TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 53, 2009<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHỔ QUANG PHÁT QUANG CỦA VẬT LIỆU NỀN<br />
HALOSULPHATE PHA TẠP NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM<br />
Lê Văn Tuất, Bùi Tiến Đạt, Thái Ngọc Ánh<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Bài báo trình bày các kết quả thực hiện quy trình điều chế vật liệu phát quang nền<br />
halosulphate pha tạp và đồng pha tạp các nguyên tố đất hiếm sử dụng kết hợp phương pháp hoá<br />
ướt với phương pháp phản ứng pha rắn truyền thống. Một số khảo sát ban đầu cho thấy, việc sử<br />
dụng kết hợp hai phương pháp đã nêu là lựa chọn thích hợp để điều chế loại vật liệu phát<br />
quang này. Đặc trưng phổ quang phát quang (Photoluminescence – PL) của vật liệu do các tâm<br />
ion đất hiếm quyết định, bên cạnh quá trình kích thích trực tiếp lên tâm phát quang và mạng<br />
chủ còn có quá trình truyền năng lượng từ tâm Ce3+ sang tâm Dy3+ trong vật liệu<br />
KMgSO4Cl:Ce,Dy.<br />
I. Mở đầu<br />
Vật liệu phát quang đã và đang được<br />
ứng dụng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác<br />
Dung dịch xSO4 (x=Mg, Zn, …)<br />
<br />
nhau: kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật hiển thị<br />
Dung dịch yCl (y=K, Na,…)<br />
và cảnh báo (các loại màn hình), thông tin sợi<br />
quang, đo liều bức xạ ion hóa… Tiếp tục tìm<br />
kiếm vật liệu phát quang mới, có đặc trưng<br />
Dung dịch RE2(SO4)3 (RE=Eu, Dy, …)<br />
<br />
quang phổ thích hợp với các đòi hỏi ứng Dung dịch yxSO4Cl:RE<br />
dụng thực tế, là công việc thường xuyên của<br />
Sấy 800C, 8h<br />
nhiều nhóm nghiên cứu khoa học trên khắp Sấy 1500C, 4h<br />
thế giới [1]. Vì vậy, bên cạnh những thành<br />
công đã được khẳng định trong việc nghiên Bột tinh thể yxSO4Cl:RE<br />
cứu và phát triển ứng dụng nhóm vật liệu Nung, ủ<br />
phát quang nền sulphate pha tạp, đồng pha<br />
tạp nguyên tố đất hiếm, gần đây một số nhà<br />
Vật liệu yxSO4Cl:RE<br />
<br />
khoa học Ấn Độ (S.V. Moharil, S.C. Gedam, Hình 1. Phương pháp hóa ướt chế tạo vật<br />
S.J. Dhoble,…) đã quan tâm nghiên cứu họ<br />
liệu halosuphate pha tạp ion đất hiếm<br />
<br />
vật liệu nền halosulphate pha tạp các nguyên tố đất hiếm, mà tiêu biểu là vật liệu<br />
KMgSO4Cl:RE. Theo nhóm tác giả này: do có một số ưu thế như dễ chế tạo, hiệu suất<br />
quang phát quang cao nên vật liệu nền halosulphate hứa hẹn có nhiều ứng dụng [2, 3].<br />
Vật liệu nền halosulphate pha tạp các ion đất hiếm được điều chế bằng phương<br />
<br />
177<br />
pháp hoá ướt (The wet chemical method). Quy trình của phương pháp được khái quát<br />
theo sơ đồ trên hình vẽ 1. Khối lượng các vật liệu ban đầu được tính toán và cân theo tỉ<br />
lệ xác định sao cho thu được khối lượng sản phẩm và nồng độ pha tạp theo ý muốn. Lần<br />
lượt hòa tan từng phối liệu với lượng nước cất hai lần vừa đủ, phối trộn thành dung dịch<br />
hỗn hợp và chưng cất, nung ủ, cuối cùng thu được vật liệu phát quang dạng bột. Từ sơ<br />
đồ ta thấy, để thu được dung dịch sulphate đất hiếm, trước hết phải dùng axit sulphuaric<br />
(H2SO4) sulphate hóa các oxit đất hiếm, do vật liệu ban đầu chứa nguyên tố đất hiếm<br />
thường ở dạng oxit (RE2O3). Việc dùng axit sulphuaric ít nhiều sẽ gây ô nhiễm môi<br />
trường. Đồng thời, bước cuối cùng của quy trình cũng giống như phương pháp phản<br />
ứng pha rắn truyền thống, nung ủ vật liệu ở nhiệt độ cao để hoàn tất việc pha tạp, ổn<br />
định cấu trúc và đặc trưng quang phổ của vật liệu [2, 3].<br />
Như vậy, việc chế tạo vật liệu có thể thực hiện theo phương pháp sửa đổi: kết<br />
hợp phương pháp hóa ướt với phương<br />
pháp phản ứng pha rắn. Quy trình của<br />
Dung dịch xSO4 (x=Mg, Zn, …)<br />
<br />
phương pháp được mô tả bằng sơ đồ trên<br />
hình vẽ 2. Dùng phương pháp đó, có thể<br />
Dung dịch yCl (y=K, Na,…)<br />
Sấy 800C, 8h<br />
vừa tránh gây ô nhiễm môi trường vừa Sấy 1500C, 4h<br />
cải thiện được hiệu suất phát quang của<br />
vật liệu. Đó chính là mục tiêu nghiên cứu<br />
Bột tinh thể yxSO4Cl<br />
<br />
của chúng tôi trình bày trong bài báo này. Oxit đất hiếm, RE2O3<br />
II. Thực nghiệm Nghiền, trộn và<br />
nung ủ<br />
Vật liệu nền halosulphate pha tạp<br />
các nguyên tố đất hiếm được chế tạo theo<br />
Vật liệu yxSO4Cl:RE<br />
<br />
cả hai phương pháp: hóa ướt và sửa đổi. Hình 2. Phương pháp sửa đổi: kết hợp phương<br />
Cấu trúc vật liệu được kiểm tra bằng pháp hóa ướt và tương tác pha rắn.<br />
phép đo phổ nhiễu xạ tia X, trên hệ đo Siemens D5000.<br />
Các phép đo phổ quang phát quang (PL) được đo trên hệ đo dùng đơn sắc kế<br />
SPM2 với cách tử 651vạch/mm, bức xạ kích thích có bước sóng 365nm, lấy từ đèn thủy<br />
ngân, đầu thu nhân quang điện loại M12FQS51, hệ đo được ghép nối và vận hành bán<br />
tự động thông qua máy tính cá nhân.<br />
III. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Khảo sát phương pháp chế tạo vật liệu<br />
Trước tiên, cần lựa chọn nhiệt độ nung thích hợp cho từng phương pháp chế tạo<br />
vật liệu, vì vậy, chúng tôi khảo sát sự thay đổi đặc trưng phổ PL của vật liệu KMgSO4Cl<br />
và KMgSO4Cl: Eu theo các nhiệt độ nung. Nhiệt độ nung được thay đổi từ 300oC đến<br />
600oC, do khi đạt 700oC vật liệu đã có dấu hiệu nóng chảy, chuyển sang pha thủy tinh.<br />
Kết quả khảo sát trên hình 3 cho thấy, bức xạ của nền yếu nhất và các bức xạ đặc trưng<br />
<br />
178<br />
của tâm Eu3+ mạnh nhất đều ứng với nhiệt độ nung khoảng 600oC. Như vậy, nhiệt độ<br />
nung thích hợp cho cả hai phương pháp để pha tạp ion đất hiếm cho vật liệu KMgSO4Cl<br />
là 600oC.<br />
(a) (b )<br />
o<br />
0 .8 2 .0 600 C<br />
<br />
)® o<br />
)®<br />
tv 0 .6<br />
400 C<br />
tv 1 .5<br />
®( ®(<br />
o<br />
700 C<br />
<br />
LP LP<br />
é® 0 .4 é® 1 .0<br />
gn o gn o<br />
<br />
ê− 0 .2 600 C<br />
ê−<br />
500 C<br />
<br />
C C 0 .5<br />
o o<br />
500 C 400 C<br />
<br />
o<br />
300 C<br />
0 .0 300 C<br />
o<br />
<br />
0 .0<br />
50 0 55 0 600 650 700 560 600 640 680<br />
B−íc sãng (nm ) B − í c sã n g (n m )<br />
<br />
Hình 3. Phổ PL của KMgSO4Cl, chế tạo theo phương pháp hóa ướt (a) và KMgSO4Cl:Eu, chế<br />
tạo theo phương pháp sửa đổi (b) thay đổi theo nhiệt độ nung<br />
Sau khi chế tạo, vật liệu được kiểm tra bằng phép đo nhiễu xạ tia X. Hình 4 là<br />
giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu chế tạo theo hai phương pháp hóa ướt và sửa đổi. Kết<br />
quả đó xác nhận vật liệu nền thu được từ hai phương pháp đều giống nhau, có cấu trúc<br />
đơn pha, mang đặc trưng của nhóm các tinh thể khoáng vật Anhydrokainite và thuộc<br />
nhóm cấu trúc không gian C2/m. Việc pha tạp tạp ion RE với nồng độ nhỏ không làm<br />
thay đổi cấu trúc mạng chủ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu KMgSO4Cl:Eu điều chế bằng<br />
phương pháp hoá ướt (a), phương pháp sửa đổi (b).<br />
Để có cơ sở đánh giá phương pháp sửa đổi, chúng tôi thực hiện so sánh đặc<br />
trưng phổ PL của vật liệu KMgSO4Cl:Eu (0.15%mol) chế tạo theo hai phương pháp.<br />
Hình 5 đưa ra kết quả phép đo đó.<br />
Ta thấy, cả hai phương pháp đều cho cường độ các bức xạ PL đặc trưng của ion<br />
Eu ở khoảng 580nm và 597nm tương đương nhau, nhưng bức xạ ở khoảng 618nm có<br />
3+<br />
<br />
cường độ mạnh hơn ở phương pháp sửa đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
179<br />
3.0<br />
Như vậy, cùng với phương pháp<br />
hóa ướt, chúng tôi đã thực hiện được 2.5<br />
Ph−¬ng ph¸p söa ®æi<br />
<br />
phương pháp sửa đổi và hoàn toàn có<br />
)® Ph−¬ng ph¸p ho¸ −ít<br />
tv 2.0<br />
®(<br />
thể dùng phương pháp này thay thế cho LP 1.5<br />
phương pháp hóa ướt để điều chế vật é®<br />
gn 1.0<br />
liệu KMgSO4Cl:RE. ê−<br />
C 0.5<br />
3.2. Khảo sát phổ quang phát<br />
0.0<br />
quang 550 575 600 625 650<br />
B−íc sãng (nm)<br />
3.2.1. Đặc trưng phổ quang phát<br />
quang thay đổi theo nồng độ pha tạp.<br />
Hình 5. Phổ PL của KMgSO4Cl:Eu3+<br />
chế tạo theo hai phương pháp<br />
8 1.5<br />
KME0.55<br />
)® )®<br />
tv 6 tv<br />
KMS 1.0<br />
<br />
®( ®( 1.0 KMS 0.5<br />
<br />
LP LP<br />
é® 4 KME0.45<br />
é® KMS 0.2<br />
gn KME0.35<br />
gn 0.5 KMS 0.1<br />
ê− KME0.25<br />
ê− KMS 1.5<br />
<br />
C2 KME0.15<br />
KME0.05<br />
C<br />
<br />
0 0.0<br />
580 600 620 640 550 600 650 700<br />
B−íc sãng (nm) B−íc sãng (nm)<br />
(a) (b)<br />
Hình 6. Phổ PL của KMgSO4Cl:Eu (a) và KMgSO4Cl:Sm (b) thay đổi theo nồng độ pha tạp<br />
3+ 3+<br />
<br />
<br />
Hình 6 trình bày kết quả đo phổ PL của vật liệu KMgSO4Cl:Eu (ký hiệu là KME<br />
– nồng độ tạp Eu) và KMgSO4Cl:Sm (KMS – nồng độ tạp Sm) thay đổi theo nồng độ<br />
pha tạp. Ta thấy cường độ của cả ba vạch bức xạ đặc trưng của Eu3+ tăng dần khi nồng<br />
độ pha tạp thay đổi từ 0,05 đến 0,55%mol và chưa có dấu hiệu dập tắt do nồng độ. Đối<br />
với tâm kích hoạt Sm3+ khi nồng độ vượt qua giá trị 1,0%mol, cường độ các bức xạ đặc<br />
trưng của nó đều suy giảm rõ rệt. Điều đó có nghĩa là nồng độ pha tạp tối ưu đối với<br />
Sm3+ là khoảng 1%mol. Đối với vật liệu pha tạp Eu3+ để xác định nồng độ pha tạp tối<br />
ưu cần tiếp tục khảo sát với các giá trị nồng độ cao hơn.<br />
3.2.2. Đặc trưng phổ quang phát quang của vật liệu đồng pha tạp<br />
Kết quả khảo sát đặc trưng quang phát quang của các vật liệu KMgSO4Cl:Ce,<br />
KMgSO4Cl:Dy và KMgSO4Cl:Ce, Dy cho thấy, vật liệu đơn pha tạp Ce3+ không cho<br />
bức xạ phát quang trong vùng khả kiến, vật liệu đơn pha tạp Dy3+ có đặc trưng phát<br />
quang của tâm Dy3+ nhưng cường độ bức xạ rất yếu và đặc trưng phát quang của tâm<br />
Dy3+ gia tăng rõ rệt trong vật liệu đồng pha tạp Ce3+, Dy3+, xem hình 7. Điều đó hoàn<br />
toàn hợp lý vì ta biết bức xạ phát quang đặc trưng của tâm Ce3+ nằm trong vùng tử<br />
ngoại. Đồng thời, kết quả đó xác nhận rằng, ion Ce3+ giữ vai trò tâm tăng nhạy và ion<br />
<br />
180<br />
Dy3+ giữ vai trò tâm phát quang trong vật liệu đồng pha tạp Ce, Dy. Tức là tồn tại quá<br />
trình truyền năng lượng từ tâm Ce sang tâm Dy, kết quả làm cho cường độ các bức xạ<br />
đặc trưng của Dy3+ mạnh lên rất nhiều do sự có mặt tâm Ce.<br />
Phổ PL của vật liệu đồng pha tạp ion Ce3+ và ion Dy3+ với nồng độ tâm Dy3+<br />
khác nhau được đưa ra trên hình 8. Vật liệu với 10%mol Ce3+ và 2.5%mol Dy3+ cho<br />
cường độ bức xạ đặc trưng của tâm Dy3+ mạnh nhất. Điều đó có nghĩa là quá trình<br />
truyền năng lượng từ tâm Ce3+ sang tâm Dy3+ thay đổi theo nồng độ tâm Dy3+ và đạt<br />
hiệu quả nhất ở giá trị pha tạp 2.5%mol Dy3+ khi nồng độ Ce3+ cố định 10%mol.<br />
<br />
10<br />
(a ) 4<br />
(b )<br />
K M C D 10-2.5<br />
<br />
)® (3 )<br />
)® K M C D 10-2<br />
<br />
tv tv<br />
8 (1 ) K M C 1 0 K M C D 10-3<br />
3<br />
(2 ) K M D 0 .5<br />
®( 6 (3 ) K M C D 1 0 -0 .5 ®( K M C D 10-1.5<br />
<br />
LP LP 2<br />
K M C D 10-1.0<br />
<br />
<br />
é® 4<br />
é®<br />
gn 2 (2 ) gn 1 K M C D 10-0.5<br />
<br />
<br />
ê− (1 ) ê− K M C D 10-0.1<br />
<br />
C 0<br />
C 0<br />
<br />
400 450 500 550 600 650 700 400 500 600 700<br />
<br />
B −íc sãng (nm ) B−íc sãng (nm )<br />
<br />
Hình 7. Phổ PL của KMgSO4Cl:Ce, Hình 8. Phổ PL của KMgSO4Cl đồng pha tạp<br />
KMgSO4Cl:Dy và KMgSO4Cl:Ce, Dy Ce(10%mol),Dy (0.1-3.0%mol)<br />
IV. Kết luận<br />
Bên cạnh phương pháp hoá ướt, phương pháp sửa đổi được xây dựng để điều<br />
chế vật liệu phát quang nền halosulphate pha tạp và đồng pha tạp ion đất hiếm -<br />
KMgSO4Cl:Eu; KMgSO4Cl:Sm; KMgSO4Cl:Ce,Dy. Phương pháp sửa đổi có ưu điểm<br />
là quy trình đơn giản hơn, giảm thiểu yếu tố gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn cho vật<br />
liệu có hiệu suất quang phát quang tương đương phương pháp hóa ướt. Đồng thời, nhiệt<br />
độ nung tối ưu khi sử dụng phương pháp này không quá cao - 6000C – dễ đáp ứng nên<br />
thuận lợi cho việc chế tạo và mở rộng nghiên cứu đối với nhóm vật liệu phát quang này.<br />
Giống như nhiều loại vật liệu khác pha tạp các nguyên tố đất hiếm, các ion đất<br />
hiếm hóa trị ba - RE3+, giữ vai trò tâm phát quang, các chuyển dời quang học của chúng<br />
quyết định việc hình thành phổ PL. Nồng độ pha tạp tối ưu thay đổi theo các nguyên tố<br />
đất hiếm vì vậy cần phải khảo sát đối với từng nguyên tố cụ thể.<br />
Sự hình thành phổ quang phát quang của vật liệu này do tâm Dy quyết định, ion<br />
Ce giữ vai trò tâm tăng nhạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
181<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. G. Blasse, B.C. Grabmaier. Luminescent Materials. Springer-Verlag, Berlin Heidelberg,<br />
1994.<br />
2. S.C. Gedam, S.J.Dhoble, S.V.Moharil. Eu2+ and Ce3+ emission in sulphate based<br />
phosphors. Journal of Luminescence 128, (2008), 1- 6.<br />
3. S.C. Gedam, S.J.Dhoble, S.V.Moharil. Dy3+ and Mn2+ emission in KMgSO4Cl phosphor.<br />
Journal of Luminescence 124, (2007), 120 - 126.<br />
<br />
<br />
STUDYING PHOTOLUMINESCENT SPECTROSCOPY OF THE RARE<br />
EARTH ION DOPED HALOSULPHATE MATERIALS<br />
Le Van Tuat, Bui Tien Dat, Thai Ngoc Anh<br />
College of Sciences, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
The paper presents the results from synthesis of luminescent materials which are the<br />
rare earth ion doped halosulphate compounds. The synthesis of those materials were carried out<br />
at the Faculty of Physics, Hue University of Sience where the wet chemical method was used in<br />
conbination with the solid state reaction method. Some preliminary discoveries about<br />
photoluminescence (PL) characteristics varied the prepared procedure and doped concentration<br />
are reported and discussed in this paper. The results show that, simultaneous combination of<br />
two above methods is the suitable choice to prepare those materials. The PL spectroscopy of this<br />
material was characterized by the rare earth ion centers and the excited energy absorption<br />
happens in the lattice too.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
182<br />