Nghiên cứu đánh giá biến động các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2020
lượt xem 3
download
Bài viết Nghiên cứu đánh giá biến động các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2020 trình bày kết quả đánh giá biến động các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam qua các giai đoạn, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, quản lý nghề cá biển và bảo tồn, phát triển nguồn lợi hải sản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu đánh giá biến động các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2020
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÁC NHÓM NGUỒN LỢI HẢI SẢN CHỦ YẾU Ở BIỂN VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2011-2020 Nguyễn Viết Nghĩa1, Vũ Việt Hà1 TÓM TẮT Nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam bao gồm các nhóm chủ yếu: cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, hải sản tầng đáy. Giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” đã được thực hiện trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn sử dụng phương pháp điều tra bằng tàu lưới rê và mô hình phân tích chủng quần. Nguồn lợi cá nổi nhỏ được điều tra bằng phương pháp thủy âm. Nguồn lợi hải sản tầng đáy được điều tra bằng lưới kéo đáy theo phương pháp diện tích. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được biến động về thành phần loài, năng suất khai thác, trữ lượng của các nhóm nguồn lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 3,95 triệu tấn, giảm khoảng 9,5% so với giai đoạn 2011-2015 và 22,1% so với giai đoạn 2000-2005. Từ khoá: Nguồn lợi hải sản, cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, hải sản tầng đáy. 1. MỞ ĐẦU 1 0F Trên cơ sở nguồn số liệu từ các chuyến điều tra Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích của dự án “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động trên 1 triệu km², đường bờ biển dài khoảng 3.260 nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” (thuộc Đề án 47; km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc chiều được phê duyệt thực hiện từ năm 2011), bài viết này dài bờ biển từ Bắc vào Nam. Đến nay, ở biển Việt trình bày kết quả đánh giá biến động các nhóm nguồn Nam đã phát hiện được khoảng 12.000 loài sinh vật lợi hải sản chủ yếu ở biển Việt Nam qua các giai đoạn, cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình làm cơ sở cho công tác quy hoạch, quản lý nghề cá [2]. Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam có vị trí quan biển và bảo tồn, phát triển nguồn lợi hải sản. trọng trong nền kinh tế quốc dân. Giai đoạn 2000- 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2005, trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 5,07 triệu tấn (cá nổi nhỏ 2,74 triệu tấn; hải sản tầng 2.1. Tài liệu đáy 1,17 triệu tấn; cá nổi lớn 1,16 triệu tấn) [4]. Tài liệu sử dụng trong bài viết gồm các số liệu Những năm gần đây, tổng sản lượng khai thác hải điều tra nguồn lợi hải sản của dự án “Điều tra tổng sản liên tục gia tăng (năm 2000 đạt 1,66 triệu tấn; thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển năm 2005 là 1,98 triệu tấn; năm 2010 đạt 2,22 triệu Việt Nam, giai đoạn 2011-2015” và dự án “Điều tra tấn; năm 2015 đạt 2,87 triệu tấn và năm 2019 là 3,58 tổng thể biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam, triệu tấn) [5-9]. Hiện nay, các hoạt động khai thác giai đoạn 2016-2020”. Ngoài ra, còn sử dụng các hải sản đang tiếp tục duy trì với áp lực khá cao, đặc thông tin, tư liệu sinh học và số liệu sản lượng khai biệt là ở vùng gần bờ, dẫn đến nguy cơ suy giảm thác của loài cá ngừ sọc dưa và cá ngừ vây vàng do nguồn lợi hải sản ngày càng trở nên nghiêm trọng. dự án “Cá ngừ - WCPFC”, thực hiện trong giai đoạn Các kết quả nghiên cứu cho thấy những năm gần 2010-2018. đây nguồn lợi hải sản có chiều hướng suy giảm ở 2.2. Phương pháp nghiên cứu hầu hết các vùng biển và các nhóm đối tượng. Các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản (gồm: cá nổi lớn, cá nổi nhỏ, hải sản tầng đáy) của dự án 1 Viện Nghiên cứu Hải sản “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn Email: nvnghia@rimf.org.vn lợi hải sản biển Việt Nam” được thực hiện từ năm TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 7
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011 đến năm 2020 trên phạm vi toàn vùng biển nghiên cứu cho từng nhóm đối tượng cụ thể đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phương pháp như sau: Hình 1. Sơ đồ vị trí các trạm điều tra và tuyến đường dò sử dụng trong điều tra nguồn lợi (Từ trái sang phải: điều tra bằng lưới rê, điều tra thủy âm và điều tra bằng lưới kéo đáy). * Điều tra nguồn lợi cá nổi lớn: * Điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ: Trạm điều tra được thiết kế theo các mặt cắt Phương pháp thủy âm được sử dụng để điều song song đường vĩ tuyến với khoảng cách giữa tra, đánh giá nguồn lợi cá nổi nhỏ. Các tuyến đường các mặt cắt là 30 hải lý (Hình 1). Toàn bộ vùng dò được thiết kế zig-zag (Hình 1), theo phương biển nghiên cứu có 60 trạm điều tra. Các chuyến pháp điều tra mô tả trong tài liệu của Johannesson điều tra sử dụng lưới rê nổi, với các loại lưới MS-73, & Mitson (1983) [10]; MacLennan et al (1992) [12]. MS-85, MS-100 và MS-123 (kích thước mắt lưới tương Các chuyến điều tra sử dụng máy thủy âm SIMRAD ứng 2a = 73 mm; 85 mm; 100 mm và 123 mm). Trữ EK60, với các đầu dò có tần số 38, 120 và 200 kHz, lượng nhóm cá nổi lớn được ước tính bằng mô hình lắp đặt trên tàu nghiên cứu M.V.SEAFDEC-2 của nội suy trên cơ sở kết quả trữ lượng cá ngừ mắt to, Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á. Ngư cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn và các số liệu điều tra cụ sử dụng trong các chuyến điều tra là lưới kéo bằng lưới rê. Trữ lượng các loài cá nổi lớn (cá ngừ đáy và lưới kéo trung tầng. Các số liệu thủy âm mắt to, vây vàng và cá ngừ vằn) được ước tính dựa được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng Large trên cấu trúc nguồn lợi thu được từ các chuyến Scale Survey System. Tín hiệu thủy âm được phân điều tra độc lập kết hợp với mô hình phân tích tích dựa vào: (1) thành phần sản lượng của các loài chủng quần dựa vào tần suất chiều dài (LCA, trong các mẻ lưới kiểm tra tín hiệu; (2) đặc tính âm Length Based Cohort Analysis) [13]. Trữ lượng phản hồi của các loài. Thành phần sản lượng của nguồn lợi được ước tính theo công thức: các loài cá nổi nhỏ trong các mẻ lưới kiểm tra tín hiệu được phân tích theo các nhóm loài (gồm: cá cơm, cá khế, cá trích, cá bạc má - cá thu, cá nục, cá ngân - cá tráo và nhóm cá nổi nhỏ khác) dựa trên sự Trong đó, là số cá thể trung bình tương đồng về đặc điểm hình thái, tập tính, và đặc tính âm phản hồi. Hệ số diện tích âm phản hồi (hay tồn tại trong nhóm chiều dài Li và Li+1 và còn gọi là sA; m²/nmi²) của các nhóm loài được tiến là khối lượng trung bình nhóm chiều hành phân tích và kết xuất trên toàn bộ các tuyến dài Li và Li+1. đường dò thủy âm, với khoảng tích hợp là 1 hải lý. 8 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số lượng cá thể và trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ loài, thuộc 48 giống, 24 họ. Tổng số loài bắt gặp được tính theo công thức sau: trong chuyến điều tra chỉ chiếm 29,3% tổng số loài s Aik đã bắt gặp trong các chuyến điều tra ở giai đoạn N ik = * p ik * A k và công thức W=aLb; 2000-2005 [1] và chiếm 59,6% tổng số loài bắt gặp σk trong giai đoạn 2011-2012 [3]. Các chuyến điều tra Trong đó: Nik là số lượng cá thể thuộc nhóm vào mùa gió Tây Nam, số lượng loài bắt gặp trong chiều dài i của dải âm phản hồi thứ k; s A là diện ik năm 2018 nhiều hơn so với năm 2015 (54 loài, 40 tích âm phản hồi của dải âm thứ k; pik là tần suất giống, 22 họ), nhưng ít hơn so với chuyến điều tra chiều dài của nhóm chiều dài thứ i thuộc dải âm thứ năm 2012 (76 loài, 60 giống, 35 họ) [3]. k; Ak là diện tích của dải âm thứ k; và σ k là tiết diện Các loài chiếm ưu thế (có tỉ lệ sản lượng cao) ở âm phản hồi của cá ở dải âm thứ k; W là khối lượng tất cả các loại lưới (MS-73; MS-85; MS-100 và MS- cá thể; L là chiều dài thân của cá; a và b là hệ số 123) bao gồm: cá ngừ sọc dưa (Katsuwonus phương trình tương quan chiều dài - khối lượng. pelamis), cá thu ngàng (Acanthocybium solandri), * Điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy: cá vền (Brama orcini), cá ngừ bò (Thunnus tonggol) Hệ thống trạm điều tra được thiết kế so le và cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares). Ngoài ra, nhau, dọc theo các mặt cắt. Khoảng cách giữa các một số loài thường chiếm ưu thế, có tỉ lệ sản lượng trạm trên một mặt cắt là 30 hải lý (Hình 1). Tại mỗi cao ở các loại lưới khác nhau, như: mực xà trạm điều tra, tiến hành đánh một mẻ lưới kéo đáy. (Symplectoteuthis oualaniensis) (lưới MS-73); cá thu Thời gian kéo lưới tối thiểu là 45 phút. Tốc độ dắt vạch (Scomberomorus commerson) (lưới MS-100); cá lưới duy trì trong khoảng 3,2 hải lý/giờ - 3,5 hải đuối ó (Mobula mobular) (lưới MS123). Trong lý/giờ. Trữ lượng được tính cho từng dải độ sâu và thành phần sản lượng của từng loại lưới, mặc dù có theo phương pháp diện tích theo hướng dẫn của sự khác nhau bởi các loài ưu thế do tính lựa chọn Sparre & Venema [13]. của ngư cụ khai thác nhưng vẫn có sự tương đồng ở thành phần sản lượng giữa các loại lưới. So với kết CPUA i B = ∑ Si * và công thức quả điều tra năm 2011 và năm 2012, các loài chiếm q C ik ưu thế trong sản lượng của từng loại lưới có sự CPUA ik = tương đồng, trong đó loài cá ngừ sọc dưa chiếm tỉ lệ t ik * Vik * D cao nhất trong sản lượng khai thác ở tất cả các loại Trong đó: B là trữ lượng; Si là diện tích của dải lưới [3]. Các loài thường gặp và chiếm ưu thế trong độ sâu thứ i; CPUA k là mật độ trung bình của các sản lượng là cá vền, cá ngừ chù, cá thu ngàng, cá loài hải sản trên một đơn vị diện tích của dải độ sâu ngừ vây vàng, cá ngừ chấm, cá ngừ bò và cá nục thứ i, q là hệ số đánh bắt; là mật độ phân heo (Hình 2). bố (kg/km2) của các loài hải sản ở trạm thứ k thuộc * Năng suất khai thác: dải độ sâu thứ I; Cik, tik, Vik là sản lượng, thời gian và Kết quả điều tra bằng lưới rê giai đoạn 2016- tốc độ kéo lưới của mẻ lưới ở trạm thứ k thuộc dải 2020 (tháng 9/2018) cho thấy, năng suất khai thác độ sâu thứ I; D là độ mở ngang trung bình của các loài hải sản có sự suy giảm đáng kể so với năng miệng lưới kéo [11]. suất khai thác trong các chuyến điều tra năm 2011- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2012 [3] và giảm rất nhiều so với năng suất khai 3.1. Nguồn lợi cá nổi lớn thác ở giai đoạn 2000-2005 [4]. Năng suất khai thác trung bình của loại lưới 2a=100 mm ở chuyến điều * Thành phần loài: tra tháng 9/2018 giảm 64,6% so với năng suất khai Chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới thác trung bình trong giai đoạn 2000-2005 và giảm rê ở vùng biển xa bờ Trung bộ, Đông Nam bộ và 44,4% so với năng suất khai thác trung bình của giai giữa biển Đông, giai đoạn 2016-2020 đã bắt gặp 65 đoạn 2011-2015 (Hình 3). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 9
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Hình 2. Biến động thành phần loài cá nổi lớn bắt gặp trong các chuyến điều tra bằng lưới rê ở vùng biển xa bờ miền Trung, Đông Nam bộ và giữa biển Đông, giai đoạn 2011-2020. (a) (b) Hình 3. Biến động năng suất khai thác trung bình (kg/km) của các chuyến điều tra bằng lưới rê (MS-100) ở vùng biển xa bờ Việt Nam, giai đoạn 2000-2020: (a) cá nổi lớn; (b) cá ngừ vằn [3, 4]. Trong giai đoạn 2000-2005, năng suất khai thác lợi suy giảm và chưa thể phục hồi trước áp lực khai trung bình ở mùa gió Đông Bắc dao động trong thác ngày càng cao. Giá trị năng suất khai thác trung khoảng 26,3-51,9 kg/km lưới và ở mùa gió Tây Nam bình cao hơn giá trị trung vị cho thấy, phần lớn các dao động trong khoảng 24,2 - 42,1 kg/km [4]. Ở các trạm điều tra có năng suất khai thác thấp nhưng có năm 2011 và năm 2012, năng suất khai thác trung một số trạm có năng suất khai thác tăng đột biến. bình dao động chủ yếu trong khoảng 17,4 kg/km - * Trữ lượng nguồn lợi: 23,7 kg/km [3]. Sự suy giảm năng suất của nhóm Tổng trữ lượng cá ngừ đại dương ở vùng biển xa nguồn lợi hải sản tầng trên nghề lưới rê trong vùng bờ Trung bộ và Đông Nam bộ giai đoạn 2016-2020 biển nghiên cứu cho thấy hoạt động khai thác với áp ước tính khoảng 263,4 ngàn tấn (cá ngừ sọc dưa lực cao trong nhiều năm vừa qua đã làm cho nguồn 10 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 200,4 ngàn tấn; cá ngừ vây vàng 55,6 ngàn tấn; cá ngừ mắt to là 80,3 ngàn tấn ở giai đoạn 2011-2015 ngừ mắt to 7,4 ngàn tấn). Kết quả nghiên cứu đã xác giảm 21,6% còn 62,96 ngàn tấn ở giai đoạn 2016-2020. định được trữ lượng của nhóm cá nổi lớn là 940.601 3.2. Biến động nguồn lợi cá nổi nhỏ tấn. Trong đó, trữ lượng nhóm cá ngừ nhỏ (gồm cá ngừ chù, cá ngừ ồ, cá ngừ chấm, cá ngừ bò) đạt * Thành phần loài: khoảng 240.123 tấn (chiếm 25,53%); nhóm cá thu Giai đoạn 2016-2020, chuyến điều tra nguồn lợi khoảng 88.380 tấn (chiếm 9,4%); nhóm khác (gồm: cá nổi nhỏ đã bắt gặp 48 loài cá nổi nhỏ thuộc 8 họ, cá nhám, cá kiếm, cá cờ, mực xà và các loài cá nổi xa gồm: cá tuyết Bregmacerotidae, cá khế Carangidae, bờ khác) có trữ lượng là 348.736 tấn (chiếm 37,07%). cá lanh Chirocentridae, cá trích Clupeidae, cá trỏng So với tổng trữ lượng cá nổi lớn trong giai đoạn 2011- Engraulidae, cá vạng mỡ Lactariidae, cá ngừ 2015 thì trữ lượng giai đoạn 2016-2020 giảm 9,6%. Scombridae và cá nhồng Sphyraenidae (trong tổng Tuy nhiên, nếu nhìn từng nhóm cụ thể thì có sự biến số 491 loài thuộc 134 họ hải sản đã bắt gặp trong động lớn. Trữ lượng cá ngừ sọc dưa giai đoạn 2011- chuyến điều tra). Nhìn chung, số lượng loài bắt gặp 2015 được đánh giá là 417 ngàn tấn, đã giảm 51,9% trong các chuyến điều tra ở toàn vùng biển Việt Nam xuống còn 200,4 ngàn tấn ở giai đoạn 2016-2020. giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 không có Nhóm cá ngừ nhỏ có trữ lượng ít biến động trong nhiều biến động. Tuy nhiên, số loài cá nổi nhỏ có sự giai đoạn 2011-2020. Trữ lượng cá ngừ vây vàng và cá khác biệt khá lớn ở các vùng biển (Bảng 1). Bảng 1. Biến động số lượng loài cá nổi nhỏ bắt gặp trong chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2020. Vùng biển 2012-TN 2012-ĐB 2017-TN Cá nổi nhỏ Tổng số Cá nổi nhỏ Tổng số Cá nổi nhỏ Tổng số Vịnh Bắc bộ 26 182 35 209 19 153 Trung bộ 8 39 21 119 12 131 Đông Nam bộ 28 220 31 220 33 339 Tây Nam bộ 27 162 36 185 33 257 Toàn vùng biển 47 339 47 362 48 491 Xét về thành phần sản lượng ở giai đoạn 2016- * Trữ lượng nguồn lợi: 2020, tỉ lệ sản lượng cá nổi nhỏ trong các mẻ lưới Trữ lượng nhóm cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam giai kiểm tra tín hiệu của chuyến điều tra bằng thủy âm đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 2,45 triệu tấn, gồm: sử dụng tàu M.V.SEAFDEC-2 nhìn chung khá thấp 181,6 ngàn tấn cá cơm (7,4%); 499,9 ngàn tấn cá khế (vịnh Bắc bộ khoảng 13,8%; Trung bộ là 2,34%; (20,4%); 700,6 ngàn tấn cá trích (28,6%); 165,9 ngàn Đông Nam bộ là 7,73% và Tây Nam bộ là 21,05%). tấn cá bạc má, ba thú (6,8%); 305,1 ngàn tấn cá nục Các chuyến điều tra cho thấy, chiếm ưu thế trong (12,4%); 444 ngàn tấn cá ngân, cá tráo (18,1%); 155 sản lượng khai thác cá nổi nhỏ ở vùng biển vịnh Bắc ngàn tấn cá nổi nhỏ khác (6,3%). Trong đó, trữ lượng bộ và vùng biển miền Trung là các loài cá nục sồ cá nổi nhỏ ở vịnh Bắc bộ là 547,9 ngàn tấn (22,3%); (Decapterus maruadsi) và sòng Nhật (Trachurus Trung bộ là 690,7 ngàn tấn (28,2%); Đông Nam bộ là japonicus), ở vùng biển Đông và Tây Nam bộ là cá 782,7 ngàn tấn (31,9%) và Tây Nam bộ: 430,4 ngàn ngân (Atule mate), cá sòng gió (Megalaspis cordyla) tấn (17,6%). Ở từng vùng biển, cơ cấu của các nhóm và cá tráo (Selar crumenophthalmus). Loài bắt gặp cá nổi nhỏ trong tổng trữ lượng có sự khác nhau và với tần suất cao nhất và chiếm ưu thế là cá nục sồ, mang đặc trưng cho từng vùng. Ở vịnh Bắc bộ, cá sòng gió ở vịnh Bắc bộ, vùng biển miền Trung và Trung bộ và Đông Nam bộ, nhóm cá trích chiếm tỉ lệ cá ngân, cá sòng gió ở vùng biển Đông và Tây Nam cao nhất trong tổng trữ lượng cá nổi nhỏ với trữ bộ. Tuy nhiên, kích thước mắt lưới sử dụng để đánh lượng tương ứng là 173,8 ngàn tấn (31,7%); 212,3 lưới kiểm tra tín hiệu khá lớn (2a = 22 mm) nên ngàn tấn (30,7%); và 234,5 ngàn tấn (30,0%). Trong trong sản lượng đánh bắt, tỉ lệ của nhóm cá cơm khi đó, ở Tây Nam bộ, đặc trưng bởi nhóm cá cơm và khá thấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả nhóm cá khế với trữ lượng tương ứng là 108,3 ngàn đánh giá nhóm nguồn lợi này. tấn (25,2%) và 113,2 ngàn tấn (26,3%). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 11
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 2. Biến động trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2020 Chuyến Vùng biển Trữ lượng (1.000 tấn) điều tra Cá Cá Cá Cá bạc Cá Cá Cá nổi Tổng cơm khế trích má nục ngân nhỏ khác số Mùa Vịnh Bắc bộ 32,6 78,5 136,0 23,2 271,7 66,7 12,6 621,4 gió Tây Trung bộ 88,9 88,7 193,0 83,8 168,7 128,0 92,6 843,7 Nam Đông Nam bộ 32,0 109,7 53,7 84,1 143,9 66,7 80,9 571,0 (2012) Tây Nam bộ 130,6 68,8 54,2 63,6 14,8 50,5 58,3 440,7 Toàn vùng biển 284,1 345,7 436,9 254,7 599,2 311,9 244,3 2.476,8 Mùa Vịnh Bắc bộ 16,8 87,5 173,1 19,6 197,8 95,7 40,1 630,7 gió Trung bộ 8,4 49,9 51,7 174,8 161,3 56,7 115,2 617,9 Đông Đông Nam bộ 40,0 246,6 148,1 229,5 175,0 250,7 153,9 1.243,9 Bắc Tây Nam bộ 152,2 188,2 60,6 75,6 12,8 65,6 24,6 579,5 (2012) Toàn vùng biển 217,4 572,2 433,5 499,5 546,9 468,7 333,8 3.072,0 Mùa Vịnh Bắc bộ 18,4 124,3 173,8 16,0 112,8 83,8 18,8 547,9 gió Tây Trung bộ 45,2 115,6 212,3 90,7 91,7 100,4 34,9 690,7 Nam Đông Nam bộ 9,7 146,8 234,5 26,8 93,4 203,8 67,8 782,7 (2017) Tây Nam bộ 108,3 113,2 80,1 32,4 7,2 56,1 33,2 430,4 Toàn vùng biển 181,6 499,9 700,6 165,9 305,1 444,1 154,7 2.451,8 Biến động (%) so -36,1 44,6 60,3 -34,9 -49,1 42,4 -36,7 -1,0 với năm 2012 Nhìn chung, tổng trữ lượng nguồn lợi cá nổi tầng đáy ở vùng biển Việt Nam những năm gần đây nhỏ ở biển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 không có cho thấy ít có sự biến động. Cụ thể, trong mùa gió sự biến động lớn so với giai đoạn 2011-2015. Tuy Tây Nam năm 2013 bắt gặp 598 loài/nhóm loài và nhiên, trữ lượng các nhóm loài cá nổi nhỏ có sự năm 2016 bắt gặp 594 loài/nhóm loài. biến động khá lớn. Một số nhóm cá nổi nhỏ tăng Thành phần sản lượng đánh được bằng lưới kéo lên nhiều: nhóm cá trích (tăng 60,3%); nhóm cá khế đáy trong các chuyến điều tra giai đoạn 2016-2020 (tăng 44,6%); nhóm cá ngân (tăng 42,4%). Một số có sự thay đổi khá rõ rệt ở các vùng biển. Nhìn nhóm lại giảm đi đáng kể, như: nhóm cá nục (giảm chung, tỉ lệ sản lượng của những loài có giá trị kinh 49,1%); nhóm cá cơm (giảm 36,1%); nhóm cá bạc tế cao đã giảm đi khá rõ rệt, thay vào đó là những má, ba thú (giảm 34,9%); nhóm cá nổi nhỏ khác loài cá tạp, ít có giá trị kinh tế. Điều này có thể phản (giảm 36,7%). Xét theo vùng biển, tổng trữ lượng cá ánh sự suy giảm về chất lượng của nguồn lợi hải sản nổi nhỏ ở vùng biển Đông Nam bộ tăng lên (tăng tầng đáy. 37,1%), các vùng biển còn lại đều có xu thế giảm: - Vịnh Bắc bộ: Chiếm ưu thế về sản lượng trong vịnh Bắc bộ (giảm 11,8%); Trung bộ (giảm 18,1%) và giai đoạn 2016-2020 là các loài cá sòng Nhật, cá sơn Tây Nam bộ (giảm 2,3%). phát sáng, cá bơn, cá bánh đường, cá liệt, mực ống 3.3. Biến động nguồn lợi hải sản tầng đáy Trung Hoa, tôm choán, cá mối thường, cá nục sồ, cá hố; giai đoạn 2011-2015 là các loài: cá sơn phát sáng, * Thành phần loài: cá bánh đường, mực ống Trung Hoa, cá liệt, cá lượng, Các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy cá sạo, cá mối thường, cá mối vạch, cá sòng Nhật, cá bằng lưới kéo đáy trong giai đoạn 2016-2020 đã bắt mối hoa, cá hố, cá trác ngắn. So với kết quả điều tra giai gặp 774 loài thuộc 357 giống nằm trong 159 họ hải đoạn 2000-2005, mặc dù có sự khác biệt nhất định về số sản. Vùng biển Đông Nam bộ bắt gặp nhiều loài lượng loài chiếm ưu thế về sản lượng, nhưng có sự nhất, tiếp đến là các vùng biển Trung bộ, vịnh Bắc tương đồng ở các loài chiếm tỉ lệ cao nhất (gồm: cá bộ và Tây Nam bộ. So với thành phần loài hải sản bánh đường (Evynnis cardinalis), cá nục sồ (Decapterus bắt gặp trong các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản maruadsi), cá hố (Trichiurus lepturus). 12 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - Trung bộ: Thành phần sản lượng cũng có sự - Tây Nam bộ: Các loài chiếm ưu thế về sản khác biệt rất lớn giữa các chuyến điều tra và loài lượng trong giai đoạn 2016-2020 gồm: cá liệt, cá đù chiếm tỉ lệ cao nhất (giai đoạn 2016-2020: cá nục sồ đầu to, cá nóc dải bạc, cá nóc xanh, cá ngân, cá mối (Decapterus maruadsi), cá sòng Nhật (Trachurus dài, cá hố, cá phèn, mực ống Trung Hoa. Trong giai japonicus); giai đoạn 2011-2015: cá hố (Trichiurus đoạn 2011-2015, các loài chiếm ưu thế hầu hết là lepturus), cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá bánh những loài có giá trị kinh tế cao, gồm: cá nóc, cá đường (Evynnis cardinalis)). sòng gió, mực ống Trung Hoa. - Đông Nam bộ: Các loài chiếm ưu thế về sản * Năng suất khai thác: lượng trong các chuyến điều tra giai đoạn 2016-2020 Phân tích chuỗi số liệu theo thời gian cho thấy, gồm: cá nóc, cá ngát, cá mối vạch, cá mối hoa, mực năng suất khai thác ở tất cả các vùng biển đều có sự ống Trung Hoa, mực thước, bạch tuộc, cá bò, cá đàn suy giảm (Hình 4). Trong tất cả các chuyến điều tra lia. Một số loài chiếm ưu thế ở một số thời điểm nhất ở các vùng biển khác nhau, giá trị trung bình đều cao định, như: cá bò (Paramonacanthus nipponensis) hơn trung vị thể hiện phần lớn các trạm điều tra có chiếm ưu thế trong giai đoạn 2000-2005 (chiếm 22,9% năng suất khai thác thấp hơn năng suất khai thác vào năm 2000), nhưng sau đó đã giảm rất nhiều và trung bình và năng suất khai thác cao đột biến ở một hiện chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể; cá ngát (Plotosus số trạm ảnh hưởng tới năng suất khai thác trung lineatus) chiếm ưu thế ở giai đoạn 2011-2015 (chiếm bình chung. 14,73% vào năm 2013), nhưng giai đoạn 2000-2005 và 2016-2020 chiếm tỉ lệ thấp hơn rất nhiều. Hình 4. Biến động năng suất khai thác hải sản tầng đáy (kg/h) ở các vùng biển Việt Nam (điểm chấm đỏ: giá trị trung bình) - Vịnh Bắc bộ: Năng suất khai thác trung bình tháng 9/2019 ghi nhận năng suất khai thác trung rất cao ở chuyến điều tra trong tháng 6/1996 và bình ở vịnh Bắc bộ chỉ đạt 49 kg/h và đạt 52 kg/h ở giảm khoảng 50% ở các chuyến điều tra trong giai chuyến điều tra trong tháng 8/2018. đoạn 2001-2005 và tiếp tục giảm ở các chuyến điều - Trung bộ: Năng suất khai thác hải sản tầng tra giai đoạn 2013-2018. Chuyến điều tra trong đáy có sự biến động lớn, thể hiện sự phân bố nguồn TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 13
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ lợi không đồng đều. Năng suất khai thác trung bình năm 2013. Mật độ phân bố nguồn lợi ở vịnh Bắc bộ ở các chuyến điều tra tháng 6/1996, tháng 6/2005 có sự suy giảm mạnh theo thời gian, đặc biệt là ở và tháng 6/2013 nằm ngoài khoảng biến thiên tứ dải độ sâu 50 m - 100 m, từ 4,7 tấn/km² ở chuyến phân vị về phía trên cho thấy một số trạm nghiên điều tra trong tháng 12/2012 xuống còn 2,0 cứu có năng suất khai thác rất cao. Khoảng tứ phân tấn/km² ở chuyến điều tra tháng 8/2018. vị và trung vị nằm dưới giá trị năng suất khai thác - Trung bộ: Trữ lượng nguồn lợi hải sản tầng trung bình thể hiện phần lớn các trạm nghiên cứu đáy trong các chuyến điều tra ở năm 2016 và năm có năng suất khai thác thấp. 2018 có sự biến động lớn và suy giảm so với trữ - Đông Nam bộ: Năng suất khai thác cũng có sự lượng ở các năm 2012 và năm 2013. Trong giai đoạn biến động lớn. Các chuyến điều tra trong giai đoạn 2012-2018, trữ lượng hải sản tầng đáy thấp nhất là 1996-1997 có năng suất khai thác trung bình khá cao 242,9 ngàn tấn ở chuyến điều tra tháng 9/2016 và cao và thể hiện năng suất khai thác có sự biến động rất lớn nhất là 414,1 ngàn tấn ở chuyến điều tra tháng ở các trạm điều tra trong vùng biển nghiên cứu. Trong 6/2013. Chuyến điều tra năm 2018 cho thấy, trữ giai đoạn 2000-2004, số liệu điều tra nguồn lợi cho lượng hải sản tầng đáy tăng 42,1% so với năm 2016 thấy, năng suất khai thác giảm khoảng 60%-70% so với nhưng giảm 21,9% so với năm 2013 và giảm 15,6% so giai đoạn 1996-1997. Các chuyến điều tra từ năm 2012 với năm 2012. Các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản đến năm 2018 ghi nhận năng suất khai thác hải sản bằng lưới kéo đáy cá trong giai đoạn 2012-1018 ghi tầng đáy ở vùng biển Đông Nam bộ tiếp tục suy giảm, nhận mật độ phân bố nguồn lợi chủ yếu dao động với năng suất khai thác trung bình chỉ đạt 35 kg/h - 47 trong khoảng 0,9 tấn/km² - 2,1 tấn/km², ngoại trừ sự kg/h; giảm khoảng 80% so với năng suất khai thác ở tăng đột biến ở dải độ sâu 30 m - 50 m trong chuyến năm 1996-1997. điều tra tháng 6/2013 đạt 5,7 tấn/km² và thấp nhất ở - Tây Nam bộ: Năng suất khai thác trung bình chuyến điều tra tháng 12/2012, với mật độ phân bố có sự biến động và thể hiện sự suy giảm năng suất trung bình là 0,5 tấn/km² ở dải độ sâu
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ mật độ nguồn lợi tăng cao ở dải độ sâu 30 m - 50 m loài ở cấp độ EN), vùng biển Tây Nam bộ 13 loài (10 (1,9 tấn/km²) và 50 m - 100 m nước (2,1 tấn/km²). loài ở cấp độ VU và 3 loài ở cấp độ EN) và khu vực giữa biển Đông 1 loài ở cấp độ VU. So với giai đoạn 3.4. Đánh giá chung 2011-2015, tổng số loài bắt gặp trong các chuyến Về thành phần loài: Giai đoạn 2016-2020, các điều tra có sự biến động khá lớn. Số lượng loài tăng chuyến điều tra nguồn lợi trên biển và thu mẫu trên lên chủ yếu ở các nhóm cá rạn, động vật thân mềm tàu khai thác tại cảng cá, bến cá đã bắt gặp 1.385 và giáp xác do trong giai đoạn 2016-2020 bổ sung loài hải sản, thuộc 616 giống, 239 họ. Trong đó, các chuyến điều tra nguồn lợi hải sản tầng đáy và nhóm cá biển bắt gặp 1.036 loài (cá đáy 467 loài; cá điều tra sinh học nghề cá. rạn 355 loài, cá nổi lớn và cá nổi nhỏ 187 loài, cá - Về trữ lượng: Tổng hợp kết quả điều tra, đánh biển sâu 27 loài); nhóm giáp xác (tôm, cua, ghẹ) bắt giá nguồn lợi bằng các phương pháp khác nhau gặp 196 loài; nhóm động vật thân mềm (mực, bạch trong giai đoạn 2016-2020 đã xác định được trữ tuộc, ốc, hai mảnh vỏ) bắt gặp 150 loài. Số lượng lượng trung bình các nhóm nguồn lợi hải sản chủ loài bắt gặp nhiều nhất ở vùng biển Đông Nam bộ yếu ở biển Việt Nam khoảng 3,95 triệu tấn (Hình 5). (919 loài); tiếp đến là vùng biển Trung bộ (878 loài); Trong đó, trữ lượng ở vùng bờ là 407 ngàn tấn vùng biển vịnh Bắc bộ (698 loài); vùng biển Tây (10,32%); vùng lộng 729 ngàn tấn (18,46%) và vùng Nam bộ (675 loài) và vùng giữa biển Đông (69 loài). khơi là 2,813 triệu tấn (71,22%). Trữ lượng nguồn lợi Các chuyến điều tra ở giai đoạn 2016-2020 đã thống hải sản theo các nhóm, gồm: cá nổi nhỏ khoảng kê được 22 loài thuộc danh mục các loài nguy cấp 2,45 triệu tấn (62,1%), cá đáy khoảng 408 ngàn tấn quý hiếm, trong đó, có 8 loài ở cấp độ nguy cấp (10,3%), động vật chân đầu khoảng 88 ngàn tấn (EN) và 14 loài ở cấp độ sẽ nguy cấp (VU). Vùng (2,2%), giáp xác (gồm tôm và cua ghẹ) khoảng 58 biển vịnh Bắc bộ có 11 loài (gồm 7 loài ở cấp độ VU ngàn tấn (1,5%), cá nổi xa bờ khoảng 940 ngàn tấn và 4 loài ở cấp độ EN), vùng biển Trung bộ 14 loài (23,8%) và khoảng 2,7 ngàn tấn nhóm ốc, nhuyễn (9 loài ở cấp độ VU và 5 loài ở cấp độ EN), vùng thể (0,1%) (Hình 5). biển Đông Nam bộ 16 loài (12 loài ở cấp độ VU và 4 Hình 5. Trữ lượng trung bình (ngàn tấn) các nhóm nguồn lợi chính ở các tuyến biển trong vùng biển Việt Nam, giai đoạn 2016-2020. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 15
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 3. So sánh biến động trữ lượng trung bình (1.000 tấn) của các nhóm nguồn lợi chủ yếu ở biển Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 với giai đoạn 2011-2015 và 2000-2005 Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt so với giai đoạn 2011-2015). Trong đó, nhóm nguồn Nam giai đoạn 2016-2020 tiếp tục suy giảm đáng kể lợi hải sản tầng đáy giảm nhiều nhất (giảm 52,5% so (giảm 22,1% so với giai đoạn 2000-2005 và giảm 9,5% với giai đoạn 2000-2005 và 18,3% so với giai đoạn 16 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2011-2015); các nhóm nguồn lợi có chiều hướng giai đoạn 2000-2005 và giảm 8,8% so với giai đoạn giảm sút nhẹ, gồm: nhóm cá nổi lớn (giảm 18,6% so 2011-2015). với giai đoạn 2000-2005 và 8,8% so với giai đoạn 4. KẾT LUẬN 2011-2015) và cá nổi nhỏ (giảm 10,7% so với giai đoạn 2000-2005 và 7,5% so với giai đoạn 2011-2015). Nguồn Biển Việt Nam là khu vực có đa dạng sinh học lợi hải sản ở các vùng biển (gồm: vùng bờ, vùng lộng cao, thành phần loài hải sản phong phú. Trong giai và vùng khơi) đều có chiều hướng suy giảm khá lớn, đoạn 2016-2020, các chuyến điều tra đã bắt gặp lần lượt là 12,0%; 11,9% và 7,1% (Bảng 3). 1.385 loài hải sản, thuộc 616 giống, 239 họ. Đã thống kê được 22 loài nguy cấp quý hiếm, trong đó - Vịnh Bắc bộ: Giai đoạn 2011-2015, nguồn lợi 8 loài ở cấp độ nguy cấp và 14 loài ở cấp độ sẽ có sự biến động tăng khá lớn 29,1% so với giai đoạn nguy cấp. 2000-2005 (nhóm cá nổi nhỏ tăng 44,6%; nhóm hải sản tầng đáy giảm 28,4%). Giai đoạn 2016-2020, Các loài chiếm ưu thế về sản lượng khai thác có nguồn lợi giảm đi 17,1% so với giai đoạn 2011-2015 sự biến động khá lớn ở các vùng biển theo thời (nhóm cá nổi nhỏ và hải sản tầng đáy giảm tương gian. Các loài có giá trị kinh tế cao có chiều hướng ứng là 12,5% và 27,8%). giảm sút khá nhiều, điều đó phản ánh xu thế suy giảm về chất lượng nguồn lợi. - Trung bộ: Giai đoạn 2011-2015, nguồn lợi có sự suy giảm đáng kể so với giai đoạn 2000-2005 Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam (giảm 26,9%; trong đó, nhóm hải sản tầng đáy giảm giai đoạn 2016-2020 ước tính khoảng 3,95 triệu tấn khoảng 57,6%). Giai đoạn 2016-2020, nguồn lợi hải (cá nổi nhỏ 2,45 triệu tấn; cá đáy 408 ngàn tấn; động sản tầng đáy tiếp tục suy giảm mạnh (giảm 31% so vật chân đầu 88 ngàn tấn; giáp xác 58 ngàn tấn; cá với giai đoạn 2011-2015 và 70,8% so với giai đoạn nổi xa bờ 940 ngàn tấn; nhóm ốc, nhuyễn thể 2,7 2000-2005); nhóm cá nổi nhỏ có sự gia tăng nhẹ ngàn tấn). So với giai đoạn 2011-2015 thì tổng trữ (tăng 12,1% so với giai đoạn 2011-2015 và 16,0% so lượng các nhóm nguồn lợi chủ yếu trong giai đoạn với giai đoạn 2000-2005). 2016-2020 thấp hơn 9,4% tương đương 410 ngàn tấn. Nhóm nguồn lợi hải sản tầng đáy giảm 18,4%; nhóm - Đông Nam bộ: Giai đoạn 2011-2015, nguồn lợi nguồn lợi cá nổi nhỏ giảm 7,3% và nhóm nguồn lợi tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ (gia cá nổi xa bờ giảm 8,8%. tăng 4,1%) so với giai đoạn 2000-2005 (trong đó nhóm cá nổi nhỏ tăng 15,7% và nhóm hải sản tầng TÀI LIỆU THAM KHẢO đáy giảm 29,3%). Giai đoạn 2016-2020, nguồn lợi có 1. ALMRV-II, 2006. "Báo cáo tổng kết dự án đánh sự suy giảm khá lớn (giảm 11,9%) so với giai đoạn giá Nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, giai đoạn 2011-2015 (trong đó, nhóm hải sản tầng đáy tiếp tục 2". Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, suy giảm thêm 6,2% và nhóm cá nổi nhỏ cũng có 2. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt chiều hướng giảm 12,2%). Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 616 - Tây Nam bộ: Giai đoạn 2011-2015, nguồn lợi trang. suy giảm nghiêm trọng so với giai đoạn 2000-2005 3. Nguyễn Viết Nghĩa, Vũ Việt Hà, Từ Hoàng (giảm 45,4%; trong đó cá nổi nhỏ giảm 46,0% và hải Nhân, 2013. "Hiện trạng nguồn lợi cá nổi lớn ở sản tầng đáy giảm 45,9%). Giai đoạn 2016-2020, vùng biển xa bờ Việt Nam giai đoạn 2011-2012" nguồn lợi khá ổn định so với giai đoạn 2011-2015 Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (giảm nhẹ khoảng 8,9%); nguồn lợi nhóm hải sản Tháng 12/2013, 88-99. tầng đáy có sự phục hồi khá lớn (gia tăng 50% so với 4. Đào Mạnh Sơn, Vũ Việt Hà, Đặng Văn Thi, giai đoạn 2011-2015), trong khi đó nhóm cá nổi nhỏ Nguyễn Viết Nghĩa, Bách Văn Hạnh, Mai Công vẫn tiếp tục chiều hướng giảm (giảm 15,7% so với Nhuận, 2009. "Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2011-2015). giai đoạn 2000-2005," in Tuyển tập Hội nghị Khoa - Giữa biển Đông: Nguồn lợi cá nổi lớn tiếp tục học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền có chiều hướng suy giảm khá lớn (giảm 18,6% so với vững, 2009, trang 174-186. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 17
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 5. Tổng cục Thống kê, 2001. Niên giám thống kê. 10. Johannesson, K. A. & Mitson, R. B., 1983. Statistical Year Book of Vietnam. Nhà xuất bản "Fisheries acoustics. A practical manual for Thống kê, Hà Nội. aquatic biomass estimation". FAO Fish. Tech. 6. Tổng cục Thống kê, 2006. Niên giám thống kê. Pap, 240, 249 pp. Statistical Year Book of Vietnam. Nhà xuất bản 11. King, Micheal, 1995. Fisheries biology, Thống kê, Hà Nội. assessment and management, Fishing New 7. Tổng cục Thống kê, 2011. Niên giám thống kê. Books. Statistical Year Book of Vietnam. Nhà xuất bản 12. MacLennan, David N & Simmonds, E. John, Thống kê, Hà Nội. 1992. Fisheries Acoustics, Chapman & Hall, 8. Tổng cục Thống kê, 2016. Niên giám thống kê. London. Statistical Year Book of Vietnam. Nhà xuất bản 13. Sparre, Per & Venema, Siebren, C, 1995. Thống kê, Hà Nội. Introduction to tropial fish stock assessment, 9. Tổng cục Thống kê, 2020. Niên giám thống kê. part I - manual, FAO Rome. Statistical Year Book of Vietnam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. STUDY ON THE TREND OF THE MARINE FISHERIES RESOURCES IN VIETNAM IN THE PERIOD 2011-2020 Nguyen Viet Nghia, Vu Viet Ha Summarry In Vietnam, marine fisheries resources include several main group, including large pelagic, small pelagic fishes and demersal resources. During period of 2011-2015 and 2016-2020, the project “Comprehensive surveys on marine fisheries resources in Vietnam” was implemented. The large pelagic fishes surveys were conducted using gill-net in off-shore waters and Length Cohort Analysis models. For the small pelagic fishes, hydroacoustic surveys were implemented. The demersal resources study was carried out using swept area method and bottom trawl surveys. The study results have evaluated the status and trend on species composition, catch rate, and standing biomass of the main fisheries resources groups. Standing biomass of fisheries resources in Vietnamese marine waters in the period 2016-2020 was estimated at 3.95 million tones; decreased about 9.5 percents compared to the period 2011-2015 and 22.1% compared to the period 2000-2005. Keywords: Fisheries resources, small pelagics, large pelagics, demersal. Người phản biện: TS. Đào Mạnh Sơn Ngày nhận bài: 3/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 6/9/2021 Ngày duyệt đăng: 13/9/2021 18 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng ảnh Google earth để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đánh giá biến động rừng tại công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai
0 p | 140 | 10
-
Ứng dụng GIS đánh giá biến động diện tích đất lâm nghiệp huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai và đề xuất giải pháp quản lý bền vững
10 p | 49 | 5
-
Đánh giá tác động xâm hại của một số nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng tỉnh Nghệ An
10 p | 11 | 5
-
Nghiên cứu đánh giá tác động của trường thủy động lực đến địa hình đáy biển đảo Nam Yết - Trường Sa
13 p | 17 | 5
-
Ứng dụng viễn thám Landsat đa thời gian và gis đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994-2015
10 p | 75 | 4
-
Đánh giá tác động của xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu trên hiện trạng canh tác lúa tại tỉnh Sóc Trăng
7 p | 155 | 4
-
Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động diện tích cây cao su do ảnh hưởng của bão số 10 năm 2013 tại huyện bố trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2019
10 p | 24 | 4
-
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện môi trường, phục vụ cho việc quy hoạch nuôi trồng thủy sản dải ven biển đồng bằng sông Hồng
10 p | 52 | 3
-
Đánh giá biến động đất trồng lúa từ nguồn tư liệu ảnh vệ tinh Landsat: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định
11 p | 18 | 3
-
Sử dụng ảnh Landsat đa thời gian đánh giá biến động diện tích rừng dưới ảnh hưởng của xây dựng đập thủy điện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000-2016
12 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu đáng giá tác động của chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở các xã khó khăn, biên giới, hải đảo, bãi ngang ven biển
6 p | 12 | 2
-
Nghiên cứu đánh giá hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá ở khu vực miền Trung
8 p | 33 | 2
-
Sử dụng ảnh viễn thám đa thời gian trong đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
12 p | 38 | 2
-
Nghiên cứu dự báo thay đổi năng suất lúa do tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng
0 p | 96 | 2
-
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất và thời gian sinh trưởng của một số cây trồng nông nghiệp ở Đà Nẵng
5 p | 66 | 2
-
Sử dụng ảnh Sentinel 2 và Google Earth Engine để đánh giá biến động diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
9 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu xác định sự phân bố, biến động vùng chà tỉnh Bình Thuận
0 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn