YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu hiệu quả alfusozin trên triệu chứng đường tiết niệu dưới và đời sống tình dục ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
63
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đánh giá hiệu quả của alfuzosin 10 mg mỗi ngày đối với rối loạn phóng tinh, rối loạn cương, đồng thời với sự cải thiện triệu chứng đường tiết niệu dưới trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu hiệu quả alfusozin trên triệu chứng đường tiết niệu dưới và đời sống tình dục ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ALFUSOZIN TRÊN TRIỆU CHỨNG<br />
ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DƯỚI VÀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC<br />
Ở BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT<br />
Đào Quang Oánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Triệu chứng đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt và rối loạn tình dục là<br />
những hiện tượng thường gặp trên nam giới lớn tuổi. Thuốc chẹn alpha thuộc nhóm thuốc được ưu tiên chọn lựa<br />
để điều trị triệu chứng đường tiết niệu dưới. Trong các thuốc chẹn alpha, Alfusozin được cho là vừa cải thiện<br />
song song rối loạn đi tiểu và rối loạn tình dục.<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của alfuzosin 10 mg mỗi ngày đối với rối loạn phóng tinh, rối loạn cương,<br />
đồng thời với sự cải thiện triệu chứng đường tiết niệu dưới trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, mở, không so sánh. Bệnh nhân nam từ<br />
50 tuổi trở lên, có triệu chứng đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt với điểm số IPSS ≥ 15<br />
và QoL ≥ 3 được đưa vào nghiên cứu. Những triệu chứng rối loạn đi tiểu và rối loạn tình dục được ghi nhận lúc<br />
đầu (trị số nền) và sau 6 tháng điều trị; áp dụng Bảng thang điểm IPSS, IIEF-5, và MSHQ (phần rối loạn phóng<br />
tinh) để tính điểm. Những cải thiện về triệu chứng được ghi nhận và đánh giá.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 69 bệnh nhân. Đa số trường hợp cải thiện rối loạn đi tiểu trong vòng 1 tháng. Trị số<br />
IPSS tổng giảm từ 19,3 (nền) xuống còn 9,6 sau 24 tuần (P = 0.001); trong đó nhóm điểm bế tắc giảm từ 11.8<br />
xuống 5,1 và nhóm điểm kích thích từ 7.3 còn 4,6. Rối loạn phóng tinh (điểm MHSQ) đồng thời cải thiện (từ<br />
21,5 lên 23,1). Tương tự, rối loạn cương (điểm IIEF-5) cải thiện ở cả 5 phân nhóm.<br />
Kết luận: Alfuzosin 10 mg/ngày trong 6 tháng cải thiện rõ triệu chứng đường tiết niệu dưới (nhanh trong 1<br />
tháng đầu), đồng thời cũng cải thiện rối loạn cương và rối loạn phóng tinh trên bệnh nhân bị tăng sinh lành tình<br />
tuyến tiền liệt.<br />
Từ khóa: Alfusozin, triệu chứng đường tiết niệu dưới, rối loạn cương, rối loạn phóng tinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTIVENESS OF MANAGEMENT OF LOWER URINARY TRACT SYMPTOMS<br />
(DUE TO BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA) AND SEXUALITY WITH ALFUSOZIN<br />
Dao Quang Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 42 - 47<br />
Introduction: Lower urinary tract symptoms (LUTS) due to benign prostatic hyperplasia (BPH) and Sexual<br />
dysfunction are highly prevalent conditions in aging men. Alpha-blockers are the drugs of choice to relieve<br />
urinary symptoms. Among alpha-blockers, Alfuzosin can concomitantly improve urinary and sexual functions.<br />
Aim: To assess the effect on ejaculatory dysfunction (EjD), on erectile dysfunction (ED), as well as on<br />
urinary symptoms of 6 months treatment with Alfuzosin 10 mg once daily in men with LUTS suggestive of<br />
BPH.<br />
Patients and methods: Descriptive, non-comparative, open-label study. Patients with moderate to severe<br />
LUTS suggestive of BPH (IPSS ≥ 15, bother score ≥ 3) were enrolled. Urinary symptoms and sexual function<br />
were evaluated at baseline and after 6 months treatment, using the International Prostate Symptoms Score<br />
Khoa Niệu B, BV Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: TS. Đào Quang Oánh<br />
<br />
42<br />
<br />
ĐT: 0955012301<br />
<br />
Email: daoquangoanh53@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(IPSS), the International Index of Erectile Function-5 (IIEF-5) and the Male Sexual Health Questionnaire<br />
(MSHQ) ejaculation score. Changes of symptoms were recorded and evaluated.<br />
Results: In total, 69 patients were enrolled. The majority of patients perceived a marked and rapid<br />
improvement in LUTS within 1 month. Then, the changes continued but slowly and gradually. IPSS total score<br />
improved from 19.3 at baseline to 9.6 at 6 months (P = 0.001). IPSS voiding (from 11.8 at baseline to 5.1 at 6<br />
months) and irritative (from 7.3 at baseline to 4.6 at 6 months) sub scores also significantly improved. At the<br />
same time, MHSQ ejaculation score improved from 21.5 at baseline to 23.1 at 6 months. IIEF-5 score also<br />
improved in all 5 subgroups.<br />
Conclusions: Alfuzosin 10 mg OD administered for 6 months provides a significant improvement in LUTS<br />
and bother score while concomitantly improving both ED and EjD.<br />
Keywords: Alfuzosin, LUTS, ED, EjD.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý<br />
rất thường gặp trên nam giới lớn tuổi. Tuyến<br />
tiền liệt là một cơ quan chủ yếu thuộc hệ sinh<br />
dục, cùng với túi tinh, có chức năng chính là tạo<br />
tinh dịch. Tuy nhiên, do vị trí đặc biệt nằm ngay<br />
dưới cổ bàng quang và bao quanh niệu đạo sau,<br />
nên khi to ra sẽ thể hiện trên lâm sàng qua<br />
những rối loạn đi tiểu, gọi chung là “triệu chứng<br />
đường tiết niệu dưới”.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả của Alfusozin XL<br />
10mg/ngày, uống liên tục 6 tháng, trong việc cải<br />
thiện Triệu chứng đường tiết niệu dưới, Rối loạn<br />
cương và Rối loạn phóng tinh trên bệnh nhân có<br />
tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.<br />
<br />
Rối loạn tình dục, gồm “rối loạn chức năng<br />
cương” và “rối loạn phóng tinh” đồng thời cũng<br />
thường gặp trên nam giới lớn tuổi.<br />
Nhiều thống kê gần đây trên thế giới cho<br />
thấy Triệu chứng đường tiết niệu dưới và Rối<br />
loạn tình dục có mối tương quan thuận với<br />
nhau(2,4,5). Thuốc Chẹn alpha là nhóm thuốc hàng<br />
đầu trong điều trị triệu chứng đường tiết niệu<br />
dưới do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Hiệu<br />
quả cải thiện triệu chứng bế tắc đường tiết niệu<br />
dưới của các loại thuốc chẹn alpha tương đương<br />
nhau nhưng tác dụng phụ trên huyết áp và chức<br />
năng tình dục lại khác nhau(1).<br />
Gần đây, nhiều tài liệu trên thế giới cho thấy<br />
Alfusozin là thuốc chẹn alpha được cho là cùng<br />
lúc cải thiện được cả triệu chứng bế tắc đường<br />
tiết niệu dưới và chức năng tình dục, đặc biệt là<br />
đối với rối loạn phóng tinh(3,9,10). Nghiên cứu này<br />
được thực hiện để xem nhận xét này có đúng<br />
trên bệnh nhân Việt Nam không.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP<br />
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng, mở,<br />
không so sánh. Thực hiện từ 01/2010 đến<br />
12/2013.<br />
<br />
Đối tượng<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh<br />
Bệnh nhân nam từ 50 tuổi trở lên, có triệu<br />
chứng đường tiết niệu dưới do tăng sinh lành<br />
tính tuyến tiền liệt điểm số IPSS ≥ 15 (trung bình<br />
– nặng) và QoL ≥ 3 (tạm chấp nhận, không bằng<br />
lòng hoặc rất khổ sở với bệnh) còn mong muốn<br />
hoạt động tình dục đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
sau khi được giải thích.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch đang điều<br />
trị, đang sử dụng thuốc ức chế PDE5 để điều trị<br />
rối loạn cương.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Mỗi bệnh nhân được khám và đánh giá<br />
thang điểm về triệu chứng đường tiết niệu<br />
dưới, rối loạn cương, rối loạn phóng tinh tại<br />
các buổi khám theo hẹn. Tại lần khám ngày 1<br />
lấy các trị số nền ban đầu theo các câu hỏi<br />
thang điểm của bảng triệu chứng đường tiết<br />
<br />
43<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
niệu dưới, rối loạn cương, rối loạn phóng tinh.<br />
Tại các buổi tái khám sau, theo dõi sự thay đổi<br />
của các điểm triệu chứng.<br />
Tất cả bệnh nhân được khám tối thiểu 5 lần<br />
theo lịch hẹn: lần khám thứ 1 (ngày 1: lấy các trị<br />
số nền ban đầu), lần khám thứ 2 (ngày 7 ± 2), lần<br />
3 (ngày 28 ± 3), lần 4 (tuần 12 ± 7 ngày), lần 5<br />
(tuần 24 ± 7 ngày).<br />
Thang điểm triệu chứng đường tiết niệu<br />
dưới dựa vào bảng thang điểm quốc tế của<br />
tuyến tiền liệt (IPSS và QoL).<br />
<br />
Rối loạn phóng tinh<br />
Sau 6 tháng điều trị với alfuzosin, sự rối loạn<br />
phóng tinh có cải thiện. Thang điểm theo bảng<br />
MSHQ thay đổi từ 21,5 (trị số nền, ban đầu) sang<br />
23,1 (tuần 24, p=0,022). Tuy nhiên trị số cao nhất<br />
lại ở tuần 12 (22,4 điểm). Chúng tôi nhận thấy<br />
cùng thời gian, sự cải thiện của triệu chứng<br />
đường tiết niệu dưới cũng thể hiện rõ nhất vào<br />
tháng thứ 3 (tuẩn 12), sau đó thì ổn định và<br />
không giảm thêm nữa.<br />
<br />
Thang điểm rối loạn cương dựa vào bảng<br />
thang điểm quốc tế rối loạn cương (International<br />
Index of Erectile Function-5; IIEF-5)(6) gồm 5 câu<br />
hỏi (cho từ 1 đến 5 điểm / mỗi câu). Phân loại về<br />
chức năng cương như sau: không rối loạn cương<br />
(22–25); rối loạn cương nhẹ (17–21); rối loạn<br />
cương trung bình-nhẹ (12–16); rối loạn cương<br />
trung bình (8 – 11); rối loạn cương nặng (5–7).<br />
Thang điểm về rối loạn phóng tinh dựa vào<br />
bảng Sức khỏe tình dục trên nam giới (Male<br />
Sexual Health Questionnaire; MSHQ)(7). Bảng<br />
thang điểm đầy đủ gồm 25 câu hỏi (cho từ 1 đến<br />
5 điểm / mỗi câu), chia làm 5 phần: cương dương<br />
(câu 1 – 4), phóng tinh (câu 5 – 12), mức độ hài<br />
lòng (câu 13 – 18), sự thay đổi so sánh với 1<br />
tháng trước (câu 19 – 21), và nhu cầu tình dục<br />
(câu 22 – 25). Chúng tôi chỉ áp dụng thang điểm<br />
các câu hỏi về phóng tinh và mức độ hài lòng<br />
(các câu hỏi từ 5 – 18).<br />
<br />
Biểu đồ 1. Sự cải thiện về Rối loạn phóng tinh ở tuần<br />
thứ 4,12,24 so với trị số ban đầu theo Bảng điểm<br />
MSHQ.<br />
<br />
Sự hài lòng<br />
Mức độ thỏa mãn, hài lòng có vẻ khá hơn, tuy<br />
nhiên sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Những thay đổi trên triệu chứng đường tiết<br />
niệu dưới, rối loạn cương, rối loạn phóng tinh so<br />
sánh với trị số nên ban đầu được ghi nhận và xử<br />
lý theo phương pháp thống kê.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Sử dụng phần mềm thống kê và phần mềm<br />
xử lí số liệu SPSS phiên bản 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng cộng có 69 bệnh nhân.<br />
Tuổi trung bình = 61,3 ± 7,2 tuổi.<br />
<br />
44<br />
<br />
Biểu đồ 2. Sự cải thiện về Mức độ hài lòng ở tuần<br />
thứ 4,12,24 so với trị số ban đầu theo Bảng điểm<br />
MSHQ.<br />
<br />
Rối loạn cương<br />
Theo tiêu chí IIEF-5, phân loại rối loạn cương<br />
(RLC) thành 5 phân nhóm từ “không rối loạn<br />
cương” đến “rối loạn cương nặng”.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Trước khi điều trị:<br />
<br />
Triệu chứng đường tiết niệu dưới<br />
<br />
Không RLC: 5 bệnh nhân (7,3%)<br />
<br />
Rối loạn đi tiểu<br />
Theo thời gian, có sự cải thiện rõ về điểm<br />
IPSS tổng, đồng thời cả điểm bế tắc và kích thích<br />
cũng giảm. Giai đoạn thuyên giảm nhanh triệu<br />
chứng là trong vóng 1 tháng đầu sau uống<br />
Alfusozin. Sau đó sự cải thiện chậm dần và có vẻ<br />
ổn định ở tháng thứ 3. Sau 12 tuần, sự thuyên<br />
giảm chậm hẳn, tuy nhiên phần đông bệnh nhân<br />
đều hài lòng với sự thuyên giảm này.<br />
<br />
RLC nhẹ: 15 bệnh nhân (21,7%)<br />
RLC trung bình-nhẹ: 24 bệnh nhân (34,8%)<br />
RLC trung bình: 14 bệnh nhân (20,3%)<br />
RLC nặng: 11 bệnh nhân (15,9%)<br />
Sau 6 tháng điều trị:<br />
Không RLC: 11 bệnh nhân (15,9%)<br />
RLC nhẹ: 17 bệnh nhân (24,6%)<br />
RLC trung bình-nhẹ: 25 bệnh nhân (36,2%)<br />
RLC trung bình: 9 bệnh nhân (13%)<br />
RLC nặng: 7 bệnh nhân (10,1%)<br />
Kết quả là: số trường hợp RLC nặng và trung<br />
bình giảm. Số trường hợp không RLC và RLC<br />
nhẹ tăng.<br />
Số bệnh nhân có cải thiện sau 6 tháng như<br />
sau:<br />
4 bệnh nhân từ RLC nặng xuống trung bình<br />
(3 bệnh nhân) và trung bình-nhẹ (1 bệnh nhân).<br />
<br />
Khởi đầu, trị số IPSS tổng trung bình (nền) =<br />
19,3 điểm; trong 69 bệnh nhân, có 36 bệnh nhân<br />
(52%) với điểm số triệu chứng thuộc loại trung<br />
bình (IPSS = 15-19) và 33 bệnh nhân (48%) có<br />
điểm số triệu chứng thuộc loại nặng (IPSS ≥20).<br />
Sau 12 tuần IPSS tổng giảm xuống còn 10,2 điểm<br />
và sau 24 tuần còn 9,6 điểm (P = 0.001). Tương tự<br />
điểm bế tắc giảm (từ11.8 điểm xuống 5,1điểm; P<br />
= 0.002) và điểm kích thích (từ 7.3 điểm còn 4.6<br />
điểm; P = 0.008).<br />
<br />
8 bệnh nhân từ RLC trung bình xuống trung<br />
bình-nhẹ (5 bệnh nhân) và nhẹ (3 bệnh nhân).<br />
5 bệnh nhân từ RLC trung bình-nhẹ xuống<br />
nhẹ (4 bệnh nhân) và không RLC (1 bệnh nhân).<br />
5 bệnh nhân từ RLC nhẹ xuống không bị<br />
RLC.<br />
Biểu đồ 4. Sự cải thiện về Rối loạn đi tiểu ở tuần thứ<br />
1,4,12,24 so với trị số ban đầu theo Bảng điểm IPSS.<br />
Chia làm 3 nhóm: IPSS tổng, IPSS bế tắc, IPSS kích thích.<br />
<br />
Chất lượng sống<br />
Tương tự như đối với sự cải thiển của điểm<br />
IPSS, điểm chất lượng sống cũng cải thiện nhanh<br />
ở tháng đầu tiên, sau đó tốc độ cải thiện giảm và<br />
ổn định dần đến tháng thứ 6.<br />
<br />
Biểu đồ 3. Sự cải thiện về chức năng cương ở tuần<br />
24 so với trị số ban đầu theo Bảng điểm IIEF-5. Sắp<br />
xếp theo phân loại nhóm. Tỷ lệ % ghi trên đầu cột, tương<br />
<br />
Điểm QoL từ trị số nền trung bình 4,4<br />
điểm (trung gian giữa khổ sở (điểm 4) và rất<br />
khổ (điểm 5)) giảm xuống còn 2,5 điểm (tạm<br />
bằng lòng).<br />
<br />
ứng số bệnh nhân trong cột (số có gạch dưới).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Biểu đồ 5. Sự cải thiện về Chất lượng sống ở tuần<br />
1,4,12,24 so với trị số ban đầu theo Bảng điểm QoL.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Triệu chứng đường tiết niệu dưới và rối loạn<br />
cương cùng rối loạn phóng tinh có mối tương<br />
quan khá chặt chẽ. Nhiều nghiên cứu đa quốc<br />
gia trên thế giới trên một số lượng khá đông<br />
bệnh nhân đã chứng minh nhận xét này(4,5).<br />
Tamsulosin và Alfusozin là 2 loại thuốc chẹn<br />
alpha thường được sử dụng nhất trong điều trị<br />
rối loạn đi tiểu do tăng sinh lành tính tuyến tiền<br />
liệt. Cả 2 thuốc thường được uống 1 lần/ngày và<br />
vào lúc tối khi đã nghỉ ngơi, ít đi lại để tránh tác<br />
dụng phụ “hạ huyết áp tư thế đứng”. Sự khác<br />
biệt về tác dụng phụ này trên 2 thuốc không<br />
khác biệt nhiều. Tuy nhiên tác dụng phụ trên<br />
chức năng tình dục lại khá cách biệt(1,10).<br />
Tamsulosin có tỷ lệ cao hơn gây phóng tinh<br />
ngược, giảm thể tích tinh dịch. Alfusozin cải<br />
thiện chức năng cương và có tỷ lệ rất thấp, tương<br />
đương giả dược, trên rối loạn phóng tinh(9,10).<br />
Nghiên cứu này cho thấy, tương tự như<br />
những báo cáo trên thế giới, Alfusozin có hiệu<br />
quả cải thiện chức năng tình dục trên người VN<br />
khi sử dụng để điều trị tăng sinh lành tình tuyến<br />
tiền liệt. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy<br />
tỷ lệ rối loạn cương và rối loạn phóng tinh tăng<br />
song song với độ nặng của triệu chứng đường<br />
tiết niệu dưới(4,5). Chúng tôi chọn những bệnh<br />
nhân có điểm số IPSS ≥ 15 là những người có<br />
triệu chứng rối loạn đi tiểu từ mức trung bìnhnặng đến nặng và những rối loạn này đã làm<br />
giảm rõ chất lượng sống (QoL ≥ 3). Khi các rối<br />
<br />
46<br />
<br />
loạn đi tiểu giảm bớt, chất lượng sống cải thiện<br />
thì đồng thời chức năng tình dục cũng cải thiện<br />
theo. Triệu chứng đường tiết niệu dưới giảm<br />
nhanh trong 1 tháng đầu, giảm chậm hơn trong<br />
2 tháng kế tiếp, sau đó ổn định, vẫn tiếp tục<br />
giảm nhưng chậm và ít hơn trong 3 tháng cuối.<br />
Sự thay đổi của điểm IPSS và QoL thấy rõ và có<br />
ý nghĩa thống kê. Sự cải thiện về đời sống tình<br />
dục, cả trên chức năng cương, phóng tinh và<br />
mức độ hài lòng về tình dục diễn ra chậm hơn<br />
và không rõ bằng, có thể do sự phức tạp và khó<br />
khăn trong việc đặt và trả lời các câu hỏi.<br />
Liên quan giữa triệu chứng đường tiết<br />
niệu dười do tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt<br />
và rối loạn tình dục bắt đầu được chú ý từ<br />
những năm cuối của thế kỷ 20. Báo cáo cùa<br />
Calais và cs(2) trên các bệnh nhân tại 2 quốc gia<br />
Anh và Pháp cho thấy >50% bệnh nhân công<br />
nhận vai trò quan trọng của sự suy giảm đời<br />
sống tình dục nếu xảy ra. Sau đó có nhiều<br />
nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia với số<br />
lượng lớn bệnh nhân được công bố:<br />
Năm 2003: MSAM-7 (Multinational Survey<br />
of the Aging Male)(5): 14,254 nam giới 50-80 tuổi,<br />
7 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan,<br />
Tây Ban Nha.<br />
Năm 2005: ASAM (Asian Survey of Aging<br />
Males)(4): 1155 nam giới 50-80 tuổi, 5 quốc gia:<br />
Hong Kong, Singapore, Malaysia, Philippines,<br />
Thailand.<br />
Năm 2007: AMORE (Asian Multinational<br />
Prospective Observational Registry): 994 nam<br />
giới 40-88 tuổi.<br />
Năm 2007: BRPS (BPH Registry and Patient<br />
Survey): 6909 nam giới (tuổi trung bình 66 tuổi),<br />
Hoa Kỳ.<br />
Nghiên cứu MSAM-7 là nghiên cứu tiêu<br />
biểu. Thống kê cho thấy nhu cầu về đời sống<br />
tình dục vẫn còn đóng một vai trò quan trọng<br />
trong đời sống của nam giới >50 tuổi(5). Kết quả<br />
chung đều thống nhất là giữa triệu chứng đường<br />
tiết niệu dưới và rối loạn tình dục có mối tương<br />
quan chặt chẽ và là một yếu tố độc lập với tuổi<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn