Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VISCOZYME L TRONG SẢN XUẤT<br />
CARRAGEENAN TỪ RONG SỤN (KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY)<br />
STUDIES ON THE USE OF VISCOZYME L FOR EXTRACTION OF CARRAGEENAN<br />
FROM KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY<br />
Lê Thị Thúy Hằng1, Vũ Ngọc Bội2<br />
Ngày nhận bài: 03/7/2012; Ngày phản biện thông qua: 07/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm enzyme để thay thế các hóa chất trong tách chiết carrgeenan từ rong sụn giảm thiểu<br />
ô nhiễm môi trường đang là hướng đi mới rất được quan tâm. Viscozyme L là endo-beta-glucanase có thể thủy phân liên<br />
kết (1-3)- hoặc (1-4)- trong beta-D-glucans nên có thể sử dụng để xử lý rong sụn trước khi nấu chiết carrageenan thay cho<br />
xử lý bằng hóa chất. Nghiên cứu này đã tìm ra điều kiện tối ưu cho việc xử lý rong để sản suất carrageenan bằng enzyme<br />
Viscozyme L như sau: tỷ lệ enzyme/rong = 1,45%; t0 = 420C; pH =5,1; t = 60 phút. Xử lý rong theo điều kiện tối ưu thu<br />
được carrageenan có màu trắng sáng và sức đông là 655g/cm2.<br />
Từ khóa: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The applying enzyme product replaced some chemicals to extract carrageenan from Kappaphycus alvarezii is the<br />
new method which can reduce environmental pollution and up to now it would be more and more popular. Viscozyme L<br />
is an endo-beta-glucanase that hydrolyzes (1,3)- or (1,4)-linkages in beta-D-glucans. Therefore, it can be use to treat<br />
Kappaphycus alvarezii before extraction of carrageenan instead of chemical treatment. This study found that the optimal<br />
condition for treating Kappaphycus alvarezii as follows: enzyme/seaweed ratio = 1,45%; t0 = 420C; pH =5,1; t = 60<br />
minutes. Carrageenan obtained by treatment of seaweed under the optimal condition had white color with a gel strength<br />
of 665g/cm2.<br />
Keywords: Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty, carrageenan, Viscozyme L<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rong sụn (Kappaphycus alvarezii (Doty)<br />
Doty) là loài rong biển nhiệt đới có giá trị kinh tế<br />
cao. Thành phần hoá học chủ yếu của rong sụn là<br />
Carrageenan, chiếm 40 - 55% khối lượng rong khô.<br />
Việc sản xuất Carrageenan được bắt đầu từ năm<br />
1862. Hiện nay, các nước sản xuất Carrageenan<br />
nhiều trên thế giới là Philipine, Mỹ, Đan Mạch,<br />
Pháp… Năm 2001, tổng sản lượng Carrageenan<br />
trên thế giới là 42.390 tấn, trong đó: Châu Âu chiếm<br />
32%, Mỹ 21%, Châu Á - Thái Bình Dương 47%. Sản<br />
lượng rong sụn của nước ta năm 2005 khoảng 150<br />
tấn khô và tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp bằng.<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất carrageenan từ rong<br />
sụn còn rất hạn chế và nhỏ lẻ, nguồn carrageenan<br />
thường được nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu<br />
dùng trong nước [1], [2].<br />
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về rong<br />
sụn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nuôi trồng và<br />
thu nhận carrageenan từ rong sụn bằng quy trình<br />
xử lý rong bằng hóa chất. Phương pháp xử lý rong<br />
bằng hóa chất để sản xuất carrageenan có nhược<br />
điểm là carrageenan thu được thường lẫn với hóa<br />
chất nên quá trình tinh chế gặp nhiều khó khăn nhất<br />
là khi sử dụng carrageenan trong lĩnh vực y dược<br />
và dược phẩm. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất còn<br />
<br />
Lê Thị Thúy Hằng: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
gây nên các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nhiều<br />
nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng enzyme<br />
polysaccharase để thu carrageenan có nhiều ưu<br />
điểm về hiệu suất và carrageenan thu được sẽ dễ<br />
dàng tinh chế. Nghiên cứu của Soovendran và cộng<br />
sự (2009) cho thấy sử dụng enzyme cellulase để<br />
thu nhận carrageenan từ rong sụn cho hiệu suất rất<br />
cao khoảng 45%.<br />
Viscozyme L là một phức hợp đa enzyme bao gồm<br />
arabanase, cellulase, β-glucanase, hemicellulase<br />
và xylanase, sử dụng chế phẩm này để xử lý nguyên<br />
liệu thực vật có tác dụng làm giảm độ nhớt, cải thiện<br />
tính chất của nguyên liệu và giúp tăng hiệu suất quá<br />
trình tách chiết những thành phần mong muốn của<br />
thực vật. Do vậy, đề tài này đã nghiên cứu sử dụng<br />
chế phẩm enzyme Viscozyme L để thay thế hóa<br />
chất trong xử lý rong sụn (Kappaphycus alvarezii<br />
(Doty) Doty) để sản xuất carrageenan.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
a. Rong sụn (Kappaphycus alvarezii (Doty)<br />
Doty) được trồng ở vùng biển Khánh Hòa, Việt Nam.<br />
Rong sụn sau khi được thu mua, rửa sạch cát, muối<br />
và phơi khô để đạt được độ ẩm khoảng 30,5%. Sau<br />
Giải thích sơ đồ:<br />
rong sụn được ngâm<br />
trương nở từ 8 10 giờ sau đó đem xử lý với<br />
Viscozyme L trong thời gian<br />
60 phút. Lần lượt nghiên<br />
cứu các điều kiện thích hợp<br />
để xử lý rong bằng enzyme<br />
với tỷ lệ enzyme/rong từ<br />
1% - 1,5%, nhiệt độ ngâm<br />
rong 40 - 500C và pH 4,6 5,2. Sau đó, rong được<br />
đem đi nấu chiết ở 900C, tỷ<br />
lệ nước/rong khô: 50/1 và<br />
thời gian 80 phút. Hỗn hợp<br />
được lọc qua một lớp vải,<br />
rồi bổ sung 0,3% KCl vào<br />
dịch lọc, để đông tự nhiên,<br />
cắt miếng, cấp đông, rã<br />
đông và làm khô thu sản<br />
phẩm carrageenan. Kết<br />
quả đánh giá: hiệu suất<br />
thu nhận và sức đông của<br />
carrrageenan.<br />
<br />
Số 2/2013<br />
đó, rong được bảo quản tại phòng thí nghiệm và sử<br />
dụng cho nghiên cứu.<br />
b. Chế phẩm enzyme: Visozyme L của hãng<br />
Novozymes, hoạt độ 100 FBG/g, điều kiện thích<br />
hợp để chế phẩm hoạt động: pH 3,3 - 5,5 và nhiệt<br />
độ 50 - 550C. Bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ 1- 100C<br />
c. Hóa chất: CH3COOH, NaOH, KCl là những hóa<br />
chất đạt tiêu chuẩn phân tích do Trung Quốc sản xuất.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Xác định hàm ẩm: bằng phương pháp sấy đến<br />
khối lượng không đổi theo tiêu chuẩn TCVN 3700-90.<br />
- Xác định đường tổng số: bằng phương pháp<br />
Dubois [4].<br />
- Xác định hàm lượng 3,6- anhydro-galactose:<br />
bằng phương pháp Yaphe [7].<br />
- Xác định hàm lượng sulfate: bằng phương<br />
pháp Terho [6].<br />
- Xác định độ nhớt: bằng phương pháp Craigle [3].<br />
- Xác định độ bền gel: bằng phương pháp<br />
Craigle [3].<br />
- Phương pháp tối ưu hóa: tối ưu hóa quá trình<br />
nghiên cứu bằng phương pháp quy hoạch thực<br />
nghiệm trực giao cấp I.<br />
Quá trình thu carrageenan được bố trí theo thí<br />
nghiệm sau:<br />
Rong sụn khô<br />
Ngâm nước 8 – 10h<br />
Xử lý bằng enzyme<br />
Viscozyme L<br />
<br />
E/R= 1% - 1,5%<br />
t0 = 400C – 500C<br />
pH : 4,6 – 5,2<br />
<br />
Rửa<br />
Tỷ lệ nước/rong khô: 50/1<br />
Nhiệt độ: 900C<br />
Thời gian 80 phút<br />
<br />
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Nấu chiết<br />
Lọc<br />
Dịch lọc<br />
<br />
Bã<br />
<br />
Lạnh đông tan giá<br />
<br />
KCl 0,3%<br />
<br />
Phơi khô<br />
Carrageenan<br />
Đánh giá chất lượng<br />
Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm sử dụng Viscozyme L để xử lý rong sụn<br />
trong sản xuất carrageenan<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
Tiếp theo, để khảo sát các giá trị tối ưu, áp dụng quy hoạch thực nghiệm trực giao cấp I với 3 yếu tố và 2<br />
Z1<br />
hàm mục tiêu theo sơ đồ sau:<br />
Y1<br />
Z2<br />
Công đoạn ngâm<br />
Y2<br />
rong<br />
Z<br />
3<br />
<br />
Ta có biến đầu vào:<br />
<br />
- Z1: nồng độ enzyme/rong 1% - 1,5%<br />
- Z2: nhiệt độ xử xử lý rong 400C – 500C<br />
- Z3: pH 4,6 – 5,2<br />
Hàm mục tiêu:<br />
- Y1: Sức đông của carrageenan<br />
- Y2 : Hiệu suất thu carrageenan<br />
Các yếu tố ảnh hưởng n = 3 và số thí nghiệm N = 2k + 3 = 11.<br />
<br />
Phương trình hồi quy có dạng: Y = b0 + b1x + b2x + b3x + b12x1x2 + b13x1x3 + b23x2x3 + b123x1x2x3<br />
Hàm mục tiêu được lựa chọn trong quá trình tối ưu hóa là hàm sức đông và hàm hiệu suất thu carrageenan,<br />
đây là các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất.<br />
Thực tế không thể có một nghiệm chung cho cả hai quá trình để đạt được y1 và y2 gần y1max, y2max. Để tìm<br />
được nghiệm thỏa mãn sử dụng phương pháp chập tuyến tính:<br />
YL = α1y1 + α2y2<br />
Trong đó<br />
- α1: hệ số quan trọng ứng với hàm mục tiêu sức đông (y1)<br />
- α2: hệ số quan trọng ứng với hàm mục tiêu hiệu suất (y2)<br />
Với mục đích thu nhận carrageenan có chất lượng cao nên ưu tiên cho hàm mục tiêu là sức đông, chọn<br />
α1 = 0,6, α2 = 0,4 (Vì sức đông là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng carrageenan còn hiệu suất<br />
ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất)<br />
Ta có hàm đa mục tiêu: YL = 0,6y1 + 0,4y2<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tối ưu hóa công đoạn ngâm rong<br />
Bảng 1. Khoảng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu carrageenan<br />
Các yếu tố ảnh hưởng<br />
<br />
Các mức<br />
<br />
Z1 (tỷ lệ enzyme/rong)<br />
<br />
Z2 (nhiệt độ)<br />
<br />
Z1 (pH)<br />
<br />
1,5%<br />
1,25%<br />
1%<br />
0,25%<br />
<br />
50 C<br />
450C<br />
400C<br />
50C<br />
<br />
5,2<br />
4,6<br />
4,9<br />
0,3<br />
<br />
Mức trên (+1)<br />
Mức cơ sở (0)<br />
Mức dưới (-1)<br />
Khoảng biến thiên<br />
<br />
0<br />
<br />
Quy hoạch thực nghiệm gồm 11 thí nghiệm, kết quả thực nghiệm được trình bày như sau:<br />
STT<br />
<br />
Biến mã<br />
<br />
Y1<br />
<br />
Y2<br />
<br />
-1<br />
<br />
569<br />
<br />
33,9<br />
<br />
1<br />
<br />
571,3<br />
<br />
36,5<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
529,4<br />
<br />
33<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
564<br />
<br />
34,9<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
567<br />
<br />
35,5<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
581,4<br />
<br />
36,8<br />
<br />
x1<br />
<br />
x2<br />
<br />
x3<br />
<br />
x12<br />
<br />
x13<br />
<br />
x23<br />
<br />
x123<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
5<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
6<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
-1<br />
<br />
1<br />
<br />
-1<br />
<br />
563,3<br />
<br />
35,2<br />
<br />
8<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
582,9<br />
<br />
33,9<br />
<br />
T1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
580,87<br />
<br />
34,5<br />
<br />
T2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
577,57<br />
<br />
34<br />
<br />
T3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
581<br />
<br />
34,3<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
Hàm sức đông và hiệu suất thu hồi carrageenan được biểu diễn theo bằng mô hình sau:<br />
Y1 = 566,04 + 8,86x1 – 6,14x2 + 7,6x3 + 4,69x12 + 5,59x23 - 3,39x123<br />
Y2 = 34,96 + 0,56x1 - 0,71x2 + 0,39x3 - 0,41x12 - 0,56x13<br />
Phân tích hồi quy cho thấy hai mô hình hoàn toàn có ý nghĩa thông kê với độ tin cậy 99,95%.<br />
Lần lượt xét ảnh hưởng của từng yếu tố đến sức đông và hiệu suất thu nhận carrageenan. Khi tăng lượng<br />
chế phẩm Viscozyme L bổ sung để ngâm rong thì cả sức đông và hiệu suất đều tăng theo, chế phẩm Viscozyme<br />
L chứa enzyme polysacharase có tác dụng bào mòn tế bào thân rong thu được lượng carrageenan. Nhiệt độ<br />
ngâm rong cũng ảnh hưởng lớn đến sức đông và hiệu suất, ở nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện để enzyme xúc<br />
tác phản ứng thủy phân thân rong. Trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu 40- 550C, để tăng hai yếu tố này cần phải<br />
giảm nhiệt độ xử lý vì khi nhiệt độ quá cao lại là yếu tố kìm hãm hoạt độ xúc tác enzyme khi thủy phân rong vì<br />
bản chất enzyme cũng chính là protein, dễ bị biến tính bởi nhiệt độ cao. Ngoài ra, sức đông và hiệu suất cũng<br />
chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi pH ngâm rong, pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng thủy phân<br />
màng cellulose của thân rong, nó làm thay đổi trạng thái ion hóa các nhóm định chức ở trung tâm hoạt động của<br />
enzyme. Khi tăng pH trong khoảng nghiên cứu thì cả sức đông và hiệu suất thu nhận đều tăng theo.<br />
Quá trình tách chiết carrageenan từ rong sụn được tiến hành sao cho thu được carrageenan có sức đông<br />
và hiệu suất cao nhất. Vì vậy, nghiên cứu đã tối ưu hóa các hàm mục tiêu bằng phương pháp chập tuyến tính.<br />
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm theo hướng leo dốc của hàm chập YL<br />
Hệ số b<br />
b0<br />
b1<br />
b2<br />
b3<br />
b12<br />
b13<br />
b23<br />
b123<br />
<br />
Y1<br />
566,04<br />
8,86<br />
-6,14<br />
7,6<br />
4,69<br />
<br />
Y2<br />
34,96<br />
0,56<br />
-0,71<br />
0,39<br />
-0,41<br />
-0,56<br />
<br />
YL<br />
353,61<br />
5,54<br />
-3,97<br />
4,72<br />
2,65<br />
-0,65<br />
5,59<br />
-3,39<br />
<br />
5,59<br />
-3,39<br />
<br />
Ta có phương trình hồi quy:<br />
YL = 353,61 + 5,54x1 – 3,97x2 + 4,72x3 + 2,65x12 – 0,65x13 + 5,59x23 – 3,39x123<br />
Rong sụn khô<br />
Kết quả tối ưu hóa thu<br />
<br />
Ngâm nước 8 – 10h<br />
<br />
được như sau: tỷ lệ enzyme/<br />
rong 1,45%, nhiệt độ ngâm<br />
<br />
Xử lý bằng<br />
Viscozyme L<br />
<br />
rong 420C, pH là 5,1. Khi đó<br />
carrageenan thu được có sức<br />
đông đạt 655g/cm2, hiệu suất thu<br />
nhân đạt 34,5%.<br />
<br />
Nhiệt độ: 900C<br />
Tỷ lệ nước/rong khô: 50/1<br />
Thời gian nấu: 80 phút<br />
<br />
2. Đề xuất quy trình công nghệ<br />
Sau khi nghiên cứu, quy<br />
trình công nghệ sử dụng chế<br />
phẩm Viscozyme L thu nhận<br />
carrageenan<br />
<br />
được<br />
<br />
đưa<br />
<br />
Enzyme/rong:<br />
1,45%; pH 5,1<br />
Nhiệt độ: 420C<br />
pH: 5,1<br />
<br />
Nấu chiết<br />
Lọc<br />
<br />
Bã<br />
<br />
Dịch lọc<br />
<br />
KCl 0,3%<br />
<br />
Lạnh đông tan giá<br />
<br />
ra<br />
<br />
như sau:<br />
<br />
Phơi khô<br />
Carrageenan<br />
Hình 2. Quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm Viscozyme L thu nhận carrageenan<br />
<br />
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Sau khi nghiên cứu, đưa ra các thông số kỹ thuật tối ưu cho các công đoạn xử lý rong bằng chế phẩm<br />
Viscozyme L và đề xuất được quy trình công nghệ tách chiết carrageenan từ rong sụn trồng tại vùng biển<br />
Khánh Hòa.<br />
Chất lượng carrageenan tách chiết theo quy trình này được thể hiện qua các chỉ tiêu chất lượng sau:<br />
+ Sức đông: 655 g/cm2<br />
+ Hiệu suất thu nhận carrageenan đạt 34,5%<br />
+ Màu sắc: trắng sáng<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Đào Trọng Hiếu, 2007. Tối ưu hóa quy trình công nghệ tách chiết carrageenan từ rong sụn Kappaphycus alvarezii. Tạp chí<br />
Khoa học công nghệ và Kinh tế thủy sản, Tập số 7: trang 15 – 17.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Trần Đình Toại, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải, Nguyễn Bích Thủy, Trần Thị Hồng (2006). Carrageenan từ rong<br />
biển - Sản xuất và ứng dụng. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Craigie, J.C, Leigh, C, 1978. Carrageenan and agar. In handbook of phycoligical method, Physiological and Biochemical<br />
methods - Cambridge Univ. Press. 09 - 31<br />
<br />
4.<br />
<br />
Dubois, W. S., Wilton, O. C., Cas Kill, J.MC., Humm, HJ.and Wolf, F.A. 1956. Colorimetric method for determination of<br />
sugar and related subtances. Analytical Biochemistry, 28, 350 - 356<br />
<br />
5.<br />
<br />
Soovendran A/l Varadarajan, Nazaruddin Ramli, Arbakariya Ariff, Mamot Said, Suhaimi Md Yasir, 2009. Development of<br />
high yielding carragenan extraction method from Eucheuma Cotonii using cellulase and Aspergillus niger, Prosiding Seminar<br />
Kimia Bersama UKM-ITB VIII - 461<br />
<br />
6.<br />
<br />
Terho, T.T., Kartiala, 1971. Method for determinantion of the sulphate contenf of glycosaminoglycan. Analytical<br />
Biochemistry, 41, 471 - 476<br />
<br />
7.<br />
<br />
Yaphe, W., Arsenault, G. P., 1965. Improved resorciol reagent for the determination of fructose and 3,6 anhydrogeatose in<br />
polysaccharides. Analytical Biochemistry, 3, 143 – 148<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br />
<br />