Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 2
download
Bài viết Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk tiến hành thu thập loài nấm Ganoderma applanatum mọc hoang dã ngoài từ nhiên, sau đó tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn của một số loại cao chiết thô từ của chúng để làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng loài nấm Ganoderma applanatum trong đời sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 thu thập tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk
- Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0147 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN TỪ CÁC CAO CHIẾT THÔ CỦA LOÀI NẤM Ganoderma applanatum (PERS.) PAT. 1887 THU THẬP TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN, TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Phương Đại Nguyên, Nguyễn Hữu Kiên*, Trần Thị Kim Thi Trường Đại học Tây Nguyên *Email: nhkien@ttn.edu.vn TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập loài Ganoderma applanatum có nguồn gốc tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk, tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum thu thập được dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri chứa môi trường Mueller Hinton Agar bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô với các dung môi: nước, methanol, acetone, ethanol đối với 3 loài vi khuẩn gồm: vi khuẩn B. subtilis (ATCC 6633TM), S. aureus (ATCC 25923TM), E. coli (ATCC 25922TM). Kết quả cho thấy khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô đối với 3 loại vi khuẩn nghiên cứu là khác nhau, trong đó cao thô ethanol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất cụ thể với nồng độ 320 mg/mL có khả năng kháng được 2 loại vi khuẩn B. subtilis, S. aureus với kích thước vòng kháng khuẩn đạt 15 mm sau 24 h nuôi cấy, còn cao nước không có vòng kháng khuẩn. Từ khoá: Ganoderma applanatum, kháng khuẩn, Chư Yang Sin. 1. GIỚI THIỆU Nấm nói chung và các loài nấm lớn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người để làm thực phẩm, chế biến thức ăn, làm thuốc chữa bệnh. Nấm lớn được sử dụng trong y dược nhiều nhất là các loài nấm Linh chi thuộc họ Ganodermataceae. Các sản phẩm công bố nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng sinh học, nuôi trồng và ứng dụng nấm Linh chi trong đời sống khá phong phú. Các nhóm chất và chất có tác dụng sinh học bao gồm: triterpenoid, steroid, acid béo, enzyme kháng sinh, protein,… Về mặt hoạt tính dược lý, các acid béo có khả năng ức chế giải phóng histamin. Nhóm protein có khả năng chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn dịch. Nhóm nucleotid ức chế kết dính tiểu cầu, giãn cơ và giảm đau. Nhóm alcaloid có tác dụng trợ tim. Nhóm steroid giải độc gan, ức chế sinh tổng hợp cholesterol. Nhóm polysacchairid chống hạ đường huyết, tăng cường miễn dịch. Nhóm triterpen hạ huyết áp, ức chế enzyme biến đổi angiotensine (ACE), bảo vệ gan, chống khối u. Ngoài ra, nguyên tố Germanium cũng được tìm thấy trong nấm lim xanh G. lucidum cũng có tác dụng chống ung thư theo cơ chế ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng tế bào - (Hypoxia). Germanium không trực tiếp tấn công vào các tế bào u, bướu mà kích thích hệ thống miễn dịch tự tiến hành sửa chữa các tổn thương, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào,… [1]. Hiện nay, chỉ có một số công bố về hoạt tính của cao chiết từ quả thể loài Ganoderma applanatum. Ở Việt Nam loài nấm Ganoderma applanatum mọc hoang dại chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, các dữ liệu về hoạt tính kháng khuẩn của chúng còn rất ít. Mục đích 177
- Nguyễn Phương Đại Nguyên và cs. của nghiên cứu này tiến hành thu thập loài nấm Ganoderma applanatum mọc hoang dã ngoài từ nhiên, sau đó tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn của một số loại cao chiết thô từ của chúng để làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng loài nấm Ganoderma applanatum trong đời sống. Trên cơ sở đó, chúng tối tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum thu thập được dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri chứa môi trường Mueller Hinton Agar bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô với các dung môi: nước, methanol, acetone, ethanol đối với 3 loài vi khuẩn gồm: vi khuẩn B. subtilis (ATCC 6633TM), S. aureus (ATCC 25923TM), E. coli (ATCC 25922TM). Trong đó, E.coli là vi khuẩn Gram (-) có thể gây ra các bệnh khác nhau. Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng gây ra tiêu chảy và các bệnh đường ruột. Khi xâm nhập vào đường bài tiết chúng gây ra các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu [2]; S.aureus là vi khuẩn Gram (+) thường gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau, S.aureus phân bố hầu hết trong các hốc tự nhiên của con người như mũi, bề mặt da, tai,… và có khả năng gây các bệnh như mụn nhọt, viêm da, viêm phổi, viêm não, đường tiết niệu, hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vết thương hậu phẫu [3]; B.subtilis là vi khuẩn Gram (+) probiotic – vi khuẩn có lợi, an toàn. B.subtilis không được coi là tác nhân gây bệnh hoặc độc hại do đó chúng được sử dụng để sản xuất các chế phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa [3]. Đồng thời nghiên cứu sử dụng đối chứng dương là ampicillin: là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung beta-lactam; Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp - xe, đầu đinh,... viêm tai giữa, bàng quang và thận,... 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu nghiên cứu và phương pháp chuẩn bị mẫu nghiên cứu Loài nấm Ganoderma applanatum được thu tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk; sau đó làm sạch và sấy ở nhiệt độ 55 - 60 oC đến khi đạt độ ẩm 8 %. Mẫu sau khi sấy được bảo quản trong bao PE màu đen và giữ trong tủ đông ở nhiệt độ -30 oC hoặc sử dụng ngay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập, phân tích, định loại mẫu Thu thập mẫu nấm được tiến hành theo phương pháp của Lê Bá Dũng (2003): Mẫu sẽ được tìm kiếm và thu thập theo các sinh cảnh khác nhau như: Rừng thông, rừng hỗn giao lá kim và lá rộng, trảng cỏ và cây bụi, mẫu được thu một cách ngẫu nhiên dọc theo tuyến đường thu mẫu. Khi thu mẫu chúng tôi dựa vào một số đặc điểm cơ bản của chi nấm để làm cơ sở thu mẫu như: Quả thể dạng san hô, thịt nấm mềm, dễ thối rữa, nấm có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng, kem, trắng,…[4]. Phân tích các đặc điểm: Phân tích đặc điểm hiển vi như bào tử, hệ sợi, đảm,… sử dụng kính hiển vi Olympus (Nhật) quan sát ở độ phóng đại 400 và phân tích hình thái ngoài như màu sắc, độ phân nhánh, sự biến đổi màu sắc của nấm khi bị thương bằng cách sử dụng kính lúp tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học, Trường Đại học Tây Nguyên. 178
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum … Định danh loài: Dựa vào những dẫn liệu về hình thái, cấu trúc giải phẫu, chúng tôi tiến hành định danh theo phương pháp hình thái giải phẫu so sánh dựa trên tư liệu của các tác giả Teng (1964) [5], Trịnh Tam Kiệt (2011) [6]. * Phương pháp trích ly mẫu: Trích ly mẫu nghiên cứu được tiến hành cụ thể như sau: Chiết mẫu sử dụng phương pháp ngâm kiệt bằng dung môi hữu cơ theo tỉ lệ (1:10). Đối với ba dung môi acetone, ethanol và methanol đều thực hiện theo một quy trình, riêng với dung môi nước mẫu nấm được chiết nóng ở 100 ̊C trong thời gian 4 - 8 giờ, đậy nắp miệng bình để nước không bay hơi. Sau đó gạn thu dịch chiết và lặp lại cho đến khi dịch chiết có màu nhạt dần. Dịch chiết thu được tiến hành lọc bằng vải kate trắng và lọc lại bằng giấy lọc, chưng cất bằng phương pháp thăng hoa ở 60 oC. Kết thúc thu được cao thô acetone, cao thô methanol, cao thô ethanol và cao thô nước. * Phương pháp thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết. Nguyên tắc: Dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn được tạo ra trên đĩa petri chứa môi trường Mueller Hinton Agar bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch [7]. Chuẩn bị môi trường Theo công thức lấy 34 g Mueller Hinton Agar pha trong 1 L nước cất, điều chỉnh pH 7 sau đó đem đun sôi để hòa tan rồi đem hấp khử trùng ở 121 oC trong 15 phút, 1atm. Sau đó để nguội, khi nhiệt độ còn khoảng 50 - 60 oC thì đổ khoảng 25 mL môi trường đã hấp khử trùng vào một đĩa petri vô trùng đường kính 9 cm để có độ dày 4 mm. Chuẩn bị vi khuẩn Tăng sinh vi khuẩn trong môi trường canh thang rồi ủ ấm ở 37 oC. Vi khuẩn sau 24 giờ tăng sinh tiến hành ly tâm thu cặn bỏ dịch (ly tâm 3.000 vòng/5 phút) rồi pha với nước muối sinh lý 0,9 % căn cứ độ đục chuẩn (McFarland). Hút 100 µL dịch vi khuẩn đã chuẩn bị cho vào đĩa thạch láng đều dịch chứa vi khuẩn trên mặt đĩa thạch bằng que cấy trải, ủ 30 phút rồi sử dụng dụng cụ đục lỗ thạch, tạo lỗ theo sơ đồ dưới, lỗ đục có đường kính 5 mm. Quy ước đục lỗ thạch Chú thích: 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là lỗ nhỏ cao chiết có nồng độ khảo sát cao xuống thấp nhất; 6 là nhỏ đối chứng âm là dung môi pha mẫu. Nhỏ cao chiết thô hoặc cao chiết phân đoạn vào lỗ đục. Để khô tự nhiên trong 30 phút ở nhiệt độ phòng rồi ủ ấm ở nhiệt độ 37 oC. Đo vòng kháng khuẩn sau 24 h. Đo và ghi lại kích thước vòng 179
- Nguyễn Phương Đại Nguyên và cs. vô khuẩn. Hoạt tính ức chế vi khuẩn được đánh giá bằng cách đo đường kính (ĐK) vòng ức chế vi sinh vật. Dùng thước kẹp có chia mm để đo đường kính vòng kháng khuẩn. Thí nghiệm được lặp lại ba lần và lấy số đo đường kính trung bình. Nồng độ cao trong lỗ: Cao Nồng độ 320 mg/mL 160 mg/mL Cao thô 80 mg/mL 40 mg/mL 20 mg/mL * Xử lý số liệu Xử lý thống kê trên phần mềm Stagraphic Centurion XV. Các số liệu biểu diễn giá trị trung bình của 3 lần lặp lại ± độ lệch chuẩn với mức ý nghĩa p
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum … Hình 1. Loài Ganoderma applanatum (Pers.) Pat. 1887 Ghi chú: a,b,c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tầng; g: Ống nấm (a,b,c = 2 cm; d,e = 5 m; f = 1 mm; g = 0,5 mm) 3.2. Khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của quả thể loài Ganoderma applanatum Sau khi tiến hành trích li thu cao chiết thô, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết của mẫu nấm trên 3 loài vi khuẩn gồm: B. subtilis (ATCC 6633TM), S. aureus (ATCC 25923TM), E. coli (ATCC 25922TM). Phương pháp được sử dụng là phương pháp đục lỗ thạch (lỗ đục có đường kính 5 mm). Mỗi loại cao thô chiết với các dung môi khác nhau ở các nồng độ khác nhau thì có hoạt tính kháng khuẩn là khác nhau. Hoạt tính kháng khuẩn được khảo sát dựa trên chỉ số là đường kính của vòng vô khuẩn. Kết quả được trình bày ở Bảng 1, 2, 3, 4. Bảng 1. Khả năng kháng khuẩn của cao thô nước mẫu Ganoderma applanatum Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Cao thô Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Ampicillin Nước 20 mg/mL 40 mg/mL 80 mg/mL 160 mg/mL 320 mg/mL 0,05 mg/mL B. subtilis - - - - - 27,7 ± 0,31 (ATCC6633TM) S. aureus - - - - - 35,0 ± 0,2 (ATCC25923TM) E. coli - - - - - 16,3 ± 0,25 (ATCC25922TM) Chú thích: (-): Không biểu hiện sự ức chế, vi khuẩn vẫn phát triển bình thường. 181
- Nguyễn Phương Đại Nguyên và cs. Dựa vào Bảng 1 chúng tôi rút ra kết luận, ở tất cả các nồng độ khảo sát, cao nước được chiết từ mẫu nấm không có khả năng ức chế vi khuẩn B. subtilis, S. aureus, E. coli. Bảng 2. Khả năng kháng khuẩn của cao thô methanol mẫu Ganoderma applanatum Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Cao thô Methanol Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Ampicillin 20 mg/mL 40 mg/mL 80 mg/mL 160 mg/mL 320 mg/mL 0,05 mg/mL B.subtilis 8,0a ± 0,06 9,7ab ± 0,06 11,3bc ± 0,06 12,3c ± 0,06 13,3c ± 0,06 27,7d ± 0,31 (ATCC6633TM) S.aureus 7,3a ± 0,06 8,7a ± 0,06 11,0b ± 0,1 12,0b ± 0,1 12,0b ± 0,1 35,0c ± 0,2 (ATCC25923TM) E.coli - - - - - 16,3 ± 0,25 (ATCC25922TM) Chú thích: a-d biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về đường kính vòng kháng khuẩn ở các nồng độ khác nhau của các cao chiết với độ tin cậy 95 % (p
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum … Hình 2. Khả năng kháng khuẩn của cao thô methanol mẫu Ganoderma applanatum Hình 3. Khả năng kháng khuẩn của cao thô acetone mẫu Ganoderma applanatum Tiếp tục khảo sát khả năng kháng khuẩn của cao thô ethanol. 183
- Nguyễn Phương Đại Nguyên và cs. Bảng 4. Khả năng kháng khuẩn của cao thô ethanol mẫu Ganoderma applanatum Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) Cao thô methanol Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Nồng độ Ampicillin 20 mg/mL 40 mg/mL 80 mg/mL 160 mg/mL 320 mg/mL 0,05 mg/mL B.subtilis 10,7a ± 0,06 12,3ab ± 0,06 13,3bc ± 0,06 14,3bc ± 0,06 15,0c ± 0,10 27,7d ± 0,31 (ATCC6633TM) S.aureus 10,0a ± 0,10 12,0ab ± 0,10 13,0bc ± 0,10 14,0bc ± 0,10 15,0c ± 0,10 35,0d ± 0,2 (ATCC25923TM) E.coli - - - - - 16,3 ± 0,25 (ATCC25922TM) Chú thích: a-d biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về đường kính vòng kháng khuẩn ở các nồng độ khác nhau của các cao chiết với độ tin cậy 95 % (p
- Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn từ các cao chiết thô của loài nấm Ganoderma applanatum … 4. KẾT LUẬN Từ những kết quả trên cho thấy, đối với loài nấm Ganoderma applanatum thu thập được tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin có khả năng kháng khuẩn của các loại cao thô: nước, methanol, acetone, ethanol đối với 3 loài vi khuẩn gồm: vi khuẩn B. subtilis (ATCC 6633TM), S. aureus (ATCC 25923TM), E. coli (ATCC 25922TM) là khác nhau; trong đó cao thô ethanol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất trong 4 loại cao thô, còn cao nước không có vòng kháng khuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lin, S. B., Li, C. H., Lee, S. S. & Kan, L. S. (2003). Triterpene-enriched extracts from Ganoderma lucidum inhibit growth of hepatoma cells via suppressing protein kinase C, activating mitogen-activated protein kinases and G2-phase cell cycle arrest. Life Sciences, 72(21), 2381-2390. [2]. Kamra, A. & Bhatt, A.B. (2012). Evaluation of antimicrobial and antioxidant activity of Ganoderma lucidum extracts against human pathogenic bacteria. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 4(2), 359-362. [3]. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Tiến & Phạm Văn Ty (2008). Vi sinh vật học. NXB Giáo dục. [4]. Lê Bá Dũng (2003). Nấm lớn Tây Nguyên. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 361-365. [5]. Teng, S. C. (1964). Fungi of China, by the Department of Plant Pathology Cornell University, Ithaca, NY 14853. [6]. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn Việt Nam, tập 1. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [7]. Nguyễn Thanh Hà (1991). Phương pháp kỹ thuật kháng sinh khuếch tán. Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh y học, NXB Y học, Hà Nội. 185
- Nguyễn Phương Đại Nguyên và cs. ABSTRACT RESEARCH FOR ANTI-BIRCUIT ACTIVITIES FROM THE RIGHT EXTRACT OF Ganoderma applanatum (PERS.) PAT. 1887 COLLECTED IN CHU YANG SIN NATIONAL PARK, DAK LAK PROVINCE Nguyen Phuong Dai Nguyen, Nguyen Huu Kien*, Tran Thi Kim Thi Tay Nguyen University *Email: nhkien@ttn.edu.vn In this study, we collected Ganoderma applanatum species native to Chu Yang Sin National Park, Dak Lak province, and conducted a study on antibacterial activity from the crude extracts of the collected Ganoderma applanatum fungus. based on the ability to inhibit the growth of bacteria shown by the diameter of the antibacterial ring created on a petri dish containing Mueller Hinton Agar medium by agar plate diffusion method. Antibacterial ability of crude extracts with solvents: water, methanol, acetone, ethanol against 3 bacterial species including: bacteria B. subtilis (ATCC 6633TM), S. aureus (ATCC 25923TM), E. coli (ATCC 25922TM). The results showed that the antibacterial ability of crude extracts against 3 types of bacteria was different, in which, crude ethanol showed the best antibacterial activity, specifically with the concentration of 320 mg/mL having antibacterial ability. 2 types of bacteria B. subtilis, S. aureus with antibacterial ring size of 15 mm after 24 hours of culture, high water without antibacterial ring. Keywords: Ganoderma applanatum, antibacteria, Chu Yang Sin. 186
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khả năng sử dụng tinh dầu lá tía tô trong bảo quản thịt lợn
8 p | 88 | 10
-
Nghiên cứu khả năng kháng nấm mốc Aspergillus niger N3 gây bệnh trên hạt giống đậu xanh bằng dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida
15 p | 116 | 6
-
Khảo sát đặc tính sinh hóa và khả năng kháng khuẩn của cao chiết từ cây Môn Ngọt (Colocasia esculenta)
10 p | 104 | 5
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu rau kinh giới (Elsholtzia ciliata)
10 p | 33 | 5
-
Nghiên cứu khả năng ứng dụng dịch chiết củ Gừng (Zingiber officinale Rosc) để chế tạo hạt nano bạc và đánh giá khả năng kháng khuẩn
10 p | 93 | 5
-
Nghiên cứu khả năng kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây bệnh bạc lá lúa của chế phẩm nano đồng-bạc/Chitosan Oligosaccharide
7 p | 56 | 5
-
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá cây Thuốc Thượng (Phaeanthus vietnamensis Ban)
5 p | 66 | 4
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của dịch nuôi xạ khuẩn nội sinh trên cây Màng tang (Listea Cubeba) và tương tác với tinh dầu Màng tang trên vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm
6 p | 54 | 4
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại tinh dầu
6 p | 107 | 4
-
Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn Esherichia Coli phân lập từ thịt (lợn, gà) tại chợ bán lẻ thuộc Huyện Gia Lâm, Hà Nội
7 p | 8 | 4
-
Đánh giá khả năng kháng khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn của một số loại thảo dược
6 p | 96 | 3
-
Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây sả chanh Cymbopogon citratus trồng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
7 p | 53 | 3
-
Nghiên cứu khả năng đối kháng của nấm trichoderma với phytophthora gây bệnh tiêu chết nhanh
7 p | 77 | 3
-
Khả năng kháng khuẩn Vibrio parahaemolyticus của dịch trích cây trâm bầu (Combretum quadrangulare) trong điều kiện in vitro
6 p | 52 | 2
-
Sàng lọc vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
12 p | 78 | 2
-
Đánh giá khả năng kháng khuẩn của giấm táo
8 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hạt quả bơ và ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi
7 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn