intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhân giống in vitro các dòng Tếch nhập nội K05 và PKU13

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tếch là loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao với diện tính rừng trồng ước tính đạt 6 triệu ha trên toàn thế giới. Bài viết nghiên cứu nhân giống in vitro các dòng Tếch nhập nội K05 và PKU13.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhân giống in vitro các dòng Tếch nhập nội K05 và PKU13

  1. Tạp chí KHLN Số 5/2023 ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG in vitro CÁC DÒNG TẾCH NHẬP NỘI K05 VÀ PKU13 Lê Sơn1, Mai Thị Phương Thúy1, Đỗ Huyền Anh2, Nông Thị Huệ2, Nguyễn Anh Dũng1, Văn Thu Huyền1, Nguyễn Thị Bích Ngọc3 1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc TÓM TẮT Tếch là loài cây trồng rừng có giá trị kinh tế cao với diện tính rừng trồng ước tính đạt 6 triệu ha trên toàn thế giới. Tếch được giới thiệu vào nước ta khoảng 100 năm trước và hiện đang được ghi nhận là một trong những loài cây trồng rừng chủ lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chọn giống và phát triển giống Tếch có năng suất chất lượng cao cho sản xuất còn gặp một số vấn đề giới hạn. Gần đây một số dòng Tếch có năng suất cao đã được nhập vào nước ta để trồng thử nghiệm, việc nghiên cứu nhân giống in vitro cho các dòng này là cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng chất khử trùng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút là hiệu quả nhất cho cả 2 dòng Tếch nghiên cứu với tỷ lệ mẫu bật chồi đạt trên 20%. Môi trường MS cải tiến (MS*) có bổ sung BAP nồng độ 0,5 mg/l và 0,05 mg/l α-NAA vào môi trường nuôi cấy cho kết quả nhân chồi tốt nhất với dòng K05 trong khi môi trường MS* + 0,5 mg/l BAP và 0,01 mg/l α-NAA là phù hợp nhất cho dòng PKU13. Môi trường tối ưu để tạo rễ cho cây in vitro hoàn chỉnh là 1/2MS + 4 g/l agar + 30 g/l đường + 0,75 mg/l IBA cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt khoảng 80%, hiệu quả nhất trong các công thức nghiên cứu. Từ khoá: Dòng K05, dòng PKU13, nuôi cấy mô, Tếch. RESEARCH ON in vitro PROPAGATION OF INTRODUCED Tectona grandis CLONES K05 AND PKU13 Le Son1, Mai Thi Phuong Thuy1, Do Huyen Anh2, Nong Thi Hue2, Nguyen Anh Dung1, Van Thu Huyen1, Nguyen Thi Bich Ngoc3 1 Research Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology 2 Vietnam national University of Agriculture 3 Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Bac University SUMMARY Tectona grandis L.f. is the most valuable tropical hardwood species with an estimate of approximately 6 million ha plantation worldwide. Teak was introduced to Vietnam about hundred years ago and now considered as one of main forest planting species. However, teak development program in the country faced some limitation due to long span rotation and narrow genetic bases. Recently, some fast-growing teak clones were imported to enrich genetic variation of breeding population. The propagation by tissue culture is considered as the most efficient tool for mass proliferation. In this study, the protocol for in vitro propagation was conducted. The results showed that the suitable sterilization is using HgCl2 0.05% for 10 minutes with the success rate reaching 20%. The suitable medium for shoot multiplication of clone K05 is MS* + BAP 0.5 mg/l + 0.05 mg/l α-NAA, whilethe best multiplication medium for clone PKU13 is MS* + BAP 0.5 mg/l + 0.01 mg/l α-NAA. The rooting mediu m for both clones is 1/2MS + IBA 0.75 mg/l with the percentage of rooted explant reaching approximately 80%. Keywords: Clone K05, clone PKU13, in vitro propagation, Tectona grandis L.f. 14
  2. Tạp chí KHLN 2023 Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) chọn giống, nhân và phát triển giống một số Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giống Tếch có năng suất cao là cần thiết (Đoàn đến năm 2030, việc phát triển trồng rừng gỗ Thị Mai và Lê Sơn, 2010). Cây giống sản xuất lớn là một hướng đi chủ đạo và được xác định từ hạt được sử dụng phổ biến hiện nay không sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất đáp ứng được nhu cầu trồng rừng vì số lượng lâm nghiệp (Theo Quyết định số 523/QĐ-TTg rừng giống có chất lượng di truyền đã được cải ngày 01/04/20121 của Thủ tướng Chính phủ). thiện rất hạn chế, hạt giống thu hái không rõ Trong các loài cây trồng rừng gỗ lớn, Tếch nguồn gốc nên phẩm chất hạt kém. Một vấn đề (Tectona grandis L.f.) là loài cây có giá trị cao khác là năng suất hạt của một cây rất thấp, theo được xác định là một trong những loài cây đó 1 ha rừng giống ở giai đoạn 15 tuổi chỉ cho trồng chủ lực. Gỗ Tếch được sử dụng phổ khoảng 50 kg hạt (Đoàn Thị Mai và Lê Sơn, biến trong xây dựng và làm đồ gỗ gia dụng vì 2010). Vì vậy, nghiên cứu về phương pháp có khả năng chống mối mọt, chịu nước lâu nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô tế ngày và mặt gỗ có độ bóng cao. Trong công bào có vai trò quan trọng trong việc phát triển nghiệp chế biến gỗ, Tếch là loài cây có gỗ nhanh các giống cây rừng nói chung cũng như mịn có thể bóc thành tấm mỏng. Gỗ Tếch các giống Tếch có năng suất, chất lượng cao hiện được dùng rộng rãi trong công nghiệp vào sản xuất. đóng tàu vì mang một số đặc điểm ưu việt Gần đây, trong chương trình nghiên cứu chọn như nhẹ, ít bị hà bám, chịu va đập và nước giống Tếch có năng suất và chất lượng cao mặn (Gupta và Sharma, 2021). được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Giống và Gỗ Tếch chiếm đến 75% trong tổng giá trị Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, một số dòng các loại gỗ nhiệt đới có giá trị kinh tế cao Tếch có năng suất cao được chọn lọc qua trên thị trường thế giới, do đó đây là một chương trình cải thiện giống Tếch của Thái trong những loài cây được trồng với diện tích Lan, Lào và một số quốc gia khác đã được du lớn. Đến 2010, diện tích rừng trồng Tếch trên nhập về nước ta để khảo nghiệm và phát triển thế giới theo ước tính đạt khoảng 6 triệu ha vào sản xuất. Để đưa nhanh các giống này vào trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các chương trình chọn và phát triển giống Tếch chủ yếu là ở Ấn Độ (43%), Indonesia (31%), việc tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình Thái Lan (7%), Myanma (6%) và một số nhân giống in vitro là cần thiết và có ý nghĩa về nước châu Phi (khoảng 5%) (Verhaegen et khoa học và thực tiễn. al., 2010). Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho sinh trưởng của cây Tếch, nhưng hiện nay nước ta mới trồng được 2.1. Vật liệu chưa đến 3.000 ha rừng trồng Tếch, chiếm Cây vật liệu gốc cho quá trình tạo mẫu là cây chưa đến 0,02% tổng diện tích rừng Tếch ghép các dòng Tếch dòng K05 và PKU13 2 trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Một năm tuổi, đã được xử lý tạo chồi. Mẫu nuôi cấy trong những nguyên nhân quan trọng đó là do lấy từ chồi 30 ngày tuổi, sinh trưởng tốt, không chưa có giống được cải thiện nên chất lượng sâu bệnh. Chồi được cắt bỏ một phần cuống lá rừng không cao, năng suất còn rất thấp, chỉ và toàn bộ phiến lá. Mẫu cấy có chiều dài từ đạt 9 - 12 m 3/năm. Chính vì lý do này mà việc 3-6 cm, mang từ 1-2 nách lá. 15
  3. Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) Tạp chí KHLN 2023 Hình 1. Cây vật liệu gốc các dòng Tếch nhập nội tại khu lưu trữ nguồn gen của Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp 2.2. Điều kiện thí nghiệm cắt tạo mẫu trước khi cấy vào môi trường nuôi - Điều kiện thí nghiệm tuân theo tiêu chuẩn và cấy là MS cơ bản. quy định kỹ thuật của phòng nuôi cấy mô: Mỗi công thức thí nghiệm khử trùng được tiến + Số giờ chiếu sáng trong ngày là 8h/ngày. hành với 3 lần lặp, 30 chồi/công thức/lần lặp. Sau 25 ngày nuôi cấy, tiến hành theo dõi và đo + Cường độ ánh sáng khoảng 2.000 - 3.000 Lux. đếm các chỉ tiêu như: số mẫu nhiễm, số mẫu + Nhiệt độ phòng nuôi 25 - 27oC. chết, số mẫu nảy chồi. + Các dụng cụ sử dụng được hấp trong nồi tiệt trùng ở nhiệt độ là 121oC. 2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân chồi dòng Tếch K05 và + pH của môi trường nuôi cấy 5,6 - 5,8. PKU13 2.3. Phương pháp nghiên cứu Các mẫu bật chồi sau khi khử trùng được cấy 2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ chất chuyển sang môi trường nhân chồi là môi trường khử trùng và thời gian khử trùng đến hiệu MS cải tiến (ký hiệu MS*) có bổ sung BAP quả tạo vật liệu khởi đầu giống dòng Tếch (6-benzyl aminopurine) theo các thang nồng độ K05 và PKU13 0,25 mg/l; 0,5 mg/l; 0,75 mg/l và 1,0 mg/l. Các thí nghiệm được đánh giá riêng trên từng Mỗi công thức thí nghiệm được tiến hành với 3 dòng. Mỗi thí nghiệm được bố trí với 4 công lần lặp, mỗi lặp tiến hành cho 30 mẫu/công thức cho 2 loại chất khử trùng là: HgCl2 (nồng thức thí nghiệm. độ 0,05% và 0,1%) và NaClO (nồng độ 5% và 10%) trong các khoảng thời gian khử trùng: 5, Sau 25 - 30 ngày nuôi cấy tiến hành thu thập số 10 và 15 phút. Mẫu sau khi khử trùng được liệu các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: số chồi hình tráng lại bằng nước cất hấp vô trùng và xử lý thành, chiều dài chồi, số đốt lá, hình thái chồi. 16
  4. Tạp chí KHLN 2023 Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) 2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và + Số chồi trung bình = (Tổng số chồi/Tổng số α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi dòng mẫu) Tếch K05 và PKU13 + Số lá trung bình = (Tổng số lá/Tổng số chồi) Để nâng cao hiệu quả của quá trình nhân giống, + Chiều cao chồi trung bình (cm) = (Tổng chuẩn bị cho quá trình tạo rễ các chồi nuôi cấy, chiều cao cao chồi/Tổng số chồi) thí nghiệm nâng cao chất lượng chồi cho các + Tỷ lệ chồi hữu hiệu (%) = (Số chồi có chiều cao dòng Tếch nuôi cấy được thực hiện với sự kết từ 2,5 cm trở lên/Tổng số chồi thu được) × 100 hợp bổ sung giữa BAP 0,5 mg/l với α-NAA ở + Tỷ lệ mẫu ra rễ (%) = (Tổng số mẫu ra rễ/ các nồng độ 0,01 mg/l; 0,025 mg/l; 0,05 mg/l Tổng số mẫu cấy) × 100 và 0,1 mg/l đến khả năng nhân chồi của mẫu thí nghiệm đã được thực hiện với 3 lần + Số rễ trung bình = (Tổng số rễ/Tổng số mẫu) lặp/công thức thí nghiệm, mỗi lần lặp tiến hành + Chiều dài rễ trung bình (cm) = (Tổng chiều cho 30 mẫu. dài rễ/Tổng số rễ) Sau 25 - 30 ngày cấy chuyển, tiến hành thu So sánh giữa các công thức thí nghiệm về tỷ lệ thập các số liệu về: số chồi thu được, chiều dài mẫu sạch, tỷ lệ chồi ra rễ bằng tiêu chuẩn bình chồi, số nách lá, số lượng chồi có chiều cao từ phương. So sánh giữa các công thức thí nghiệm về hệ số nhân, chiều dài chồi, chiều dài rễ và số 2,5 cm trở lên, hình thái chồi. lượng rễ/cây qua phân tích phương sai một 2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA/IBA nhân tố bằng phần mềm SPSS (Nguyễn Hải đến khả năng tạo cây Tếch hoàn chỉnh dòng Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005) và phần K05 và PKU13 mềm Excel. Để đánh giá ảnh hưởng của chất và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ 3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại, nồng độ của các dòng Tếch nghiên cứu, α-NAA và chất khử trùng và thời gian khử trùng đến IBA được tiến hành bổ sung vào môi trường khả năng tái sinh chồi của các dòng Tếch nuôi cấy (là môi trường 1/2 MS*) với các K05 và PKU13 khoảng nồng độ khác nhau: 0,5 mg/l; 0,75 mg/l; và 1,0 mg/l. Khử trùng mẫu vật nuôi cấy là bước đầu tiên và Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp/công có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của thức thí nghiệm, 30 mẫu thí nghiệm/lần lặp. quá trình nuôi cấy mô. Vì vậy, cần xác định được phương thức khử trùng thích hợp (chất và Sau 15 - 20 ngày thu thập các số liệu về: số nồng độ chất khử trùng, thời gian khử trùng) chồi ra rễ, số rễ/chồi và chiều dài rễ. cho từng mẫu nghiên cứu. Giai đoạn này cần 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu đảm bảo các yêu cầu: tỷ lệ mẫu nhiễm thấp, tỷ lệ mẫu sống cao, tránh tổn thương mẫu và có - Các chỉ tiêu tính toán: khả năng sinh trưởng tốt thể hiện ở khả năng + Tỷ lệ mẫu sạch (%) = (Tổng số mẫu sạch/ bật chồi của các mẫu thí nghiệm. Thí nghiệm Tổng số mẫu cấy) × 100 khử trùng cho các dòng Tếch K05 và PKU13 + Tỷ lệ mẫu bật chồi (%) = (Tổng số mẫu bật được tiến hành với 2 loại hóa chất hiện đang chồi/Tổng số mẫu cấy) × 100 được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô cây + Hệ số nhân chồi (lần) = (Tổng số chồi mới lâm nghiệp là HgCl2 và NaClO. Kết quả thí hình thành/Số chồi cấy ban đầu) nghiệm được trình bày tại bảng 1. 17
  5. Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) Tạp chí KHLN 2023 Bảng 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại, nồng độ chất khử trùng và thời gian khử trùng đến khả năng tái sinh chồi của các dòng Tếch nghiên cứu Dòng K05 Dòng PKU13 Hóa Nồng độ Thời gian khử chất (%) trùng (phút) Tỷ lệ mẫu sạch Tỷ lệ mẫu sạch Tỷ lệ mẫu sạch Tỷ lệ mẫu sạch (%) bật chồi (%) (%) bật chồi (%) d c e b 5 60,03 16,70 76,22 12,93 f e d c 0,05 10 83,22 33,17 70,00 19,27 a a b a 15 33,21 10,13 50,00 9,90 HgCl2 b b c bc 5 43,26 13,23 63,11 14,50 c d b a 0,1 10 46,65 23,50 50,00 10,00 e b a 15 66,74 13,29 40,00 10,00a LSD0,05 1,82 0,65 1,86 2,91 P-value
  6. Tạp chí KHLN 2023 Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ trường được bổ sung BAP ở các nồng độ BAP đến khả năng nhân chồi các dòng Tếch khác. Các chỉ tiêu theo dõi khác như chiều cao K05 và PKU13 chồi và số lá/chồi ở công thức có bổ sung Kết quả phân tích số liệu cho thấy, BAP có sự BAP nồng độ 0,5 mg/l cũng cho kết quả cao ảnh hưởng tích cực đến hệ số nhân chồi của cả hơn so với các công thức thí nghiệm còn lại 2 dòng Tếch nghiên cứu. (Bảng 2). Đối với dòng K05 khi sử dụng BAP với nồng Như vậy, BAP có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu độ từ 0,5 đến 1 mg/l đều cho hệ số nhân chồi hệ số nhân chồi, chiều cao chồi và sự phát triển lá (dao động từ 2,10 đến 2,80 lần) cao hơn so với của chồi. Nồng độ BAP 0,5 mg/l cho hệ số nhân công thức đối chứng (1,5 lần). Ở nồng độ 0,5 chồi cao nhất đối với cả 2 dòng Tếch nghiên cứu. mg/l BAP hệ số nhân chồi đạt được cao nhất là Kết quả này cũng giống với kết quả của 2,82 (lần). Tuy nhiên khi tăng nồng độ lên đến Nguyễn Anh Dũng và đồng tác giả (2022) khi 0,75 và 1,0 mg/l BAP thì hệ số nhân chồi giảm nghiên cứu nhân giống cho hai dòng Tếch là dần 2,7 và 2,51 lần (Bảng 2). Xu hướng này ALTS2 và PN4, trong đó công thức môi trường cũng tương tự với dòng PKU13, khi hệ số nhân nhân nhanh tốt nhất là MS cải tiến có bổ sung chồi đạt cao nhất là 2,61 lần ở nồng độ 0,5 mg/l 0,5 mg/l BAP với hệ số nhân chồi tốt nhất 2,86 BAP và giảm đi khi được nuôi cấy ở môi (ALTS2) và 3,29 (PN4). Bảng 2. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng nhân chồi các dòng Tếch nghiên cứu Dòng BAP (mg/l) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi (cm) Số lá/ chồi (lá) Chất lượng chồi a a a 0,00 1,50 2,26 3,20 + b b c 0,25 2,10 3,10 5,10 ++ e d e 0,50 2,80 3,81 6,90 +++ d c d K05 0,75 2,70 3,60 6,03 ++ c c b 1,00 2,51 3,40 4,70 ++ LSD0,05 0,01 0,05 0,01 P-value
  7. Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) Tạp chí KHLN 2023 0 mg/l 0,25 mg/l 0,5 mg/l 0,75 mg/l 0,1 mg/l Hình 3. Chồi in vitro Tếch K05 nuôi cấy trên môi trường bổ sung BAP sau 3 tuần nuôi cấy 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAP hiệu là cần thiết, vì vậy thí nghiệm bổ sung và α-NAA đến khả năng nhân nhanh chồi NAA ở các nồng độ khác nhau vào môi dòng Tếch K05 và PKU13 trường nuôi cấy vốn đã được bổ sung BAP Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của BAP nồng độ 0,5 mg/l đã được tiến hành. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tổ hợp này có tác động riêng rẽ đến khả năng nhân chồi các dòng rõ rệt (P-value < 0,01) ở tất cả các chỉ tiêu Tếch nghiên cứu mặc dù đã cho các chỉ tiêu theo dõi so với khi chỉ sử dụng BAP riêng rẽ nhân chồi khá cao, nhưng để chuẩn bị cho quá trình ra rễ thì việc tăng tỷ lệ chồi hữu trong môi trường nuôi cấy (Bảng 3). Bảng 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP 0,5 mg/l và α-NAA đến khả năng nhân chồi các dòng Tếch nghiên cứu Hệ số nhân chồi Chiều cao Số lá/chồi Tỷ lệ chồi Chất lượng Dòng α-NAA (mg/l) (lần) (cm) (lá) hữu hiệu (%) chồi a a a a 0,00 2,80 3,81 6,90 25,23 + b b b a 0,01 2,86 3,86 6,93 27,41 ++ c d d b 0,025 2,91 4,11 7,02 38,56 ++ e e e d K05 0,05 3,20 4,15 7,21 56,72 +++ d c c c 0,10 3,02 3,99 6,99 41,18 ++ LSD0,05 0,018 0,018 0,018 6,78 P-value
  8. Tạp chí KHLN 2023 Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) chất lượng chồi ở dòng K05 với hệ số nhân chồi chồi cao nhất với dòng PKU13, với các thông cao nhất đạt 3,2 lần, chiều cao chồi 4,15 cm; số số cụ thể: hệ số nhân chồi đạt 3,11 lần, chiều lá/chồi đạt 7,21 và đặc biệt tỷ lệ chồi hữu hiệu cao chồi đạt 4,31 cm và tỷ lệ chỗi hữu hiệu đạt nâng từ 25,23% lên 56,72%. Trong khi đó, môi tới 47,23% vượt gần 16% so với công thức trường MS* có bổ sung BAP nồng độ 0,5 mg/l không bổ sung NAA. và NAA nồng độ 0,01 mg/l cho hiệu quả nhân 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng nhóm Auxin đến khả năng ra rễ của các dòng Tếch nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ các dòng Tếch nghiên cứu Bảng 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ của Tếch dòng K05 α-NAA Tỷ lệ ra rễ Chiều dài của rễ Số rễ TB/chồi Dòng Chất lượng rễ (mg/l) (%) (cm) (rễ) a a 0,0 34,80 1,02 1,05 + b b 0,5 65,31 1,16 1,51 ++ d d 0,75 70,12 2,51 2,53 +++ K05 c c 0,1 54,02 1,32 1,60 ++ LSD0,05 6,28 0,02 0,01 P-value
  9. Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) Tạp chí KHLN 2023 lần lượt là 1,21 và 1,46 rễ/chồi tương ứng. Ở có bổ sung α-NAA nồng độ từ 0,5 đến 1,0 mg/l chỉ tiêu theo dõi chiều dài rễ, công thức đối cho chiều dài rễ dao động từ 1,13 đến 2,75 cm chứng không bổ sung α-NAA cho chiều dài rễ cao hơn so với công thức đối chứng. đạt 1,05 cm sau 3 tuần nuôi cấy. Các công thức 0 mg/l 0,5 mg/l 0,75 mg/l 1,0 mg/l Hình 4. Ảnh hưởng của α-NAA đến khả năng ra rễ của dòng Tếch PKU13 sau 3 tuần nuôi cấy 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ Tếch của dòng K05 Bảng 5. Nghiên cứu ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra rễ của Tếch dòng K05 Dòng IBA (mg/l) Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài của rễ (cm) Số rễ TB/chồi (rễ) Chất lượng rễ a a a 0,0 34,80 1,02 1,05 + c b b 0,5 65,31 1,16 1,51 ++ d d d 0,75 80,12 2,51 2,53 +++ K05 b c c 0,1 54,02 1,32 1,60 ++ LSD0,05 7,01 0,01 0,01 P-value
  10. Tạp chí KHLN 2023 Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) cao nhất là 2,53 rễ/chồi ở môi trường bổ sung in vitro hoàn chỉnh đối với dòng Tếch PKU13. nồng độ IBA 0,75 mg/l, công thức này cũng Vũ Thị Phương và Nguyễn Thị Hồng (2019) cho chiều dài rễ trung bình cao nhất (đạt 2,51 nghiên cứu trên hai dòng Tếch là VN34 và cm) với tỷ lệ ra rễ đạt trên 80%. VN19 cho kết quả tỷ lệ ra rễ hiệu quả nhất khi Tương tự vậy, IBA cũng có ảnh hưởng tích cực sử dụng môi trường ra rễ bổ sung nồng độ 0,75 đến số rễ và chất lượng bộ rễ cây Tếch dòng mg/l IBA, với 5,67 rễ/chồi (VN34) và 5,71 PKU13. Cụ thể, các công thức có bổ sung IBA rễ/chồi (VN19). Tuy nhiên, nghiên cứu của đều cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với đối chứng và Nguyễn Anh Dũng và đồng tác giả (2022) trên nhất là 79,41% ở nồng độ IBA 0,75 mlg/l. Số 2 dòng ALTS2 và PN4 lại cho thấy, môi trường rễ/chồi đạt cao nhất khi sử dụng nồng độ 0,75 1/2 MS* có bổ sung IBA nồng độ 1,5 mg/l là mg/l IBA bổ sung vào môi trường nuôi cấy tốt nhất với tỷ lệ ra rễ đạt trên 80%. Kết quả (2,22 rễ/chồi) với tỷ lệ ra rễ đạt gần 80% với nghiên cứu có sự sai khác có thể là do thí chiều dài rễ trung bình đạt 2,75 cm (Bảng 5). nghiệm trên các dòng Tếch khác nhau nên Như vậy công thức môi trường bổ sung 0,75 chúng có phản ứng khác nhau với điều kiện mg/l IBA phù hợp để kích thích ra rễ để tạo cây môi trường nuôi cấy. 0 mg/l 0,5 mg/l 0,75 mg/l 1,0 mg/l Hình 5. Ảnh hưởng của IBA đến khả năng ra trên dòng Tếch K05 2. Môi trường nhân chồi thích hợp là MS* bổ Từ các kết quả nghiên cứu, các thông số chủ sung BAP nồng độ 0,5 mg/l. yếu của quá trình nhân giống các dòng Tếch 3. Môi trường nâng cao chất lượng chồi thích nhập nội K05 và PKU13 được xác định hợp cho dòng K05 là MS* bổ sung BAP 0,5 như sau. mg/l và α-NAA 0,1 mg/l, dòng PUK13 là MS* 1. Đối với hai dòng Tếch K05 và PKU13 sử bổ sung BAP 0,5 mg/l và α-NAA 0,05 mg/l. dụng chất khử trùng HgCl2 0,05% và thời gian 4. Môi trường thích hợp để tạo rễ cho 2 dòng khử trùng 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch bật chồi K05 và PKU13 là 1/2MS* bổ sung IBA 0,75 cao nhất. mg/l cho tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 80%. 23
  11. Lê Sơn et al., 2023 (Số 5) Tạp chí KHLN 2023 1. Đoàn Thị Mai và Lê Sơn, 2010. Bước đầu chọn giống cho Xoan ta (Melia azedarach) và Tếch (Tectona grandis) có năng suất và chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 2. Gupta R, Sharma L, 2021. Modelling the growth response to climate change and management of Tectona grandis L. f. using the 3-PGmix model. Annals of Forest Science 78, doi.org/10.1007/s13595-021-01102-y 3. Nguyễn Anh Dũng, 2022. Nghiên cứu nhân giống Tếch (Tectona grandis) các dòng ALTS2 Và PN4 bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 4. Nguyễn Thị Thùy Dương, 2007. Nghiên cứu nhân giống một số dòng Tếch bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, ĐH Lâm nghiệp. 5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông nghiệp trên máy vi tính. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 126. 6. Vũ Thị Phương và Nguyễn Thị Hồng, 2019. Nghiên cứu nhân giống Tếch dòng VN19, VN34 (Tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên 194(1) 163 - 168. 7. Verhaegen D, Inza JF, Logossa AZ, Ofori D, 2010. What is the genetic origin of teak (Tectona grandis L.) introduced in Africa and in Indonesia?. Tree Genetics and Genomes, 6, pp.717-733. Email tác giả liên hệ: leson@vafs.gov.vn Ngày nhận bài: 10/10/2023 Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 16/10/2023 Ngày duyệt đăng: 18/10/2023 24
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2