Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
lượt xem 1
download
Bài báo "Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch" tập trung vào phân tích bốn yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
- NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH ThS. Trần Thị Huyền Trang Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh riêng lẻ của mình mà cần phải tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà cung cấp cũng như các khách hàng. Vì thế, quản trị chuỗi cung ứng trong ngành sản xuất đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua, trong khi các nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng trong ngành du lịch vẫn còn rất hạn chế. Các bên tham gia vào mạng lưới hợp tác trong ngành du lịch không chỉ giúp giải quyết các mục tiêu kinh doanh khác nhau mà còn mang lại những lợi ích tiềm năng cho doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi cung ứng trong ngành du lịch. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu và tổng hợp các dữ liệu thứ cấp, bài báo tập trung vào phân tích bốn yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Từ khóa: chuỗi cung ứng, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng du lịch. Abstract Owing to compete successfully in the global business environment, companies not only focus on individual enterprises but also participate on the supply chain of suppliers as well as customers. Therefore, supply chain management in the manufacturing industry has attracted widespread research interest over the past two decades, whereas no more researches related to the field of supply chain management in the tourism industry. While the stakeholders involved in collaborative networks in the tourism industry plays important role in reaching the companies’s own business objectives. Especially, it also creates the potential benefit for their firms and added value for all partners take part in tourism supply chain. Based on the literature review and results of secondary data, the paper analysis the influence of four factors on the collaborative relationship among suppliers in the tourism supply chain. Key words: supply chain, supply chain collaboration, tourism supply chain. 459
- 1. Giới thiệu Trong những thập kỷ qua, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tìm kiếm các đối tác từ bên ngoài để tham gia vào quá trình hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. Các công ty tham gia vào quá trình hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm tận dụng các nguồn lực và những kiến thức được chia sẻ từ các nhà cung cấp và từ các khách hàng của họ (Lejeune và Yakova, 2005). Các mối quan hệ hợp tác có thể giúp các doanh nghiệp chia sẻ rủi ro (Kogut, 1988), giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Kalwani và Narayandas, 1995), tăng lợi nhuận cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình (Mentzer và cộng sự, 2000). Quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng (Leenders, Fearson, Flynn, & Johnson, 2002). Bởi vì các nhà cung cấp có ảnh hưởng sâu sắc đến chi phí và chất lượng dịch vụ của các công ty thu mua trong chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, quản trị chuỗi cung ứng đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu khoa học hàn lâm cũng như các nhà nghiên cứu thực nghiệm. Đối với ngành du lịch, việc nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng đã tập trung vào các mối quan hệ giữa các công ty du lịch và khách sạn. Các bên tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành du lịch bao gồm: các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các nhà hàng, các điểm thăm quan giải trí, chính quyền địa phương, người dân địa phương, quản lý khu du lịch, các nhà cung cấp thực hiện các hoạt động phụ trợ... Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch, các nhà cung cấp cần phải hợp tác và tham gia vào mạng lưới hợp tác trong chuỗi cung ứng của ngành du lịch để cùng đạt được mục tiêu chung như sự chia sẻ kiến thức, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng sự hài lòng của khách du lịch. Sự hợp tác giữa các nhà cung cấp chỉ có thể thành công và áp dụng vào trong thực tiễn khi có sự nỗ lực liên kết, hợp tác giữa các đối tác trong quá trình xây dựng niềm tin, sự cam kết, các mối quan hệ cá nhân cũng như sự chia sẻ kiến thức giữa các bên liên quan trong hoạt động kinh doanh du lịch. Với vai trò liên kết, kết nối các nhà cung cấp nhằm hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, bài viết này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, và đề xuất những gợi ý cho các nhà nghiên cứu trong tương lai. 2. Chuỗi cung ứng du lịch Theo Tapper và Font (2004), chuỗi cung ứng du lịch bao gồm các nhà cung cấp các hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích phân phối các sản phẩm du lịch đến người tiêu 460
- dùng (khách du lịch). Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm tất cả các nhà cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thực hiện việc ký hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp với các nhà điều hành tour du lịch hoặc các đại lý lữ hành hoặc các nhà cung cấp (bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú). Các thành phần hay các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch cho thấy rằng chuỗi không chỉ bao gồm các dịch vụ lưu trú; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ thăm quan, vui chơi giải trí, mà còn có các quán bar và nhà hàng, các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, các cơ sở sản xuất thực phẩm, xử lý chất thải, và các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch ở các điểm đến. Hay nói cách khác, một chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới các công ty du lịch tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ việc cung cấp các thành phần khác nhau của các sản phẩm/dịch vụ du lịch như các chuyến bay và các cơ sở lưu trú cho đến việc phân phối và tiếp thị các sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể, và có liên quan đến một loạt các thành viên tham gia trong cả khu vực tư nhân và công cộng, Zhang và cộng sự (2009). Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, Peng, Xu, và Chen (2011) cũng cho rằng chuỗi cung ứng du lịch bao gồm một loạt các tổ chức như các nhà cung cấp dịch vụ thăm quan giải trí, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, các nhà cung cấp lưu trú, các cửa hàng lưu niệm, các đại lý du lịch, các khu vực công…, thực hiện việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch. Tương tự như thế, Da Costa và Carvalho (2011) lập luận rằng chuỗi cung ứng du lịch bao gồm một chương trình du lịch trọn gói của các dịch vụ, như các đại lý lữ hành và các nhà điều hành tour du lịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến các trải nghiệm du lịch thực tế, bao gồm các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống và các dịch vụ giải trí (các hướng dẫn viên du lịch, các sự kiện văn hóa và thể thao, các hoạt động thể thao và các dịch vụ y tế). Không chỉ đề cập đến các chủ thể tham gia vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng, mà quan trọng hơn là việc xem xét mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp diễn ra như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. Theo Piboonrungroj và Disney (2009) và Chen và Yi (2010), chuỗi cung ứng du lịch được hiểu là mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ như vận chuyển hành khách, lưu trú hoặc ăn uống với các nhà trung gian như đại lý du lịch và công ty lữ hành. Theo lý giải của tác giả, mối quan hệ hợp tác này là một tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện sự chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác, với mục đích tiết giảm các chi phí, cũng như gia tăng sự thiết lập các giá trị của khách hàng trong toàn bộ hoạt động du lịch bao gồm các sản phẩm, tài chính và luồng thông tin có ảnh hưởng đến các sản phẩm du lịch và trải nghiệm của khách du lịch. 461
- Bảng 1. Các khái niệm về chuỗi cung ứng du lịch Tác giả Khái niệm Sigala Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm các nhà cung cấp tất cả các hàng (2008) hóa và dịch vụ được tạo ra đồng thời tiến hành phân phối sản phẩm du lịch đến khách du lịch, bởi vì khách du lịch tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch. Huang và Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm các nhà cung cấp của tất cả các cộng sự, hàng hóa và dịch vụ thực hiện việc phân phối các sản phẩm du lịch (2010) cho khách du lịch. Dong và Chuỗi cung ứng du lịch là việc liên kết các cá nhân, tổ chức, doanh cộng sự, nghiệp tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các dịch vụ du lịch, (2011) thông tin, tài chính và các sản phẩm hữu hình trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch. Huang và Chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới các tổ chức du lịch được cộng sự, thiết lập bởi những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (bao gồm (2012) các doanh nghiệp, chính phủ, nhà cung cấp) thực hiện việc cung cấp các sản phẩm và các dịch vụ du lịch khác nhau cho khách du lịch. Tigu and Quản trị chuỗi cung ứng trong ngành du lịch không chỉ bao gồm các Calaretu dịch vụ cơ bản như lưu trú, vận chuyển, nhà hàng và các hoạt động (2013) vui chơi giải trí, mà còn là các dịch vụ phụ trợ khác hoặc các bên liên quan đến ngành du lịch. Vì vậy, sự liên kết giữa các nhà điều hành tour du lịch đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng du lịch. Guo và Chuỗi cung ứng du lịch bao gồm nhà điều hành tour du lịch thực cộng sự, hiện việc bán các sản phẩm du lịch trọn gói trên thị trường và một (2014) nhà điều hành tour ở địa phương đóng vai trò cung cấp các dịch vụ du lịch tại các điểm đến. Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu Như vậy, theo thời gian các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về chuỗi cung ứng du lịch và tựu chung lại các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nội hàm của khái niệm chuỗi cung ứng du lịch đề cập đến hai khía cạnh, đó là sự tồn tại của nhiều 462
- chủ thể hay các thành phần tham gia và mối quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi nhằm chia sẻ kiến thức với các đối tác, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo sự hài lòng cho khách du lịch. 3. Mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch Rõ ràng rằng, để phát triển một sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp, đa – liên ngành và đạt được mục tiêu của mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi, vấn đề “hợp tác” được đề cập và nghiên cứu như một cách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng nói chung cũng như chuỗi cung ứng du lịch nói riêng. Mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung ứng được hiểu là sự liên kết các lợi ích, các hoạt động khác nhau giữa các bên liên quan nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng du lịch. Không giống như trong ngành sản xuất, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ du lịch được diễn ra đồng thời tại mỗi liên kết trong chuỗi cung ứng. Mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch được chia thành 2 loại: hợp tác theo chiều ngang và hợp tác theo chiều dọc. + Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal collaborations) Hợp tác theo chiều ngang đề cập đến sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một mức độ của chuỗi cung ứng (Barratt, 2004), được hiểu là sự hợp tác giữa một doanh nghiệp lữ hành với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như các khách sạn và các nhà cung cấp dịch vụ khác như vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí (Yang, Huang, Song và Liang, 2009). Mặc dù các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực có thể được công nhận là đối thủ kinh doanh chủ yếu cung cấp các sản phẩm tương tự, họ vẫn có thể thực hiện các hành động hợp tác để tăng khả năng thương lượng của họ với một nhà cung cấp phổ biến hoặc thu được lợi ích nhờ tính kinh tế của quy mô (Mentzer và cộng sự, 2001). Hợp tác theo chiều ngang cũng có thể được phân loại thành hợp tác trong nội bộ ngành được hiểu là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hay nói cách khác, đó là sự hợp tác giữa một doanh nghiệp lữ hành và một doanh nghiệp lữ hành khác hoặc các nhà cung cấp dịch vụ (Selin, 1994) và hợp tác liên ngành là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nhưng trong cùng một lớp, chẳng hạn như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí cho khách du lịch (Zhang và cộng sự, 2009). + Hợp tác theo chiều dọc (Vertical collaborations) Hợp tác theo chiều dọc trong chuỗi cung ứng có liên quan đến sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các đối tác cung cấp các yếu tố đầu vào (hợp tác đầu vào – upstream collaborations) hoặc các đối tác thực hiện việc bán sản phẩm của doanh nghiệp cho khách hàng cuối cùng (hợp tác đầu ra - downstream) (Barratt, 2004). 463
- • Hợp tác đầu vào (Upstream collaborations) Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào và nguyên liệu cho sản xuất nội bộ, hoạt động hợp tác với các đối tác đầu vào có thể cần thiết. Trong bài báo này, hợp tác đầu vào được diễn ra giữa một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, khách sạn hoặc các khu vui chơi giải trí. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và nhà cung cấp có thể phát triển một kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý hoặc năm. Kế hoạch này là kết quả thảo luận và thống nhất giữa các doanh nghiệp tham gia vào quá trình hợp tác. • Hợp tác đầu ra (Downstream collaborations) Trong lĩnh vực du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể liên hệ trực tiếp với khách du lịch, đặc biệt là những người mua tour trọn gói hoặc có thể thông qua các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (như các đại lý lữ hành hoặc các doanh nghiệp khách sạn…) để bán tour cho khách du lịch. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cần phải hợp tác với các tổ chức trung gian, chẳng hạn như các cơ quan du lịch hoặc các nhà điều hành tour du lịch và các đại lý lữ hành… để phản ứng lại với các nhu cầu không chắc chắn và chuẩn bị cho các nhu cầu trong tương lai. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch Các nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và chi phối mối quan hệ hợp tác đó, bao gồm: niềm tin giữa các nhà cung cấp (Morgan và Hunt, 1994), sự cam kết giữa các nhà cung cấp (Morgan và Hunt, 1994), sự chia sẻ kiến thức giữa các nhà cung cấp (Selnes và Sallis, 2003) và mối quan hệ cá nhân giữa các nhà cung cấp (Park và Luo, 2001; Soosay và cộng sự, 2008); đồng thời được vận dụng theo lý thuyết là lý thuyết trao đổi xã hội (MacNeil, 2000), lý thuyết dựa vào nguồn lực (Barney, 2001), lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực (Ketchen Jr và Hult, 2007). 4.1. Niềm tin (trust) giữa các nhà cung cấp Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa các công ty với nhau (Zaheer và cộng sự, 1998; Pavlou, 2002; Sheu và cộng sự, 2006). Theo quan điểm kinh tế, niềm tin dẫn đến giao dịch hiệu quả bằng cách giảm chi phí giao dịch. Trong khi theo quan điểm trao đổi xã hội, niềm tin tồn tại trong bối cảnh xã hội xét trong mối quan hệ giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng nhằm tạo ra nguồn vốn xã hội và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Trong cả hai quan điểm, niềm tin được coi như là một cơ chế quản lý để giảm thiểu xung đột và chủ nghĩa cơ hội đồng thời thúc đẩy hợp tác, và hơn nữa còn cho phép các công ty đạt được lợi thế hợp tác và hoạt động tốt hơn (Morgan và Hunt, 1994; Zaheer và cộng sự, 1998). 464
- Niềm tin (có nghĩa là niềm tin giữa các đối tác hay niềm tin liên tổ chức) đề cập đến mức độ mà một công ty chủ quan tin rằng các đối tác trong chuỗi cung ứng sẽ thực hiện công việc và giao dịch dựa trên sự mong đợi, tin tưởng của mình, mà không quan tâm đến việc kiểm tra hành vi hoặc theo dõi đối tác (Pavlou, 2002). Nó được xem là một trong những tiêu chuẩn xã hội được chấp nhận cho sự phối hợp trao đổi giữa các công ty với nhau (Morgan và Hunt, 1994; Lejeune và Yakova, 2005). Đây là cơ sở quan trọng, là chìa khóa. Một khi đã có niềm tin hay sự tin tưởng lẫn nhau, các đối tác sẵn sàng hy sinh những lợi ích trước mắt, ngắn hạn để xây dựng mối quan hệ bền chặt nhằm đạt được những lợi ích trong dài hạn (Son và cộng sự, 2005). Có thể khẳng định rằng, niềm tin là một yếu tố cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thành công mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Hay niềm tin chính là cơ sở để xây dựng sự hợp tác giữa các bên tham gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lòng tin giữa các doanh nghiệp không dễ để thiết lập và duy trì. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và internet (Sheu và cộng sự, 2006). 4.2. Sự cam kết (Commitment) giữa các nhà cung cấp Trong khi niềm tin là nền tảng để xây dựng mối quan hệ hợp tác thì sự cam kết giữa các nhà cung cấp là một trong những điều kiện để duy trì sự hợp tác một cách lâu dài (Morgan và Hunt, 1994; Gundlach, Achrol, và Mentzer, 1995). Hay nói cách khác, sự cam kết được coi như là xương sống nhằm thiết lập và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác trong chuỗi (Mayer, Davis, và Schoorman, 1995). Beth và cộng sự (2003) cho rằng niềm tin và sự cam kết đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng để tạo ra các giá trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các đối tác trong trao đổi thương mại cho rằng sự phát triển và tăng cường sự cam kết sẽ giảm chi phí giao dịch và các hành vi cơ hội trong các giao dịch. Thông qua sự cam kết, các đối tác trong một giao dịch sẵn sàng giao tiếp và chia sẻ thông tin để hiểu nhau hơn, để từ đó giảm các hành vi cơ hội. Lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng các hành vi của một công ty trong một giao dịch không thể được giải thích chỉ thông qua trao đổi kinh tế. Các hành vi này cũng có thể được giải thích bởi các tương tác xã hội, bao gồm sự trao đổi lặp đi lặp lại, các nghĩa vụ trong tương lai và niềm tin mà mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian dài. 4.3. Mối quan hệ cá nhân (Guanxi/Personal relationships) giữa các nhà cung cấp Thuật ngữ “guanxi” hay mối quan hệ cá nhân thường được sử dụng trong môi trường kinh doanh của Trung Quốc, vì nó có tính ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan 465
- hệ kinh doanh lâu dài giữa các doanh nghiệp của Trung Quốc. Đây là một khái niệm mang tính văn hóa có liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân, nhưng triết lý cơ bản của nó đã chi phối đời sống kinh tế và xã hội của người dân Trung Quốc trong một thời gian dài. Mối quan hệ cá nhân đề cập đến một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân không chính thức và thực hiện trao đổi các cơ hội được thiết lập với mục đích thực thi các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và Đông Nam Á (Lovett và cộng sự, 1999). Hay, mối quan hệ cá nhân chính là một mạng lưới các mối quan hệ phức tạp, có tính bao phủ rộng trong đó chứa đựng các nghĩa vụ tuyệt đối, sự đảm bảo và sự thấu hiểu lẫn nhau" (Park và Luo, 2001). Các nghiên cứu trước đây đã cung cấp một số bằng chứng có liên quan đến ảnh hưởng của mối quan hệ cá nhân tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là về tài chính. Kết quả nghiên cứu của Park và Luo, (2001) cho thấy mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của công ty trong việc mở rộng thị trường, mà không phải trong việc nâng cao lợi nhuận ròng, bởi lẽ nó góp phần vào sự gia tăng doanh số bán hàng cho người bán, ở tại mức chi phí của người mua (Lou và Chen, 1996). Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra những điểm hạn chế của mối quan hệ cá nhân. Các mối quan hệ cá nhân gắn liền với các doanh nghiệp trong mạng lưới hợp tác có thể gây ra sự trì trệ vì các mối quan hệ cá nhân có thể hoạt động để đối phó với những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp đồng thời làm suy yếu hiệu quả hoạt động của công ty (Luo, 2002) do chi phí của việc xây dựng và sử dụng mạng lưới hợp tác khá cao (Park và Luo, 2001). Sự hợp tác đề cập đến mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong đó các công ty cố gắng để đem lại lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia. Hay, sự hợp tác có thể được hiểu là một mối quan hệ liên tổ chức trong đó các bên có thể tham gia vào các hoạt động khác nhau như sự chia sẻ thông tin, lập kế hoạch và cùng nhau giải quyết vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định chung (Soosay và cộng sự, 2008). Trong quá trình giải quyết vấn đề chung, các cá nhân phải chia sẻ rủi ro và chi phí, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sự cởi mở; nhờ đó mà các bên sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh đáng kể bởi vì các đối tác có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với khi không có sự hợp tác. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh vai trò quan trọng của việc chuyển giao kiến thức và trao đổi nguồn lực trong sự hợp tác của chuỗi cung ứng. Sự phối hợp giữa các nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức ngầm, để từ đó khuyến khích sự đổi mới trong chuỗi cung ứng. Chia sẻ thông tin là điều cần thiết cho các đối tác tham gia hợp tác nhằm để giảm bớt luồng sản phẩm, dịch vụ và thông tin phản hồi từ khách hàng (Soonhong và cộng sự, 2005). Ngoài ra, lập kế hoạch chung đóng vai trò quan trọng đối với các quy trình, các hoạt động và năng lực của các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng hợp tác (Soosay và cộng sự, 2008). 466
- Thiết lập mạng lưới liên tổ chức đã được đề xuất như một công cụ để đạt được lợi thế cạnh tranh từ các mạng lưới như cung cấp cơ hội học hỏi chia sẻ, chuyển giao kiến thức và trao đổi nguồn lực. Batt và Purchase (2004) cho rằng sự trao đổi và sự phụ thuộc lẫn nhau là những yếu tố quan trọng cho sự hợp tác trong các mạng lưới. Các thành viên của một mạng lưới không hoạt động một cách độc lập mà sự hợp tác trong mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với các công ty khác trong mạng lưới. Vì vậy, các thành viên trong một mạng lưới cần phải tìm hiểu làm thế nào để quản lý sự phức tạp của sự tương tác xảy ra trong các mối quan hệ nội bộ lẫn bên ngoài. 4.4. Sự chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing) giữa các nhà cung cấp Chia sẻ kiến thức là một hoạt động mà qua đó kiến thức có thể được chuyển giao hoặc trao đổi dưới các hình thức khác nhau giữa các chủ thể trong tổ chức (Jiacheng và cộng sự, 2010). Việc chia sẻ kiến thức giữa các doanh nghiệp được hiểu là một hoạt động chung giữa các nhà cung cấp và khách hàng, trong đó hai bên tiến hành chia sẻ thông tin, sau đó cùng nhau giải thích và tích hợp vào chia sẻ mối quan hệ cụ thể (Selnes và Sallis, 2003). Chia sẻ kiến thức giữa các công ty được hiểu là một hoạt động chung, trong đó hai công ty cố gắng để tạo thêm nhiều giá trị hơn nhờ sự kết hợp với nhau so với việc họ hoạt động riêng lẻ. Điều kiện để có được sự hợp tác thành công chính là sự sẵn sàng chia sẻ các kiến thức, sự hiểu biết về ngành, nghề, về khách hàng và về chuỗi cung ứng. Nếu không có sự sẵn sàng này, các thông tin được chia sẻ sẽ không chính xác, không đầy đủ, thậm chí có thể sai lệch. Trong khi, những kiến thức hay thông tin đầy đủ, chính xác là rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Cabrera và Cabrera, (2005), việc chia sẻ nội dung, mức độ quan trọng của thông tin lại phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá lợi ích mang lại cho mỗi cá nhân từ hoạt động này. Thật vậy, chia sẻ kiến thức ngày càng trở thành yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng (Spekman và cộng sự, (2002); Holland, (1995)). Mục đích chính của các nghiên cứu về quản trị kiến thức là để tạo điều kiện cho sự chia sẻ kiến thức hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức (Desouza, 2003). Để cải thiện sự hợp tác giữa các công ty với nhau cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp thường yêu cầu các đối tác trong chuỗi cung ứng thực hiện các quy trình thông thường, trong đó đòi hỏi quá trình chia sẻ kiến thức. Do đó, sự chia sẻ kiến thức giữa các công ty với nhau trong một chuỗi cung ứng đã trở nên phổ biến trong các nghiên cứu. 467
- Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chia sẻ kiến thức lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động chuyển nhượng, phổ biến kiến thức từ các công ty cho các đối tác của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để đạt được những lợi ích của việc chia sẻ kiến thức giữa các doanh nghiệp, đòi hỏi tất cả các bên tham gia cần phải có mối quan hệ hợp tác (Dyer và Singh, 1998). Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các đối tác có thể được tạo ra và duy trì thông qua việc chia sẻ kiến thức, từ đó giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự kỳ vọng. Dựa vào chiến lược hợp tác, các doanh nghiệp chia sẻ kiến thức nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững; bằng cách kết hợp các nguồn lực giữa các doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề chung. Các thành viên tham gia vào quá trình này đều nhân được những giá trị và lợi ích nhất định (Horvath, 2001). Nhằm thúc đẩy mối quan hệ trao đổi sâu hơn giữa các nhà cung ứng, cụ thể là sự chia sẻ kiến thức cần được xây dựng dựa trên nền tảng của niềm tin (Morgan và Hunt, 1994; Dyer và Nobeoka, 2000). Nếu không có niềm tin trong quá trình hợp tác, thì sự trao đổi thông tin hay chia sẻ kiến thức giữa các đối tác có thể có độ chính xác thấp. Trong bối cảnh của chuỗi cung ứng, niềm tin được xem như một nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sức mạnh của các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp (Sahay, 2003). Niềm tin là một điều kiện tiên quyết quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng và sự chia sẻ thông tin là một điều kiện tiên quyết cho sự tin tưởng trong chuỗi cung ứng (Halldorsson và cộng sự, 2007). Sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác sẽ tạo điều kiện cho sự chia sẻ kiến thức giữa các doanh nghiệp (Mentzer và cộng sự, 2000). Đặc biệt, nếu quá trình chia sẻ kiến thức có liên quan đến việc chia sẻ thông tin quan trọng và bí mật, thì quá trình này không chỉ trợ giúp xây dựng niềm tin mà còn tạo điều kiện phát triển niềm tin hiện tại (Sahay, 2003). Nếu không có niềm tin, các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ không chia sẻ thông tin bí mật và quan trọng, bởi vì nó có thể gây ra rủi ro đầu tư đáng kể (Sahay, 2003). Ngược lại, các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể tham gia vào việc chia sẻ kiến thức một cách cởi mở hơn và đạt được hiệu quả cao hơn (Panteli và Sockalingam, 2005). 5. Kết luận Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng đã thu hút được quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây. Để đạt được lợi thế cạnh tranh đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của ngành du lịch trong tương lai, các đối tác trong chuỗi cung ứng nên tham gia vào việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp. Các bên tham gia vào quá trình hợp tác đều nhận thấy rằng nếu các doanh nghiệp chỉ hoạt động độc lập thì không đủ khả năng và năng lực để giải quyết các vấn đề phát sinh, vì vậy khi các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau để 468
- xây dựng thành công chuỗi cung ứng thì sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong hoạt động kinh doanh du lịch, sự hợp tác giữa các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, bởi lẽ, sản phẩm du lịch là sản phẩm mang tính tổng hợp, đa ngành và liên ngành. Các nghiên cứu trước đây khi xem xét mối quan hệ truyền thống giữa các doanh nghiệp thường xây dựng dựa trên yếu tố niềm tin và sự cam kết. Tuy nhiên, trong dài hạn kết quả của các nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa các nhà cung cấp đã chuyển hướng tới các mối quan hệ hợp tác nhiều hơn. Nhìn chung, các kết quả này đều ủng hộ mạnh mẽ các giả thuyết được trình bày trong các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, các nghiên cứu này còn bổ sung thêm các yếu tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp, đó là: mối quan hệ cá nhân, sự chia sẻ kiến thức giữa các nhà cung cấp. Các gợi ý được đưa ra trong bài viết này cho phép các nhà quản lý có thể xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt hơn giữa các nhà cung cấp và các đối tác trong chuỗi cung ứng du lịch. Bài viết cũng nhấn mạnh những yếu tố có tác động đáng kể đến sự hợp tác giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Các nhà quản lý cần phải xác định các yếu tố tác động đến mối quan hệ hợp tác dựa trên chiến lược hợp tác của doanh nghiệp. Bài viết này cũng chỉ ra rằng các đối tác đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các mối quan hệ, đồng thời họ cũng cần nâng cao nhận thức về mối quan hệ đối tác hợp tác và áp dụng vào trong thực tế nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia. Theo quan điểm này, các nhà quản lý cũng có thể sử dụng các kết quả này để đánh giá sự hợp tác hiện tại và tìm mọi cách để cải thiện các nỗ lực hợp tác hiện tại đồng thời xây dựng kế hoạch hợp tác trong tương lai. Tài liệu tham khảo 1. Atuahene-Gima, K. & Li, H. (2002), “When does trust matter? Antecedents and contingent effects of supervisee trust on performance in selling new products in China and the United States”, Journal of Marketing, 66(3), 61 - 81. 2. Aulakah, P.S., Kotabe, M. and Sahay, A. (1996), “Trust in cross-border marketing partnerships: A behavioral approach”, Journal of International Business, 27(5), 1005-1032. 3. Beth, S., Burt, D.N., Copacino, W., Gopal, C., Lee, H.L., Lynch, R.P. & Morris, S. (2003), “Supply chain challenges: building relationship”, Harvard Business Review, 81(7), 64-73. 4. Cabrera, E. and Cabrera, A. (2005), “Fostering knowledge sharing through people management practices”, International Journal of Human Resource Management, Vol. 16 No. 5, 720 -735. 469
- 5. Chen, D. and P. Yi, (2010), “Mode selection of tourism supply chain and its management innovation”, Proceedings of the International Conference on E- Business and E-Government, May 7-9, 2010, Guangzhou, China, pp: 3388-3391. 6. Da Costa, M.T.G. and Carvalho, L.M.C. (2011), “The sustainability of tourism supply chain: A case study research”, Tourismos: an International multidisciplinary journal of tourism, 6: 393-404. 7. Dong, J., Zhang, J., Liang, L. and Guo, Q. (2011), “Cooperation Pattern and Coordination Mechanism Between Hong Kong Disneyland and Tour Operator”, Journal of China Tourism Research, 7(3): 310-325. 8. Dyer, Jeffrey H. and Nobeoka, K. (2000). “Creating and managing a high- performance knowledge-sharing network: the Toyota case”, Strategic Management Journal, 21,345-367. 9. Gundlach, G.T., Achrol, R.S., and Mentzer, J.T., (1995), “The structure of commitment in exchange”, Journal of Marketing, Vol. 59, January, 78-92. 10. Guo, Q., Shi, Y., Dong, J., Guo, X. and Anderson, C.K. (2014), “Pricing competition and channel coordination in the tourism supply chain with optional tours”, Tourism Economics, 20(5): 939-960. 11. Horvath, L. (2001), “Collaboration: key to value creation in supply chain management”, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 6 No. 5, 205-7. 12. Huang, G.Q., Song, H. and Zhang, X. (2010), “A comparative analysis of quantity and price competitions in tourism supply chain networks for package holidays”, Service Industries Journal 30(10), 1593–1606. 13. Huang, Y., Song, H., Huang, G.Q. and Lou, J. (2012), “A comparative study of tourism supply chains with quantity competition”, Journal of Travel Research In Press. 14. Jiacheng, W., Lu, L. and Francesca, C. (2010), ‘‘A cognitive model of intra- organisational knowledge-sharing motivations in the view of cross culture’’, International Journal of Information Management, Vol. 30 No. 3, 220-39. 15. Lejeune, N. and Yakova, N. (2005), “On Characterizing the 4 C’s in supply china management”, Journal of Operations Management, 23(1), 81-100. 16. Lovett S., Simmons, L. C. and Kali, R. (1999), “Guanxi Versus the Market: Ethics and Efficiency”, Journal of International Business Studies, 30(2), 231–248. 17. Luo, Y. and Chen, M. (1996), “Managerial Implications of Guanxi-based Business Strategies”, Journal of International Management, 2(4), 293–316. 18. Mayer, R.C., Davis, J. and Schoorman, F.D. (1995), “An integrative model of organizational trust”, Academy of Management Review, Vol. 20 No. 3, 709-34. 19. Mentzer, J. T., Foggin, J. H. and Golicic, S. L. (2000), “Collaboration: The enablers, impediments, and benefits”, Supply Chain Management Review, 5(6), 52-58. 470
- 20. Morgan, Robert M. and Shelby D. Hunt (1994), “The commitment-trust theory of relationship marketing”, Journal of Marketing 53(3), 20–38. 21. Park, S. H. and Luo, Y. (2001), “Guanxi and Organizational Dynamics: Organizational Networking in China Firms”, Strategic Management Journal, 22(5), 455–477. 22. Pavlou, P. A. (2002), “Institution-based trust in interorganizational exchange relationships: The role of online B2B marketplaces on trust formation”, Journal of Strategic Information Systems, 11(3/4), 215-243. 23. Peng, H., Xu, X. & Chen, W. (2011), “Tourism supply chain coordination by Tourism Websites”, National Natural Science Foundation of China. 24. Piboonrungroj, P. and S.M. Disney, (2009), “Tourism supply chains: A conceptual framework”, Proceedings of the Phd Networking Conference on Exploring Tourism III, July 1-2, 2009, Nottingham, UK., pp: 132-149. 25. Sahay, B.S. (2003), “Understanding trust in supply chain relationships”, Industrial Management & Data Systems, Vol. 103 No. 8, 553-63. 26. Sheu, C., Yen, H. R. and Chae, D. (2006), “Determinants of supplier-retailer collaboration: Evidence from an international study”, International Journal of Operations and Production Management, 26(1), 24-49. 27. Sigala, M., (2008), “A supply chain management approach for investigating the role of tour operators on sustainable tourism: The case of TUI”, Journal of Cleaner Production, 16: 1589-1599. 28. Soonhong, M., Roath, A.S., Daugherty, P.J., Genchev, S.E., Chen, H., Arndt, A.D. and Richey, R.G. (2005), “Supply chain collaboration: what’s happening?”, The International Journal of Logistics Management, Vol. 16 No. 2, 237-56. 29. Soosay, C. A., Hyland, P.W. and Ferrer, M. (2008), “Supply chain collaboration: capabilities for continuous innovation”, Supply Chain Management: An International Journal, Vol. 13 No. 2, 160-169. 30. Spekman, R.E., Spear, J. and Kamauff, J. (2002), “Supply chain competency: learning as a key component”, Supply Chain Management, Vol. 7 No. 1, 41-55. 31. Tapper, R. and Font, X. (2004), “Tourism supply chains: Report of a desk research project for the travel foundation”, Leeds Metropolitan University, Environment Business and Development Group, pp: 23. 32. Tigu, G. and Calaretu, B. (2013), “Supply chain management performance in tourism. Continental hotels chain case”, Amfıteatru Economic Journal, 15: 103-115. 33. Zaheer, A., McEvily, B. and Perrone, V. (1998), “Does trust matter? Exploring the effects of interorganizational and interpersonal trust on performance”, Organization Science, Vol. 9 No. 2, 141-59. 34. Zhang, X., Song, H., and Huang, G.Q. (2009), “Tourism supply chain management: A new research agenda”, Tourism Management, 30: 345-358. 471
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vai trò trung gian của sự hài lòng trong mối quan hệ giữa lòng trung thành với điểm đến du lịch - trường hợp nghiên cứu tại thành phố Nha Trang
17 p | 99 | 12
-
Hợp tác giữa các bên liên quan trong mạng lưới du lịch để phát triển bền vững tại điểm đến Đà Nẵng
15 p | 103 | 10
-
Ứng dụng hệ thống địa lí (GIS) vào việc đánh giá tài nguyên tự nhiên ở thành phố Đà Lạt phục vụ du lịch tham quan
9 p | 45 | 7
-
Phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh công nghiệp 4.0: Một nghiên cứu khám phá từ Việt Nam
9 p | 19 | 6
-
Mối liên hệ giữa vốn xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch: Trường hợp xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên Huế
16 p | 13 | 6
-
Văn hóa trong phát triển du lịch
3 p | 59 | 5
-
Mối quan hệ giữa đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch và sự trung thành của khách du lịch: Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam
16 p | 20 | 5
-
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi)
16 p | 42 | 5
-
Ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực xanh đến động lực và hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các khách sạn tại Đà Nẵng
18 p | 20 | 4
-
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến kết quả công việc của người lao động trong lĩnh vực khách sạn: Trường hợp nghiên cứu tại Đà Nẵng
17 p | 8 | 3
-
Vận dụng lý thuyết hành vi dự định trong nghiên cứu quyết định hành vi đi du lịch của khách quốc tế tại Điểm đến Hội An
11 p | 6 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác thành công và bền vững trong chuỗi cung ứng du lịch Việt Nam
16 p | 15 | 3
-
Định hướng xây dựng và phát triển tour hướng nghiệp theo mô hình công ty lữ hành: Nghiên cứu tại khoa Quản trị du lịch - Nhà hàng khách sạn, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
6 p | 57 | 2
-
Mối quan hệ thương mại hàng hóa và du lịch Trung Quốc - Triều Tiên giai đoạn 2017 - 2019 dưới tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế
12 p | 34 | 1
-
Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với marketing xanh và lợi thế cạnh tranh khách sạn: Cách tiếp cận lý thuyết
9 p | 10 | 1
-
Nghiên cứu quy trình quản trị rủi ro về nguồn nhân lực tại khách sạn
16 p | 15 | 1
-
Tác động của học tập liên tục, kết nối hệ thống, lãnh đạo chiến lược đến chia sẻ tri thức trong các tổ chức: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp du lịch khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế
17 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn