intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu hệ thống đèn liếc an toàn trên xe ô tô

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

149
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên việc giảm thiểu số vụ tai nạn có thể xảy ra và có thể bảo vệ sự an toàn của người sử dụng chúng em đã nghiên cứu hệ thống đèn liếc an toàn, hỗ trợ, cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng mở rộng tầm nhìn chiếu sáng hơn khi đi vào ban đêm, đặc biệt là đi vào những cung đường có góc cua khuất khó chịu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu hệ thống đèn liếc an toàn trên xe ô tô

  1. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐÈN LIẾC AN TOÀN TRÊN XE Ô TÔ Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Tài Đức, Nguyễn Gia Thành, Nguyễn Tuấn Anh Viện Kỹ thuật HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Văn Nhanh TÓM TẮT Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc của nước ta hiện nay, số lượng ô tô ở nước ta ngày càng tăng. Trong đó ô tô được sử dụng ở nước ta trong nhiều lĩnh vực: giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp… Với sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô lưu thông trên đường là sự gia tăng các vụ tai nạn liên quan đến ô tô, mà nguyên nhân một phần là do người sử dụng ô tô. Để giảm thiểu số vụ tai nạn có thể xảy ra và có thể bảo vệ sự an toàn của người sử dụng chúng em đã nghiên cứu hệ thống đèn liếc an toàn, hỗ trợ, cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng mở rộng tầm nhìn chiếu sáng hơn khi đi vào ban đ m, đặc biệt là đi vào những cung đường có góc cua khuất khó chịu. 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU “Hệ thống đèn liếc an toàn trên ô t ” giúp chiếu sáng trên xe hơi khi vận hành trong bóng tối. Ra đời nhằm nâng cao sự an toàn cho cả người lái và người tham gia giao thông. Bên cạnh hai đèn cốt sẽ được bố trí thêm hai đèn phụ để chiếu sáng bổ sung cho đèn cốt khi xe vào cua. Hai đèn chiếu này được điều khiển bởi bộ điều khiển trung tâm, dựa theo các tín hiệu cảm biến tốc độ, cảm biến góc lái, các tín hiệu bật đèn xi nhan đưa về và có các chế độ hoạt động theo các tiêu chuẩn của các bộ đèn liếc tĩnh đang được sử dụng trong thực tế (Hình 1). a. b. c. d. Hình 1. Các chế độ hoạt động của đèn liếc an toàn: (a) đèn chiếu sáng góc cua tắt khi xe đi thẳng; (b) đèn chiếu sáng góc cua bật lên cùng đèn xi nhan; (c) đèn chiếu sáng góc cua bật lên khi đi trên cung đường cong; (d) đèn chiếu sáng góc cua bật lên khi xe đi lùi hoặc trong điều kiện sương mù 157
  2. Hình 2. Lưu đồ hệ thống 2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG 2.1 Cấu tạo của hệ thống đèn liếc Bao gồm: – 2 đèn chiếu sáng góc cua được bố trí cạnh đèn cốt. – Bộ điều khiển trung tâm. (Vi điều khiển ATmega 328 hoặc AVR). – Các cảm biến. – Motor bước. – Khóa k. – Biến trở. Cảm biến ánh sáng Đèn đầu Cảm biến tốc độ Đèn xi nhan Cảm biến góc lái Control Module Motor giảm tốc xoay đèn trái Tín hiệu xi nhan trái Motor giảm tốc xoay đèn phải Tín hiệu xi nhan phải Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống 2.2 Nguyên lý hoạt động Đèn liếc hoạt động dựa trên các tín hiệu cảm biến góc lái, cảm biến tốc độ và các tín hiệu đèn xi nhan trái, phải, tín hiệu đèn cốt bật. Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: – Đèn liếc tĩnh được kích hoạt khi có tín hiệu đèn cốt bật, tín hiệu tốc độ cho thấy xe đang chạy với tốc độ dưới 40 Km/h, và cảm biến góc lái cho thấy góc vô lăng quay được 1/3 vòng trở lên 158
  3. (ứng với cung đường có bán kính cua vòng nhỏ hơn 40 m – vô lăng trên mô hình được thiết kế đánh lái hết cỡ về một phía được 2 vòng ứng với góc quay vòng β của bánh dẫn hướng bên trong khoảng 32o). – Đèn liếc tĩnh được kích hoạt ngay lập tức khi đèn cốt đang bật mà có tín hiệu đèn xi nhan được bật. Đèn xi nhan bên nào sáng thì đèn chiếu sáng góc cua tĩnh bên đó sẽ sáng. Hình 4. Mạch nguyên lý điều khiển 2.3 Ưu điểm Giúp người lái mở rộng tầm nhìn khi quan sát vào ban đ m. Tăng độ an toàn cho người lái và người cùng tham gia giao thông. Tính thẩm mỹ cho xe của người lái. 2.4 Nhược điểm Giá thành sản phẩm cao chỉ có trên xe sang. Khi sửa chữa thay thế phụ tùng giá cao. 2.5 Ứng dụng Hệ thống đèn liếc thông minh được trang bị trên nhiều dòng xe cao cấp hiện nay. Trong tương lai không chỉ trang bị trên những dòng xe cao cấp mà còn những dòng xe phổ thông hơn, bởi sự an toàn và cần thiết cho người sử dụng. Hình 5. Đèn liếc trên: (a) Mazda 6 và (b) lexus rx350 159
  4. 3 KẾT LUẬN Bài nghiên cứu giúp tôi hiểu sâu hơn về hệ thống đèn trên xe ô tô, hiểu được tổng quát cấu tạo cũng như chức năng của các bộ phận cấu thành nên hệ thống đèn liếc, hiểu rõ về ưu và nhược điểm của hệ thống và đưa hệ thống ra ứng dụng thực tiễn. Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ sử dụng cảm biến để tránh trường hợp tai nạn nhiều hơn. Đóng góp mô hình vào quá trình học tập và thực hành tại xưởng nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Văn Dũng, Hệ thống điện thân xe và điều khiển tự động trên Ô tô, ĐH SPKT. TP.HCM, 2007. [2] Nguyễn Hữu Cẩn, Kết cấu và tính toán ôtô máy kéo, NXB Bộ ĐH & Trung học chuyên nghiệp, 1985. [3] Châu Kim Lang, Phương pháp nghiên cứu khoa học, ĐH SPKT. TP.HCM, 1995. [4] Nguyễn Văn Nhanh, Giáo trình hệ thống điện – điện tử trên ô tô, ĐH Công nghệ TP.HCM. 160
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2