Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật
lượt xem 2
download
Mục đích của nghiên cứu là: (1) phân tích và xác định được số lượng NST soma của 250 nguồn gen khoai môn sọ miền Bắc, (2) cung cấp tư liệu đa dạng kiểu nhân phát hiện trong tập đoàn gen đang được bảo tồn. Kết quả phân tích góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu đối với nguồn gen khoai môn sọ bản địa của Việt Nam và có ý nghĩa phục vụ bảo tồn cũng như khai thác các nguồn gen bản địa trong các chương trình chọn tạo giống mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2021-0077 Natural Sciences 2021, Volume 66, Issue 4F, pp. 144-151 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ VÀ KIỂU NHÂN TRONG TẬP ĐOÀN GEN KHOAI MÔN SỌ MIỀN BẮC BẢO TỒN TẠI TRUNG TÂM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT Nguyễn Xuân Viết, Phạm Thị Việt Anh Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Lê Thị Tuyết Mai, Vũ Thị Bích Huyền và Lê Thị Thủy Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) và kiểu nhân (karyotype) của tập đoàn gồm 250 nguồn gen khoai môn miền Bắc đang bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật đã được nghiên cứu nhằm phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quỹ gen khoai môn sọ quốc gia. Đa số các nguồn gen được phát hiện có bộ NST lưỡng bội, chiếm 77,2%, chỉ có 22,8% số nguồn gen là tam bội. Tần suất phân bố các nguồn gen khoai lưỡng bội và tam bội giữa tiểu vùng địa lí tự nhiên miền núi Tây Bắc và tiểu vùng miền núi và trung du Đông Bắc là tương đương nhau. Tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc đang được bảo tồn có sự đa dạng về di truyền tế bào với 2 dạng bội NST (lưỡng bội và tam bội) và 5 dạng kiểu nhân khác nhau. Ba trong 5 dạng kiểu nhân (kiểu nhân lưỡng bội 11m+3sm, 10m+3sm+1st và kiểu nhân tam 10m+4sm) được phát hiện trong nghiên cứu là chưa từng được báo cáo ở loài khoai môn sọ Việt Nam, do đó đã bổ sung thêm tư liệu về sự đa dạng kiểu nhân trong loài khoai môn sọ của nước ta. Các phân tích chi tiết NST có được trong nghiên cứu này đã cung cấp tư liệu di truyền tế bào góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu quỹ gen cây khoai môn sọ, có ý nghĩa trong công tác bảo tồn, nghiên cứu tiến hóa và khai thác quỹ gen trong các chương trình chọn tạo giống. Từ khóa: nhiễm sắc thể, lưỡng bội, tam bội, kiểu nhân, khoai môn sọ, quỹ gen. 1. Mở đầu Khoai môn sọ (Colocasia esculenta Schott) là loài cây trồng lấy củ duy nhất trong chi Colocasia (Araceae), và là một trong những loài cây trồng sớm nhất ở Đông Nam châu Á (Lebot, 2009) [1], có giá trị kinh tế xã hội ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Kreike et al., 2004) [2]. Thuộc chi Colocasia có khoảng 20 loài (Li and Boy, 2010) [3] nhưng chỉ mới có một số loài đã được mô tả, trong đó C. esculenta (syn C. antiquorum) được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu di truyền tế bào học được báo cáo ở loài cây trồng này còn hạn chế, có thể do số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào của khoai môn sọ nhiều và kích thước NST cũng tương đối nhỏ (Wilkinson, 1994) [4]. Trên thế giới, nghiên cứu bộ nhiễm sắc thể soma trên C. esculenta của Yen và Wheeler (1968); Kuruvilla và cộng sự (1981); Coastes và cộng sự (1988); Okada và Hambali (1989); Sreekumari và Mathew (1991); Kokubugata và Konishi (1999)…, đều thống nhất rằng loài khoai môn sọ có cả dạng lưỡng bội, 2n = 2x =28, và dạng tam bội, 2n = 3x = 42 (Matthews, 2004) [5], tuy nhiên các giống tam bội Ngày nhận bài: 7/9/2021. Ngày sửa bài: 19/10/2021. Ngày nhận đăng: 26/10/2021. Tác giả liên hệ: Nguyễn Xuân Viết. Địa chỉ e-mail: vietnx@hnue.edu.vn 144
- Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại... là rất ít, chỉ khoảng 1/170 là giống tam bội (Isshiki và cộng sự, 1999) [6]. Ở Việt Nam, tập đoàn gen khoai môn sọ đang được bảo tồn với số lượng khá lớn, gần 1000 nguồn gen, nhưng đến nay vẫn chưa có các tư liệu di truyền tế bào học đối với tập đoàn gen này đã được báo cáo cho mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn gen. Hầu hết các giống khoai môn sọ được biết rất ít ra hoa, và nếu có ra hoa được cũng thường không kết hạt trong điều kiện tự nhiên. Mặt khác, cũng do nhiều giống là tam bội, việc chọn giống bằng lai hữu tính ở loài cây trồng này vì thế bị hạn chế. Nhằm khắc phục hiện tượng thoái hóa giống do nhân giống sinh dưỡng liên tục trong nhiều năm, một số nhà khoa học sử dụng gibberellic (GA3) để kích thích ra hoa, đã thiết lập được các chương trình lai tạo giống, đặc biệt trong lai tạo giống khoai môn sọ kháng nấm Phytophthora gây bệnh sương mai, đang được áp dụng phổ biến trong cải tiến giống khoai môn sọ ở các nước châu Á và Thái Bình Dương (Wilson, 1990) [7]; Tyagi và cộng sự, 2004 [8]; Ivancic và cộng sự, 2011 [9]. Các giống lưỡng bội mới có khả năng sinh sản hữu tính, các giống tam bội bất thụ nên chỉ có thể được nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng (Isshiki và cộng sự, 1999) [6]. Do đó, những hiểu biết về số lượng nhiễm sắc thể của mỗi nguồn gen, đặc biệt với các nguồn gen trong tập đoàn quỹ gen được bảo tồn, là rất có ý nghĩa đối với nhà chọn giống trong việc lựa chọn vật liệu lai tạo; những tư liệu kiểu nhân (Karyotype) cung cấp thông tin cơ bản về di truyền tế bào, có giá trị đánh giá đa dạng di truyền của các nguồn gen đang bảo tồn cũng như nghiên cứu cơ chế tiến hóa của bộ gen. Nghiên cứu này là một phần trong “Chương trình Quỹ gen cấp Quốc gia” nhằm đánh giá các nguồn gen, cung cấp các dữ liệu để từng bước tư liệu hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia các nguồn gen cây trồng bản địa nói chung và cây khoai môn sọ nói riêng. Mục đích của nghiên cứu là: (1) phân tích và xác định được số lượng NST soma của 250 nguồn gen khoai môn sọ miền Bắc, (2) cung cấp tư liệu đa dạng kiểu nhân phát hiện trong tập đoàn gen đang được bảo tồn. Kết quả phân tích góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu đối với nguồn gen khoai môn sọ bản địa của Việt Nam và có ý nghĩa phục vụ bảo tồn cũng như khai thác các nguồn gen bản địa trong các chương trình chọn tạo giống mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu Phân tích đặc điểm di truyền tế bào sử dụng 262 nguồn gen. Trong đó, 250 nguồn gen có nguồn gốc thu thập tại các tỉnh miền Bắc, bao gồm: 120 nguồn gen thu thập từ các tỉnh miền núi Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái); 112 nguồn gen từ vùng núi và trung du Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh); 18 nguồn gen từ một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định), và 12 nguồn gen từ vùng Bắc Trung Bộ. Các nguồn gen này được Trung tâm Tài nguyên Thực vật - Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam quản lí, bảo tồn và cấp phát sử dụng. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phân tích số lượng NST của mỗi nguồn gen được tiến hành theo Sharma (1994) [10] có cải tiến. Rễ lấy từ cây phát triển trong các chậu đất đặt trong điều kiện nhà lưới của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được tiền cố định trong dung dịch hydroxyquinolin 0,002 M trong 5h ở 4 - 5OC, cố định trong hỗn hợp dung dịch cồn - axêtic (3:1 v/v) qua đêm tại nhiệt độ phòng. Các rễ cố định được thủy phân trong HCl 1N trong 7 phút ở nhiệt độ 60 oC và nhuộm màu bằng dung dịch thuốc nhuộm Shiff trong 30 phút. Tiêu bản lát cắt đỉnh rễ được chuẩn bị theo phương pháp làm tiêu bản ép và quan sát dưới kính hiển vi quang học Olympus sử dụng vật kính dầu 100X. 145
- N. X. Viết, P. T. V. Anh, N. T. Q. Hoa, L. T. T. Mai, V. T. B. Huyền và L. T. Thủy Số lượng NST trong tế bào soma đối với mỗi nguồn gen được xác định từ kết quả quan sát của ít nhất 30 tế bào phân chia kì giữa. Phân tích kiểu nhân được tiến hành sử dụng ảnh chụp phóng đại của ít nhất 10 tế bào kì giữa tốt nhất. Số liệu về chiều dài NST được xác định trên ảnh chụp NST sử dụng phần mềm Adobe Photoshop CS6. Mô tả hình thái NST được tiến hành dựa trên sai khác về chiều dài tương đối (%) của cánh dài (long arm, L), cánh ngắn (short arm, S); tỉ lệ cánh r (arm ratio, r = L/S) và chỉ số tâm động CI (centromeric index, CI = S/(L+S). Phân loại hình thái NST theo Levan và cộng sự (1964) [11]: NST tâm giữa (1,0 ≤ r ≤ 1,69), tâm cận giữa (1,70 ≤ r ≤ 2,99), tâm cân mút (3,0 ≤ r ≤ 6,99) và NST tâm mút ( r ≥ 7,0). Công thức kiểu nhân được biểu diễn dưới dạng số cặp NST có tâm vùng giữa (m), cận giữa (sm), cận mút (st) và tâm mút (t). Các NST trong kiểu nhân được đánh số thứ tự theo giá trị giảm dần của chiều dài trung bình của NST. Số liệu được tính toán thống kê sử dụng chương trình tính toán Excel thực hiện trên máy vi tính. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Số lượng nhiễm sắc thể của các nguồn gen thuộc tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật Phân tích tế bào học đối với 262 nguồn gen khoai môn sọ trong tập đoàn thu được kết quả trình bày ở Bảng 1 và Hình 1. Hình 1. Nhiễm sắc thể kì giữa 2n = 2x = 28 (nguồn gen có số đăng kí 28006) và 2n = 3x = 42 (nguồn gen có số đăng kí 28282) Kết quả trình bày trong Bảng 1 cho thấy, chỉ có 2 dạng bội NST, dạng lưỡng bội (2n = 2x = 28) và dạng tam bội (2n = 3x = 42), phát hiện thấy trong các mẫu nguồn gen đã phân tích, các dạng bội NST khác không tồn tại trong tập đoàn gen nghiên cứu. Số nguồn gen khoai môn sọ lưỡng bội NST chiếm ưu thế trong tập đoàn với 205 nguồn gen (chiếm 78,24 %), 57 nguồn gen còn lại là tam bội (2n = 3x = 42), chiếm 21,76%. Hai mức bội NST (28 và 42) phát hiện trong nghiên cứu này cũng phù hợp với báo cáo trước đây của chúng tôi khi nghiên cứu về NST ở loài C. esculenta tại Việt Nam (Nguyễn Xuân Viết, 2007). Các giống khoai môn sọ trồng C. esculenta var. antiquorom có số lượng NST 2n = 2x = 28 và 2n = 3x = 42 cũng đã được nhiều nhà khoa học thế giới báo cáo (Okada và cộng sự, 1989) [13]; Yang và cộng sự, 2003 [14]; Ochiai và cộng sự, 2001) [15]. Theo Sreekumari và Mathew (1991), tỉ lệ giống khoai lưỡng bội (2n = 28) và tam bội (2n = 42) là gần ngang nhau ở khoai môn sọ Ấn Độ, và có sự khác biệt khá rõ ràng về phân bố tần suất theo vùng của giống tam bội và lưỡng bội. Mặc dù cả giống lưỡng bội và giống tam bội NST đều có ở tất cả các vùng, nhưng thể lưỡng bội chiếm ưu thế ở Nam Ấn Độ trong khi thể tam bội có số lượng nhiều hơn một cách thuyết phục so với thể lưỡng bội ở miền Bắc Ấn Độ [16]. 146
- Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại... Bảng 1. Số lượng nhiễm sắc thể của các nguồn gen trong tập đoàn quỹ gen khoai môn sọ miền Bắc Số ĐK/ Số Số ĐK/ Số Số ĐK/ Số Số ĐK/ Số Số ĐK/ Số Stt Stt Stt Stt Stt kí hiệu NST ký hiệu NST ký hiệu NST ký hiệu NST ký hiệu NST 1 10093 28 54 11565 28 107 28244 42 160 28345 28 213 MS.05 28 2 10102 28 55 11566 28 108 28224 28 161 28347 28 214 MS.06 42 3 10022 28 56 10005 28 109 28300 28 162 28348 28 215 MS.07 28 4 10053 28 57 10158 28 110 28257 28 163 28349 42 216 Sp19030 28 5 11674 28 58 10174 28 111 28301 42 164 11967 28 217 Sp19013 42 6 11586 42 59 10047 28 112 28304 42 165 28351 28 218 Sp19036 28 7 10033 28 60 T3515 28 113 28305 28 166 28281 28 219 Sp19002 42 8 11522 28 61 28004 28 114 28307 28 167 28282 42 220 Sp19027 28 9 10042 28 62 28006 28 115 11908 28 168 28354 28 221 Sp19091 42 10 11599 28 63 11704 28 116 28308 42 169 28355 28 222 Sp19048 42 11 11523 28 64 11702 28 117 28310 28 170 28356 28 223 Sp19049 28 12 11524 28 65 11696 28 118 28259 28 171 28284 28 224 Sp19074 28 13 11675 28 66 11574 28 119 11916 28 172 28364 28 225 Sp19079 42 14 10085 28 67 11698 28 120 11919 28 173 28371 28 226 Sp19032 28 15 10038 28 68 11539 28 121 11920 28 174 28251 28 227 Sp19075 28 16 10098 28 69 28010 28 122 11924 28 175 28288 28 228 Sp19024 28 17 10006 28 70 11605 42 123 11926 28 176 28380 42 229 KR 28 18 10068 28 71 T3681 28 124 28261 28 177 28381 42 230 Sp19065 42 19 10087 42 72 11608 28 125 11930 28 178 28189 28 231 S191001 28 20 11541 28 73 11609 28 126 28314 28 179 28211 42 232 Sp19071 28 21 11584 28 74 11612 42 127 28262 28 180 28212 28 233 Sp19089 28 22 10063 42 75 11613 42 128 28315 28 181 28198 28 234 Sp19025 28 23 11543 28 76 11614 28 129 28316 28 182 28191 42 235 Sp19019 42 24 10052 42 77 28016 28 130 28318 28 183 28199 28 236 Sp19008 28 25 11528 28 78 11615 28 131 28265 28 184 28235 28 237 Sp19067 28 26 10140 42 79 28019 28 132 11937 28 185 28200 42 238 Sp19059 28 27 11544 28 80 28021 28 133 28266 42 186 28292 28 239 Sp19063 28 28 10149 42 81 11625 28 134 28247 28 187 T15877 28 240 Sp19014 28 29 10103 28 82 28028 28 135 28268 28 188 28236 42 241 Sp19003 42 30 10106 28 83 11630 28 136 28269 28 189 T15881 42 242 Sp19033 28 31 10162 28 84 28031 28 137 28324 42 190 28293 28 243 YC 28 32 11530 28 85 11634 28 138 28249 28 191 28237 28 244 Sp19043 42 33 11545 28 86 28034 28 139 28325 28 192 28382 42 245 Sp19032 42 34 10150 28 87 28035 28 140 28326 28 193 28230 28 246 Sp19012 28 35 10134 42 88 28037 28 141 11943 28 194 28222 28 247 S191004 28 36 T3445 42 89 28038 28 142 28328 28 195 28208 28 248 S191005 42 37 10129 28 90 11635 28 143 11946 42 196 28297 42 249 S191006 28 38 10133 28 91 11636 28 144 28330 42 197 28233 28 250 S191007 28 39 10168 28 92 28039 28 145 11948 42 198 T17663 28 251 S191009 42 40 11546 28 93 28041 28 146 11953 28 199 28386 28 252 S191010 28 41 10176 28 94 T6652 28 147 11954 28 200 28387 28 253 Sp19006 42 42 11547 28 95 T7053 42 148 11957 28 201 T17674 28 254 Sp19009 42 43 11679 28 96 T7057 28 149 28332 42 202 T17675 28 255 Sp19016 42 44 T3578 42 97 28051 28 150 11960 28 203 Sp19017 42 256 Sp19023 42 45 11549 28 98 T7373 28 151 28335 42 204 Sp19026 28 257 Sp19035 42 46 10186 42 99 28053 28 152 11961 28 205 Sp19038 42 258 Sp19042 28 47 11552 28 100 11642 28 153 11962 28 206 SP19056 28 259 Sp91008 28 48 11682 28 101 11643 28 154 28276 28 207 Sp19061 28 260 Sp19054 28 49 T3368 28 102 11644 28 155 28336 28 208 Sp191003 28 261 Sp19057 28 50 11594 42 103 T8537 28 156 28328. 28 209 Sp191002 28 262 Sp19022 28 51 11531 28 104 T8843 28 157 28340 28 210 Ph.L 28 52 10081 28 105 11664 28 158 28278 28 211 MS.03 28 53 10034 28 106 11665 28 159 28279 28 212 MS.04 28 147
- N. X. Viết, P. T. V. Anh, N. T. Q. Hoa, L. T. T. Mai, V. T. B. Huyền và L. T. Thủy Tuy nhiên, với các nguồn gen khoai môn sọ miền Bắc Việt Nam được phân tích trong nghiên cứu này đã không cho thấy có kiểu phân bố tương tự. Trong số 250 nguồn gen có nguồn gốc thu thập tại các tỉnh miền Bắc đã phân tích (không bao gồm 12 nguồn gen thu thập tại vùng Bắc Trung bộ; Thông tin địa phương thu mẫu nguồn gen không chỉ ra trong bảng 1), số nguồn gen lưỡng bội, 2n = 28, chiếm ưu thế (77,2%). Tần suất phân bố nguồn gen tam bội ở tiểu vùng địa lí tự nhiên miền núi Tây Bắc và tiểu vùng miền núi và trung du Đông Bắc không có sự sai khác nhau đáng kể. Vùng miền núi Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai và Yên Bái) có 28 nguồn gen phân tích là dạng tam bội (chiếm 11,2 %), vùng núi và trung du Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh), có 27 nguồn gen tam bội (chiếm 10,8 %). Số nguồn gen tam bội ở tiểu vùng Đồng bằng Sông Hồng được phát hiện ít nhất, chỉ 2 nguồn gen (chiếm 0,8%). Do số lượng nguồn gen của vùng này được phân tích còn ít (chỉ 19 nguồn gen), các nguồn gen này chủ yếu thu thập tại vùng lân cận của Hà Nội (17 nguồn gen), chưa đại diện cho cả vùng Đồng bằng Sông Hồng nên các phân tích mở rộng thêm là cần thiết để có bàn luận xác đáng hơn. 2.2.2. Kết quả phân tích đa dạng kiểu nhân trong tập đoàn Hình thái NST được mô tả thông qua các giá trị số liệu trung bình chiều dài tương đối (%) của cánh dài (L), cánh ngắn (S), tỉ lệ cánh (r) và chỉ số tâm động (CI) của mỗi NST. Kết quả phân tích và so sánh hình thái NST trong tế bào đỉnh rễ của các nguồn gen khác nhau của tập đoàn đã phát hiện 5 dạng kiểu nhân (karyotype) khác nhau. Đặc điểm NST trong các kiểu nhân này được trình bày ở Bảng 2 và Bảng 3. Bảng 2. Đặc điểm nhiễm sắc thể trong ba dạng kiểu nhân lưỡng bội (2n = 2x = 28) của tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc Kiểu nhân lưỡng bội Kiểu nhân lưỡng bội Kiểu nhân lưỡng bội (Cyt I.1) (Cyt I.2) (Cyt I.3) Cặp Chiều dài Chiều dài Chiều dài NST tương đối Dạng tương đối Dạng tương đối Dạng r CI r CI r CI NST NST NST L S L S L S 1 6,79 5,38 1,26 44,21 m 5,59 4,2 1,33 42,90 m 5,44 4,27 1,27 43,98 m 2 5,40 3,95 1,37 42,25 m 6,21 2,9 2,14 31,83 sm 4,79 4,53 1,06 48,61 m 3 5,46 3,47 1,57 38,86 m 5,17 3,62 1,43 41,18 m 4,66 4,15 1,12 47,11 m 4 4,75 3,60 1,32 43,11 m 4,77 3,65 1,31 43,35 m 4,4 3,37 1,31 43,37 m 5 4,46 3,52 1,27 44,11 m 4,46 3,76 1,19 45,74 m 4,66 3,11 1,50 40,03 m 6 4,51 3,19 1,41 41,43 m 4,72 3,06 1,54 39,33 m 4,4 2,85 1,54 39,31 m 7 4,16 3,13 1,33 42,94 m 4,61 3,12 1,48 40,36 m 3,76 3,24 1,16 46,29 m 8 4,69 2,33 2,01 33,19 sm 4,53 2,49 1,82 35,47 sm 3,63 3,37 1,08 48,14 m 9 3,96 2,58 1,53 39,45 m 3,85 2,95 1,31 43,38 m 3,37 2,98 1,13 46,93 m 10 3,21 2,76 1,16 46,23 m 4,21 2,32 1,82 35,53 sm 4,66 1,55 3,00 24,96 sm 11 3,60 2,11 1,71 36,95 sm 3,78 2,2 1,72 36,79 sm 4,79 1,3 3,68 21,35 st 12 2,98 1,83 1,63 38,05 m 3,33 1,97 1,69 37,17 m 4,53 1,55 2,92 25,49 sm 13 2,77 1,92 1,44 40,94 m 2,98 1,9 1,57 38,93 m 3,5 2,33 1,50 39,97 m 14 2,55 1,12 2,28 30,52 sm 2,58 1,17 2,21 31,20 sm 3,37 1,42 2,37 29,65 sm Ghi chú: (L): chiều dài tương đối của cánh dài; (S): chiều dài tương đối của cánh ngắn; (r): tỉ lệ cánh, r=L/S; (CI): chỉ số tâm động; (m): NST tâm giữa, (sm): NST tâm cận giữa; (st): NST tâm cận mút 148
- Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại... Bảng 3. Đặc điểm nhiễm sắc thể trong hai kiểu nhân tam bội (2n = 3x = 42) của tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc Kiểu nhân tam bội (Cyt II.1) Kiểu nhân tam bội (Cyt II.2) Cặp Chiều dài tương Chiều dài NST đối Dạng tương đối Dạng r CI r CI NST NST L S L S 1 9,15 3,51 2,61 27,73 sm 5,90 4,68 1,26 44,23 m 2 5,10 4,69 1,09 47,91 m 5,75 4,41 1,30 43,41 m 3 4,78 3,29 1,45 40,77 m 6,75 3,19 2,12 32,09 sm 4 4,15 3,51 1,18 45,82 m 6,88 1,77 3,89 20,46 st 5 5,00 2,33 2,15 31,79 sm 4,83 3,68 1,31 43,24 m 6 3,73 3,60 1,04 49,11 m 4,41 3,77 1,17 46,09 m 7 4,05 3,09 1,31 43,28 m 3,83 3,26 1,17 45,98 m 8 3,41 3,19 1,07 48,33 m 5,04 1,77 2,85 25,99 sm 9 3,83 2,46 1,56 39,11 m 3,90 2,77 1,41 41,53 m 10 3,41 2,65 1,29 43,73 m 3,55 2,92 1,22 45,13 m 11 3,83 2,14 1,79 35,85 sm 3,47 2,28 1,52 39,65 m 12 2,97 2,65 1,12 47,15 m 3,55 1,28 2,77 26,5 sm 13 3,19 1,50 2,13 31,98 sm 1,98 1,34 1,48 40,36 m 14 2,55 2,14 1,19 45,63 m 2,06 1,00 2,06 32,68 sm Ghi chú: (L): chiều dài tương đối của cánh dài; (S): chiều dài tương đối của cánh ngắn; (r): tỉ lệ cánh, r=L/S; (CI): chỉ số tâm động; (m): NST tâm giữa, (sm): NST tâm cận giữa; (st): NST tâm cận mút. Theo kết quả ở Bảng 2, ba dạng kiểu nhân lưỡng bội (kí hiệu Cyt I.1, Cyt I.2 và Cyt I.3) và ở Bảng 3 với 2 dạng kiểu nhân tam bội (kí hiệu Cyt II.1 và Cyt II.2), nhận thấy có sự sai khác nhau về chiều dài tương đối của NST dài nhất và NST ngắn nhất, cũng như số lượng và vị trí trong kiểu nhân của các cặp NST tâm cận giữa. Các cặp NST của kiểu nhân Cyt I.1 có kích thước lớn hơn, chiều dài tương đối của cặp NST dài nhất chiếm 12,17% tổng chiều dài của bộ NST, và có công thức kiểu nhân là 11 m + 3 sm. Ở hai kiểu nhân lưỡng bội còn lại, Cyt I.2 và Cyt I.3, các cặp NST trong hai kiểu nhân đều có chiều dài tương đối ngắn hơn so với ở kiểu nhân Cyt I.1. Chiều dài tương đối của cặp NST dài nhất trong kiểu nhân Cyt I.2 và Cyt I.3 lần lượt tương ứng là 9,79 và 9,71%. Công thức kiểu nhân Cyt I.2 là 9 m + 5 sm, của kiểu nhân Cyt.I.3 là 10 m + 3 sm + 1st. Kiểu nhân tam bội Cyt II.1 có chiều dài tương đối của NST tương đương ở kiểu nhân Cyt.I.1, trong khi ở kiểu nhân Cyt II.2 các NST có chiều dài tương đương ở kiểu nhân Cyt I.2. Các kiểu nhân tam bội Cyt II.1 và Cyt II.2 có công thức kiểu nhân lần lượt là 10 m + 4 sm và 9 m + 4 sm + 1st. Tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc đang được bảo tồn biểu hiện khá đa dạng về mặt di truyền tế bào, không chỉ về 2 mức bội NST mà còn ở 5 dạng kiểu nhân khác nhau: 11m+3sm (Cyt I.1), 9 m + 5 sm (Cyt I.2), 10 m + 3 sm + 1 st (Cyt I.3), 10 m + 4 sm (Cyt II.1) và 9 m + 4 sm + 1 st (Cyt II.2). Trong đó, kiểu nhân 9 m + 5 m (Cyt I.2) và 9 m + 4 sm + 1 st (Cyt II.2) phát hiện trong nghiên cứu này cũng đã được báo cáo trong nghiên cứu trước đây (Nguyễn Xuân Viết, 2007), nhưng các kiểu nhân 11 m + 3 sm (Cyt I.1), 10 m + 3 sm + 1 st (Cyt I.3) và kiểu nhân tam bội Cyt.II.2 (10 m + 4 sm) là mới được phát hiện trong nghiên cứu này. Các công thức kiểu nhân 10 m + 4 sm, 1 1m + 3 sm và 9 m + 4 sm + 1 st cũng đã được báo cáo ở các giống khoai môn sọ trồng của Ấn Độ (Sreekumari và Mathew, 1991) [16], ở khoai môn sọ Thái Lan 149
- N. X. Viết, P. T. V. Anh, N. T. Q. Hoa, L. T. T. Mai, V. T. B. Huyền và L. T. Thủy (Rattanavalee Senavongse và cộng sự, 2018) [17]. Những thay đổi và biến đổi cấu trúc trong quá trình tiến hóa nhiễm sắc thể của quần thể có thể phát sinh bởi dịch chuyển vị trí của tâm động đối với thể mút (telomere) trong NST, hoặc bằng sự đứt và nối lại của NST dẫn đến sự khác biệt về kích thước cũng như hình thái giữa các NST trong nhân. Do đó, các thông tin đa dạng kiểu nhân sẽ có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa NST trong loài khoai môn sọ. 3. Kết luận Nghiên cứu đã xác định được số lượng NST trong bộ NST của 250 nguồn gen thuộc tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc đang bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật. Đa số các nguồn gen khoai môn sọ miền Bắc được bảo tồn có bộ NST lưỡng bội (193 nguồn gen), chiếm 77,2%, chỉ có 22,8% (57 nguồn gen) là tam bội. Không có sự khác nhau đáng kể về tần suất phân bố các nguồn gen khoai lưỡng bội và tam bội giữa tiểu vùng địa lí tự nhiên miền núi Tây Bắc và tiểu vùng miền núi và trung du Đông Bắc. Tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc đang được bảo tồn có sự đa dạng về di truyền tế bào với 2 dạng bội NST (lưỡng bội và tam bội) và 5 dạng kiểu nhân khác nhau: 11 m + 3 sm, 9 m + 5 sm, 10 m + 3 sm + 1 st, 10 m + 4 sm và 9 m + 4 sm + 1 st. Hai kiểu nhân lưỡng bội (11 m + 3 sm và 10 m + 3 sm + 1 st) và kiểu nhân tam bội (10 m + 4 sm) lần đầu tiên được báo cáo ở khoai môn sọ Việt Nam đã bổ sung thêm tư liệu đa dạng kiểu nhân ở loài khoai môn sọ của nước ta. Các phân tích chi tiết NST có được trong nghiên cứu này đã cung cấp tư liệu di truyền tế bào góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu quỹ gen cây khoai môn sọ, có ý nghĩa trong công tác bảo tồn, nghiên cứu tiến hóa và khai thác quỹ gen trong các chương trình chọn tạo giống. Lời cảm ơn: Nghiên cứu nhận được vật liệu là các mẫu củ nguồn gen khoai môn sọ từ Ngân hàng gen cây trồng quốc gia được cung cấp bởi Trung tâm Tài nguyên Thực và kinh phí nghiên cứu từ “Chương trình Quỹ gen cấp Quôc gia” thông qua đề tài mang mã số NVQG-2019/ĐT.05. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lebot V., 2009. Tropical root and tuber crops: cassava, sweet potato, yams, aroids. CABI. [2] Kreike C.M., Van Eck H.J., Lebot V., 2004. Genetic diversity of taro, Colocasia esculenta (L.) Schott, in Southeast Asia and the Pacific. Theor Applied Genet, 109(4):761-8. [3] Li H., Boyce P.C., 2010. Colocasia. In: Li H., Zhu G.H., Boyce, P.C., Murata J., Heterscheid VLA, Bogner J., & Jacobsen N (Eds). Araceae. Flora of China, Vol. 23. [4] Wilkison M.J., 1994. Genome Evolution in Potatoes. In: Bradshaw and Mackay. Ed. Potato Genetics. University Press: 43-70. [5] Matthews, P.J., 2004. Genetic diversity in taro, and the preservation of culinary knowledge. Ethnobotany Research and Applications, 2, pp. 55-71. [6] Isshiki S., Otsuka K., Tashiro Y., Miyazaki S., 1999. A probable origin of triploids in taro Colocasia esculenta (L.) Schott. Journal of the Japanese Society for Horticultural Science. 68(4), pp. 774-9. [7] Wilson, J.E., 1990. Agro Facts, Taro Breeding, IRETA Publication No. 3/89. [8] Tyagi P.A, Taylor M. and Deo P.C., 2004. Seed germination and seedling development in Taro (Colocasia esculenta). The South Pacific Journal of Natural Science 22(1), pp. 62-66. [9] Ivancic A., Lebot V., Roupsard O., Garcia J.Q, and Okpul T., 2011. Thermogenic flowering of taro (Colocasia esculenta, Araceae). Canadian Journal of Botany 82(11), pp.1557-1565. 150
- Nghiên cứu số lượng nhiễm sắc thể và kiểu nhân trong tập đoàn gen khoai môn sọ miền Bắc bảo tồn tại... [10] Sharma, A.K. and Sharma A. Chromosome technichques. Harwood ademic Pubblishers, Swizerland (1994), tr. 368. [11] Levan, A., Fredga K. & Sandberg A.A., 1964. Nomenclature of centromeric position on chromosomes. Hereditas 2, pp. 201-220. [12] Nguyễn Xuân Viết, 2007. Sự phân bố các giống khoai sọ lưỡng boojij và tam bội nhiễm sắc thể và đa dạng kiểu nhân trong loài khoai môn sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) ở miền Bắc. Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 23, Số 2S:330-336. [13] Okada H., Hambali G.G., 1989. Chromosome Behaviors in Meiosis of the inter-specific hybrids between Colocasia esculenta (L.) Schott and C. gigantean Hook. F. Cytol., 54, pp. 389-93. [14] Yang Z, Yi T, Li H, Gong X A, 2003. Cytological study on three species of Colocasia (Araceae) from Yunnan. Caryologia, 56, pp. 323-27. [15] Ochiai T., Nguyen XV, Yoshino H. and Tahara M, 2001. Geographical differentiation of Asian taro, Colacasia esculenta (L.) Schott, detected by RAPD and isozyme analyses. Euphytica 122, pp. 219-234. [16] Sreekumari M.T. and Thankamma Pillai P.K., 1994. Breeding barriers in taro. (Colocasia escuelnta (L.) Schott. J Root Crops, 20 (1), pp. 20-25. [17] Rattanavalee S., Saensouk S. and Saensouk P., 2018. Comparative Karyotype Analysis in Five Strains of Colocasia esculenta (L.) Schott (Araceae) in Thailand. Cytologia 83(2): pp. 169-173. ABSTRACT Study on chromosome number and karyotype in the north taro germplasm preserved at the Plant Resources Center - Vietnamese Academy of Agricultural Sciences Nguyen Xuan Viet, Pham Thi Viet Anh, Nguyen Thi Quynh Hoa, Le Thi Tuyet Mai, Vu Thi Bich Huyen and Le Thi Thuy Faculty of Biology, Hanoi National University of Education Chomosome number and karyotypes of the North taro germplasm collections maintained at The Plant Resources Center were studied for the database of taro germplasms and to assess genetic diversity in taro (Colocasia esculenta Schott) in Vietnam. The results showed that, most of the 250 accessions of collections discovered are diploid (2n = 2x = 28), accounting for 77,2%, only 22,8% of the germplasm collections are triploid (2n = 3x = 42). The frequency of distribution of diploid and triploid taros between the natural geographic sub-region of the Northwest mountainous and the Northeastern mountainous and midland sub-region is similar. The northern taro germplasm is being conserved is cytogenetic diversity expressed in both chromosome sets (diploid and triploid) and 5 different karyotypes. Three of the five karyotypes (diploid karyotype 11 m + 3 sm, 10 m + 3 sm + 1st, and triploid karyotype, 10 m + 4 sm) were detected in the study were not still reported in taro of Vietnam, therefore added data on the diversity of karyotypes in the taro species of our country. The detailed analysis of chromosomes obtained in this study has provided cytogenetic data, contributing to enriching the taro germplasm database, which is meaningful in conservation and evolutionary research, and planning of breeding programs for new cultivar production of this crop to grow in different agroclimatic environments. Keywords: chromosome, triploidy, diploidy, taro, germplasm. 151
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN LOẠI ĐẬU TƯƠNG
8 p | 338 | 18
-
Khảo sát các dung môi chiết nhằm tăng khả năng thu hồi và rửa giải thuốc bảo vệ thực vật cơ phốt pho để xác định hàm lượng trong rau quả
7 p | 5 | 2
-
Phân tích tổng quát dựa trên hệ gen học của họ gen Rboh ở cây đậu tương [(Glycine max L. Merr.)].
11 p | 43 | 1
-
Nghiên cứu nhân giống cho một số dòng Keo tam bội (X101, X102) mới được công nhận giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn