Nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa kỹ thuật các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An – Hải Phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng
lượt xem 2
download
Mục tiêu đề tài đặt ra nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất – địa kỹ thuật của các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An, Hải Phòng nhằm phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa kỹ thuật các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An – Hải Phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ******* Nguyễn Thị Dung NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA KỸ THUẬT CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC QUẬN HẢI AN - HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ******* Nguyễn Thị Dung NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT – ĐỊA KỸ THUẬT CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC QUẬN HẢI AN - HẢI PHÒNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Chuyên ngành: Địa chất học Mã số: 60440201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Đỗ Minh Đức Hà Nội, 2015 2
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành trong sự cố gắng của bản thân học viên, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Đỗ Minh Đức – Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn. Trong quá trình nghiên cứu, học viên luôn nhận được sự hỗ trợ về cơ sở tài liệu, số liệu của các đơn vị: công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, Xí nghiệp Địa kỹ thuật – công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình xây dựng Hải Phòng. Đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của lãnh đạo công ty cổ phần tư vấn Địa kỹ thuật ALPHA về trang thiết bị thí nghiệm hiện đại nơi học viên đã từng công tác. Qua đây học viên cũng xin chân thành cảm ơn những sự hỗ trợ quý báu đó. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên, cán bộ khoa Địa chất, cũng như các cán bộ của Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều trong suốt quá trình học tập của học viên. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã hết lòng động viên, giúp đỡ về các vấn đề học thuật, đóng góp những ý kiến thiết thực, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong cuộc sống và công việc trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Học viên Nguyễn Thị Dung 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HẢI AN 9 1.1 Điề u kiê ̣n tự nhiên quâ ̣n Hải An 9 1.1.1 Vi ̣trí địa lý 9 1.1.2 Điạ hình, điạ ma ̣o 10 1.1.3 Khí hâu, thủy văn 10 1.2 Điề u kiê ̣n kinh tế – xã hô ̣i quâ ̣n Hải An 10 1.2.1 Kinh tế 10 1.2.2 Văn hóa – xã hô ̣i 11 Chương 2 ̣ SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LICH 15 2.1 ̣ sử nghiên cứu trầ m tích Holocen khu vực quâ ̣n Hải Tổng quan lich 15 An 2.2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu điạ chấ t – điạ ma ̣o 18 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu địa kỹ thuật 21 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC Chương 3 27 QUẬN HẢI AN 3.1 Đă ̣t vấ n đề 27 3.2 Đă ̣c điể m kiến tạo, địa động lực 27 3.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 34 3.3.1 Tầng chứa nước Holocen trên qh2 34 3.3.2 Tầng chứa nước Holocen dưới qh1 34 3.2.1 Trầ m tích nguồ n gốc biể n 34 3.4 Đặc điểm địa chất trầm tích Holocen 35 3.4.1 Trầ m tích nguồ n gố c biể n 38 3.4.2 Trầ m tích nguồn gố c sông – biể n 40 3.4.3 Trầ m tích nguồ n gốc sông – biển – đầm lầy 41 2
- Chương 4 CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ 45 HẠ TẦNG QUẬN HẢI AN 4.1 Đă ̣c điể m điạ kỹ thuâ ̣t của trầ m tić h 45 4.1.1 Đă ̣c điể m điạ kỹ thuâ ̣t trầ m tích hê ̣ tầ ng Thái Biǹ h 46 4.1.2 Đă ̣c điể m điạ kỹ thuâ ̣t trầm tić h hê ̣ tầng Hải Hưng 51 4.2 Các vấn đề về phát triể n hạ tầ ng quâ ̣n hải An trong mố i liên quan với 53 trầ m tích Holocen 4.2.1 Hiê ̣n tra ̣ng phát triể n cơ sở ha ̣ tầ ng quâ ̣n Hải An 53 4.2.2 Các vấ n đề phát triể n cơ sở ha ̣ tầ ng quận Hải An 57 KẾT LUẬN 66 3
- DANH MỤC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 1.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 9 Hình 2.1 Đường cong tích lũy độ hạt 20 Hình 2.2 Sơ đồ tính lún theo phương pháp cộng lún từng lớp 23 Hình 2.3 Sơ đồ tính lún theo phương pháp tính lún nhanh 25 Hình 3.1 Sơ đồ kiến tạo thành phố Hải Phòng 28 Hình 3.2 Sơ đồ các kiến trúc kiến tạo Hải Phòng 30 Hình 3.3 Mô hình cơ chế thành tạo bồn trầm tích Đệ tứ Hải Phòng 31 Hình 3.4 Sơ đồ một số yếu tố địa động lực hiện đại ở Hải Phòng 33 Hình 3.5 Sơ đồ địa chất và khoáng sản thành phố Hải Phòng 36 Hình 3.6 Sơ đồ vị trí các tuyến mặt cắt trong khu vực nghiên cứu 37 Hình 4.1 Sơ đồ quy hoạch phân khu quận Hải An đến năm 2025 53 Hình 4.2 Mă ̣t cắt địa chất công trình tại Đình Vũ 59 Hình 4.3 Kế t quả phân tích ổ n đinh ̣ đất đắ p trên nề n đấ t yế u 63 4
- DANH MỤC ẢNH Ảnh Nội dung Trang Ảnh 3.1 Trầm tích sét xám xanh, xám ghi 39 Ảnh 3.2 Trầm tích sét xám vàng, xám nâu loang lổ 40 Ảnh 3.3 Trầm tić h Holocen nguồ n gố c amb ta ̣i Đin ̀ h Vũ 43 Ảnh 3.4 Trầm tích Holocen khu vực bị ảnh hưởng của triều 43 Ảnh 3.5 Hê ̣ sinh thái rừng ngâ ̣p mă ̣n ta ̣i baĩ triề u Đình Vũ 44 Ảnh 4.1 Hiê ̣n trạng mă ̣t đường QL5 bị hằn lún trên đường Nguyễn 55 Bin̉ h Khiêm Ảnh 4.2 Hiê ̣n trạng mă ̣t đường QL5 bi hằn ̣ lún trên đường ra cảng Đình 55 Vũ Ảnh 4.3 Nhà bị nghiêng trên đường Lê Hồng Phong 56 Ảnh 4.4 Hai ngôi nhà chống nghiêng bằng những thanh sắt lớn trên 57 đường Lê Hồng Phong Ảnh 4.5 Xử lý nền đất yếu bằ ng bấ c thấ m ta ̣i Đình Vũ 64 5
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Nội dung Trang Bảng 4.1 Tương quan kiểu trầm tích – địa kỹ thuật của trầm tích 45 Holocen Bảng 4.2 Tính chất cơ lý các trầm tích nguồn gốc sông biển hệ tầng 48 Thái Bình Bảng 4.3 Tính chất cơ lý các trầm tích nguồn gốc sông - biển – đầm 50 lầy hệ tầng Thái Bình Bảng 4.4 Tính chất cơ lý các trầm tích nguồn gốc biển hệ tầng Hải 52 Hưng Bảng 4.5 Đă ̣c điể m trầ m tić h Holocen khu vực bán đảo Đình Vũ 58 Bảng 4.6 Bảng tiń h lún cho công triǹ h nhà ở 3 tầ ng 60 Bảng 4.7 Bảng tiń h lún cho công triǹ h nhà ở 3 tầ ng (tiế p) 61 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Hải An thuộc một phần của đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một trong 4 quận trung tâm và là quận nằm ven biển của thành phố Hải Phòng. Quận Hải An có tuổi tương đối trẻ (được thành lập từ 2002) so với lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng nhưng quận lại có lợi thế về vị trí địa lý, hệ tầng giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không đã mang lại cho quận rất nhiều ưu thế để phát triển mạnh về kinh tế. Trong định hướng quy hoạch và xây dựng của quận ngay từ khi thành lập đó là phát triển quận theo hướng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một đô thị hiện đại. Trong những năm qua việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đã và đang diễn ra nhằm thực hiện mục tiêu trở thành một đô thị hiện đại trong tương lai. Tất cả các công trình được xây dựng đều tác động trực tiếp lên tầng trầm tích Holocen một trầm tích được thành tạo trẻ nhất trong Đệ tứ. Do đó việc nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết các đặc điểm địa chất, điạ kỹ thuâ ̣t của trầm tích Holocen phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng để bảo vệ chúng được ổn định với thời gian là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Nhưng từ trước cho đến nay trong khu vực này các nghiên cứu về trầm tích Holocen phục vụ việc phát triển cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế do đó việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm Địa chất - Địa kỹ thuật các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An, Hải Phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng” là việc rất cần thiết cho khu vực quận Hải An, Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đặt ra nhằm làm sáng tỏ đặc điểm địa chất – địa kỹ thuật của các trầm tích Holocen khu vực quận Hải An, Hải Phòng nhằm phục vụ phát triển bề n vững cơ sở hạ tầng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu xác định các trầm tích Holocen có mặt trong khu vực quận Hải An. 7
- - Nghiên cứu đặc điểm các trầm tích Holocen tại khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu các tính chất Địa kỹ thuật của trầm tích Holocen và mối liên quan đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng. 4. Cơ sở tài liệu Học viên đã thu thập một số lượng tài liệu phong phú liên quan tới vùng nghiên cứu với các đề tài, giáo trình, bài báo của nhiều tác giả liên quan. Cùng với việc tham khảo các tài liệu, học viên đã khảo sát thực địa, thu thập mẫu thực tế, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, đồng thời xử lý số liệu mẫu thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý của 361 mẫu nguyên trạng trong 31 hố khoan sâu của 6 công trình thuộc khu vực nghiên cứu. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Hải An Chương 2: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Đặc điểm địa chất trầm tích Holocen khu vực quận Hải An Chương 4: Các vấn đề Địa kỹ thuật trong phát triển cơ sở hạ tầng quận Hải An 8
- Chương 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HẢI AN 1.1. Điều kiện tự nhiên quận Hải An 1.1.1. Vị trí địa lý Quận Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng hướng ra biển, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km và là một trong 4 quận trung tâm của thành phố Hải Phòng. Quận được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở tách 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) và phường Cát Bi thuộc quận Ngô Quyền với diện tích tự nhiên 10.492 ha, dân số khoảng 77.600 người (năm 2002) và sau 10 năm đã tăng lên 106.803 người [30]. Khi mới thành lập quận Hải An gồm 6 phường: Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải, Nam Hải và Tràng Cát. Đến năm 2007 do việc điều chỉnh địa giới hành chính nên quận Hải An ngày nay gồm 8 phường: Cát Bi, Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải, Thành Tô và Tràng Cát. Hình 1.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 9
- Quận Hải An có vị trí giáp ranh như sau: phía Bắc giáp với quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên, phía Nam giáp quận Dương Kinh, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp với quận Ngô Quyền. 1.1.2. Địa hình, địa mạo Quận Hải An nằm trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng tiếp giáp với biển, độ cao trung bình quận từ + 3,5m đến + 4,5m [30] so với mực nước biển chủ yếu được hình thành do phù sa bồi đắp. 1.1.3. Khí hậu, thủy văn Quận Hải An có khí hậu đặc trưng của khu vực ven biển và đồng bằng châu thổ sông Hồng là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6 oC; nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4 oC), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,8 C). Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 83%. Hướng gió thay đổi trong năm: từ tháng o 11 đến tháng 3 là gió Bắc và Đông Bắc, từ tháng 4 đến tháng 10 là gió Nam và Đông Nam, tốc độ gió lúc lớn nhất là 40m/s. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.494,7mm, tổng số ngày mưa trong năm là 117 ngày, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Khu vực nghiên cứu được bao quanh bởi các hệ thống sông: sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Ruột Lợn và biển ở phía Đông. Các sông đều bắt nguồn từ phía Tây – Tây Bắc, chảy theo hướng Nam – Đông Nam rồi đổ ra biển. Do gần biển nên các sông có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co uốn khúc, chế độ thủy văn sông chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn biển: nhật triều, biến động trong ngày từ 2,5m đến 3,5m. Chế độ nước thể hiện ở 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Chế độ nhiệt và độ mặn nước biển thay đổi theo mùa. Chế độ nhiệt của nước biển tầng mặt tuân theo quy luật bức xạ của mặt trời trong ngày. Nhiệt độ nước bề mặt và nhiệt độ không khí thường chênh lệch nhau 1 – 2 oC. Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào độ sâu, ở gần bờ ít ổn định và thập hơn ở ngoài khơi. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội quận Hải An 1.2.1. Kinh tế 10
- Quận Hải An là quận tương đối trẻ của thành phố Hải Phòng nhưng với quỹ đất nông nghiệp dồi dào, để đẩy mạnh phát triển kinh tế đảng bộ và chính quyền quận đã có những chủ trương, chính sách cụ thể để hộ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển cả về số lượng và quy mô, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp phù hợp với tiềm năng và lợi thế của quận. Hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển nhanh đã hình thành thêm nhiều cơ sở, các ngành dịch vụ mới đáp ứng với tình hình hiện nay. Sản xuất nông nghiệp được chỉ đạo tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cấp các công trình thủy lợi...Kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng trọng dịch vụ công nghiệp. Quan hệ sản xuất và môi trường sản xuất kinh doanh từng bước được kiện toàn thu hút được nhiều dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ, đô thị vào địa bàn đáng chú ý là việc đầu tư, xây dựng khu công nghiệp Đình Vũ tại bán đảo Đình Vũ với diện tích xây dựng khoảng 945 ha. Các chỉ số kinh tế thể hiện qua các giai đoạn như sau: Trong giai đoạn 2006 – 2012, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn theo giá trị sản xuất đạt mức 30,1%/năm trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng 37,2%/năm, ngành dịch vụ tăng 23,39%/năm, ngành nông lâm thủy sản giảm 3,5%/năm. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong năm 2012 như sau: ngành công nghiệp – xây dựng: 64,2%; ngành dịch vụ và du lịch: 34,9%; ngành nông nghiệp 0,9% Chuyển dịch cơ cấu: năm 2006 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 46,8%, năm 2010 chiếm 63,89% và đến năm 2012 tăng lên 64,2%; nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 48% năm 2006, năm 2010 giảm xuống 34,8% và đến năm 2012 chiếm 34,9% [30]. 1.2.2. Văn hóa - xã hội Tính đến năm 2012 dân số trung bình quận Hải An khoảng 106.803 người,. mật độ dân số trung bình 1.019 người/km2, song phân bố không đều. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân quân 0,8% đến 0,83%. Trong tổng số dân số trên thì có khoảng 70.210 người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65,7% dân số [30]. Về chất lượng lao động: trong những năm gần đây chất lượng lao động của quận đã cải thiện nhiều, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm dần, số lao động 11
- được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại. Tuy nhiên chất lượng lao động hiện nay vẫn chưa cao, phần lớn là lao động phổ thông. Về y tế và giáo dục. Ngành giáo dục – đào tạo đã có bước phát triển nhanh, vững chắc hiện đang đứng trong top dẫn đầu của thành phố Hải Phòng. Quâ ̣n Hải An đã và đang cải tạo, nâng cấp các trường học và trạm y tế. Tính đến nay đã có 5/8 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 8/20 trường học đạt chuẩn. Về cơ sở hạ tầng : Giao thông: mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu tương đối thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sông, biển và đường hàng không. Hiện nay trong khu vực quận Hải An có các tuyến quốc lộ và giao thông chính chạy qua gồm quốc lộ 5 đi qua quận với chiều dài 2,27 km; đoạn phố Trần Hưng Đạo (gã 3 chùa Vẽ - ngã 3 Đoạn Xá) dài 1,02 km; ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ dài 2,85 km; đường liên phường dài 3,6 km; đường xuyên đảo Đình Vũ dài 8km; đường Lê Hồng phong dài 3 km; đoạn phố Văn Cao dài 0,5 km; đoạn phố Cát Bi dài 1,8 km; phố Ngô Gia Tự dài 3,18 km; đường từ cổng sân bay cũ đến bãi rác Tràng Cát dài 2,16 km. Ngoài ra quận Hải An còn có tổng số 14 km tuyến đường giao thông nội thị dẫn đến các phường, chất lượng khá tốt, đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân. Quận Hải An còn có một tuyến đường sắt chạy qua đến cảng chùa Vẽ, chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa đi và đến cảng chùa Vẽ. Mặt khác với vị trí của mình Hải An là quận còn có nhiều cảng nhất thành phố Hải Phòng. Hệ thống đường thủy với các cảng sông như: chùa Vẽ, cảng Cấm, cảng Đình Vũ, cảng quân sự và một số cảng chuyên dùng...với tổng chiều dài khoảng 3 km cầu cảng, chiếm 1/3 tổng chiều đài các cầu cảng toàn thành phố. Và một điểm nữa về giao thông làm cho quận Hải An có ưu thế hơn hẳn so với các quận huyện khác của thành phố Hải Phòng đó là có một cảng hàng không: sân bay Cát Bi, với khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách hàng năm khá lớn (khoảng 300.000 hành khách/năm và gần 2.000 tấn hàng hóa) 12
- Hệ thống điện của Hải An hiện nay có trên 170 km đường dây cáp điện các loại, trong đó có 17,3 km đường dây cao thế còn lại tập trung hủ yếu vào các tuyến đường dây trung thế 35 KV và hạ thế. Hiện nay 100% số hộ dân trong quận được sử dụng điện sinh hoạt. Nhìn chung hệ thống điện đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi: Nguồn nước sạch cung cấp cho quận hiện nay là từ nhà máy nước An Dương. Nguồn nước ngầm trên địa bàn quận có trữ lượng khá, nhưng chất lượng không còn tốt do ảnh hưởng của sự nhiễm mặn và các chất thải công nghiệp trên địa bàn quận. Hệ thống thoát nước gián tiếp thông qua hệ thống kênh, mương, hồ và cống ngăn triều. Đến nay trên địa bàn chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước mưa chủ yếu tràn tự nhiên trên bề mặt, tập trung chảy vào hệ thống mương thủy lợi và kênh An Kim Hải rồi thoát ra sông Cấm, sông Bạch Đằng và thoát ra biển. Hiện nay ở các khu dân cư, nước sinh hoạt vẫn thoát cùng với nước mưa, chưa có hệ thống thoát nước độc lập. Hệ thống thủy lợi có tuyến đê biển Tràng Cát dài 15,42km nằm trải dài từ Đông Hải 1 qua Nam Hải, Tràng Cát đến Cát Bi với cao trình từ + 4,5m đến +5m. Ngoài ra còn có tuyến đê bao Tân Vũ mới với chiều dài 6,64km. Dưới đê có 19 cống thoát nước thải và ngăn triều. Toàn bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu và thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là chung nhau. Do đó nước tưới cho cây trồng hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, đặc biệt là đối với việc trồng hoa ở Đằng Hải và các vùng trồng rau và cây thực phẩm. Hệ thống mạng lưới thông tin, bưu điện: Trên địa bàn quận có 01 tổng đài kỹ thuật số với dung lượng trên 12.500 số. Hệ thống cáp treo chuyên dụng với 28 tuyến truyền dẫn có tổng chiều dài truyền dẫn là 189,5km. Hệ thống phát thanh FM được phủ sóng khắp 8/8 phường trong quận thông qua đài phát thanh của quận, hiện nay 100% dân số đã được sử dụng sóng phát thanh – truyền hình. Về văn hóa – thể thao – du lịch: trên địa bàn quận có 57 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 23 di tích lịch sử văn hóa đã được nhà nước xếp hạng (13 di tích cấp 13
- Quốc gia và 10 di tích cấp thành phố). Nhiều di tích có giá trị về lịch sử văn hóa, có nét đặc sắc về kiến trúc cảnh quan như: Từ Lương Xâm (thờ Ngô Quyền), Đền Phú Xá (thờ Trần Hưng Đạo),...ngoài ra còn có nhiều kiến trúc đẹp thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài quận đến sinh hoạt lễ hội văn hóa tâm linh như: chùa Vẽ, chùa Trung Hành, chùa Hạ Đoạn... Chính sách an ninh xã hội được triển khai rộng khắp, chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động. 14
- Chương 2 LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu trầm tích Holocen của khu vực quận Hải An Những nghiên cứu trầm tích Holocen khu vực quận Hải An thường được nghiên cứu cùng những công trình nghiên cứu tổng hợp về địa chất và khoáng sản của thành phố Hải Phòng, địa chất của vùng châu thổ sông Hồng hoặc của khu vực ven biển Hải Phòng hoặc của vùng ven biển Việt Nam. Trước những năm 1954 công cuộc nghiên cứu địa chất của Hải Phòng còn rất sơ sài, các thông tin về địa chất nói chung cũng như về trầm tích Holocen nói riêng còn rất ít. Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này có thể kể đến như: thành lập bản đồ địa chất Đông Dương tỉ lệ 1: 4.000.000 năm 1882, trên bản đồ này phần lớn diện tích của thành phố Hải Phòng được vẽ rất sơ sài, chỉ có thành tạo Cacbon – Pecmi và hệ Đệ Tứ của nhà nghiên cứu người Pháp C. Fuchs. Tiếp đó nhà nghiên cứu người Pháp E.Patte trong các năm 1924, 1927, 1931, 1934 đã có những nghiên cứu về địa chất khu vực Đông Bắc Bộ đặc biệt là việc thành lập bản đồ Đông Bắc Bắc Bộ tỉ lệ 1: 200.000 kèm theo chuyên khảo địa tầng năm 1927. Đây là tài liệu có tính hệ thống, tuy nhiên trên diện tích Thành phố Hải Phòng cũng chỉ đề cập tới địa tầng Paleozoi giữa – muộn (D – C) không phân chia. Ngoài ra trong gia đoạn này còn có các nghiên cứu của Colari.M (1913, 1928), Patte.E), Mansuy.H (1925), Bouret.R (1925), Frontain.J (1927, 1928, 1937, 1938), Lacraix.A (1928, 1932, 1934), Blondel.F (1929), Breton.Le (1931,1934), Saurin.E (1935, 1937).Từ năm 1941 đến 1952, J.Fromaget đã cho xuất bản các công trình nghiên cứu địa tầng, magma và cấu trúc địa chất Đông Dương trong đó liên quan đến vùng Hải Phòng, trong công trình này cấu trúc địa chất vùng Hải Phòng và mô tả các địa tầng Paleozoi một cách tỉ mỉ hơn. Sau khi miền Bắc được giải phóng công cuộc nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh. Trên toàn miền Bắc được tiến hành đo vẽ và thành lập bản đồ địa chất tỉ lệ 1/500.000 do Dovjikov A.E làm chủ biên (1965). Trong công trình này địa tầng đá 15
- cổ trước Đệ tứ và những cấu trúc địa chất lớn được làm rõ. Các tư liệu đó đã được bổ sung và nâng cao bởi các kết quả đo vẽ tỉ lệ 1/200.000 do các nhà địa chất Việt Nam tiến hành trong những năm từ 1963 đến 1975. Một số tác giả trong giai đoạn này như: V.K. Golovenok và Lê Văn Chân (1965-1970), Nguyễn Đức Tâm (1968, 1976, 1979), Phan Huy Quýnh (1971-1976), Lê Huy Hoàng (1971-1972), Nguyễn Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan Cự Tiến (1969-1970), Nguyễn Văn Liêm (1970), Lê Hùng (1967-1975)...tiêu biểu là các tờ bản đồ trọng lực từ hàng không tỉ lệ 1:500.000 và 1:200.000 lần lượt được thành lập, là cơ sở đầu tiên để nghiên cứu cấu trúc sâu ở khu vực Hải Phòng. B.K Golovenoc và Lê Văn Chân (1965) đã phân chia các trầm tích Neogen ở vùng Hải Phòng – Hải Dương thành 2 tầng. Cơ sở phân chia này chủ yếu dựa vào tài liệu thạch học, hầu như thiếu tài liệu cổ sinh nên chưa có tính thuyết phục cao. Năm 1970, E.Saurin cho rằng quan hệ giữa "phù sa cổ" với "phù sa trẻ" đồng thời là ranh giới địa phương hoặc khu vực giữa Pleistocen và Holocen. Các kết quả nghiên cứu của E.Saurin là những đóng góp đáng kể về địa chất Đệ tứ nói riêng và địa chất nói chung ở Việt Nam. Trong các công trình “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu mỏ, khí đốt miền võng Hà Nội” do V.N.Kisliakov (1971) và “Triển vọng dầu mỏ, khí đốt của miền trũng Hà Nội và phương pháp tìm kiếm chúng” do K.M sevstianov (1977), các tác giả đã phân chia các trầm tích Neogen và hệ Đệ tứ khá chi tiết. Từ năm 1975 đến nay công tác nghiên cứu Địa chất khu vực Hải Phòng được đẩy mạnh hơn, nhiều công trình nghiên cứu quy mô, chi tiết được thực hiện góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển, đặc điểm địa tầng, magma và kiến trúc của khu vực Hải Phòng. Trầm tích Holocen của khu vực Hải Phòng đã được mô tả và phân chia theo nguồn gốc một cách khá chi tiết trong các tờ bản đồ địa chất và địa chất – khoáng sản tỷ lệ 1: 1.000.000; 1:500.000; 1: 200.000 của khu vực Hải Phòng và các vùng phụ cận do các tác giả Trần Văn Trị và nnk (1975), Hoàng Ngọc Kỷ (1978), Nguyễn Xuân Bao và Trần Đức Lương chủ biên (1982), Nguyễn Địch Dỹ và nnk 16
- (1985), nhưng những nghiên cứu chi tiết đến trầm tích Holocen của khu vực quận Hải An còn rất hạn chế. Ngoài các công trình đo vẽ bản đồ địa chất còn có hàng loạt các công trình mang tính chuyên đề, chuyên sâu về địa chất, trầm tích Đệ tứ của các tác giả Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết, 1994 "Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỉ lệ 1/500.000”; Nguyễn Địch Dỹ và nnk, 1995, báo cáo kết quả đề tài "Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan" (KT 01-07); Ngô Quang Toàn và nnk, 1999 "Báo cáo thuyết minh bản đồ vỏ phong hoá và trầm tích Đệ tứ Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000". Trong các công trình này các tác giả đã hệ thống hoá, phân chia trầm tích Đệ tứ từ Móng Cái đến Đèo Ngang. Các phân vị địa tầng được mô tả chi tiết theo tuổi, nguồn gốc thành tạo, thành phần vật chất, cổ sinh được đề cập và nghiên cứu kỹ. Kết quả nghiên cứu “Đặc điểm các chu kỳ trầm tích và lịch sử tiến hóa địa chất đệ tứ đồng bằng sông Hồng” của Trần Nghi, Ngô Quang Toàn (1991) và đề tài luận án tiến sĩ của Doãn Đình Lâm (2002) “Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocene châu thổ sông Hồng” đã luận giải về điều kiện thành tạo và lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ theo 5 chu kỳ, lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mặt khác các công trình này cũng cho chúng ta biết cụ thể và chi tiết hơn về địa tầng Holocen, tuổi và nguồn gốc của chúng trong khu vực ven bờ của thành phố Hải Phòng trong đó có khu vực mà đề tài nghiên cứu. Đây là những công trình mang tính tổng hợp cao, có giá trị về khoa học và thực tiễn. Đặc biệt là các nghiên cứu của Ngô Quang Toàn (1993): “Địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 thành phố Hải Phòng” đã có những nghiên cứu cụ thể về trầm tích Holocen của khu vực Hải Phòng. Tài liệu này đã xác định chính xác tuổi của các trầm tích Holocen trên cơ sở tài liệu phân tích tuổi tuyệt đối và bào tử phấn hoa, phân chia trầm tích dựa vào nguồn gốc thành tạo mô tả các hệ tầng có tuổi Holocen trong khu vực Hải Phòng. Hơn nữa trong một số nghiên cứu của các tác giả về vùng ven biển như Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Chu Hồi, Trần Đình Lân (1996) với “Đặc điểm trầm tích và cấu trúc bãi triều vùng Hải Phòng – Quảng Yên”, Trần 17
- Đức Thạnh (1999) với “Địa tầng Holocene và cấu trúc bãi triều ven bờ Hải Phòng, kết quả nghiên cứu đề tài của Doãn Đình Lâm & W.E.Boyd (2000) “Holocene coastal stratigraphy and a model for the sedimentary development of the Hải Phòng area in the red river delta, north Việt Nam”. Ngoài ra trong giai đoạn này các vấn đề Địa kỹ thuật của thành phố Hải phòng đã được nghiên cứu tương đối chi tiết. Tiêu biểu là tác giả Nguyễn Đức Đại (1996) với “Điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng”. Trong báo cáo này ngoài việc nêu ra các đặc điểm của các trầm tích Holocen, công trình nghiên cứu còn đưa ra những vấn đề Địa kỹ thuật liên quan đến trầm tích Holocen khu vực thành phố Hải Phòng và thành lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 50.000 của thành phố Hải Phòng. Các công trình nghiên cứu vấn đề địa chất – địa kỹ thuật của Hải Phòng từ trước đến nay đã chúng ta có cái nhìn tương đối đầy đủ về địa chất, về địa chất công trình khu vực Hải Phòng cũng như khu vực quận Hải An. Như vậy, từ những trình bày ở trên có thể thấy rằng từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu trầm tích Holocen riêng cho quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Những nghiên cứu của khu vực này thường được nghiên cứu chung trong những công trình, đề tài về trầm tích Holocen của châu thổ sông Hồng hoặc của thành phố Hải Phòng hoặc của đới ven bờ Hải Phòng một cách chung chung nhưng những kết quả nghiên cứu đó đã làm cơ sở, tiền đề rất quý báu cho việc nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa kỹ thuật các trầm tích Holocen của quận Hải An trong đề tài này. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu địa chất – địa mạo Phương pháp nghiên cứu địa chất – địa mạo là phương pháp rất quan trọng trong nghiên cứu trầm tích Đệ Tứ. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm về địa hình, cấu trúc địa chất thông qua việc nghiên cứu mô tả các mặt cắt địa hình, địa chất để xác định được nguồn gốc, lịch sử hình thành của các thành tạo địa chất cấu tạo nên dạng địa hình. Trong phạm vi đề tài đối với phương pháp này học viên chủ yếu dựa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG
28 p | 372 | 112
-
Nghiên cứu đặc điểm địa hóa các chất chỉ thị đánh dấu phận tử nhằm định hướng đánh giá tốc độ lắng đọng trầm tích, chất lượng và nguồn gốc ô nhiễm môi trường trầm tích một số vùng cửa sông và cảng biển lớn Bắc Trung bộ Việt Nam ( Thanh Hóa - Hà Tĩnh )
221 p | 183 | 64
-
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống địa lan trồng chậu và ảnh hưởng của giá thể, phân bón qua lá đến hiệu quả sản xuất hoa địa lan tại Sapa tỉnh Lào Cai
115 p | 201 | 39
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN KHU CÔNG NGHIỆP CẢNG BIỂN HÒN LA, TỈNH QUẢNG BÌNH"
12 p | 180 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
183 p | 124 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu đặc điểm địa kỹ thuật khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển giao thông ngầm
189 p | 20 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than
136 p | 93 | 7
-
Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ: Nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa chất công trình thềm lục địa miền Trung phục vụ cho việc xây dựng công trình và định hướng phát triển kinh tế biển
0 p | 45 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất đệ tứ, địa mạo-kiến tạo hiện đại vùng thung lũng sông Đà đoạn từ Hòa Bình đến Việt Trì và mối liên quan với tai biến địa chất
27 p | 75 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Nghiên cứu đặc điểm địa kỹ thuật khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phát triển giao thông ngầm
27 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển một số khối trượt lớn ở khu vực miền núi phía Bắc (lấy ví dụ tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang)
186 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo tài liệu địa vật lý để phục vụ điều tra tài nguyên than
27 p | 25 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
28 p | 103 | 2
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất Đệ tứ và tài nguyên nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam
28 p | 36 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật địa chất: Đặc điểm các đá phun trào basalt Đệ tứ miền Đông Nam Bộ và định hướng sử dụng
27 p | 10 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển một số khối trượt lớn ở khu vực miền núi phía Bắc (lấy ví dụ tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang)
27 p | 4 | 1
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa chất: Đặc điểm địa chất địa mạo trong Kainozoi thung lũng sông Hồng đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì
27 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn