CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KẾT CẤU MỚI CHO ĐẬP BÊ TÔNG<br />
TRỌNG LỰC NHẰM GIẢM HIỆN TƯỢNG TẬP TRUNG ỨNG SUẤT<br />
TRONG THỜI KỲ KHAI THÁC<br />
RESEARCHING NEW TYPE STRUCTURES OF CONCRETE GRAVITY DAM<br />
FOR REDUCING STRESS CONCENTRATION DURING WORKING TIME<br />
NGUYỄN HOÀNG<br />
Khoa Công trình, Trường ĐHHH Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
Trong bài báo này, tác giả đề xuất giải pháp kết cấu mới cho đập bê tông trọng lực nhằm<br />
giảm hiện tượng tập trung ứng suất trên mặt cắt ngang của đập bê tông trong thời gian làm<br />
việc. Tác giả đã dùng phương pháp phần tử hữu hạn để áp dụng tính toán, xác định trạng<br />
thái ứng suất - biến dạng của kết cấu đề xuất, qua đó so sánh với kết cấu được sử dụng<br />
nhiều hiện nay, để từ đó rút ra kết luận.<br />
Từ khóa: Đập bê tông, ứng suất, tập trung, kết cấu, mặt cắt, khai thác.<br />
Abstract<br />
In this paper author proposed new type structure of concrete gravity dam for reducing<br />
stress concentration of cross section’s dam during working time. Author also used method<br />
element finite to calculating stress- strain state of new type structure. These results are<br />
used compare with stress- strain state of structure, which is popular using for concrete<br />
gravity dam.<br />
Keywords: Gravity dam, stress- strain, stress concentration, structure, cross-section, working time.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Lựa chọn mặt cắt hợp lý cho các đập bê tông, bê tông trọng lực luôn là một trong những vấn<br />
đề hàng đầu của các nhà thiết kế. Theo [1] mặt cắt được cho là hợp lý hiện nay của các đập bê tông<br />
là mặt cắt có mái dốc thượng lưu một phần là thẳng đứng, một phần có mái dốc 1:0,2 hoặc 1:0,3<br />
như Hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng ứng suất tập trung<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng ứng suất tập<br />
trung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mặt cắt đập bê tông trọng lực thông thường<br />
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác khi chịu các tải trọng cơ bản: áp lực thủy tĩnh, áp lực<br />
thấm,… thì xuất hiện hiện tượng tập trung ứng suất tại một số vùng (Hình 1) như: Phía tiếp giáp<br />
giữa nền đá và chân đập (gót đập); vùng quá độ giữa mái thẳng đứng và mái dốc phía thượng và<br />
hạ lưu. Hiện tượng tập trung ứng suất [2] này là nguyên nhân gây ra các vết nứt tại các vùng đó dẫn<br />
tới làm giảm chu kỳ khai thác công trình, và nặng hơn là phá hủy toàn bộ kết cấu công trình, gây ra<br />
hậu quả thảm hại. Một số các kết quả nghiên cứu trước đây về mặt cắt tối ưu của đập bê tông trọng<br />
lực [5] mới chỉ phân tích theo hướng đảm bảo điều kiện ổn định trượt; lật. Bên cạnh đó, cũng đã có<br />
các công trình nghiên cứu phân tích về ứng suất tập trung ở mái hạ lưu [6], tuy nhiên kết quả mới<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 39<br />
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018<br />
<br />
<br />
chỉ dừng lại ở việc tính toán tìm ra ứng suất và xác định mức độ hình thành vết nứt do ứng suất tập<br />
trung gây ra mà chưa có hướng để làm giảm ứng suất tập trung đó.<br />
2. Đề xuất giải pháp kết cấu, tính toán và phân tích kết quả<br />
Hiện tượng ứng suất tập trung là ứng suất lớn trội phát sinh trên một khu vực tương đối hẹp,<br />
xảy ra tại những nơi có sự thay đổi đột ngột về hình dạng tiết diện. Mặt cắt được thể hiện trên hình<br />
1 cho thầy sự thay đổi đột ngột tiết diện tại những vùng quá độ. Do đó, để giảm sự thay đổi đột ngột<br />
về tiết diện, tác giả bài báo đề xuất kết cấu như Hình 2. Lúc này, các vùng có sự thay đổi đột ngột<br />
về tiết diện được thay thế bằng các đoạn cong quá độ có bán kính lần lượt là R=19m về phía hạ lưu<br />
và R=30m về phía thượng lưu. Để đánh giá hiệu quả của kết cấu này so với kết cấu thông thường<br />
được đề cập tới ở mục 1, tác giả áp dụng tính toán và phân tích ứng suất cho 2 loại kết cấu nói trên<br />
trong điều kiện chỉ chịu các tải trọng tĩnh (áp lực thủy tĩnh, áp lực thấm) bằng phương pháp phần tử<br />
hữu hạn và được mô hình hóa bởi phần mềm ANSYS [4]. Các thông số hình học cơ bản của kết<br />
câu như sau: chiều cao đập 46,3m; chiều rộng đỉnh bằng 7m; mái dốc phía thượng lưu là 1:0,3; phía<br />
hạ lưu là 1:0,75. Phía mái thượng lưu là lớp bê tông RCC loại 1 có modul đàn hồi E= 42GPa [3]; bê<br />
tông thân đập là bê tông đầm lăn RCC loại 2 có modul đàn hồi là E RCC= 29GPa [3]; nền đá được<br />
xem xét tính toán là loại nền đá ít nứt nẻ có module đàn hồi trung bình E nền= 30GPa [3].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mặt cắt ngang đập bê tông trọng lực được đề xuất<br />
Mô hình toán và lưới phần tử hữu hạn được như Hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 3. Lưới phần tử hữu hạn của kết cấu tính toán<br />
a- Kết cấu được đề cập ở mục 1<br />
b- Kết cấu được đề xuất bởi tác giả<br />
<br />
<br />
<br />
40 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018<br />
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018<br />
<br />
<br />
Điều kiện biên của bài toán được sử dụng cho phần tính toán này gồm: Điều kiện biên về tải<br />
trọng và điều kiện biên về chuyển vị. Điều kiện biên về tải trọng bao gồm: Áp lực thủy tĩnh phía<br />
thượng lưu ứng với chiều cao mức nước trước đập là H=42,93m và áp lực thấm dưới đáy đập được<br />
xét trọng trường hợp hệ số triết giảm sau màn chống thấm là α=0,5. Điều kiện biên về chuyển vị:<br />
trong phần tính toán này, tác giả xem rằng đập bê tông và nền đá làm việc như một thể thống nhất.<br />
Điều này cũng phù hợp với các xu hướng nghiên cứu về đập bê tông trên nền đá hiện nay cho nên<br />
vùng chuyển vị ở phần đáy của phân đoạn nền đá nghiên cứu được coi như là ngàm cứng (ứng với<br />
chuyển vị bằng 0).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vùng ngàm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b)<br />
a)<br />
Hình 4. Điều kiện biên được khai báo trong phần mềm<br />
a- Điều kiện biên tải trọng (áp lực nước thượng lưu)<br />
b- Điều kiện biên về chuyển vị<br />
Kết quả tính toán chuyển vị tổng của đập và trường ứng suất tại các vùng có hiện tượng tập<br />
trung ứng suất được thể hiện như các Hình 5, Hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Umax= 0,00268m<br />
Umax= 0,00269m<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 5. Trường ứng suất phía thượng lưu đập<br />
a- Kết cấu được đề cập ở mục 1; b- Kết cấu được đề xuất bởi tác giả<br />
<br />
σkéo = σkéo =<br />
1,81MP 1,45MPa<br />
a<br />
<br />
σkéo max = 2,12MPa<br />
σkéo max = 1,72MPa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 6. Trường ứng suất phía thượng lưu đập<br />
a- Kết cấu được đề cập ở mục 1; b- Kết cấu được đề xuất bởi tác giả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018 41<br />
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/4/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
σnén max = 0,59MPa σnén max =<br />
0,13MPa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 7. Trường ứng suất phía hạ lưu đập<br />
a- Kết cấu được đề cập ở mục 1; b- Kết cấu được đề xuất bởi tác giả<br />
Chuyển vị tổng lớn nhất của kết cấu được đề cập ở mục 1 là 0,00269m; còn đối với kết cấu<br />
mà tác giả đề xuất là 0,00268m. Kết quả chuyển vị nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến điều kiện làm<br />
việc của đập. Ứng suất kéo theo phương Y lớn nhất tại gót đập đối với kết cấu ban đầu là 2,12MPa<br />
còn đối với kết cấu được đề xuất giảm xuống còn 1,72MPa, tức là giảm đi xấp xỉ 20%. Ứng suất kéo<br />
theo phương Y tại vùng quá độ mái thượng lưu đối với kết cấu được đề xuất là 1,45MPa nhỏ hơn<br />
so với kết cấu ban đầu là 1,81MPa. Tại vùng quá độ mái hạ lưu, ứng suất nén theo phương Y của<br />
kết cấu được đề xuất bởi tác giả là 0,13MPa giảm 4 lần so với kết cấu ban đầu là 0,52MPa.<br />
3. Kết luận<br />
Căn cứ vào việc phân tích các kết quả tính toán ta thấy, việc sử dụng các đoạn cong quá độ<br />
trong thiết kế mặt cắt ngang cho đập bê tông, đập bê tông trọng lực cho thấy việc giảm đáng kể giá<br />
trị ứng suất kéo, nén tại các vùng thường xảy ra hiện tượng tập trung ứng suất. Do đó, giảm khả<br />
năng xảy ra hiện tượng phá hủy kết cấu, mất ổn định công trình.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] PGS. TS Hoàng Phó Uyên, Bàn về công nghệ xây dựng đập bằng bê tông đầm lăn, Tạp chí Khoa<br />
học và Công nghệ Thủy lợi, 11/2012, trang 21-25.<br />
[2] Federal Emergency Management Agency: Selecting Analytic Tools for Concrete Dams to<br />
Address Key Events along Potential Failure Mode Paths. FEMA P-1016., 7/2014.<br />
[3] H.Santana, E.Castell. Miel I: RCC dam, height world record. In Proceedings of the IV International<br />
Symposium on Roller Compacted Concrete Dams, Madrid, Spain (17-19, November 2003) pp. 345-350.<br />
[4] Кent L. LawrenceАNSYS Workbench Tutorial Release 11. Schroff Development Corporation. 2007. 236 p.<br />
[5] Nguyễn Chiến, Nguyễn Duy Hưng, Mặt cắt của đập bê tông trọng lực xây dựng trong vùng có<br />
động đất, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, 09/2015, trang 30-36.<br />
[6] Hongyuan ZHANG, Tatsuo OHMACHI- Seismic cracking and strengthening of concrete gravity<br />
dams. 12WCEE2000- 1410 pp.1-8.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15/03/2018<br />
Ngày nhận bản sửa: 01/04/2018<br />
Ngày duyệt đăng: 03/04/2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
42 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 54 - 4/2018<br />