intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc TB15 trên động vật thực nghiệm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu tính an toàn của bài thuốc TB15 trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu là xác định độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng dòng Swiss theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon và xác định độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng dòng Wistar theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc TB15 trên động vật thực nghiệm

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA<br /> BÀI THUỐC TB15 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM<br /> Hà Thị Nga*; Nguyễn Hoàng Ngân**; Trần Quốc Bảo***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu tính an toàn của bài thuốc TB15 trên thực nghiệm. Đối tượng và<br /> phương pháp: xác định độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng dòng Swiss theo<br /> phương pháp Litchfield - Wilcoxon và xác định độc tính bán trường diễn trên chuột cống trắng<br /> dòng Wistar theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam. Kết quả: chưa tìm thấy LD50 của bài thuốc<br /> TB15 theo đường uống trên chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống trong<br /> 24 giờ là 228,0 g/kg thể trọng. Với liều 23,2 g/kg/24 giờ và liều 69,6 g/kg/24 giờ cho chuột cống<br /> trắng uống liên tục trong 60 ngày, thuốc không ảnh hưởng lên trọng lượng cơ thể và điện tim<br /> của chuột; không gây thay đổi có ý nghĩa thống kê các chỉ số huyết học, sinh hóa; không gây<br /> biến đổi mô bệnh học gan, lách, thận của chuột nghiên cứu. Kết luận: bài thuốc TB15 không<br /> gây độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.<br /> * Từ khóa: Bài thuốc TB15; Độc tính cấp; Độc tính bán trường diễn; Động vật thực nghiệm.<br /> <br /> Studying the Acute Toxicity and Semi-Chronic Toxicity of Herbal<br /> Medicines TB15 on Experimental Animals<br /> Summary<br /> Objectives: To study the safety of herbal medicines TB15 on experimental animal. Subjects<br /> and methods: The oral acute toxicity was evaluated on Swiss mice by the Litchfield - Wilcoxon’s<br /> method and the semi-chronic toxicity was evaluated on Wistar rats according to Vietnam Health<br /> Ministry’s regulation. Results: With the highest dose that mice could drink in 24 hours (228.0<br /> g/kg bw), LD50 of TB15 was not identified. With the dose of 23.2 g/kg and 69.6 g/kg per day for<br /> 60 consecutive days, TB15 did not affect body weight and ECG of rats; did not cause any<br /> statistically significant changes in hematological and biochemical indexes; did not cause any<br /> changes in histology of liver, spleen, kidney of experimental rats. Conclusion: Herbal medicines<br /> TB15 did not cause acute toxicity and semi-chronic toxicity on experimental animals.<br /> * Key words: Herbal medicine TB15; Acute toxicity; Semi-chronic toxicity; Experimental animal.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Rối loạn lipid máu có xu hướng ngày<br /> càng tăng. Rối loạn lipid máu làm tăng<br /> nguy cơ bệnh lý tim mạch, suy giảm chức<br /> năng của nhiều cơ quan (gan, thận, sinh<br /> <br /> dục...). Sử dụng kéo dài thuốc tân dược<br /> điều trị rối loạn lipid máu thường có nhiều<br /> tác dụng phụ [6]. Y học cổ truyền có nhiều<br /> vị thuốc, bài thuốc hay điều trị rối loạn<br /> lipid máu có hiệu quả và tính an toàn cao.<br /> <br /> * Viện Y học Cổ truyền TP. Hồ Chí Minh<br /> ** Học viện Quân y<br /> *** Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Hoàng Ngân (nguyenhoangngan@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 05/12/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/02/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017<br /> <br /> 24<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Bài thuốc TB15 gồm 8 vị thuốc đông<br /> dược, được phát triển và dùng điều trị hạ<br /> lipid máu cho bệnh nhân tại Viện Y Dược<br /> học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh<br /> trong nhiều năm qua. Các vị thuốc trong<br /> bài thuốc TB15 với liều lượng có tính an<br /> toàn cao [3]. Đây là một bài thuốc nghiệm<br /> phương nên theo quy định của Bộ Y tế<br /> cần đánh giá về độc tính cấp, độc tính<br /> bán trường tiền lâm sàng trước khi ứng<br /> dụng rộng rãi trong điều trị cũng như đưa<br /> vào các dạng bào chế hiện đại hóa y<br /> dược học cổ truyền [1]. Vì vậy, chúng tôi<br /> tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá<br /> kết quả nghiên cứu độc tính cấp và độc<br /> tính bán trường diễn của dịch chiết bài<br /> thuốc TB15 trên động vật thực nghiệm.<br /> ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG<br /> PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.<br /> * Thuốc nghiên cứu: bài thuốc TB15.<br /> Công thức bài thuốc TB15: Trạch tả<br /> (Alisma plantago Aqualica L) 30 g, Đại<br /> hoàng (Rheum palmatum L.) 08 g, Sơn tra<br /> (Crataeguscuneara Sied.et Zucc) 12 g,<br /> Bạch truật (Atractylodes macrocephala)<br /> 20 g, Phá cố chỉ (Psoralea Corylifolia L)<br /> 10 g, Đan sâm (Radix Salviae multiorrhizae)<br /> 30 g, Chỉ xác (Fructus citri Aurantii) 20 g,<br /> Qua lâu nhân (Semen Trichosanthis) 15 g.<br /> - Nơi sản xuất: Khoa Dược, Viện Y<br /> Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh,<br /> ở dạng dịch chiết theo tỷ lệ 1:1 (1 ml<br /> cao chứa 1 g dược liệu), đạt tiêu chuẩn<br /> cơ sở.<br /> - Thuốc dùng trong nghiên cứu thực<br /> nghiệm: thuốc TB15 dạng dịch chiết được<br /> <br /> cô quay chân không đến độ đậm đặc nhất<br /> có thể cho chuột uống bằng kim đầu tù<br /> chuyên dụng. Cao đặc này cùng các dung<br /> dịch thuốc pha loãng ở nồng độ khác<br /> nhau, dùng cho chuột uống đánh giá độc<br /> tính cấp và độc tính bán trường diễn trên<br /> động vật thực nghiệm.<br /> * Động vật được sử dụng trong nghiên<br /> cứu:<br /> Chuột nhắt trắng dòng Swiss, 40 con,<br /> cân nặng 18 - 22 g. Chuột cống trắng<br /> dòng Wistar, 24 con, cân nặng 160 - 180 g.<br /> Động vật do Ban cung cấp Động vật thí<br /> nghiệm, Học viện Quân y cung cấp, được<br /> nuôi trong phòng nuôi động vật thí<br /> nghiệm 1 tuần trước khi nghiên cứu bằng<br /> thức ăn chuẩn dành cho động vật nghiên<br /> cứu, nước sạch uống tự do.<br /> * Dụng cụ máy móc:<br /> Máy xét nghiệm sinh hoá Evolution<br /> 3000 (Italia) sử dụng hóa chất của hãng;<br /> máy xét nghiệm huyết học Humacount<br /> 30TS (Đức) sử dụng kít xét nghiệm của<br /> hãng và phần mềm xét nghiệm cho chuột;<br /> máy điện tim Fukuda FX 7102 (Fukuda,<br /> Nhật Bản); cân phân tích 10-4, model<br /> CP224S (Sartorius, Đức).<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Nghiên cứu độc tính cấp:<br /> Nghiên cứu độc tính cấp của thuốc thử<br /> trên chuột nhắt trắng bằng đường uống<br /> theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon<br /> [2], hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới<br /> [7] và thông tư hướng dẫn về thử thuốc<br /> trên lâm sàng của Bộ Y tế [1].<br /> Trước khi tiến hành thí nghiệm, cho<br /> chuột nhịn ăn 16 giờ, nước uống tự do.<br /> Sau 16 giờ, chia ngẫu nhiên chuột thành<br /> 5 lô, mỗi lô 8 con. Các lô thử được cho<br /> uống thuốc với thể tích 0,2 ml/10 g/lần,<br /> 25<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> 3 lần/24 giờ, mỗi lần cách nhau 3 giờ.<br /> Mức liều cho uống ở mỗi lô tăng dần:<br /> 76,0 g/kg; 91,2 g/kg; 114,0 g/kg; 152,0<br /> g/kg; 228,0 g/kg thể trọng.<br /> Theo dõi tình trạng chung của chuột và<br /> số lượng chuột chết ở mỗi lô trong vòng<br /> 72 giờ sau khi cho chuột uống thuốc lần<br /> cuối. Tìm liều cao nhất không gây chết<br /> chuột (0%), liều thấp nhất gây chết chuột<br /> hoàn toàn (100%) và liều trung gian. Từ<br /> đó xây dựng đồ thị tuyến tính để xác định<br /> LD50 của thuốc thử (nếu có). Sau đó, tiếp<br /> tục theo dõi tình trạng chung của chuột<br /> (hoạt động, ăn uống, bài tiết…) ở mỗi lô<br /> cho đến hết 7 ngày sau khi uống thuốc.<br /> <br /> hemoglobin, hematocrit, số lượng bạch<br /> cầu, công thức bạch cầu và số lượng tiểu<br /> cầu); sinh hóa đánh giá chức năng gan<br /> (ALT, AST, bilirubin toàn phần, albumin<br /> và cholesterol toàn phần) và chức năng<br /> thận (nồng độ creatinin huyết thanh) [4, 5].<br /> Sau 60 ngày uống thuốc, mổ chuột để<br /> quan sát đại thể toàn bộ các cơ quan.<br /> Kiểm tra ngẫu nhiên cấu trúc vi thể gan,<br /> lách, thận của ít nhất 30% số chuột ở mỗi<br /> lô. Các xét nghiệm vi thể được thực hiện<br /> tại Bộ môn Khoa Giải phẫu bệnh - Pháp y,<br /> Bệnh viện Quân y 103.<br /> <br /> Tiến hành phẫu tích, quan sát tình<br /> trạng các tạng ngay sau khi có chuột chết<br /> (nếu có) để xác định nguyên nhân gây độc.<br /> <br /> * Xử lý số liệu: theo phương pháp<br /> thống kê y sinh học, so sánh bằng Anova<br /> test, sử dụng phần mềm SPSS 16.0.<br /> Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi<br /> p < 0,05.<br /> <br /> * Nghiên cứu độc tính bán trường diễn<br /> trên thực nghiệm:<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam<br /> [1], hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới<br /> [7] về đánh giá tính an toàn và hiệu lực<br /> của thuốc y học cổ truyền.<br /> Chuột cống trắng 24 con, chia ngẫu<br /> nhiên thành 3 lô, mỗi lô 8 con.<br /> - Lô chứng: uống nước.<br /> - Lô trị 1: uống TB15 liều 23,2 g dược<br /> liệu/kg/ngày (tương đương liều trên người).<br /> - Lô trị 2: uống TB15 liều 69,6 g dược<br /> liệu/kg/ngày (gấp 3 lần liều trên người).<br /> Cho chuột uống hàng ngày, trong 60<br /> ngày bằng kim đầu tù chuyên dụng.<br /> Theo dõi các chỉ tiêu trước lúc uống<br /> thuốc, sau 30 và 60 ngày uống thuốc,<br /> gồm: tình trạng chung, thể trọng của<br /> chuột; điện tim của chuột ghi ở đạo trình<br /> DII; huyết học (số lượng hồng cầu, thể<br /> tích trung bình hồng cầu, hàm lượng<br /> 26<br /> <br /> 1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp.<br /> Sau 3 lần uống thuốc với lượng lớn,<br /> chuột có biểu hiện mệt mỏi nhẹ, giảm vận<br /> động và ăn uống, nhưng sau đó vài giờ<br /> chuột trở lại hoạt động, vận động và ăn<br /> uống bình thường; đồng tử mắt chuột<br /> bình thường; không có biểu hiện của khó<br /> thở hay tím tái; chuột đi ngoài phân<br /> khuôn, một số chuột có đi ngoài phân nát,<br /> nhưng sau đó nhanh chóng trở lại bình<br /> thường.<br /> Chuột nhắt trắng được uống thuốc thử<br /> với mức liều khác nhau, từ liều thấp nhất<br /> 76,0 g dược liệu/kg thể trọng đến liều cao<br /> nhất 228,0 g dược liệu/kg thể trọng,<br /> 0,2 ml/10 g, 3 lần trong 24 giờ. Chuột đã<br /> uống đến liều 228,0 g dược liệu/kg thể<br /> trọng là liều tối đa có thể dùng được bằng<br /> đường uống để đánh giá độc tính cấp của<br /> thuốc thử, nhưng không có chuột nào chết.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Bảng 1: Kết quả đánh giá số chuột chết ở mỗi lô trong vòng 72 giờ sau uống TB15.<br /> Lô<br /> chuột<br /> <br /> Số chuột<br /> thí nghiệm<br /> <br /> Liều sử dụng tính theo g dược liệu<br /> (g/kg trọng lượng cơ thể)<br /> <br /> Thể tích cho<br /> uống<br /> <br /> Số chuột sống/chết<br /> sau 72 giờ<br /> <br /> Lô 1<br /> <br /> 08<br /> <br /> 76,0<br /> <br /> 0,2 ml x 3 lần<br /> <br /> 8/0<br /> <br /> Lô 2<br /> <br /> 08<br /> <br /> 91,2<br /> <br /> 0,2 ml x 3 lần<br /> <br /> 8/0<br /> <br /> Lô 3<br /> <br /> 08<br /> <br /> 114,0<br /> <br /> 0,2 ml x 3 lần<br /> <br /> 8/0<br /> <br /> Lô 4<br /> <br /> 08<br /> <br /> 152,0<br /> <br /> 0,2 ml x 3 lần<br /> <br /> 8/0<br /> <br /> Lô 5<br /> <br /> 08<br /> <br /> 228,0<br /> <br /> 0,2 ml x 3 lần<br /> <br /> 8/0<br /> <br /> Tiếp tục theo dõi chuột trong 7 ngày<br /> sau uống thuốc, không thấy xuất hiện<br /> triệu chứng bất thường nào, không có<br /> chuột nào chết.<br /> Chưa tìm thấy LD50 của dịch chiết bài<br /> thuốc TB15 theo đường uống trên chuột<br /> nhắt trắng. Với mức liều cao nhất có thể<br /> cho chuột uống trong 24 giờ là 228,0 g<br /> dược liệu/kg thể trọng không xuất hiện<br /> độc tính cấp. Với dược liệu có liều chết<br /> LD50 gấp trên 10 lần điều trị được xem là<br /> có khoảng an toàn điều trị tốt [2]. Kết quả<br /> không tìm thấy LD50 cũng như không thấy<br /> biểu hiện của độc tính cấp khi cho chuột<br /> uống đến mức liều tối đa, cho thấy dịch<br /> <br /> chiết của bài thuốc TB15 có tính an toàn<br /> cao trong thử nghiệm đánh giá độc tính<br /> cấp trên chuột.<br /> 2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán<br /> trường diễn.<br /> * Ảnh hưởng của TB15 lên tình trạng<br /> chung và thay đổi thể trọng của chuột<br /> cống trắng khi dùng dài ngày:<br /> - Tình trạng chung:<br /> Chuột ở lô chứng và lô dùng dịch chiết<br /> bài thuốc TB15 đều hoạt động bình<br /> thường, lông mượt, da niêm mạc và ăn<br /> uống bình thường, phân thành khuôn.<br /> - Thay đổi thể trọng và điện tim của chuột:<br /> <br /> Bảng 2: Ảnh hưởng của bài thuốc TB15 đối với thể trọng và điện tim chuột (đạo<br /> trình DII).<br /> Thời điểm xét nghiệm<br /> <br /> Lô chứng (1)<br /> <br /> Lô trị 1 (2)<br /> <br /> Lô trị 2 (3)<br /> <br /> pso sánh các lô<br /> <br /> Thể trọng (g)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 168,50 ± 4,47<br /> <br /> 167,25 ± 4,56<br /> <br /> 170,63 ± 4,17<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 203,75 ± 8,26<br /> <br /> 199,50 ± 3,12<br /> <br /> 198,63 ± 6,44<br /> <br /> Sau 60 ngày (c)<br /> <br /> 226,38 ± 6,12<br /> <br /> 220,38 ± 5,55<br /> <br /> 218,25 ± 5,42<br /> <br /> pso sánh các thời điểm<br /> <br /> pb-a < 0,01; pc-a< 0,01; pc-b< 0,01<br /> <br /> p > 0,05<br /> p3-1 < 0,05<br /> -<br /> <br /> Tần số tim (chu kỳ/phút, X ± SD)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 488,25 ± 14,90<br /> <br /> 484,13 ± 14,13<br /> <br /> 486,38 ± 15,82<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 488,63 ± 17,74<br /> <br /> 484,00 ± 13,10<br /> <br /> 483,13 ± 10,66<br /> <br /> Sau 60 ngày (c)<br /> <br /> 486,75 ± 19,47<br /> <br /> 485,13 ± 21,10<br /> <br /> 487,13 ± 14,44<br /> <br /> pso sánh các thời điểm<br /> <br /> pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05<br /> <br /> p2-1 > 0,05<br /> p3-2 > 0,05<br /> p3-1 > 0,05<br /> -<br /> <br /> 27<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 3-2017<br /> Biên độ (mV, X ± SD)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 0,314 ± 0,027<br /> <br /> 0,314 ± 0,057<br /> <br /> 0,313 ± 0,031<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 0,313 ± 0,035<br /> <br /> 0,313 ± 0,044<br /> <br /> 0,314 ± 0,028<br /> <br /> Sau 60 ngày (c)<br /> <br /> 0,316 ± 0,040<br /> <br /> 0,314 ± 0,052<br /> <br /> 0,313 ± 0,038<br /> <br /> pso sánh các thời điểm<br /> Sóng bất thường<br /> <br /> p2-1 > 0,05<br /> p3-2 > 0,05<br /> p3-1 > 0,05<br /> <br /> pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05<br /> Không<br /> <br /> Không<br /> <br /> So sánh giữa thời điểm sau so với<br /> trước thấy thể trọng chuột của cả ba lô<br /> nghiên cứu đều tăng, thay đổi có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,01). Thể trọng của chuột<br /> ở hai lô uống dịch chiết bài thuốc TB15 tại<br /> thời điểm sau 30 và 60 ngày giảm hơn so<br /> với ở lô chứng sinh lý; tuy nhiên chỉ ở lô<br /> dùng TB15 liều 2 tại thời điểm sau 60<br /> ngày, sự khác biệt mới có ý nghĩa thống<br /> kê (p < 0,05).<br /> So sánh các lô với nhau trong cùng<br /> một thời điểm và so sánh trong từng lô<br /> <br /> Không<br /> <br /> -<br /> <br /> giữa các thời điểm thí nghiệm, tần số và<br /> biên độ của điện tim chuột thay đổi không<br /> có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không có<br /> sóng bất thường trên điện tim của các lô<br /> chuột tại thời điểm nghiên cứu.<br /> Dịch chiết bài thuốc TB15 với mức liều<br /> và thời gian sử dụng trong nghiên cứu<br /> chưa gây ra thay đổi trên điện tim chuột.<br /> * Ảnh hưởng của dịch chiết bài thuốc<br /> TB15 đối với một số chỉ tiêu huyết học<br /> của chuột:<br /> <br /> Bảng 3: Ảnh hưởng của dịch chiết bài thuốc TB15 lên một số chỉ tiêu huyết học của<br /> chuột (n = 8, X ± SD).<br /> Thời điểm xét nghiệm<br /> <br /> Lô chứng (1)<br /> <br /> Lô trị 1 (2)<br /> <br /> Lô trị 2 (3)<br /> <br /> pso sánh các lô<br /> <br /> 12<br /> <br /> Số lượng hồng cầu chuột (x10 g/l)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 7,39 ± 1,07<br /> <br /> 7,28 ± 0,72<br /> <br /> 7,36 ± 0,51<br /> <br /> p2-1 > 0,05<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 7,10 ± 0,48<br /> <br /> 7,13 ± 0,18<br /> <br /> 7,27 ± 0,52<br /> <br /> p3-2 > 0,05<br /> <br /> Sau 60 ngày (c)<br /> <br /> 7,26 ± 0,97<br /> <br /> 7,09 ± 0,90<br /> <br /> 7,10 ± 0,98<br /> <br /> p3-1 > 0,05<br /> <br /> pso sánh các thời điểm<br /> <br /> pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05<br /> <br /> -<br /> <br /> Hàm lượng huyết sắc tố trong máu chuột (g/dl)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 13,58 ± 2,32<br /> <br /> 13,24 ± 1,16<br /> <br /> 13,10 ± 1,21<br /> <br /> p2-1 > 0,05<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 12,89 ± 1,19<br /> <br /> 12,86 ± 0,54<br /> <br /> 13,19 ± 0,86<br /> <br /> p3-2 > 0,05<br /> <br /> Sau 60 ngày (c)<br /> <br /> 12,98 ± 1,44<br /> <br /> 12,81 ± 1,05<br /> <br /> 12,85 ± 1,51<br /> <br /> p3-1 > 0,05<br /> <br /> pso sánh các thời điểm<br /> <br /> pb-a > 0,05; pc-b > 0,05; pc-a > 0,05<br /> <br /> -<br /> <br /> Hematocrit (%)<br /> Trước thí nghiệm (a)<br /> <br /> 35,09 ± 6,54<br /> <br /> 32,86 ± 2,67<br /> <br /> 32,58 ± 2,42<br /> <br /> Sau 30 ngày (b)<br /> <br /> 32,41 ± 3,65<br /> <br /> 32,03 ± 1,56<br /> <br /> 33,11 ± 2,16<br /> <br /> 28<br /> <br /> p2-1 > 0,05<br /> p3-2 > 0,05<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2