NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM<br />
Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
LÊ THANH<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp vật lý và hóa học chúng tôi đã<br />
xác định được một số tính chất hóa lý của tinh dầu lá tràm, dầu tràm<br />
người dân đang sử dụng và tinh dầu lá chổi. Sử dụng thiết bị sắc ký<br />
khí, khối phổ liên hợp (GC/MS) chúng tôi đã nhận biết được thành<br />
phần các hợp chất hóa học của ba loại tinh dầu này. Chúng tôi nhận<br />
thấy rằng trong ba loại tinh dầu trên ngoài hợp chất 1.8-cineole có tỷ<br />
lệ khác nhau, các hợp chất khác cũng có sự khác biệt.<br />
Từ khóa: Dầu tràm, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae) mọc hoang khắp nơi ở<br />
Việt Nam, phân bố từ Bắc vào Nam. Ở miền Trung [5] cây tràm có nhiều nhất tại các<br />
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tinh dầu tràm tách<br />
chiết từ cây tràm (Melaleuca leucadendra L.) thuộc họ Sim (Myrtaceae), được sử<br />
dụng phổ biến trong dân gian như là một vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp và một số<br />
bệnh khác.<br />
Dầu tràm là một loại thuốc trong nhà phổ biến, đặc biệt là ở Đông Nam Á, được sử dụng<br />
để điều trị ho và cảm lạnh, chống co thắt dạ dày, đau bụng và bệnh hen suyễn. Nó được<br />
sử dụng bên ngoài để giảm đau dây thần kinh và thấp khớp, thường ở dạng thuốc mỡ và<br />
liniments, và để làm giảm đau răng và đau tai. Nó cũng được áp dụng trong điều trị khối<br />
u lan chậm. Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi,<br />
cảm mạo, dùng xông sát trùng đường hô hấp, uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho,<br />
long đờm, dùng bôi các vết xay xát và các vết bỏng, vừa sạch vừa sát trùng.[1], [3], [7],<br />
[8], [9].<br />
Hợp chất 1,8-cineole trong tinh dầu tràm có tác dụng ức chế in vitro các chủng nấm:<br />
Candida albicans, Trichophyton rubrum, Microsporum gypseum, M. lanosum và<br />
Epidermophyton flocosum. [5]- Theo Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung [6]: tinh dầu lá<br />
tràm chứa 14 - 65% 1,8 – cineole tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các điều kiện khác.<br />
Các thành phần khác là: 3,5-đimetyl-4,6-đi-O-metylphloroacetonphenon, pinen,<br />
terpineol, nerolidol, benzalđehit, valeralđehit.<br />
Ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sản xuất và bày bán rất nhiều dầu tràm,<br />
Việc đánh giá chất lượng dầu tràm về tính chất và thành phần hóa học có ý nghĩa thực<br />
tiễn và quan trọng. Với một sản phẩm là dược liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian,<br />
việc nghiên cứu tính chất và thành phần hóa học dầu tràm của người dân sử dụng trên thị<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 47-52<br />
<br />
48<br />
<br />
LÊ THANH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế sẽ làm sáng tỏ chất lượng sản phẩm. Do đó chúng tôi tiến hành phân tích và<br />
so sánh về mặt hóa học để đánh giá chất lượng sản phẩm này.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
Nguyên liệu: Mẫu lá cây tràm và lá cây chổi thu hái ở huyện Phú Lộc vào tháng<br />
3/2014.<br />
Xử lý mẫu [4]: Các mẫu lá tràm và chổi sau khi thu hái được loại bỏ những phần bị sâu<br />
bệnh, rửa sạch, dùng quạt sấy khô và dùng kéo cắt nhỏ lá rồi tiến hành chưng cất tinh<br />
dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.<br />
Xác định hàm lượng tinh dầu: Số gam nguyên liệu mỗi lần thí nghiệm 250g.<br />
Làm khô tinh dầu [2]: Làm khô tinh dầu bằng cách đun natri sunphat khan ở trong cốc<br />
sứ trên bếp điện tầm khoảng 1 giờ rồi để nguội, sau đó giữ trong bình hút ẩm.<br />
Xác định trạng thái, màu sắc, mùi vị: Bằng giác quan thông thường.<br />
Xác định chỉ số khúc xạ: Dùng khúc xạ kế hiệu Atago R 500 Hand Refractometer.<br />
Xác định tỷ trọng: Dùng bình đo tỷ trọng có thể tích 2 mL để xác định tỷ trọng của 3<br />
mẫu tinh dầu.<br />
Chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa [4]:<br />
- Dụng cụ: Cân phân tích, bese, pipet, buret, giá sắt, bình tam giác.<br />
- Hóa chất: dung dịch KOH pha trong rượu etylic 0,1N, đietyl ete, dung dịch KOH 0,5N<br />
trong rượu (mới pha), dung dịch HCl 0,5N, rượu etylic, phenolphthalein.<br />
Xác định thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng trên thị trường, tinh dầu tràm<br />
và tinh dầu chổi được tách chiết [10]: được đo trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng<br />
Shimadzu (Nhật Bản) tại phòng thí nghiệm Phân tích công cụ, khoa Hóa học, trường<br />
Đại học Sư phạm Huế.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Tính chất và hàm lượng tinh dầu<br />
Tiến hành xác định tính chất vật lý và hóa học các mẫu tinh dầu: dầu tràm của người<br />
dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm, tinh dầu chổi tự tách chiết, chúng tôi đã đo<br />
được một số chỉ số vật lý và hóa học, kết quả được trình bày dưới dạng bảng để tiện so<br />
sánh (bảng 1).<br />
Bảng 1. Một số tính chất vật lý và hóa học của các mẫu tinh dầu nghiên cứu.<br />
Tinh dầu tràm của<br />
người dân sử dụng<br />
Hàm lượng tinh dầu (%)<br />
Tính Trạng thái<br />
chất Màu sắc<br />
<br />
Tinh dầu tràm được<br />
tách chiết<br />
0,64<br />
Lỏng, trong suốt<br />
Vàng nhạt<br />
<br />
Tinh dầu chổi<br />
được tách chiết<br />
4<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC...<br />
<br />
49<br />
<br />
<br />
<br />
vật<br />
lý<br />
<br />
Chỉ<br />
số<br />
hóa<br />
học<br />
<br />
Mùi vị<br />
Chỉ số khúc xạ<br />
Tỷ trọng<br />
Chỉ số axit<br />
Chỉ số este<br />
Chỉ số xà phòng<br />
hóa<br />
<br />
Mùi thơm, vị cay<br />
1,47275<br />
0,8852<br />
2,240<br />
5,610<br />
7,850<br />
<br />
Mùi thơm nồng, vị<br />
cay<br />
1,46800<br />
0,9087<br />
2,520<br />
2,805<br />
5,325<br />
<br />
Mùi thơm, vị cay<br />
1,4730<br />
0,8746<br />
3,640<br />
2,805<br />
6,445<br />
<br />
3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu tràm<br />
Chúng đã tôi tiến hành phân tích thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng trên thị<br />
trường với tinh dầu lá tràm (Melaleuca leucadentra L.), tinh dầu lá chổi (Beackea<br />
frutescens L.) được tách chiết bằng phương pháp phổ GC/MS.<br />
<br />
Hình 1. Sắc kí đồ của dầu tràm sử dụng trên thị trường ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Hình 2. Sắc kí đồ của tinh dầu tràm được tách chiết ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế<br />
<br />
50<br />
<br />
LÊ THANH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sắc kí đồ của tinh dầu chổi được tách chiết ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Các kết quả chỉ ra rằng trong dầu tràm sử dụng trên thị trường có khoảng 29 cấu tử,<br />
trong đó có 28 cấu tử được định danh chiếm 96,55%, các cấu tử có tỉ lệ lớn trong dầu<br />
tràm gồm: 1,8-cineole (31,176%); γ-terpinene (23,116%); o-cymene (5,667%), pmenth-1-en-8-ol (4,388%), α-caryophyllene (4,162 %), β-linalool (4,024%), αterpinolen (3,951%), β-caryophyllene (3,948 %), α-pinene (3,797%), β-pinene<br />
(3,695%), D-limonene (3,271%). Có 1 thành phần chưa định danh chiếm 3,45%.<br />
Các kết quả cũng chỉ ra rằng trong tinh dầu tràm được tách chiết từ lá tràm có khoảng<br />
25 cấu tử đều được định danh, các cấu tử có tỉ lệ lớn trong tinh dầu gồm: 1,8-cineole<br />
(60,931%); p-menth-1-en-8-ol (12,490%); D-limonene (5,397%), β-linalool<br />
(4,475%), γ-terpinene (3,027%), α-terpinolene (2,819%).<br />
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong tinh dầu chổi [11] được tách chiết từ lá chổi<br />
có khoảng 27 cấu tử. Các cấu tử có tỉ lệ lớn trong tinh dầu gồm: β-pinene (25,271%),<br />
1,8-cineole (17,746%), γ-terpinene (15,531%), α-pinene (12,430%),<br />
αcaryophyllene (5,100 %), β-linalool (5,035%), p-menth-1-en-8-ol (4,217%), βcaryophyllene (3,743 %).<br />
3.3. So sánh dầu tràm sử dụng trên thị trường với tinh dầu tràm được tách chiết ở<br />
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế<br />
Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc,<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế với dầu tràm sử dụng trên thị trường thành phần chính là 1,8cineole hàm lượng chiếm 31,176% và γ-terpinene chiếm 23,116%.<br />
Nghiên cứu thành phần hóa học, tính chất vật lý, chỉ số hóa học của dầu tràm sử dụng<br />
trên thị trường và tinh dầu tràm được tách chiết từ lá tràm (Melaleuca leucadentra L.) ở<br />
xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thấy rằng có một số khác<br />
biệt về tính chất vật lý, chỉ số hóa học của các mẫu tinh dầu nghiên cứu. Dầu tràm sử<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DẦU TRÀM Ở HUYỆN PHÚ LỘC...<br />
<br />
51<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dụng trên thị trường ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế có một số cấu tử có hàm lượng<br />
chính khác với một số cấu tử chính có trong tinh dầu được tách chiết từ lá tràm ở huyện<br />
Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Dầu tràm sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm được tách<br />
chiết từ lá tràm chứa chủ yếu là 1,8-cineole, với hàm lượng ở trong dầu tràm chiếm<br />
31,176%, nhưng trong tinh dầu tràm tự chiết thì hàm lượng lớn hơn rất nhiều chiếm tới<br />
60, 931%. Ngoài cấu tử chủ yếu là 1,8-cineole, thì trong dầu tràm sử dụng trên thị<br />
trường còn chứa một hợp chất có hàm lượng tương đối lớn là γ-terpinene chiếm<br />
23,116%, trong khi đó trong tinh dầu tràm được tách chiết thì hàm lượng hợp chất lớn<br />
thứ hai là p-menth-1-en-8-ol (12,490%).<br />
Kết quả cho thấy có nhiều điểm khác biệt giữa dầu tràm của người dân sử dụng trên thị<br />
trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế. So với lá cây tràm thì tinh dầu trong lá cây chổi nhiều hơn, lượng thực vật<br />
trong tự nhiên phong phú hơn, vì lợi nhuận nên cơ sở chế biến có thể trộn vào một tỷ lệ<br />
dầu chổi nhất định, đó là nhận xét ban đầu dựa vào thành phần hóa học, các chỉ số vật<br />
lý, hóa học.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã xác định và so sánh hàm lượng tinh dầu; các tính chất, chỉ số vật lý và hóa<br />
học của dầu tràm, tinh dầu lá cây tràm, tinh dầu lá cây chổi được tách chiết. Chúng tôi<br />
cũng đã xác định thành phần hóa học của dầu tràm sử dụng ở trên thị trường và tinh dầu<br />
tràm, tinh dầu chổi được tách chiết ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên<br />
Huế. Chúng tôi cũng đã so sánh điểm khác biệt khách quan giữa tinh dầu tràm của<br />
người dân sử dụng trên thị trường và tinh dầu tràm tự chiết từ lá tràm ở xã Lộc Tiến,<br />
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi thấy rằng so với lá cây tràm thì tinh<br />
dầu trong lá cây chổi nhiều hơn, lượng thực vật trong tự nhiên phong phú hơn, vì lợi<br />
nhuận nên cơ sở chế biến có thể trộn vào một tỷ lệ dầu chổi nhất định. Tuy nhiên để<br />
đánh giá một cách đầy đủ, khách quan chất lượng của dầu tràm trên thị trường và tinh<br />
dầu tràm được tách chiết, ngoài sự khác biệt về các chỉ tiêu đã nghiên cứu thì cần thiết<br />
phải xem xét một cách toàn diện như thử hoạt tính sinh học để công bố được chính xác<br />
hơn trong tương lai.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
[6]<br />
<br />
Đỗ Tất Lợi (1977). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật.<br />
Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985). Phương pháp nghiên cứu hóa học cây<br />
thuốc, NXB Y học.<br />
Võ Văn Chi (2000). Cây thuốc trị bệnh thông dụng, NXB Thanh Hóa.<br />
Hội dược điển Việt Nam (2002). Dược điển Việt Nam, NXB Y học.<br />
Đào Trọng Hưng (1995). Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh học và tinh dầu của<br />
cây tràm (Melaleuca cajuputi Powell (M. leucadentra auct. Non(L) L)) ở vùng Bình<br />
Trị Thiên, Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Tr.1 –24, Hà Nội.<br />
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt<br />
nam, tập 2, NXB Khoa học và Kĩ thuật.<br />
<br />