Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN CHUỒNG LƯỚI NHẰM NÂNG CAO<br />
NĂNG XUẤT KHAI THÁC CHO NGHỀ LƯỚI ĐĂNG TỈNH KHÁNH HÒA<br />
STUDY ON CHAMBER INNOVATION TO ENHANCE THE QUANTITY OF SET-NET<br />
FISHERIES IN KHANH HOA PROVINCE<br />
Trần Đức Phú1, Nguyễn Y Vang1<br />
Ngày nhận bài: 02/11/2016; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Với yêu cầu đặt ra cho nghề lưới Đăng tỉnh Khánh Hòa hiện nay là cải tiến kết cấu lưới nhằm hạn chế<br />
lượng cá thất thoát trong quá trình khai thác (40%). Trên cơ sở đề tài xuất xứ “Nghiên cứu cải tiến cấu trúc<br />
lưới đăng ở Nha Trang, Khánh Hòa” và hệ thống lưới Đăng truyền thống của ngư dân đang sử dụng, với 03<br />
lần thử nghiệm trên biển, dự án đã hoàn thiện thiết kế chuồng lưới cải tiến bao gồm kết cấu và vật liệu chế tạo<br />
chuồng lưới cho hệ thống lưới Đăng truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuồng lưới Đăng đã được<br />
hoàn thiện đảm bảo các yêu cầu: (1) hạn chế được đến hơn 90% lượng cá thất thoát ra ngoài trong quá trình<br />
khai thác; (2) Đảm bảo độ bền kết cấu của cả hệ thống lưới Đăng trong quá trình khai thác; (3) Rút ngắn được<br />
khoảng 50% thời gian khai thác và 40% số lượng lao động cho mỗi Hợp tác xã (HTX) lưới Đăng.<br />
Từ khóa: lưới Đăng, chuồng lưới cải tiến<br />
ABSTRACT<br />
Given the demand to improve Khanh Hoa province’s set-net fisheries to limit the loss of quantity in total<br />
catch (estimated about 40%)and based onthe previous study “Research to improve the structure of set-nets<br />
in Nha Trang Bay, Khanh Hoa province” and the traditional set-net currently used by fishermen , this study<br />
was set on the structural and material innovative chambers that are suitable for the traditional set-nets. The<br />
innovated chamber had been tested and observed to have responded to three requirements: (1) Preventing<br />
about 90‰f quantity loss of catch; (2) Ensuring the endurance of the whole system structure of the traditional<br />
set-net; (3) Reducing about 50‰f the time in catch and 40%in number of labors per set-net structure..<br />
Keywords: set-net fisheries, innovative chamber<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lưới Đăng với nguyên lý đánh bắt đơn giản<br />
có tính chọn lọc cao, khai thác các đàn cá nổi di<br />
cư theo dòng hải lưu ven bờ (chủ yếu là cá Thu) là<br />
một trong những nghề thân thiện với môi trường,<br />
được Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm<br />
góp phần giải quyết vấn đề về quá tải cường<br />
lực, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi ven bờ [1, 3].<br />
<br />
1<br />
<br />
Tỉnh Khánh Hòa, hàng năm với 05 Hợp tác xã<br />
(HTX) nghề lưới Đăng cho sản lượng hàng năm<br />
khoảng 1.025 tấn, doanh thu đạt hơn 250 tỷ<br />
đồng [4, 8]. Có thể nói, nghề lưới Đăng đã đóng<br />
góp một phần không nhỏ vào tổng sản lượng<br />
khai thác được của toàn tỉnh đặc biệt là cung<br />
cấp hải sản tươi, chất lượng cao cho nhu cầu<br />
trong nước và xuất khẩu [5, 6].<br />
<br />
Viện Khoa học và Công nghệ khai thác - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
52 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây<br />
cho thấy sản lượng cá Thu khai thác bởi nghề<br />
lưới Đăng bị thất thoát một số lượng đáng<br />
kể trong quá trình khai thác. Nguyễn Y Vang,<br />
2012 nghiên cứu về công nghệ lưới Đăng của<br />
tỉnh Khánh Hòa cho thấy có hơn 40% lượng<br />
cá bị thất thoát ra bên ngoài trong quá trình<br />
khai thác. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được<br />
nguyên nhân chủ yếu cho việc thất thoát này là<br />
do công nghệ lưới Đăng truyền thống đặc biệt<br />
là chuồng lưới không thu hết được sản lượng<br />
cá di chuyển vào chuồng. Bên cạnh đó, trên cơ<br />
sở đánh giá những khuyết điểm trong cấu trúc<br />
lưới Đăng truyền thống, Trường Đại học Nha<br />
Trang đã nghiên cứu phát triển cấu trúc lưới<br />
Đăng truyền thống thành một hệ thống lưới<br />
Đăng cải tiến dựa trên các mô hình lưới Đăng<br />
hiện đại đã được công bố ở các nước trong<br />
khu vực như Đài Loan, Thái lan và Indonesia<br />
[2, 9, 10, 11]. Tuy nhiên, việc sử dụng các mô<br />
hình lưới Đăng này vẫn còn nhiều hạn chế,<br />
chủ yếu là vốn đầu tư quá cao, trong khi đó<br />
hiệu quả của nó vẫn chưa được chứng minh<br />
qua các đợt thực nghiệm.<br />
Trước sự suy giảm sản lượng cá thu khai<br />
thác bở nghề lưới Đăng tỉnh Khánh Hòa hiện<br />
nay (495 tấn năm 2015 so với 1025 tấn năm<br />
2010) cần hạn chế lượng cá thất thoát trong<br />
quá trình khai thác (40%) bởi những hạn chế<br />
<br />
Số 1/2017<br />
trong cấu trúc lưới Đăng truyền thống mà cụ<br />
thể là chuồng lưới thu cá và qui trình khai thác.<br />
Trên cơ sở đề tài xuất xứ “Nghiên cứu cải tiến<br />
cấu trúc lưới đăng ở Nha Trang, Khánh Hòa”<br />
[4] và hệ thống lưới Đăng truyền thống của<br />
ngư dân đang sử dụng [7], dự án “Hoàn thiện<br />
quy trình sản xuất hệ thống lưới Đăng khai<br />
thác cá Thu ở vùng biển Khánh Hòa” tiến hành<br />
nghiên cứu thiện chuồng lưới cải tiến để vừa<br />
hạn chế được lượng sản phẩm thất thoát vừa<br />
rút ngắn thời gian và số lượng lao động trong<br />
qui trình khai thác, đảm bảo hạ thấp giá thành<br />
đầu tư cho ngư dân.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Cải tiến chuồng lưới thu cá cho hệ thống<br />
lưới Đăng truyền thống.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Địa điểm nghiên cứu<br />
HTX nghề lưới Đăng Bích Hải, đặt tại khu<br />
vực vịnh Nha Trang.<br />
2.2. Hệ thống lưới Đăng mẫu<br />
Dựa vào hệ thống lưới Đăng của đề tài<br />
xuất xứ, tiến hành cải tiến chuồng lưới để tiến<br />
hánh đánh bắt thử nghiệm. Cấu trúc và vị trí<br />
đặt chuồng lưới cải tiến vào hệ thống lưới<br />
Đăng của đề tài xuất xứ như Hình 1 và Hình 2.<br />
<br />
Hình 1. Tổng thể hệ thống lưới Đăng cải tiến<br />
1-Neo dằn; 2-Phao bè; 3- Chuồng lưới cải tiến; 4-Cửa chuồng phụ; 5-Chuồng phụ<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
Hình 2. Mô hình chuồng lưới Đăng cải tiến<br />
<br />
Hình 3. Bản vẽ thiết kế lưới chuồng<br />
<br />
Qui cách tường lưới chuồng cải tiến: Lưới<br />
chuồng bao gồm 02 phần lưới liên kết với nhau<br />
đó là lưới chao và thân lưới chính. Lưới chao<br />
là phần nối giữa giềng phao và thân lưới, có<br />
kích thước mắt lưới là 50mm, phần thân lưới<br />
có kích thước mắt lưới là 25 mm. Vật liệu thiết<br />
kế theo qui cách: Lưới chao: PE 200D/72 - 50<br />
mm (xanh), thân lưới chính: PE 380D/24 - 25<br />
mm (xanh). Dây giềng chính được thiết kế<br />
ghép đôi và theo qui cách: 2 x PP 4 tao Ф12<br />
(S+Z) Bản vẽ thiết kế lưới cụ thể như sau:<br />
2.3. Phương pháp bố trí thực nghiệm<br />
Bố trí 03 chuyến biển thực nghiệm, mỗi<br />
chuyến gồm 15 ngày khai thác. Số lượng tàu<br />
thuyền đánh bắt thử nghiệm: 02 tàu, số lượng<br />
lao động phục vụ khai thác: 25 người. Mục đích<br />
của các đợt thử nghiệm là theo dõi và hoàn<br />
thiện chuồng lưới Đăng cải tiến đảm bảo độ<br />
bền kết cấu khi lắp đặt vào hệ thống lưới Đăng<br />
truyền thống và kiểm chứng hiệu quả khai thác<br />
<br />
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
của chuồng lưới cải tiến thông qua sản lượng<br />
khai thác đối chứng với chuồng lưới phụ.<br />
- Thử nghiệm lần 1: gồm 16 mẻ lưới. Sử<br />
dụng mẫu lưới Đăng của đề tài xuất xứ với một<br />
số cải tiến về chuồng lưới thu cá. Trong đợt thử<br />
nghiệm này, cửa chuồng lưới cải tiến có kết<br />
cấu 01 cánh lưới để hướng đàn cá di chuyển<br />
vào chuồng cải tiến. Sơ đồ thực nghiệm như<br />
Hình 1 và 2.<br />
- Thử nghiệm lần 2: gồm 17 mẻ lưới. Mẫu<br />
chuồng lưới cải tiến tương tự như lần 1, tuy nhiên<br />
tại lần thử nghiệm thứ 2 sử dụng 50 khuyên chì<br />
hình tròn với khối lượng 5 kg/khuyên, lắp đặt<br />
ở khoảng giữa lưới chuồng với khoảng cách là<br />
1.5 mét/khuyên để hạn chế khoảng trôi dạt của<br />
tường lưới chuồng cải tiến dưới tác động của<br />
dòng chảy. Sơ đồ bố trí khuyên chì cho chuồng<br />
lưới cải tiến như Hình 4.<br />
- Thử nghiệm lần 3: gồm 14 mẻ lưới. Sử<br />
dụng hệ thống lưới Đăng có chuồng lưới cải tiến<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
như lần thử nghiệm 2. Tuy nhiên, tại lần thử<br />
nghiệm thứ 3, cửa chuồng lưới cải tiến được<br />
thiết kế gồm 02 cánh lưới, hướng vào phía<br />
<br />
Số 1/2017<br />
trong chuồng trùng với hướng di chuyển của<br />
đàn cá khi vào chuồng. Sơ đồ thực nghiệm<br />
như Hình 5.<br />
<br />
Hình 4. Bố trí hệ thống khuyên chì cho tường lưới chuồng cải tiến<br />
<br />
Hình 5. Thiết kế cửa lưới cho chuồng lưới cải tiến<br />
<br />
2.4. Thu thập số liệu thực địa và phương pháp<br />
- Sản lượng khai thác của cả 02 chuồng<br />
lưới trong cùng mẻ lưới: Ứng với mỗi mẻ lưới<br />
của 03 đợt thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến<br />
hành khai thác sản phẩm tại chuồng lưới cải<br />
tiến theo đúng qui trình khai thác lưới Đăng<br />
cải tiến. Sau khi khai thác xong sản phẩm ở<br />
chuồng lưới cải tiến, tiến hành cho thợ lặn<br />
quan sát sản lượng cá còn lại ở chuồng phụ<br />
(chuồng lưới truyền thống). Nếu quan sát thấy<br />
lượng cá còn ở chuồng phụ, tiến hành cho khai<br />
thác cá ở đây theo qui trình khai thác truyền<br />
thống của ngư dân. Sản lượng ở 02 chuồng<br />
lưới theo từng mẻ lưới được thống kê để<br />
đối chứng.<br />
- Tốc độ và hướng của dòng chảy: số liệu<br />
tốc độ và hướng của dòng chảy qua 03 đợt thử<br />
nghiệm được quan trắc và thu thập thông qua<br />
tốc kế Model FP 111 và FP-211 – Global Water<br />
gồm 02 hướng chính là Đông (E) và Tây Bắc<br />
<br />
(NW). Số liệu này sau đó được tính trung bình<br />
cho cả 03 đợt thử nghiệm.<br />
- Sử dụng 02 thợ lặn quan quát đàn cá di<br />
chuyển vào chuồng phụ và chuồng cải tiến,<br />
sản lượng tại 02 chuồng được báo cáo trước<br />
khi tiến hành thu lưới. Thợ lặn cũng tiến hành<br />
quan sát và đo đồng thời khoảng cách trôi<br />
dạt của tường lưới chuồng (D) dưới tác động<br />
của dòng chảy. Khoảng cách D cũng được<br />
tính trung bình cho cả 03 đợt thử nghiệm để<br />
tiến hành đánh giá. Ngoài ra, hướng đàn cá<br />
di chuyển vào chuồng cũng được quan sát<br />
bằng 02 camera dưới nước (Underwater<br />
Camera 004) được đặt ở cửa chuồng phụ và<br />
cửa chuồng cải tiến.<br />
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chuồng lưới<br />
cải tiến và hoàn thiện<br />
Hiệu quả của chuồng lưới cải tiến được<br />
đánh giá thông qua tỷ lệ sản lượng cá Thu<br />
được khai thác ở chuồng phụ (P) so với<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2017<br />
<br />
tổng sản lượng của 02 chuồng cải tiến (Qc) và<br />
chuồng phụ (Qp: là sản lượng cá Thu không<br />
vào chuồng cải tiến). Theo đó, với tổng sản<br />
lượng Qc + Qp không đổi, nếu P càng nhỏ thì<br />
hiệu quả chuồng cải tiến càng cao và ngược lại.<br />
càng nhỏ thì tính hiệu quả của chuồng chính<br />
càng cao và ngược lại. Tỷ lệ sản lượng cá Thu<br />
không vào chuồng chính được tính theo công<br />
thức: P = 100 * Qp/(Qc+Qp) (%), trong đó:<br />
P (%): Tỷ lệ cá Thu không vào chuồng chính<br />
(tỷ lệ sản lượng thu hoạch ở chuồng phụ);<br />
Qp: sản lượng cá thu được khai thác ở<br />
chuồng phụ (kg);<br />
Qc: sản lượng cá thu được khai thác ở<br />
chuồng chính (kg)<br />
Sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đơn<br />
Simple Linear Regression Model (lm) để kiểm<br />
tra mối tương quan giữa tỷ lệ P và khoảng cách<br />
D trong lần thử nghiệm thứ 1 và giá trị trung<br />
bình của P và D trong các lần thử nghiệm. Sự<br />
liên quan giữa hai đại lượng P và D là cơ sở cho<br />
<br />
việc sử dụng hệ thống khuyên chì cho tường<br />
lưới trong lần thử nghiệm thứ 2 và 3 nhằm<br />
hạn chế khoảng cách D do tác động của dòng<br />
chảy. Kết quả khảo sát sự tương quan giữa giá<br />
trị trung bình P và D qua các lần thử nghiệm<br />
là để kiểm kiệm hiệu quả của việc sử dụng hệ<br />
thống khuyên chì cho tường lưới chuồng cải<br />
tiến. Nếu việc hạn chế khoảng cách D có ảnh<br />
hưởng tích cực đến sản lượng cá vào chuồng<br />
chính (giá trị P nhỏ) thì việc sử dụng hệ thống<br />
khuyên chì là hiệu quả và ngược lại.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hoàn thiện tường lưới của chuồng lưới<br />
Đăng cải tiến<br />
Tiến hành kiểm tra sự tương quan của 02<br />
giá trị D và P trong đợt thử nghiệm cho thấy<br />
khoảng cách trôi dạt của lưới ảnh hưởng đến<br />
khả năng di chuyển của đàn cá vào chuồng<br />
cải tiến.<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa P và D<br />
ở lần thử nghiệm 1<br />
Sử dụng mô hình lm (Hình 6) với<br />
R2 = 0,913 và p < 0,05 cho thấy khoảng cách<br />
D càng lớn thì sản lượng cá vào chuồng cải<br />
tiến càng nhỏ và ngược lại. Đây là cơ sở để<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ thể hiện mối tương quan giữa<br />
giá trị trung bình P và D qua 3 đợt thử nghiệm<br />
<br />
thực hiện thử nghiệm hệ thống vòng khuyên<br />
để hạn chế khoảng cách D trong lần thử<br />
nghiệm thứ 2 và 3 để hoàn thiện tường lưới<br />
chuồng cải tiến.<br />
<br />
Bảng 1. Sản lượng khai thác qua các đợt thử nghiệm giữa chuồng cải tiến và chuồng phụ<br />
Chuồng cải tiến<br />
<br />
Chuồng phụ<br />
<br />
Đợt thử<br />
nghiệm<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
P (%)<br />
<br />
Tốc độ dòng chảy<br />
trung bình (m/giây)<br />
<br />
D (m)<br />
<br />
1<br />
<br />
1593.7<br />
<br />
59.85<br />
<br />
1069<br />
<br />
40.15<br />
<br />
2.6<br />
<br />
5.9<br />
<br />
2<br />
<br />
4454<br />
<br />
88.88<br />
<br />
557<br />
<br />
11.12<br />
<br />
2.2<br />
<br />
3.2<br />
<br />
3<br />
<br />
4274<br />
<br />
98.34<br />
<br />
72<br />
<br />
1.66<br />
<br />
2.2<br />
<br />
2.7<br />
<br />
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />