intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm hình thái nòng nọc loài ếch suối Yên Tử Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (anura: ranidae) trong điều kiện nuôi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Odorrana yentuensis (Tran, Orlov & Nguyen, 2008) hiện chỉ được ghi nhận phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở miền Bắc Việt Nam, được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN năm 2022 (bậc EN). Bài viết tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc loài ếch suối Yên Tử Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (anura: ranidae) trong điều kiện nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm hình thái nòng nọc loài ếch suối Yên Tử Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (anura: ranidae) trong điều kiện nuôi

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0001 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÒNG NỌC LOÀI ẾCH SUỐI YÊN TỬ Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (ANURA: RANIDAE) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI Trần Thị Thủy Tiên1, Trần Thanh Tùng2, Lê Trung Dũng3,4,* Tóm tắt. Odorrana yentuensis (Tran, Orlov & Nguyen, 2008) hiện chỉ được ghi nhận phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử ở miền Bắc Việt Nam, được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN năm 2022 (bậc EN). Hình thái nòng nọc của loài lần đầu tiên được ghi nhận trong nghiên cứu này thông qua thu thập mẫu vật tại nơi phân bố các cá thể trưởng thành và phân tích trong phòng thí nghiệm tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mẫu vật được định danh thông qua việc thu thập mẫu trứng ngay sau khi giao phối của các cá thể trưởng thành và đặc điểm hình thái con non tương đồng đặc điểm nhận dạng đặc trưng của cá thể trưởng thành. Nghiên cứu hình thái nòng nọc thông qua các giai đoạn biến thái, 21 giai đoạn phát triển đã được giới thiệu trong bài báo này. Các điểm đặc trưng về hình thái của nòng nọc (giai đoạn Gosner 26–46) của loài: Nòng nọc có hình elip; đĩa miệng trung bình, hướng dưới gần mặt bụng, có gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 1 hàng gai thịt viền môi dưới; bao hàm dày, phát triển, trên bao hàm có các khía răng cưa rõ; LTRF: 4(3–4)/4(4); mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt trên, gần mút mõm hơn mắt; lỗ thở đơn, bên trái; mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày và khỏe; thân màu đen, cơ đuôi màu trắng. Từ khóa: Giai đoạn phát triển, hình thái, nòng nọc, Odorrana yentuensis, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ếch suối yên tử (Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008) là một loài trong họ ếch nhái Ranidae, bộ Không đuôi Anura, được mô tả lần đầu bởi Tran et al. với mẫu chuẩn thu ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử và chưa có bất cứ ghi nhận nào khác ngoài khu vực phân bố này cho đến nay. Theo đánh giá của IUCN 2022, Ếch suối yên tử được xếp vào danh sách loài nguy cấp vì phạm vi xuất hiện ước tính của loài (EOO) chỉ vào khoảng 2320 km2, đồng thời đang có sự suy giảm nghiêm trọng về mức độ và chất lượng của môi trường sống cũng như quy mô quần thể của loài. Hiện nay, những nghiên cứu về Ếch suối yên tử mới chỉ được thực hiện trên cá thể trưởng thành, chưa có dẫn liệu về nòng nọc của loài. Trong nghiên cứu này, hình thái nòng nọc loài O. yentuensis ở điều kiện nuôi trong phòng thí nghiệm được cung cấp qua các giai đoạn phát triển của Gosner (1960) và Altig (2007). Chúng tôi lần đầu mô tả hình thái nòng nọc của loài với mẫu vật ở các giai đoạn nòng nọc được nhân nuôi tại phòng thí nghiệm. Mục đích của nghiên cứu này là mô tả 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc 3 Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên * Email: letrungdung@gov.edu.vn
  2. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 173 nòng nọc O. yentuensis nhằm hiểu rõ hơn về các đặc điểm sinh học của loài, góp phần bảo tồn loài tại KBTTN Tây Yên Tử. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nhân nuôi - 192 cá thể nòng nọc được thu vào tháng 12/2020 ngay sau giao phối của cá thể trưởng thành tại KBTTN Tây Yên Tử. Thời gian nuôi trong phòng thí nghiệm từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021 tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Mẫu vật sau khi nuôi và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thả lại môi trường tại địa điểm thu mẫu ban đầu. - Bể nuôi: Nòng nọc được nuôi trong bể nhựa có kích thước 650 mm × 500 mm × 400 mm. Trong bể lắp thêm dụng cụ sục khí oxy đảm bảo cung cấp đủ oxy theo tài liệu của Rauhaus et al. (2012). Khi chuyển lên cạn, nòng nọc được nuôi trong bể kính để quan sát. Hình 1. Bể nuôi nòng nọc Ếch suối yên tử giai đoạn mầm chi - chi sau và giai đoạn lên cạn - Thức ăn: Trong vòng 7 ngày đầu nòng nọc được cho ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín, sau đó thức ăn hằng ngày được thay thế bằng cám lá (Sera GVG - mix hãng sản xuất: Sera, Đức và 100 % Aquarium fish food sản xuất tại Trung Quốc). Khi nòng nọc lên cạn được nuôi bằng giun đỏ kích thước nhỏ. - Thay nước hàng ngày vào lúc 07h00 hoặc 17h00. 2.2. Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc - Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc theo Gosner (1960). Các chỉ số hình thái của nòng nọc theo Grosjean (2001) và Altig (2007), được đo bằng thước kẹp với sai số 0,1 mm, bao gồm: BH: Cao thân (phần cao nhất của thân); BL: Dài thân (từ mút mõm đến gốc cơ đuôi); BW: Rộng thân (phần rộng nhất của thân); ODW: Rộng miệng; ED: Đường kính mắt; PP: Khoảng cách gần nhất giữa 2 mắt; SS: Khoảng cách từ lỗ thở đến miệng; SU: Khoảng cách từ mút miệng đến nếp trên vây đuôi; HT: Cao đuôi; LF: Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi; UF: Chiều cao lớn nhất nếp trên vây đuôi; TL: Chiều dài từ mút miệng đến mút đuôi; TAL: Chiều dài đuôi tính từ gốc cơ đuôi đến mút
  3. 174 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM đuôi; VT: Chiều dài từ lỗ huyệt đến mút đuôi; MH: Chiều cao cơ đuôi; TMW: Dày đuôi; HL: Dài chi sau; SVL: Chiều dài từ mút miệng đến lỗ huyệt. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự phát triển nòng nọc trong điều kiện nuôi tại phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu thời gian phát triển của nòng nọc loài Ếch suối yên tử từ giai đoạn mầm chi (GĐ 26) đến khi hoàn thiện biến thái được tổng hợp ở Bảng 1. Bảng 1. Tổng hợp thời gian hoàn thiện các giai đoạn phát triển của nòng nọc O. yentuensis (n = 192) Giai đoạn Thời gian (ngày) Mầm chi (26−30) 52 73 Chi sau (31−41) (ngày 7 - ngày 80) 74 Chi trước (42−lên cạn) (ngày 12 - ngày 86) 71 Lên cạn (từ ngày 15 - ngày 86) 39 Hoàn thiện biến thái (từ ngày 63 - ngày 90) Quá trình biến thái của nòng nọc loài O. yentuensis gồm 21 giai đoạn tính từ giai đoạn mầm chi đến khi nòng nọc hoàn thiện biến thái (GĐ 26-46). Đặc điểm biến thái qua các giai đoạn của nòng nọc được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Đặc điểm biến thái của nòng nọc Ếch suối yên tử từ giai đoạn mầm chi đến khi hoàn thiện biến thái (n = 192) GĐ Đặc điểm phát triển BL TL HL Xuất hiện mầm chi sau, hình nón. Nòng nọc GĐ 26 có màu đen, thân và vây đuôi trên rải rác các 5,9 20,1 ± 0,4 0,1 sắc tố màu trắng bạc. Mầm chi sau màu trắng Chiều dài mầm chi sau lớn hơn hoặc bằng 1/2 GĐ 27 6,9 ± 0,3 21,7 ± 1 0,3 chiều rộng Chiều dài mầm chi sau lớn hơn hoặc bằng GĐ 28 7,5 ± 0,6 24 ± 1 0,6 ± 0,1 chiều rộng Chiều dài mầm chi sau lớn hơn hoặc bằng 1,5 GĐ 29 8,1 ± 0,7 25 ± 1,1 0,9 lần chiều rộng GĐ 30 Chiều dài mầm chi sau bằng 2 lần chiều rộng 7,9 ± 0,5 25,5 ± 1,4 1 ± 0,1 Hình thành củ bàn chân ở vị trí 2/3 từ gốc chi. GĐ 31 8,2 ± 0,8 26,6 ± 1,2 1,2 ± 0,1 Các đốm sắc tố màu trắng bạc trở nên dày đặc Có sự phân tách ngón 4 và 5. Chi sau chuyển GĐ 32 8 ± 0,2 26,5 ± 0,1 1,5 ± 0,1 dần từ màu trắng sang đen
  4. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 175 GĐ Đặc điểm phát triển BL TL HL GĐ 33 Các ngón 3 và 4 phân tách nhau 8,3 ± 1 27,5 ± 2,1 1,6 GĐ 34 Xuất hiện ngón thứ 2 8,9 ± 1,1 28,7 ± 1,5 1,9 GĐ 35 Chi dạng năm ngón điển hình 9,1 28,6 2,2 GĐ 36 Các ngón 3, 4, 5 phân tách nhau rõ ràng 8,5 ± 0,4 28,3 ± 0,1 2,6 ± 0,1 Tất cả các ngón của chi sau phân tách nhau rõ GĐ 37 9,1 ± 0,8 28,1 ± 1,4 3,4 ± 0,1 ràng Chi sau xuất hiện củ bàn trong, chưa có đốt GĐ 38 10,2 28,7 3,8 ngón GĐ 39 Chi sau có sự phân biệt các đốt ngón 9,5 30,2 4,7 Chiều dài của nòng nọc bắt đầu giảm. Chiều cao nếp trên và nếp dưới vây đuôi tiêu giảm, GĐ 40 chi sau xuất hiện củ bàn ngoài và đĩa bám ở 9,5 26,4 6 ngón; lỗ thở tiêu biến. Xuất hiện mầm chi trước Chi trước lớn, lồi ra ở hai bên thân. Miệng trên cạn, gai thịt, răng sừng và bao hàm bắt đầu GĐ 41 8,4 25,3 7,8 tiêu biến. Mắt lồi rõ về 2 bên, hình thành nếp da sau mắt Đuôi tiêu giảm. Sắc tố vây đuôi trên dày đặc GĐ 42 bao kín vây đuôi, vây đuôi dưới trong suốt. 8,8 24,8 8,2 Lưng và các chi chuyển sang màu nâu đen Nòng nọc lên cạn, đuôi tiêu giảm dần. Mút miệng nằm giữa mắt và mũi; gai thịt chỉ còn ở 10,2 ± GĐ 43 9,2 ± 0,3 24,2 ± 1,3 2 bên mép; xuất hiện màng nhĩ. Lưỡi xuất 0,8 hiện, hình tròn Lưng và tứ chi màu nâu đen xen lẫn các đốm sắc tố màu bạc. Miệng kéo dài tới giữa mắt, 10,5 ± GĐ 44 9,4 ± 0,2 13,7 ± 1,2 biến thái gần hoàn thiện. Đuôi tiêu giảm mạnh 0,3 chỉ còn là một u lồi màu xám GĐ 45 Mép miệng nằm sau mắt 9,2 ± 0,7 11,3 ± 0,6 11,5 ± 1,4 Đuôi tiêu giảm hoàn toàn, cơ thể có màu nâu GĐ 46 7,6 - 11 sáng. Nòng nọc hoàn thiện quá trình biến thái
  5. 176 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 2. Sự phát triển chi sau của nòng nọc loài O. yentuensis qua một số giai đoạn phát triển 3.2. Đặc điểm hình thái nòng nọc Kết quả nghiên cứu dựa trên quá trình phân tích các mẫu nòng nọc từ giai đoạn 26– 46: GĐ 26 (n = 2), GĐ 27 (n = 7), GĐ 28 (n = 13), GĐ 29 (n = 8), GĐ 30 (n = 12), GĐ 31 (n = 14), GĐ 32 (n = 2), GĐ 33 (n = 3), GĐ 34 (n = 3), GĐ 35 (n = 1), GĐ 36 (n = 2), GĐ 37 (n = 5), GĐ 38 (n = 3), GĐ 39 (n = 6), GĐ 40 (n = 5), GĐ 41 (n = 1), GĐ 42 (n = 13), GĐ 43 (n = 11), GĐ 44 (n = 7), GĐ 45 (n = 4), GĐ 46 (n = 1). - Đặc điểm chẩn loại Chúng tôi lựa chọn giai đoạn 26 (n=2) để mô tả vì đây là giai đoạn có đầy đủ các đặc trưng của loài theo tài liệu của McDiarmid & Altig (1999). Cơ thể nòng nọc có kích thước nhỏ (GĐ 26: TL= 19,8–20,3 mm; BH= 2,2–2,4 mm). Đĩa miệng trung bình, hướng xuống dưới gần mặt bụng, có gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 1 hàng gai thịt viền môi dưới. Bao hàm dày, phát triển, trên bao hàm có các khía răng cưa rõ. LTRF: 4(3–4)/4(4). Mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt trên, gần mút mõm hơn mắt. Lỗ thở đơn, bên trái. Mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày và khỏe. Màu sắc mẫu vật: Toàn thân nòng nọc màu đen. Cơ thể có nhiều các chấm sắc tố màu trắng bạc. Các chấm sắc tố tập trung dày ở phần thân và thưa dần ở phần đuôi. Càng những giai đoạn về sau các chấm sắc tố này càng dày đặc. Vây đuôi, lưng có màu sẫm hơn vây bụng và có nhiều chấm sắc tố hơn. Bắt đầu từ giai đoạn 42 cơ thể nòng nọc chuyển dần sang màu nâu đen; giai đoạn 46 khi hoàn thiện biến thái cơ thể nòng nọc có màu nâu sáng. Mặt lưng: Nòng nọc dài trung bình 20,1 mm, cơ thể hình elip, kéo dài (BW/BL 0,56). Đường kính mắt trung bình (ED/BL 0,1). Mắt nằm ở mặt lưng. Khoảng cách mũi - mõm ngắn hơn khoảng cách mũi - mắt (RN/NP 0,62); khoảng cách giữa hai lỗ mũi ngắn hơn khoảng cách giữa hai hốc mắt (NN/PP 0,9). Lỗ thở nằm ở bên trái với vành tròn mảnh. Chiều rộng tối đa của cơ đuôi bằng 1/3 chiều rộng cơ thể (TMW/BW 0,3).
  6. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 177 Mặt bên: Cơ thể mặt bên nhỏ dần về phía đuôi, chiều cao cơ thể nhỏ hơn một nửa chiều dài cơ thể (BH/BL 0,39); ruột xoắn trái. Lỗ thở ở bên trái, nằm gần phần đầu của ống hậu môn hơn so với mõm miệng (SS/BL 0,83). Đuôi dài gấp hơn 2 lần chiều dài cơ thể (TAL/BL 2,4), cơ đuôi rõ ràng; chiều cao tối đa của đuôi gấp 1,6 lần chiều cao thân. Vây đuôi tương đối cao, cao vây đuôi trên bằng cao vây đuôi dưới (LF/UF 1), kéo dài đến gốc đuôi; chóp đuôi nhọn; khoảng cách từ phần đầu mõm đến phần đuôi trên xấp xỉ chiều dài cơ thể (SU/BL 1,01); Ống hậu môn phân nhánh, mở hai bên. Đĩa miệng: Đĩa miệng trung bình, ở vị trí phía trước mặt bụng. Chiều rộng đĩa miệng bằng 0,57 lần chiều rộng thân (ODW/BW 0,57), bằng 0,32 lần chiều dài thân (ODW/BL 0,32). Viền quanh môi dưới, mép bên giữa môi trên có một hàng gai thịt; ở bên trong viền hai bên và phía dưới đĩa miệng có rải rác gai thịt với mật độ thưa; Bao hàm dày và phát triển, màu đen; bao hàm trên cong, rộng hơn bao hàm dưới; bao hàm dưới mỏng, hình chữ V. Cả bao hàm trên và dưới đều có khía. Hình 3. Hình vẽ nòng nọc loài O. yentuensis giai đoạn 26 A: Mặt lưng; B: Mặt bụng; C: Mặt bên; D: Đĩa miệng (thước đo 0,5 mm). (Ảnh vẽ: Nguyễn Thị Lộc) - So sánh hình thái loài O. yentuensis với một số loài trong cùng giống Odorrana So sánh nòng nọc loài O. yentuensis với nòng nọc của một số loài trong giống Odorrana đã được mô tả, cho thấy: nòng nọc loài O. yentuensis có kích thước nhỏ so với các loài trong cùng giống và nòng nọc loài O. yentuensis có cấu tạo miệng gần tương đồng với một số loài trong cùng giống đã được nghiên cứu và mô tả trước đây. Nòng nọc loài O. yentuensis phân biệt với các loài khác trong cùng giống bởi công thức răng sừng của loài khác biệt so với các loài trong cùng giống.
  7. 178 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 3. So sánh hình thái nòng nọc loài O. yentuensis với một số loài trong cùng giống Odorrana Loài LTRF BL TL Tài liệu tham khảo O. aureola (giai đoạn 30) 5(2–5)/4(4) 8,8 29,7 Natee et al., 2015 O. exiliversabilis (giai đoạn 35-38) 5(2-5)/4 (4) 8,5 25,6 Fei et al., 2009 O. grahami (giai đoạn 36-39) 4(2-4)/3(3) 19 54 Fei et al., 2009 O. graminea (giai đoạn 30-34) 6(2-6)/4(1) hoặc 11 34 Fei et al., 2009 6 (3-6)/4(4) O. jingdongensis (giai đoạn 38-40) I: 4 + 4/1 + 1: III 16 Fei et al., 2009 5(2-5)/4(4) O. kweichowensis (giai đoạn 28-29) 12,1- 31,6- 4(4)/4(4) Li et al., 2018 14,5 36,2 O. margaretae (giai đoạn 26-40) 13 36 Fei et al., 2009 5(2-5)/4(4) O. schmackeri (giai đoạn 32-37) 5(2-5)/4(4) 15 45 Fei et al., 2009 O. swinhoana (giai đoạn 33-37) 5(2-5)/4(4) 11-13 Fei et al., 2009 O. tianmuii (giai đoạn 33-37) 5(2-5)/4(4) 11-13 Fei et al., 2012 O. tiannanensis (giai đoạn 32-38) 5(2-5)/4(4) 12 32 Fei et al., 2009 O. tormota (giai đoạn 36-37) 4(2-4)/4(4) hoặc 11 36 Fei et al., 2009 4(4-4)/4(4) O. versabilis (giai đoạn 31-36) 4(2-4)/4(4) 12 36 Fei et al., 2009 O. wuchuanensis (giai đoạn 28-41) 4(4-4)/ 4(4) 17 47 Fei et al, 2009 O. yizhangensis (giai đoạn 32-38) 5(2-5)/4(4) 12 32 Fei et al., 2009 O. yentuensis (giai đoạn 26-46) 4(3–4)/4(4) 8 24,5 Nghiên cứu này (n=192) (BL; TL: giá trị trung bình; đơn vị: mm) - So sánh sai khác hình thái qua các giai đoạn phát triển của nòng nọc loài O. yentuensis Hình 4. Ảnh hưởng của các chỉ số tới sự khác biệt hình thái qua các giai đoạn của nòng nọc loài O. yentuensis
  8. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 179 Sự sai khác về hình thái của nòng nọc loài O. yentuensis qua các giai đoạn được thể hiện rõ nhất qua các chỉ số: Chiều dài chi sau (HL); Cao vây đuôi dưới (LF); Cao vây đuôi trên (UF). Trong đó HL có giá trị PCA Loading cao vượt trội so với các giá trị khác: 0,882. Sự tương đồng về hình thái qua các giai đoạn phát triển của loài được thể hiện ở các chỉ số có giá trị PCA Loading thấp: Cao thân (BH); Rộng miệng (ODW); Khoảng cách hai mũi (NN). 4. KẾT LUẬN Hình thái nòng nọc loài O. yentuensis lần đầu tiên được mô tả với các đặc điểm nhận dạng: Thân nòng nọc có hình elip; đĩa miệng trung bình, hướng xuống dưới gần mặt bụng, có gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng; 1 hàng gai thịt viền môi dưới. Bao hàm dày, phát triển, trên bao hàm có các khía răng cưa rõ. LTRF: 4(3–4)/4(4). Mắt trung bình; lỗ mũi ở mặt trên, gần mút mõm hơn mắt. Lỗ thở đơn, bên trái. Mút đuôi nhọn, cơ đuôi dày và khỏe. Thân màu đen, cơ đuôi màu trắng trong. Chiều dài thân và đường kính miệng có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn. Màu sắc của loài có sự biến đổi trong quá trình biến thái: Ở giai đoạn mầm chi, toàn thân nòng nọc có màu đen và nhạt màu hơn vào giai đoạn chi sau. Ở giai đoạn chi trước nòng nọc chuyển dần từ màu đen sang nâu đen và có màu nâu sáng khi hoàn thiện quá trình biến thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO Altig R., 2007. A primer for the morphology of anuran tadpoles. Herpetological Conservation and Biology, 2, pp. 71-74. Ampai, N., Rujirawan, A., Arkajag, J., Mcleod, D. S., & Aowphol, A., 2015. Description of the tadpoles of two endemic frogs: the Phu Luang cascade frog Odorrana aureola (Anura: Ranidae) and the Isan big-headed frog Limnonectes isanensis (Anura: Dicroglossidae) from northeastern Thailand. Zootaxa, 3981(4), 508-520. Fei, L., Hu, S. Q., Ye, C. Y., & Huang, Y. Z., 2009. Fauna Sinica. Amphibia. Volume 2. Anura. Chinese Academy of Science. Science Press, Beijing. Gosner K. L., 1960. A simplified table for staging anuran embryos and larvae with notes on identification. Herpetologica, 16(3), pp. 183-190. Grosjean S., 2001. The tadpole of Leptobrachium (Vibrissaphora) enchinatum (Amphibia, Anura, Megophrydea). Zoosystema, 23(1), pp. 143-156. Hecht, V. L., Pham, C. T., Nguyen, T. T., Nguyen, T. Q., Bonkowski, M. & Ziegler, T., 2013. First report on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity Journal 4(4): 507-552. IUCN, 2022. The IUCN Red List of Threatened Species. Version 2021-3. Available at: www.iucnredlist.org. Lê Trung Dũng, Ninh Thị Hòa, Lương Mai Anh, Nguyễn Quảng Trường, 2016. Đặc điểm âm học và hình thái nòng nọc của loài Nhái bầu hoa cương Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004 ở Vườn quốc gia Xuân sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Sinh học 38(2), tr. 154-161.
  9. 180 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Li, S., Xu, N., Lv, J., Jiang, J.-P., Wei, G., Wang., B., 2018. A new species of the odorous frog genus Odorrana (Amphibia, Anura, Ranidae) from southwestern China. PeerJ 6(e5695): 1–28. Rauhaus A., Gawor A., Perl R. G. B., Scheld S., Van Der Straeten K., Karbe D., Ziegler T. (2012). Larval development, stages and an international comparison of husbandry parameters of the Vietnamese Mossy Frog Theloderma corticale (Boulenger, 1903) (Anura: Rhacophoridae). Asian Journal of Conservation Biology, 1(2), pp. 51-66. Tran, T. T., Orlov, N. L., Nguyen, T. T., 2008. A new species of Cascade Frog of Odorrana Fei, Yi et Huang, 1990 genus (Amphibia: Anura: Ranidae) from Bac Giang province (Yen Tu Mountain Range, northeast Vietnam). Russian Journal of Herpetology, 15(3), 212-224. TADPOLE DESCRIPTION OF Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 (ANURA: RANIDAE) Thuy Tien Tran Thi1, Thanh Tung Tran2, Dzung Trung Le3,4* Abstract. Odorrana yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008 is only recognized to distribute at Tay Yen Tu Nature Reserve in northern Vietnam, on the IUCN Red list (EN level). In this study, tadpoles of the species were first recorded through specimen collection at the distribution of adults individual and analysis at the laboratory of the Department of Biology, Hanoi National University of Education. Specimens were identified by collecting egg samples immediately after mating of adult individuals, and the juvenile morphological characteristics were similar to the typical identifying characteristics of adult individuals. Morphological features of the tadpoles (Gosner stage 26–46) of the species: body elliptical; Oral disc is positioned anterior-ventrally, submarginal papillae rim both sides and lower oral apparatus; one marginal papill rim lower lip. Black and thin covering; fringed with short conical papillae. LTRF: 4(3–4)/4(4). Eyes size medium; nostrils located closer to the eye than the muzzle. Single vent, left side. The tail sucker is pointed the tail muscle is thick and strong. Body black, caudal fin muscle white. Additionally, we provide evidence for the utility of tadpole morphology in resolving the taxonomic puzzles presented by cryptic species complexes. Keywords: Gosner’ stages, morphology, Odorrana yentuensis, tadpoles, Vietnam. 1 Hanoi National University of Education 2 Vinh Phuc College 3 Ministry of Education and Training 4 Thai Nguyen University of Education *Email: letrungdung@gov.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2