Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN<br />
XÂY DỰNG KHU DU LỊCH TẠI XÃ HOÀNG ĐỒNG – THÀNH PHỐ LẠNG SƠN<br />
Phí Hùng Cường - Nông Thị Thu Hường (Khoa Khoa học TN&XH - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Lạng Sơn là một tỉnh biên giới phía Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống<br />
đường sắt, đường bộ quốc tế, cửa khẩu quốc gia, chợ biên giới, các danh lam thắng cảnh nổi<br />
tiếng như Nhất Thanh, Nhị Thanh và Tam Thanh, thành nhà Mạc, khu danh thắng Mẫu Sơn...<br />
Hiện nay, với cơ cấu kinh tế thành phố là thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 70% [2], Công ty<br />
Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn đã quyết định đầu tư xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí cao<br />
cấp tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. Dự án sẽ góp phần thu hút một lượng khách du lịch<br />
đông đảo từ Trung Quốc và trong cả nước đến với Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.<br />
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của du lịch thường gây ra những tác động<br />
không nhỏ tới môi trường. Nhiều vùng đất thiên nhiên hoang dã, không khí trong lành, cảnh<br />
quan kì thú nhưng do bị khai thác để phát triển du lịch đã bị biến đổi nhanh chóng: ô nhiễm<br />
không khí, ô nhiễm do các loại chất thải, diện tích có cảnh quan tự nhiên thu hẹp, cảnh quan biến<br />
đổi, các loài động thực vật suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng... Do đó, cần có những biện pháp<br />
quản lí, bảo vệ môi trường để giảm thiểu một cách tối đa những tác động tiêu cực. Để góp phần<br />
vào việc đánh giá một cách tổng thể về vấn đề môi trường trong hoạt động xây dựng khu du lịch,<br />
bài báo nghiên cứu một số nội dung sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí,<br />
nước, tải lượng ô nhiễm, phạm vi tác động; dự báo những tác động chủ yếu trong quá trình thi<br />
công; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng khu du lịch.<br />
1.1. Điều kiện tự nhiên<br />
1.1.1. Vị trí địa lí<br />
Khu du lịch nằm hoàn toàn trong ranh giới hành chính của xã Hoàng Đồng, thành phố<br />
Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp đường vào hồ Nà Tâm; phía<br />
Nam giáp đất ruộng, cách đường Phai Trần 58,5m; phía Đông giáp đất đồi, ruộng; phía Tây giáp<br />
hành lang quốc lộ 1A. Diện tích khu du lịch là 186,4426 ha, cách thành phố Lạng Sơn 6 km, cách<br />
cửa khẩu Hữu Nghị 11 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Nam [1].<br />
1.1.2. Địa hình<br />
Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng. Mặt bằng chia làm 2 khu: Khu đất nông nghiệp<br />
có độ cao từ +275m đến +279m, chiếm gần 50% diện tích; khu đất lâm nghiệp và đồi trọc có độ<br />
cao từ +285m đến +385m và có độ dốc trung bình từ 6 - 8% theo hướng từ Đông sang Tây. Trong<br />
đó: Đất dân cư chiếm 1,3%; đất nông nghiệp chiếm 42,9%; đất lâm nghiệp chiếm 51,1%; đất giao<br />
thông chiếm 1,4%; còn lại là các loại đất khác: Đất chưa sử dụng, đất hồ, ao, mương máng [2,6].<br />
1.1.3. Địa chất, thủy văn<br />
Hiện nay, chưa có số liệu khoan địa chất tổng thể, nhưng căn cứ vào các số liệu khoan địa<br />
chất các công trình đơn lẻ xung quanh khu vực thì dự án nằm trên thềm đá caxto, địa chất ổn định.<br />
Khu du lịch nằm ở thung lũng cánh đồng, xung quanh là đồi đất, hướng thoát nước chủ yếu là<br />
Đông Bắc xuống Đông Nam (từ hồ Nà Tâm cấp nước cho hồ Phai Loạn), các máng trũng theo địa<br />
hình. Khu vực này không bị úng lụt, mực nước ngầm ổn định ở độ sâu trung bình từ 5 - 8m.<br />
1.1.4. Khí hậu<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
Theo số liệu niên giám thống kê 2006 của Cục thống kê Lạng Sơn cho thấy, khí hậu của<br />
khu vực dự án nói riêng và của Lạng Sơn nói chung mang đậm tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.<br />
Mùa đông chủ yếu gió mùa Đông Bắc, mùa hè chủ yếu gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ không khí:<br />
Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 25,40C. Từ tháng 11 đến tháng 3,<br />
khí hậu lạnh với nhiệt độ trung bình là 15,360C; độ ẩm trung bình trong năm: 86,8%, độ ẩm cao<br />
nhất: 90% vào tháng 8; chế độ nắng: vào các tháng 1, 2 và 3 số giờ nắng là ít nhất trong năm (33 42 giờ), sang tháng 4, trời ấm lên, số giờ nắng tăng lên 96 - 203 giờ. Số giờ nắng cả năm là 1.356<br />
giờ. Lượng mưa trung bình là 120 mm, tháng 10 có lượng mưa ít nhất (6,5 mm) [2].<br />
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<br />
1.2.1. Dân số, lao động và việc làm<br />
Năm 2005, xã Hoàng Đồng có 9.506 người dân với 2.119 hộ gia đình, trong đó dân tộc<br />
Nùng chiếm 45%, Tày chiếm 45%, Kinh chiếm 10%. Dân số phân bố không đồng đều. Năm<br />
2005, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,48%, giảm 0,1% so với năm 2004. Số sinh trong năm 2005 là<br />
148 cháu, sinh con thứ 3 là 7 cháu, so với năm 2004 giảm 2 cháu, số người thực hiện các biện<br />
pháp kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng [1]. Cả xã có 1.367 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm<br />
64,51%. Còn lại là cán bộ công nhân viên chức nghỉ hưu và các hộ kinh doanh nhỏ.<br />
1.2.2. Mạng lưới giao thông<br />
Hoàng Đồng có mạng lưới giao thông thuận tiện: Đường quốc lộ 1A (cũ) với chiều dài<br />
4km, chiều rộng nền đường 8m, đã được bê tông hóa và đường quốc lộ 1A (mới), với chiều dài<br />
hơn 4km, chiều rộng nền đường là 34m đạt tiêu chuẩn quốc gia, có đường sắt nối liền cửa khẩu<br />
quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong quá trình<br />
phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các tỉnh bạn và các nước trong khu<br />
vực. Hệ thống giao thông liên thôn của xã tương đối phát triển nhưng phân bố không đều [2].<br />
1.2.3. Thủy lợi và cấp, thoát nước<br />
Xã Hoàng Đồng cho đến nay đã xây dựng các công trình thủy lợi lớn, nhỏ phục vụ tưới<br />
tiêu cho sản xuất nông nghiệp bao gồm: Hồ chứa nước Nà Tâm, Nà Kéo, Lục Khoang và Phai<br />
Trần cùng với việc sử dụng các khe suối để lấy nước, có diện tích nước mặt 26,35 ha ao, hồ nhỏ<br />
phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Về cấp nước sạch: Hệ thống cấp nước sinh hoạt đã<br />
cơ bản đáp ứng được nhu cầu dân cư. Tuy nhiên, chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia<br />
do sự xuống cấp hệ thống dẫn cấp nước, do ô nhiễm nước thải của hệ thống tiêu nước, chất thải<br />
sinh hoạt của người và gia súc. Dân cư trong các thôn sử dụng chủ yếu là nguồn nước giếng khơi<br />
và bể nước chứa nước mưa. Một số hộ đã sử dụng nước giếng khoan, nhưng nhìn chung chất lượng<br />
nước chưa tốt, chứa nhiều đá vôi hoặc giếng nông lấy nước ngầm ở tầng mặt bị ô nhiễm chất hữu<br />
cơ và ô nhiễm bởi quá trình rửa trôi các chất dùng trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt.<br />
2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Dự án xây dựng khu du lịch tại xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn.<br />
- Mục đích nghiên cứu: Xác định nguồn gây ô nhiễm, dự báo một số tác động đến môi<br />
trường của hoạt động xây dựng khu du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động<br />
xấu ảnh hưởng đến môi trường.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi xã Hoàng Đồng, thành Phố Lạng Sơn,<br />
tỉnh Lạng Sơn, thời gian: từ tháng 11/2007 đến tháng 5/2008.<br />
<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu; điều tra thực địa; liệt kê số liệu về thông số<br />
môi trường; tổng hợp, so sánh; đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO; mô hình hóa;<br />
phỏng vấn bán cấu trúc.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Mô tả tóm tắt dự án<br />
Dự án xây dựng khu du lịch và vui chơi giải trí tại xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn<br />
do Công ty Liên doanh Quốc tế Lạng Sơn làm chủ đầu tư. Diện tích quy hoạch 186,4426 ha,<br />
gồm các thôn: Nà Tâm, Lục My, Nà Lượt, Đồng Én, Phai Trần và Nặm Thỏng. Trong đó, thôn<br />
Nà Lượt và Đồng Én được giữ lại nguyên vẹn để tổ chức thành 2 làng bảo tồn văn hóa dân tộc,<br />
khai thác dịch vụ du lịch, hoạt động một số ngành thủ công sản xuất hàng phục vụ khách du lịch.<br />
3.2. Ô nhiễm môi trường không khí<br />
Các hoạt động trên với các phương tiện thi công đầm nén, trộn, bốc xúc, vận chuyển<br />
nguyên vật liệu... sẽ là nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung... làm ảnh hưởng đến chất<br />
lượng môi trường không khí. Nguồn gốc, các chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí và đặc<br />
trưng nguồn thải được thể hiện tại bảng 3.1.<br />
Bảng 3.1 Nguồn gốc và chất ô nhiễm chỉ thị và đặt trưng nguồn thải<br />
TT<br />
<br />
Nguồn gốc ô nhiễm<br />
<br />
1<br />
<br />
San lấp mặt bằng<br />
<br />
2<br />
<br />
Thi công xây dựng đường giao thông,<br />
các công trình hạ tầng (vận chuyển<br />
nguyên vật liệu, máy đầm, nén, trộn,<br />
đóng cọc, máy lu, trạm trộn bê tông,<br />
lắp đặt thiết bị,..)<br />
<br />
Chất ô nhiễm chỉ thị<br />
Bụi, ồn, rung, khí thải độc hại<br />
(SOx,CO, NOx,...)<br />
Bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải<br />
độc hại (SOx,CO, NOx,...) từ<br />
các phương tiện vận chuyển<br />
bốc xúc, phương tiện máy<br />
móc thi công.<br />
<br />
Đặc trƣng nguồn thải<br />
Phân tán và không liên tục<br />
<br />
Phân tán và không liên tục<br />
<br />
3.2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm môi trường không khí<br />
Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên cơ sở nhu cầu sử dụng nhiên liệu,<br />
khối lượng nhiên liệu vận chuyển và hệ số ô nhiễm tương ứng. Các tác động đến môi trường<br />
không khí do quá trình thi công gồm: Bụi sinh ra do san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên<br />
vật liệu (đá, cát, xi măng,...); bụi và các chất khí SO2, NO2, CO do khói thải của xe cơ giới vận<br />
chuyển nguyên vật liệu. Để ước tính lượng bụi sinh ra trong quá trình san lấp, dựa vào hệ số thải<br />
lượng bụi sinh ra trong các công đoạn theo tải lượng của WHO là: 0,17 kg bụi/tấn vật liệu trong<br />
các công đoạn bốc xúc, san gạt, vận chuyển. Tổng lượng đất đá bốc xúc san đắp vận chuyển<br />
trong toàn bộ dự án đã được nêu ở trên là 12.673.146,2 m3 đất [5]. Với tỉ trọng của đất đá trong<br />
vùng là 1,2 tấn/m3, ước tính lượng bụi sinh ra là: 0,17 x 12.673.146,2 x 1,2 = 2.585.321,8 kg bụi.<br />
Dự kiến việc san đắp mặt bằng là 2 năm, tải lượng bụi mỗi ngày là: 2.585.321,8 : 600 = 4.309<br />
(kg/ngày) = 538,6 (kg/h) (mỗi năm tính 300 ngày và mỗi ngày 8 giờ làm việc).<br />
Khối lượng vật liệu để xây dựng là 1.200.000 tấn (xi măng, cát, đá,...) [5]. Như vậy, nếu<br />
quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận<br />
chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải bụi từ vật liệu san lấp (0,17 kg bụi/<br />
tấn) thì tổng lượng bụi phát sinh là: 1.200.000 x 0,17 = 204.000 kg bụi. Thời gian thi công của<br />
dự án là 2,5 năm, thì tải lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong quá trình xây dựng là:<br />
204.000 : 750 = 272 (kg/ngày) = 34 (kg/h). Ngoài ra, còn lượng bụi phát sinh do gió cuốn từ bụi<br />
đường. Việc xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đường khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều<br />
<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
yếu tố: Độ bẩn của đường, tốc độ của luồng xe chạy, mật độ dòng xe, điều kiện thời tiết khí<br />
hậu,... Toàn bộ chiều dài mạng lưới giao thông trong quá trình thi công xây dựng là 18.597,17 m.<br />
Như vậy, tải lượng bụi ước tính sẽ là: Trong giai đoạn san lấp mặt bằng, bụi từ đất đá rơi vãi là:<br />
8,045 mg/m.s; Trong giai đoạn thi công, bụi từ nguyên vật liệu vận chuyển là: 0,51 mg/m.s.<br />
Trong giai đoạn san nền của khu vực dự án, tổng khối lượng san nền cả đào và đắp nền là<br />
12.673.146,2 m3 đất. Với tỉ trọng của đất trong vùng là 1,2 tấn/ m3, lượng đất phải đào đắp là<br />
15.207.775 tấn. Ước tính mỗi xe chở tối đa 16 tấn (sử dụng nhiên liệu Diezel) nên lượng xe ô tô<br />
cần thiết để vận chuyển khối lượng đất đào và đắp sẽ là 950.486 lượt xe/2 năm (thời gian san nền<br />
mặt bằng là 2 năm). Ta có thể dự báo được lưu lượng xe san lấp mặt bằng khu vực dự án như sau:<br />
Bảng 3.2. Lưu lượng xe san lấp mặt bằng dự án<br />
Diện tích san đắp (ha)<br />
116.34<br />
<br />
Lƣu lƣợng (xe/năm)<br />
253.463<br />
<br />
Lƣu lƣợng (xe/ngày)<br />
1584<br />
<br />
Lƣu lƣợng (xe/h)<br />
198<br />
<br />
Căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với loại xe tải sử dụng dầu DO,<br />
Diezel có tải trọng 3,5 - 16 tấn, hệ số ô nhiễm bụi, CO, SO2, NO2 do các phương tiện thải ra<br />
được thể hiện trong bảng 3.3. Qua đó có thể tính toán được tải lượng của các chất trong môi<br />
trường không khí trong giai đoạn san lấp bởi công thức:<br />
Tải lƣợng<br />
(kg/1000 km.h)<br />
<br />
=<br />
<br />
Lƣu lƣợng xe<br />
(xe/h)<br />
<br />
x<br />
<br />
Hệ số ô nhiễm [10]<br />
(kg/1000km)<br />
<br />
Bảng 3.3. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn san đắp<br />
Chất ô nhiễm<br />
Bụi<br />
CO<br />
SO2<br />
NO2<br />
<br />
Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*) Tải lƣợng (kg/1000km.h)<br />
0,9<br />
178,2<br />
2,9<br />
574,2<br />
4,15S<br />
821,7S<br />
1,44<br />
285,12<br />
Nguồn: [7]<br />
<br />
Tải lƣợng (mg/m.s)<br />
0,05<br />
0,16<br />
0,228S<br />
0,08<br />
<br />
Bảng 3.4. Hệ số và tải lượng của một số chất ô nhiễm môi trường không khí trong khi thi công xây dựng<br />
Chất ô nhiễm<br />
Bụi<br />
CO<br />
SO2<br />
NO2<br />
<br />
Hệ số ô nhiễm (Kg/1000km)(*)<br />
Tải lƣợng (kg/1000km.h)<br />
0,9<br />
11,7<br />
2,9<br />
37,7<br />
4,15S<br />
53,9S<br />
1,44<br />
18,72<br />
Nguồn: [7]<br />
<br />
Tải lƣợng (mg/m.s)<br />
0,0033<br />
0,01<br />
0,015S<br />
0,0052<br />
<br />
Bảng 3.5: Tổng hợp tải lượng các chất ô nhiễm trong 2 giai đoạn<br />
Chất ô nhiễm<br />
Bụi (muội xe+ vật liệu)<br />
CO<br />
SO2<br />
NO2<br />
<br />
đơn vị<br />
mg/m.s<br />
mg/m.s<br />
mg/m.s<br />
mg/m.s<br />
<br />
Giai đoạn san đắp<br />
8,095<br />
0,16<br />
0,114<br />
0,08<br />
<br />
Giai đoạn thi công<br />
0,5133<br />
0,01<br />
0,0075<br />
0,0052<br />
<br />
Ước tính khối lượng vật tư thiết bị cần vận chuyển là 1.200.000 tấn, quy ra khoảng<br />
75.000 lượt xe (tải trọng 3,5 - 16 tấn) tiêu chuẩn lưu thông ra - vào khu vực dự án, số phương<br />
tiện giao thông dịch vụ ra vào khu vực xây dựng là 3.750 xe (5% số xe tiêu chuẩn). Thời gian thi<br />
công của dự án kéo dài 2,5 năm, vậy dự báo lưu lượng xe hàng ngày ở khu vực dự án là 105 lượt<br />
xe/ngày hay 13 lượt xe/h. Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận tải thải ra<br />
trong ngày cao điểm tại khu vực dự án là (đối với xe chạy ngoài thành phố).<br />
3.2.2. Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí<br />
<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Khoa học Xã hội Nhân<br />
<br />
Khi xây dựng công trình, sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia thi công. Ngoài ra,<br />
số lượng xe chở nguyên vật liệu đến công trình sẽ làm tăng lưu lượng giao thông tại khu vực dự<br />
án. Các thiết bị này khi hoạt động trên công trường sẽ gây ra các tác động đến môi trường không<br />
khí: Ô nhiễm bụi do đất, đá, cát... Ô nhiễm nhiệt do quá trình thi công và các phương tiện giao<br />
thông. Ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công... Bỏ qua sự ảnh<br />
hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình, coi nguồn<br />
đường chỉ là vận chuyển thi công xây dựng. Lượng thải tính trên đơn vị dài của nguồn đường<br />
trong đơn vị thời gian của chất ô nhiễm được thế hiện trong bảng 3.6.<br />
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển trong khu vực thi công khi san đắp<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
TCVN<br />
5937-2005<br />
<br />
Khoảng cách x (m)<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
30<br />
50<br />
Trung bình 1h<br />
Trung bình 24h<br />
<br />
Nồng độ bụi<br />
Nồng độ CO<br />
(mg/m3)<br />
(mg/m3)<br />
0,46<br />
0,0062<br />
0,29<br />
0,004<br />
0,22<br />
0,003<br />
0,18<br />
0,002<br />
0,14<br />
0,0018<br />
0,09<br />
0,0013<br />
0,3<br />
30<br />
0,2<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
Nồng độ SO2<br />
(mg/m3)<br />
0,0062<br />
0,004<br />
0,003<br />
0,002<br />
0,0018<br />
0,0013<br />
0,2<br />
-<br />
<br />
Nồng độ NO2<br />
(mg/m3)<br />
0,04<br />
0,026<br />
0,02<br />
0,016<br />
0,012<br />
0,0082<br />
0,35<br />
0,125<br />
<br />
Nhận xét: Qua tính toán một cách định lượng như trên, so sánh với TCVN 5937-2005<br />
nhận thấy rằng, các khí SO2, CO, NO2 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại khoảng<br />
cách 5m tính từ tim đường, bụi có nồng độ gấp 1,53 lần (trung bình 1h) và gấp 2,3 lần (trung<br />
bình 24h). Nồng độ bụi trong bán kính 15m vẫn vượt so với tiêu chuẩn (trung bình trong 24h).<br />
Do đó, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân đang thi công trong phạm vi gần đường vận chuyển<br />
đất đá. Chủ dự án cần có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi cụ thể trong giai đoạn này. Áp<br />
dụng công thức tính toán trên, chúng ta có kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm do các<br />
phương tiện thi công trong giai đoạn xây dựng, được thể hiện trong bảng 3.7.<br />
Bảng 3.7: Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển thi công trong giai đoạn xây dựng<br />
TT<br />
<br />
Khoảng cách x(m)<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
TCVN<br />
5937-2005<br />
<br />
5<br />
10<br />
15<br />
20<br />
30<br />
50<br />
Trung bình 1h<br />
Trung bình 24h<br />
<br />
Nồng độ bụi<br />
(mg/m3)<br />
0,029<br />
0,019<br />
0,014<br />
0,011<br />
0,0086<br />
0,006<br />
0,3<br />
0,2<br />
<br />
Nồng độ CO<br />
(mg/m3)<br />
0,00057<br />
0,00036<br />
0,00027<br />
0,00022<br />
0,00017<br />
0,00012<br />
30<br />
-<br />
<br />
Nồng độ NO2<br />
(mg/m3)<br />
0,00043<br />
0,00027<br />
0,0002<br />
0,00017<br />
0,00013<br />
< 10-4<br />
0,2<br />
-<br />
<br />
Nồng độ SO2<br />
(mg/m3)<br />
0,0003<br />
0,00019<br />
0,00014<br />
0,00012<br />
< 10-4<br />
< 10-4<br />
0,35<br />
0,125<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp<br />
<br />
Nhận xét: Trong giai đoạn vận chuyển VLXD, qua tính toán và so sánh với TCVN 5937 2005, nhận thấy nồng độ các chất ô nhiễm như bụi, SO2, CO, NO2 thấp hơn rất nhiều so với tiêu<br />
chuẩn cho phép; Việc định lượng ước tính tải lượng bụi phát sinh từ bụi do gió cuốn bụi đường là<br />
rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trên thực tế, mật độ giao thông tại khu vực thi công tăng<br />
<br />
5<br />
<br />