intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nghêu lụa Paphia undulata ở miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghêu lụa Paphia undulata thuộc ngành thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Các mẫu nghêu lụa sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Nha Trang, Khánh Hòa; Sông Hàn, Đà Nẵng; Tam Hải, Quảng Nam; Lệ Thủy, Quảng Ngãi).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nghêu lụa Paphia undulata ở miền Trung Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NGHÊU LỤA Paphia undulata Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM PHAN ĐINH MINH ÂN*, TRẦN THỊ HƯƠNG HỒ THỊ TRÚC LỆ, NGÔ THỊ MINH THƯ Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: bupbemisa1997@gmail.com Tóm tắt: Nghêu lụa Paphia undulata thuộc ngành thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia). Các mẫu nghêu lụa sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Nha Trang, Khánh Hòa; Sông Hàn, Đà Nẵng; Tam Hải, Quảng Nam; Lệ Thủy, Quảng Ngãi). Chiều cao vỏ (SH), chiều dài vỏ (SL), chiều rộng vỏ (SW) trung bình lần lượt là 19,67 mm; 37,90mm; 9,98 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) trung bình lần lượt là 1,57 ml và 4,73 ml. Trọng lượng vỏ khô (DSWT) trung bình là 2,95 g; trọng lượng cơ thể trung bình là 4,44 g. Tỷ số SH/SL, SW/SL, DSWT/SV và trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể trung bình lần lượt là 0,56; 0,26; 1,97 và 0,65. Từ khóa: Paphia undulata, đặc điểm hình thái, Hai mảnh vỏ, nghêu lụa, sò lụa, miền trung Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Nghêu lụa Paphia undulata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia), sống ở vùng ven biển, ở Việt Nam người dân quen gọi là sò lụa. Nghêu lụa P. undulata là một nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ mới được khai thác trong những năm gần đây ở vùng biển Bình Thuận và Kiên Giang. Theo thống kê của Sở Thủy sản Bình Thuận, sản lượng khai thác của loài này khá cao (2001 - 26.650 tấn, 2002 - 24.600 tấn và 2003 - 42.780 tấn) và đã góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị sản xuất của ngành thủy sản. Trên trang web về “Một số loài có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam” (Trung tâm Tin học, Bộ Thủy sản), nghêu lụa được xem như là một loài có giá trị thực phẩm cao, nhu cầu tiêu thụ lớn ở cả trong và ngoài nước, nó đã trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Thịt nghêu lụa tươi sống, chế biến đông lạnh hoặc đóng hộp được tiêu thụ rộng trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Nghêu lụa được làm nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon như nghêu lụa xào sa tế, nghêu lụa hấp, sau mầm trộn nghêu lụa, bông hẹ xào nghêu lụa. Nghêu lụa vừa chín không dai, hương vị thơm, vừa miệng. Cho đến nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài động vật này tập trung chủ yếu về đặc điểm sinh trưởng (Hứa Thái Tuyến, 2006) [4], kỹ thuật nuôi ương ấu trùng nghêu lụa P. undulata (Nguyễn Trần Như Quỳnh, 2018) [1], ký sinh trùng Perkinsus sp. lây nhiễm (Thảo, 2008) [2], tích tụ kim loại cadimi (Lưu Ngọc Thiện và cs, 2017) [3], đánh giá nguồn lợi nghêu lụa (Đỗ Chí Sĩ, 2009) [6]… Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái của nghêu lụa Paphia undulata ở miền Trung, Việt Nam” nhằm bổ sung một số dữ liệu sinh học về loài này. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Các mẫu nghêu lụa P. undulata sử dụng trong nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Hình 1, Bảng 1). Thời gian thu mẫu là 7-10/2018. Sau khi nghiên cứu đặc điểm hình thái, mẫu được bảo quản trong eppendorf ở -21°C cho đến khi phân tích di truyền. 171
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Bảng 1. Mẫu nghêu lụa P. undulata thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam Địa điểm thu mẫu Số lượng (con) Ký hiệu mẫu Nha Trang, Khánh Hòa 35 NT1-NT35 Sông Hàn, Đà Nẵng 35 ĐN1-ĐN35 Tam Hải, Quảng Nam 35 QA1-QA35 Lệ Thủy, Quảng Ngãi 35 QN21-QN235 Hình 1. Các địa điểm thu mẫu nghêu lụa P. undulata 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Phương pháp nghiên cứu các đặc điểm hình thái của nghêu lụa được tiến hành theo Qonita và cs (2015): Đo các đặc điểm hình thái bằng thước kẹp (mm): Chiều cao vỏ (SH), chiều dài vỏ (SL)., chiều rộng vỏ (SW). Cân trọng lượng khô của vỏ (DSWT). Cân trọng lượng cơ thể. Thể tích vỏ tính bằng lượng nước thay thế. Thể tích khoang vỏ được tính bằng thể tích cát lấp đầy khoang 172
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 vỏ. Hình dạng vỏ được mô tả bằng tỷ lệ chiều cao/chiều dài (SH/SL), chiều rộng/chiều dài (SW/SL) Tỷ trọng vỏ (SD) là tỷ lệ trọng lượng vỏ khô/thể tích vỏ (DSWT/SV). Hình 2. Sơ đồ mô tả phương pháp đo các đặc điểm hình thái của nghêu lụa 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý bằng phần mềm MS Excel. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hình dạng vỏ Nghêu lụa có hai vỏ thon dài, có dạng hình bầu dục dài, chắc chắn và đồng dạng với nhau. Đỉnh vỏ hơi nhô cao và ngả về phía sau, mặt lưng vỏ lõm vào theo hướng nhô lên của đỉnh vỏ. Khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép sau bằng 1,5 lần khoảng cách từ đỉnh vỏ đến mép trước (Hình 3). Hình 3. Nghêu lụa P. undulata 3.2. Màu sắc vỏ Vỏ nghêu lụa trơn nhẵn, mặt ngoài màu nâu nhạt, mặt trong trắng ngà. Phía trên vỏ có đường vân sinh trưởng song song với nhau, uốn theo chiều miệng vỏ với tâm là đỉnh vỏ. Tầng xà cừ trên vỏ có những đường vân màu nâu đen bao phủ và nối với nhau như hình mạng lưới. Mặt trong của vỏ có màu trắng và hai vỏ được nối với nhau bởi bản lề có cấu tạo bằng chất sừng (Hình 4). 173
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 a. Hình thái vỏ ngoài của vỏ nghêu lụa P. udulata b. Hình thái vỏ trong của vỏ nghêu lụa P. unduala Hình 4. Đặc điểm hình thái vỏ của nghêu lụa P. undulata 3.3. Kích thước vỏ Kết quả đo và tính toán các chỉ số về kích thước vỏ: chiều cao (SH), chiều dài (SL), chiều rộng (SW) và tỷ lệ chiều cao/chiều dài (SH/SL) của nghêu lụa P. undulata được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Kích thước vỏ nghêu lụa P. undulata (mm) Quần thể SH SL SW SH/SL SW/SL Nha Trang, 23,60 43,71 10,23 0,54 0,23 Khánh Hòa ± 2,43 ± 4,05 ± 1,00 ± 0,04 ± 0,01 Sông Hàn, 19,80 35,74 10,40 0,55 0,29 Đà Nẵng ± 0,93 ± 1,50 ± 0,95 ± 0,01 ± 0,03 Tam Hải, 20,46 37,60 10,17 0,63 0,27 Quảng Nam ± 1,22 ± 2,10 ± 0,92 ± 0,02 ± 0,02 Lệ Thủy, 18,77 34,57 9,14 0,54 0,26 Quảng Ngãi ± 1,40 ± 2,64 ± 0,73 ± 0,04 ± 0,02 19,67 37,90 9,98 0,56 0,26 Trung bình ± 0,85 ± 4,06 ± 0,57 ± 0,04 ± 0,02 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy kích thước vỏ của nghêu lụa ở các địa điểm khác nhau là khác nhau. Chiều cao (SH), chiều dài (SL), chiều rộng (SW) của nghêu lụa P. undulata trung bình lần lượt là 19,67 mm (biến thiên từ 18,77-23,60 mm); 37,90 mm (biến thiên từ 34,57-43,71 mm); 9,98 mm (biến thiên từ 9,14-10,40 mm). Chiều cao vỏ của nghêu lụa lớn nhất là ở Nha Trang, Khánh Hòa (23,60 mm) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (18,77 mm). Chiều dài vỏ của nghêu lụa lớn nhất là ở Nha Trang, Khánh Hòa (43,71 mm) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (34,57 mm). Chiều rộng vỏ của nghêu lụa lớn nhất là ở Sông Hàn, Đà Nẵng (10,40 mm) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (9,14 mm). 174
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Tỷ lệ chiều cao/chiều dài vỏ nghêu lụa (SH/SL) trung bình là 0,57 mm (biến thiên từ 0,54- 0,66 mm). Tỷ lệ chiều cao/chiều dài vỏ của nghêu lụa lớn nhất là ở Tịnh Khê, Quảng Ngãi (0,63 mm) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (0,54 mm). Tỷ lệ chiều rộng/chiều dài vỏ nghêu lụa (SW/SL) trung bình là 0,26 mm (biến thiên từ 0,23-0,29 mm). Tỷ lệ chiều rộng/chiều dài vỏ nghêu lụa lớn nhất là Sông Hàn, Đà Nẵng (0,29 mm) và nhỏ nhất là Nha Trang, Khánh Hòa (0,23 mm). 3.4. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) của nghêu lụa P. unduala được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ của nghêu lụa P. undulata (ml) Quần thể SV SCV Nha Trang, Khánh Hòa 1,55±0,46 5,58±1,35 Sông Cầu, Phú Yên 1,49±0,43 4,52±0,58 Tam Hải, Quảng Nam 1,92±0,64 5,09±0,76 Lệ Thủy, Quảng Ngãi 1,34±0,33 3,73±0,72 Trung bình 1,57±0,24 4,73±0,79 Số liệu ở Bảng 3 cho thấy thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) của nghêu lụa (P. undulata) ở các địa điểm khác nhau là khác nhau. Thể tích vỏ và thể tích khoang vỏ của nghêu lụa trung bình lần lượt là 1,57 ml (biến thiên từ 1,34-1,92 ml); 4,73 ml (biến thiên từ 3,73-5,58 ml). Thể tích nghêu lụa lớn nhất là ở Tam Hải, Quảng Nam (1,92 ml) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (1,34 ml). Thể tích khoang vỏ nghêu luạ lớn nhất là ở Nha Trang, Khánh Hòa (5,58 ml) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (3,73 ml). 3.5. Trọng lượng vỏ khô và tỷ trọng vỏ Trọng lượng vỏ khô (DSWT) và tỷ trọng vỏ (DSWT/SV) của nghêu lụa P. undulata được trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Trọng lượng vỏ khô (g) và tỷ trọng vỏ của nghêu lụa P. undulata Quần thể DSWT DSWT/SV Nha Trang, Khánh Hòa 3,25±0,85 2,13±0,49 Sông Cầu, Phú Yên 3,06±0,59 2,19±0,77 Tam Hải, Quảng Nam 3,01±0,62 1,69±0,49 Lệ Thủy, Quảng Ngãi 2,49±0,60 1,88±0,31 Trung bình 2,95±0,32 1,97±0,23 Số liệu ở Bảng 4 cho thấy trọng lượng vỏ khổ (DSWT) và tỷ trọng vỏ (DSWT/SV) của nghêu lụa P. undulata lần lượt là 2,95 g (biến thiên từ 2,49-3,25 g); 1,69 g (biến thiên từ 1,69- 2,19 g).Trọng lượng vỏ khô của nghêu lụa ở các địa điểm khác nhau là khác nhau. Trọng lượng vỏ khô nghêu lụa lớn nhất là ở Nha Trang, Khánh Hòa (3,25 g) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Ngãi (2,49 g). 3.6. Trọng lượng cơ thể và tỷ trọng trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể Trọng lượng cơ thể và tỷ trọng trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể của nghêu lụa P. undulata được trình bày ở Bảng 5. 175
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Bảng 5. Trọng lượng cơ thể (g) và tỷ trọng trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể của nghêu lụa P. undulata Quần thể Trọng lượng cơ thể Trọng lượng vỏ khô/Trọng lượng cơ thể Nha Trang, Khánh Hòa 7,40 ± 1,46 0,44 ± 0,06 Sông Hàn, Đà Nẵng 5,38± 0,87 0,57 ± 0,04 Tam Hải, Quảng Nam 4,45 ± 0,88 0,68 ± 0,05 Lệ Thủy, Quảng Ngãi 3,49 ± 0,87 0,72 ± 0,05 Trung bình 4,44 ± 0,94 0,65 ± 0,07 Số liệu ở Bảng 5 cho thấy trọng lượng cơ thể và tỷ trọng trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể của nghêu lụa P. undulata trung bình lần lượt là 4,44 g biến thiên từ (3,49-7,40 g) và 0,72 g (biến thiên từ 0,44-0,72 g). Trọng lượng cơ thể nghêu lụa lớn nhất là ở Nha Trang, Khánh Hòa (7,04 g) và nhỏ nhất là ở Lệ Thủy, Quảng Bình (3,49 g). 4. KẾT LUẬN Nghêu lụa P. undulata ở miền Trung Việt Nam có chiều cao vỏ (SH), chiều dài vỏ (SL), chiều rộng vỏ (SW) trung bình lần lượt là 19,67 mm; 37,90mm; 9,98 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích khoang vỏ (SCV) trung bình lần lượt là 1,57 ml và 4,73 ml. Trọng lượng vỏ khô (DSWT) trung bình là 2,95 g, trọng lượng cơ thể trung bình là 4,44 g. Tỷ số SH/SL, SW/SL, DSWT/SV và trọng lượng vỏ khô/trọng lượng cơ thể trung bình lần lượt là 0,56; 0,26; 1,97 và 0,65. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn (1996), Nguồn lợi thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) chủ yếu ở biển Việt Nam, Tuyển tập Nghiên cứu biển, 7, Trang 9-16. [2] Nguyễn Trần Như Quỳnh (2018), Nghiên cứu kỹ thuật nuôi ương ấu trùng nghêu lụa P. undulata giai đoạn trôi nổi tại Nha Trang, Khánh Hòa, Đồ án tốt nghiệp Đại học, Đại học Nha Trang, Trang 5-36. [3] Đỗ Chí Sĩ (2009), Nguồn lợi nghêu lụa ven biển Tây Cà Mau, hiện trạng và giải pháp bảo vệ hợp lý, Tạp chí Khoa học-Công nghệ thủy sản, 1/2009, Trang 66-69. [4] Ngô Thị Thu Thảo (2008), Một số đặc điểm của ký sinh trùng Perkinsus sp. lây nhiễm trên nghêu lụa Paphia undulatai ở Kiên Giang và Bà Rịa, Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2008 (1), Trang 222-230. [5] Lưu Ngọc Thiện, Nguyễn Công Thành (2017), Nghiên cứu sơ bộ tích tụ kim loại cadimi trên nghêu lụa, điệp quạt trong điều kiện thí nghiệm, Tạp chí Khoa học-Công nghệ thủy sản, 1/2017, Trang 60-67. [6] Hứa Thái Tuyến, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Thị Kim Bích (2006), Đặc điểm sinh trưởng của nghêu lụa Paphia undulate (Born, 1778) ở vùng biển Bình Thuận, Tuyển tập Nghiên cứu biển, 15, Trang 194-200. [7] Isara Chanrachkij (2013), Monitoring the Undulated Surf Clam Resources of Thailand for Sustainable Fisheries Management, Southeast Asian Fisheries Development Center, 11, 33-44. [8] M.M. El-Gamal (2011), The effect of depuration on heavy metals, petroleum hydrocarbons, and microbial contamination levels in Paphia undulata (Bivalvia: Veneridae), Czech J. Anim. Sci., 56 (8), 345-354. [9] Khalid M. EL-Moselhy, Yassien MH (2005), Accumulation patterns of heavy metals in venus clams Paphia undulate (Born, 1780) and Gafrarium pectinatum (Linnaeus, 1758) from lake Timsah, Suez Canal, Egypt, Egyptian Journal of Aquatic Research, 31(1), 13-28. 176
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 [10] Agasen, E.V., C.M. del Mundo, & G.O. Matias (1998), Assessment of Paphia undulata in Negros Occidental/ Guimaras Strait waters, J. Shellfish Res, 17(5), 1613-1617. [11] Nabuab, F.M., L.F. Fernandez, and A.N. Campos (2010), Reproductive biology of the short- necked clam Paphia undulata (Born, 1778) from Southern Negros Occidental, Central Philippines. Science Diliman, 22(2), 31-40. [12] Annabelle G.C. del Norte-Campos*, Fenelyn M. Nabuab, Rocille Q. Palla & Michael Ray Burlas (2010), The early development of the Short-Necked Clam, Paphia undulata (Born 1778) (Mollusca, Pelecypoda: Veneridae) in the Laboratory, Science Diliman, 22(2), 13-20. [13] Del Norte-Campos, A.G.C. & K.A. Villarta (2010), Use of population parameters in examining changes in the status of short-necked clam Paphia undulata Born, 1778 (Mollusca, Pelecypoda: Veneridae) in coastal waters of Southern Negros Occidental, Science Diliman, 22(1), 53-60. [14] Donrung P, Tunkijjanukij S, Jarayabhand P, Poompuang S (2011), Spatial Genetic Structure of the Surf Clam Paphia undulata in Thailand Waters, Zoological Studies, 50(2), 211-219. [15] Zhijiang, Z., F. Li, and C. Ke (1991), On the sex gonad development and reproductive cycle of clam Paphia undulata. Journal of Fisheries of China, Shuichan Xuebao, 15(1), 1-8. 177
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0