<br />
<br />
2010<br />
2011<br />
<br />
14,0<br />
24,12<br />
<br />
12,9<br />
21,9<br />
<br />
30,1<br />
53,6<br />
<br />
15,0<br />
24,7<br />
<br />
Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Ninh.<br />
<br />
Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao hơn mức bình quân chung của toàn<br />
tỉnh Quảng Bình (tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 toàn tỉnh là 11,27% [5], giảm nghèo vẫn<br />
chưa bền vững (trung bình hàng năm có trên 600 hộ tái nghèo) [3]. Đồng thời nếu áp<br />
dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ thì năm 2011 sẽ có trên<br />
5.400 hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo là 24,12%) và 5.060 hộ cận nghèo [4]. Điều đó đặt ra<br />
yêu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để thực hiện công tác xóa đói<br />
giảm nghèo ở địa phương, đặc biệt là đối với các xã vùng núi, ven biển.<br />
2.1.2. Một số đặc trưng của các hộ nghèo<br />
2.1.2.1. Lao động<br />
Lao động bình quân của nhóm hộ nghèo ít hơn nhóm hộ không nghèo (kiểm<br />
định T so sánh giá trị trung bình lao động 2 loại hộ có mức ý nghĩa lớn hơn 95%), cụ thể<br />
những hộ nghèo bình quân mỗi hộ có 1,86 lao động, trong khi đó những hộ không<br />
nghèo là 2,51 lao động. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở cả 3 vùng sinh thái.<br />
Ở vùng đồng bằng, bình quân mỗi hộ nghèo có 1,77 lao động, hộ không nghèo<br />
có 2,21 lao động; ven biển, hộ nghèo có 1,56 lao động và hộ không nghèo có 2,64 lao<br />
động; còn ở miền núi hộ nghèo ít hơn hộ không nghèo 0,71 lao động.<br />
Bảng 2. Lao động chính theo loại hộ và theo vùng sinh thái<br />
<br />
Số lao động trong hộ<br />
<br />
Hộ nghèo<br />
<br />
Hộ không nghèo<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Vùng miền núi<br />
<br />
39<br />
<br />
100,0<br />
<br />
21<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Không có lao động<br />
<br />
6<br />
<br />
15,4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Từ 1 đến 2 lao động<br />
<br />
17<br />
<br />
43,6<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
Trên 2 lao động<br />
<br />
16<br />
<br />
41,0<br />
<br />
14<br />
<br />
Trung bình (l. động)<br />
<br />
2,15<br />
<br />
66,7<br />
2,86<br />
<br />
***<br />
<br />
Vùng đồng bằng<br />
<br />
22<br />
<br />
100,0<br />
<br />
38<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Không có lao động<br />
<br />
1<br />
<br />
4,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Từ 1 đến 2 lao động<br />
<br />
19<br />
<br />
86,4<br />
<br />
26<br />
<br />
68,4<br />
<br />
19<br />
<br />
Trên 2 lao động<br />
<br />
2<br />
<br />
Trung bình (l. động)<br />
<br />
9,1<br />
<br />
12<br />
<br />
31,6<br />
2,21 **<br />
<br />
1,77<br />
<br />
Vùng ven biển<br />
<br />
32<br />
<br />
100,0<br />
<br />
28<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Không có lao động<br />
<br />
7<br />
<br />
21,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Từ 1 đến 2 lao động<br />
<br />
20<br />
<br />
62,5<br />
<br />
12<br />
<br />
42,9<br />
<br />
Trên 2 lao động<br />
<br />
5<br />
<br />
15,6<br />
<br />
16<br />
<br />
57,1<br />
<br />
Trung bình (l. động)<br />
<br />
2,64 ***<br />
<br />
1,56<br />
<br />
Bình quân<br />
<br />
93<br />
<br />
100,0<br />
<br />
87<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Không có lao động<br />
<br />
14<br />
<br />
15,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Từ 1 đến 2 lao động<br />
<br />
56<br />
<br />
60,2<br />
<br />
45<br />
<br />
51,7<br />
<br />
Trên 2 lao động<br />
<br />
23<br />
<br />
24,7<br />
<br />
42<br />
<br />
Trung bình (l. động)<br />
<br />
1,86<br />
<br />
48,3<br />
2,51<br />
<br />
***<br />
<br />
Ghi chú: **, ***: Có ý nghĩa thống kê tương ứng các mức 95%, 99%.<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.<br />
<br />
So sánh 2 loại hộ theo các quy mô lao động cho thấy, số hộ nghèo có liên quan<br />
mật thiết với số lao động trong hộ. Trong số 14 hộ điều tra không có lao động, hầu hết là<br />
những hộ bị nghèo, trong khi đó tỷ lệ hộ có trên 2 lao động rơi vào nghèo chỉ có 35%<br />
(23 hộ/65 hộ). Trong số các hộ nghèo được điều tra chúng ta vẫn có kết quả hộ nghèo<br />
tập trung ở nhóm hộ có 1 đến 2 lao động (chiếm 60,2%), hộ có từ 3 lao động trở lên chỉ<br />
chiếm 24,7%.<br />
Từ kết quả phân tích trên có thể nói, nhóm hộ có số lao động càng cao thì số hộ<br />
nghèo càng giảm, đặc biệt là những hộ không có lao động hoàn toàn là những hộ bị<br />
nghèo.<br />
2.1.2.2. Vốn cho sản xuất kinh doanh<br />
Kết quả điều tra cho thấy trên 49,4% số hộ không nghèo có số vốn trên 10 triệu<br />
đồng, trong khi đó 50,5% số hộ nghèo có số vốn dưới 3 triệu đồng và không có hộ<br />
nghèo nào có tổng số vốn trên 10 triệu đồng. Số vốn của hộ nghèo ít hơn các hộ không<br />
nghèo ở tất cả các vùng sinh thái cũng như bình quân chung (kiểm định T cho mức ý<br />
nghĩa lớn hơn 95%). Bình quân mỗi hộ nghèo điều tra có vốn bình quân là 3,156 triệu<br />
đồng và hộ không nghèo là 11,719 triệu đồng. Ở vùng miền núi vốn dùng cho sản xuất<br />
của các hộ nông dân nghèo thấp hơn của hộ nghèo ở vùng đồng bằng và ven biển. Tích<br />
lũy hạn chế, cùng với tập quán sản xuất lạc hậu của người Vân Kiều đã là nguyên nhân<br />
các hộ không đầu tư cho tài sản sản xuất. Nhiều hoạt động của người dân thực hiện<br />
bằng thủ công.<br />
<br />
20<br />
<br />
Bảng 3. Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của các loại hộ<br />
Đơn vị tính: triệu đồng<br />
<br />
Vùng<br />
<br />
Hộ nghèo<br />
<br />
Hộ không nghèo<br />
<br />
Vùng miền núi<br />
<br />
2,262<br />
<br />
7,212 ***<br />
<br />
Vùng đồng bằng<br />
<br />
3,053<br />
<br />
9,389 ***<br />
<br />
Vùng ven biển<br />
<br />
4,318<br />
<br />
18,263 ***<br />
<br />
Bình quân<br />
<br />
3,156<br />
<br />
11,719 ***<br />
<br />
Ghi chú: ***: Có ý nghĩa thống kê 99%.<br />
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực sản xuất của các hộ nghèo hạn chế rất<br />
nhiều so với những hộ không nghèo. Bên cạnh đó tỷ lệ người ăn theo trong các hộ<br />
nghèo lại cao hơn những hộ không nghèo. Những khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến kết<br />
quả sản xuất và thu nhập của các thành viên trong hộ.<br />
2.1.2.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ<br />
Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưỏng rất lớn trong việc tiếp thu khoa học<br />
kỹ thuật, đến quá trình tổ chức điều hành sản xuất cũng như chi tiêu của hộ [6]. Kết quả<br />
điều tra tổng hợp ở bảng 3.10 cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn nhiều so<br />
với những hộ không nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ là nghèo là lớp 5 còn những<br />
hộ không nghèo là lớp 8.<br />
Bảng 4. Trình độ văn hóa của chủ hộ<br />
<br />
Trình độ chủ hộ<br />
<br />
Hộ nghèo<br />
<br />
Hộ không nghèo<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Chưa tốt nghiệp TH<br />
<br />
34<br />
<br />
36,6<br />
<br />
5<br />
<br />
5,7<br />
<br />
Tốt nghiệp TH<br />
<br />
36<br />
<br />
38,7<br />
<br />
25<br />
<br />
28,7<br />
<br />
Tốt nghiệp THCS<br />
<br />
20<br />
<br />
21,5<br />
<br />
31<br />
<br />
35,6<br />
<br />
Tốt nghiệp THPT<br />
<br />
3<br />
<br />
3,2<br />
<br />
26<br />
<br />
Trung bình (năm)<br />
<br />
5,11<br />
<br />
29,9<br />
8,05<br />
<br />
***<br />
<br />
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006.<br />
<br />
Sự khác biệt về trình độ văn hóa giữa hộ nghèo và không nghèo cho thấy học<br />
vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo. Và việc nâng cao trình độ cho<br />
các hộ gia đình ở nông thôn, nhất là các hộ nghèo là rất cần thiết. Nâng cao trình độ sẽ<br />
giúp các hộ tiếp cận với trình độ kỹ thuật mới, phân tích được thông tin thị trường, để từ<br />
đó họ có thể áp dụng cho hoạt động sản xuất, giúp họ tự thoát nghèo.<br />
21<br />
<br />