Nghiên cứu chế tạo lớp mạ compozit NiP-nano SiO2
lượt xem 3
download
Bài viết tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối NiSO4.6H2O, nồng độ chất khử NaH2PO2.H2O, nhiệt độ và giá trị pH của dung dịch mạ đến tốc độ quá trình mạ. Độ dày của lớp mạ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng cũng như khả năng chống ăn mòn của lớp mạ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu chế tạo lớp mạ compozit NiP-nano SiO2
- NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO LỚP MẠ COMPOZIT NiP-NANO SiO2 RESEARCH ON PRODUCTION OF NiP-NANO SiO2 COMPOSITE COATING Vũ Ngọc Minh Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Email: habaominh.nj@gmail.com Tóm tắt Lớp mạ compozit hóa học NiP chứa các hạt nano SiO2 được chế tạo trên bề mặt của thép 45 bằng phương pháp mạ hóa học. Ảnh hưởng của nồng độ muối niken sunphat, nồng độ chất khử, nhiệt độ và giá trị pH của dung dịch mạ đến lớp mạ NiP-nano SiO2 đã được khảo sát đầy đủ. Cấu trúc và thành phần của lớp mạ NiP-nano SiO2 được phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ tán xạ năng lượng (EDS). Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ muối chính, nồng độ chất khử, nhiệt độ và giá trị pH của dung dịch mạ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ mạ. Nồng độ tối ưu của muối chính được xác định bằng thực nghiệm là 25 g/l. Nồng độ chất khử là 30 g/l, nhiệt độ mạ là 85°C và pH là 4,5. Từ khóa: Nano SiO2, lớp mạ compozit hóa học, niken, phốt pho Abstract NiP-nano SiO2 chemical composite coating was prepared on the surface of 45 steel by electroless plating. The effects of plating solution formula, the temperature and pH value on the NiP-nano SiO2 coating were studied systematically. The microstructure and composition of NiP-nano SiO2 coating were analyzed by scanning electron microscopy (SEM) and energy dispersive spectrometer (EDS). The experimental results show that the main salt, reducing agent, complexing agent, temperature and pH have a great influence on the deposition rate of NiP-nano SiO2 coating. The optimum concentration of main salt determined by experiment is 25 g/l. The concentration of the reducing agent is 30 g/l, the plating temperature is 85°C, and the pH is 4.5. The obtained coating is uniform and compact. Keywords: Nano SiO2, chemical composite plating, nickel, phosphorus 1. GIỚI THIỆU Hao mòn vật liệu kim loại có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, nếu sử dụng kim loại đặc biệt sẽ làm tăng chi phí, do đó, công nghệ vật liệu bề mặt ra đời. Lớp mạ compozit hóa học là một loại vật liệu được phát triển trong những năm gần đây. Với công nghệ xử lý bề mặt vật liệu hiệu quả và thân thiện với môi trường [1,2], mạ hóa học được tiến hành trên cơ sở một hoặc nhiều hạt rắn không hòa tan cùng kết tụ với kim loại để tạo thành một lớp phủ compozit chất lượng cao. Để có được các tính chất khác nhau bằng cách thay đổi các kim loại nền và chủng loại các hạt phân tán khác nhau. SiO2 có độ bền cao, chịu mài mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao. Với lớp mạ composite 85
- NiP có chứa các hạt phân tán nano SiO2 sẽ cải thiện độ cứng và đặc biệt nâng cao khả năng trống ăn mòn cho vật liệu [3,4]. Trong bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối NiSO4.6H2O, nồng độ chất khử NaH2PO2.H2O, nhiệt độ và giá trị pH của dung dịch mạ đến tốc độ quá trình mạ. Độ dày của lớp mạ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng cũng như khả năng chống ăn mòn của lớp mạ. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Hóa chất Dung dịch mạ có thành phần: NiSO4.6H2O, NaH2PO2.H2O, C6H8O7.H2O, KI, NaCH3COO.3H2O (Trung Quốc). Nano SiO2 (Trung Quốc) 2.2. Thiết bị Cân vi lượng Satorius (Đức), Máy khuấy từ có gia nhiệt (Đức), máy rửa siêu âm (Trung Quốc), máy đo pH (Trung Quốc), tủ sấy (Đức), lò nung (Đức). Chiều dày lớp mạ được kiểm tra bằng phương pháp chụp ảnh hiển vi quang học, để phân tích thành phần lớp mạ sử dụng phương pháp phổ tán xạ năng lượng EDS, được chụp trên máy S4800- Hitachi tại Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2.3. Chế tạo lớp mạ compozit bằng phương pháp mạ hóa học [5,6] Pha chế dung dịch mạ SiO2 nano sóng Phân tán bằng siêu âm Gia nhiệt + khuấy Tiền xử lý mẫu mạ Xứ lý nhiệt Phân tích Kiểm tra độ cứng Hình 1. Sơ đồ quy trình chế tạo và kiểm tra lớp mạ compozit 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích thành phần lớp mạ 86
- Hình 2. Phổ EDS phân tích thành phần lớp mạ compozit NiP-nano SiO2 Thông qua phổ EDS của lớp mạ compozit, có thể nhận thấy rằng xuất hiện các píc thể hiện các nguyên tố O, Ni, Si, P. Đỉnh niken và đỉnh phốt pho là lớp phủ hợp kim niken - phốt pho, đỉnh silic đỉnh oxi là các hạt nano SiO2. Do đó, có thể kết luận việc đưa các hạt nano SiO2 vào lớp mạ compozit NiP bằng phương pháp mạ hóa học đã thành công. Hình 3. Lớp mạ compozit NiP-nano SiO2 tạo thành trong thời gian 20 phút 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ muối đến tốc độ mạ Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ muối niken Nồng độ muối, g/l Tốc độ mạ, μm/h 15 8.8 20 10.5 25 11.9 30 10.8 87
- 12 11.5 Tốc độ mạ, μm/h 11 10.5 10 9.5 9 8.5 10 15 20 25 30 35 nồng độ muối, g/L Hình 4. Ảnh hưởng cuả nồng độ muối niken đến tốc độ mạ Muối niken là một loại muối phổ biến thường được sử dụng trong dung dịch mạ, nó có vai trò mạ các ion kim loại. Các muối niken phổ biến là các muối hòa tan như niken sunphát, niken clorua. Trong thí nghiệm này, muối niken sunphát (NiSO4.6H2O) được sử dụng làm muối chính, và nồng độ của dung dịch khảo sát là 15, 20, 25, 30 g/l. Hình 4 thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ muối niken đến tốc độ hình thành lớp mạ. Với sự gia tăng của nồng độ muối niken sunphát, sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của lớp mạ. Khi nồng độ niken sunphát 25 g/l, tốc độ mạ đạt cực đại, sau đó giảm xuống. Điều này là do khi nồng độ muối niken sunphát trong dung dịch mạ quá cao, làm độ ổn định của dung dịch mạ giảm xuống, dẫn đến tốc độ mạ giảm. Ở các thí nghiệm sau nồng của muối niken sunphát lựa chọn bằng 25 g/l. 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất khử Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ chất khử Nồng độ chất khử, g/l Tốc độ mạ, μm/h 20 9.9 25 10.7 30 11.8 35 10.8 88
- 12 Nồng độ chất khử, g/L 11.5 11 10.5 10 9.5 15 20 25 30 35 40 Tốc độ mạ, μm/h Hình 5. Ảnh hưởng cuả nồng độ chất khử đến tốc độ mạ Natri hypophotphit hiện là chất khử được sử dụng phổ biến nhất. Nó cung cấp các nguyên tử hydro hoạt động, xúc tác cho quá trình khử Ni2+ thành kim loại Ni trong lớp mạ để tạo thành lớp mạ hợp kim Ni-P. Các thí nghiệm đã sử dụng Natri hypophotphit (NaH2PO2.H2O) với nồng độ lần lượt là 20, 25, 30 và 35 g/l. Ảnh hưởng của nồng độ của Natri hypophotphit đến tốc độ mạ được thể hiện trong Hình 5, khi tăng nồng độ của Natri hypophotphit lên thì tốc độ mạ sẽ tăng lên. Khi nồng độ của Natri hypophotphit là 30 g/l, tốc độ mạ nhanh nhất. Tiếp tục tăng nồng độ Natri hypophotphit tốc độ mạ lại giảm xuống, điều này là do khi tăng nồng độ Natri hypophotphit thì độ ổn định của dung dịch mạ bị giảm và kết tủa khó khăn hơn. Những thí nghiệm sau, chúng tôi chọn nồng độ của Natri hypophotphit là 30 g/l. 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ mạ Bảng 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch mạ Nhiệt độ dung dịch mạ, oC Tốc độ mạ, μm/h 80 10.4 85 11.8 90 10.9 89
- 12 Nhiệt độ dung dịch mạ, 11.5 0C 11 10.5 10 78 80 82 84 86 88 90 92 Tốc độ mạ, μm/h Hình 6. Ảnh hưởng cuả nhiệt độ dung dịch mạ đến tốc độ mạ Qua Hình 6 cho thấy, tốc độ mạ tăng khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ tăng đến 85oC thì tốc độ mạ đạt giá trị cực đại, tiếp tục tăng nhiệt độ lên đến 90oC thì tốc độ mạ lại giảm xuống. Điều này là do, khi nhiệt độ tăng, tốc độ di chuyển của các hạt nano trong dung dịch mạ cũng được tăng tốc tương đối và hiệu ứng va chạm trên bề mặt mẫu được tăng cường và hoạt động xúc tác của bề mặt mẫu được tăng lên và tốc độ phản ứng tăng lên. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao, lớp phủ mỏng và xốp, và dung dịch mạ có thể bị phân hủy, tốc độ mạ giảm dần. Do đó, nhiệt độ mạ được chọn ở những thí nghiệm sau là 85oC. 3.5. Ảnh hưởng pH dung dịch mạ đến tốc độ mạ Bảng 4. Ảnh hưởng của pH dung dịch mạ pH dung dịch mạ Tốc độ mạ, μm/h 4.6 10.3 4.8 11.8 5.0 12.2 5.5 11.7 12.5 12 pH dung dịch mạ 11.5 11 10.5 10 4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 Tốc độ mạ, μm/h Hình 7. Ảnh hưởng cuả pH dung dịch mạ đến tốc độ mạ Ảnh hưởng của độ pH của dung dịch mạ chủ yếu được phản ánh đến tốc độ mạ, như 90
- trong Hình 7. Có thể thấy trong Hình 7, khi pH tăng, tốc độ mạ tăng dần. Khi giá trị pH là 5, tốc độ mạ là lớn nhất, và sau đó giảm xuống. Điều này là do, khi độ pH của dung dịch mạ càng cao, nồng độ các ion hydro trong dung dịch mạ càng thấp, tốc độ phản ứng của dung dịch mạ càng nhanh và tốc độ lắng của lớp mạ càng lớn. Tuy nhiên, sau khi giá trị pH vượt quá 5 thì độ ổn định của dung dịch mạ giảm hạ xuống và phản ứng tự phân hủy có thể xảy ra. 4. KẾT LUẬN Đã chế tạo thành công lớp mạ compozit NiP có chứa các hạt nano SiO2 bằng phương pháp mạ hóa học. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối niken sunphat, natri hypophotphit, nhiệt độ và pH của dung dịch mạ đến tốc độ mạ. Với dung dịch mạ có NiSO4·6H2O là 25 g/l, NaH2PO2.H2O 30 g/l, t = 85°C, pH = 4.5 sẽ cho tốc độ mạ cực đại. TÀI LIỆU THAO KHẢO 1. Wu Hui Hui, Hao LiFeng, Han Sheng (2014), “Research Advances of Electro less Plating of Nickel – phosphorus Alloy”, Platting and Finishing, 36(3): 18-21. 2. Mazaheri H, Allahkaram S R (2012), “Deposition Characterization and Electrochemical Evaluation of Ni-P-Nano Diamond Composite Coatings”, Applied Sunface Science, 258 (10): 4574-4580. 3. Zhou Hui Yun, Li Ji Hong, Liu Bin (2014), “Study on Corrosion Inhibition Process of Electroless Nikel Coating”, Surface Technology, 43 (5): 81-86. 4. Ashassi – Sorkhabi H, Rafizadeh S H (2004), “Effect of Coating Time and Heat Treatmenton Structuresand Corrosion Characteristics of Electroless Ni-P Alloy Deposits”, Surface and Coatings Technology, 176 (3): 318-326. 5. O.R.M. Khalifa (2010), “The Corrosion Behavior of Electroless Ni-P-SiC and Ni-Sn- P-SiC Nano-Composite Coating”, Journal of Applied Sciences Research, 6, 2280- 2289. 6. Zhong Hua xiang (1991), “Study on the process for composite plating of Ni-P- Al2O3”, Surface technology, 20, 8-12. 91
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO MÀNG MỎNG "
22 p | 814 | 124
-
Lắng đọng hóa học cacbon từ pha hơi (CVD) vào vật liệu Graphit lỗ xốp nanomet tạo pyrographit tỷ trọng cao
6 p | 178 | 21
-
Công nghệ kết tủa lắng đọng điện hóa bằng dòng xung chế tạo sợi nano đồng và composite Ni-Sic
5 p | 149 | 13
-
Hiệu ứng từ điện trở khổng lồ của đa lớp Ni-Co-Cu kết tủa bằng điện hóa
6 p | 107 | 10
-
Mạ NANO - Phần 1: Chế tạo màng từ điện tử trở đa lớp CuNiCo/Cu trên đế n-Si bằng phương pháp mạ xung dòng
6 p | 101 | 6
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến quá trình chế tạo và biến tính lớp mạ Zn
7 p | 20 | 4
-
Nghiên cứu chế tạo hệ vật liệu đơn lớp phân tử diazonium trên nền graphite bằng phương pháp cấy ghép điện hóa
4 p | 8 | 3
-
Chế tạo bao bì sử dụng một lần tự phân hủy từ xơ dừa
7 p | 26 | 3
-
Nghiên cứu chế tạo lớp mạ điện hợp kim Zn-Ni gia cường vật liệu graphen
8 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ pha tạp carbon lên cấu trúc của các màng Mn5Ge3 được chế tạo trên đế Ge(111)
8 p | 45 | 1
-
Tách và xác định các nguyên tố đất hiếm trong lớp phủ bằng phương pháp sắc ký điện di mao quản (CEC)
17 p | 69 | 1
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo lớp kẽm hóa trên nền hợp kim titan
7 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn