Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày khái quát về khái niệm, đối tượng, nội dung nghiên cứu của Tâm lí học Sư phạm với tư cách là một phân ngành của Khoa học Giáo dục và gắn bó chặt chẽ với Sư phạm học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 138-147 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU TÂM LÍ HỌC SƯ PHẠM VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Đào Thị Oanh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát về khái niệm, đối tượng, nội dung nghiên cứu của Tâm lí học Sư phạm với tư cách là một phân ngành của Khoa học Giáo dục và gắn bó chặt chẽ với Sư phạm học. Bài viết đồng thời đề xuất những nội dung nghiên cứu chủ yếu về Tâm lí học Sư phạm trong thời gian tới nhằm phục vụ đắc lực hơn nữa cho công tác đào tạo giáo viên trong trường sư phạm, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm đối với công tác đào tạo giáo viên, giáo dục nhà trường ở nước ta. Từ khóa: Tâm lí học sư phạm, khoa học giáo dục, sư phạm học. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, Tâm lí học (TLH) là một ngành khoa học non trẻ, chính thức được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu vào những năm giữa thế kỉ XX. Nhưng so với các chuyên ngành TLH khác, có thể nói TLH Sư phạm (TLHSP) được phát triển mạnh nhất vì đối tượng nghiên cứu và mục tiêu phục vụ của nó gắn liền với sự nghiệp giáo dục, phát triển con người nói chung, trẻ em nói riêng. Ngày nay, ở hầu hết các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về TLH cũng như các trường sư phạm nước ta, các vấn đề của TLHSP đều được quan tâm nghiên cứu ở các phạm vi, quy mô khác nhau, nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của giáo dục đào tạo Việt Nam. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào tổng kết một cách đầy đủ những nghiên cứu về TLHSP và những đóng góp của những nghiên cứu này trong sự nghiệp giáo dục của nước ta, từ đó dẫn đến những đánh giá không đúng về vai trò của TLHSP. Bài báo này khái quát bức tranh về TLHSP ở Việt Nam, với mong muốn khẳng định vị trí của lĩnh vực này trong công cuộc Giáo dục và Đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao xây dựng đất nước trong tình hình mới. Nội dung của bài báo gồm hai phần chính: Đối tượng nghiên cứu của TLHSP và Những nội dung và các hướng nghiên cứu chủ yếu của TLHSP Việt Nam. Cuối cùng là một số kết luận. Ngày nhận bài: 28-11-2012. Ngày chấp nhận đăng: 11-4-2013 Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com 138
- Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên 2. Nội dung nghiên cứu Để phân tích, đánh giá đúng vai trò, sự đóng góp của TLHSP đối với công tác đào tạo giáo viên, trước hết cần phải xác định rõ phạm vi đối tượng và nội dung nghiên cứu của chuyên ngành khoa học này. 2.1. Đối tượng nghiên cứu của TLHSP Việc xác định đối tượng nghiên cứu của TLHSP gần đây được đề cập đến khá nhiều trên các diễn đàn khoa học hoặc trong các bài viết mang tính chuyên môn của các tác giả trong nước và nước ngoài khi bàn luận về các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến nó là “Khoa học Giáo dục” (KHGD) và “Khoa học Sư phạm” (KHSP), hay “Sư phạm học” (SPH) [6]. Các phân tích chủ yếu tập trung làm rõ các thuật ngữ được sử dụng, phạm vi đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ giữa một số ngành/chuyên ngành khoa học như: giữa SPH với KHGD, giữa SPH với TLHSP, giữa TLHSP với TLHGD... Điều này xuất phát từ xu thế phát triển chung của từng lĩnh vực khoa học, cũng như xu thế liên môn, liên ngành ngày càng cao trong nghiên cứu khoa học. 2.1.1. Mối quan hệ giữa KHSP với KHGD Trong một số tài liệu của nước ngoài và một số bài viết gần đây của các nhà nghiên cứu giáo dục [1,3,6], vấn đề đối tượng, nội dung, mối quan hệ lẫn nhau và xu thế nghiên cứu của KHGD và của KHSP (SPH) đương đại đã được đề cập một cách khái quát, khá toàn diện. - Chẳng hạn, về khái niệm KHGD, theo [6], thuật ngữ “Educational Science”/ “Ed- ucation Science” ít được tìm thấy trong các tài liệu tiếng Anh, ngay cả trong các bộ từ điển lớn cũng như trong các hệ phân loại về khoa học, mặc dù hiện nay ở Mỹ đang có một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về KHGD là “Viện các KHGD” (“Institut of Education Sciences” - IES). Trong khi đó, thuật ngữ tiếng Pháp “Sciences de l’education” bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong các thập kỉ gần đây ở các nước nói tiếng Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng cao xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai KHGD thể hiện trong chương trình đào tạo giáo viên trình độ cử nhân. Theo đó, ngoài các môn học giáo viên cần phải dạy trong tương lai, lúc đầu trong chương trình còn bao gồm các môn học như: “Xã hội học Giáo dục”; “TLH Giáo dục”; “Triết học Giáo dục”; “Lịch sử Giáo dục” và sau này xuất hiện thêm các môn học mới như “Phát triển chương trình”... Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các cấu phần của KHGD được thừa nhận rộng rãi hiện nay, bao gồm: “Triết học Giáo dục”; “Xã hội học Giáo dục”; “TLH Giáo dục”; “Lịch sử Giáo dục”; “Kinh tế học Giáo dục”; “Quản lí Giáo dục”; "SPH". Qua đây có thể thấy, SPH là một cấu phần của KHGD. Về khái niệm SPH, thuật ngữ SPH trong tiếng Việt được dịch ra từ thuật ngữ tiếng Anh “Pedagogy” hay “Pedagogical Sciences”. Ở nghĩa chung nhất, SPH được hiểu là "Khoa học về việc dạy học và giáo dục trẻ em", có đối tượng nghiên cứu là phương pháp giảng dạy, bao gồm các mục tiêu của giáo 139
- Đào Thị Oanh dục và các cách thức để đạt được các mục tiêu đó (theo các nhà nghiên cứu của Mĩ và Tây Âu) hay, là khoa học mà đối tượng của nó là giáo dục con người như là một chức năng đặc biệt của xã hội (theo các nhà nghiên cứu của Đông Âu và Nga). Ở nghĩa hẹp hơn, theo các nhà nghiên cứu Mĩ và Tây Âu, SPH là lĩnh vực nghiên cứu về người giáo viên và về quá trình giảng dạy của giáo viên, cụ thể là các chiến lược giảng dạy hoặc phong cách giảng dạy của giáo viên. Còn theo các nhà nghiên cứu của Nga, đây là lĩnh vực nghiên cứu quá trình thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội cần thiết cho cuộc sống và lao động xã hội... Nhìn chung, nội dung của khái niệm SPH hẹp hơn so với nội hàm khái niệm KHGD tuy rằng nội dung nghiên cứu của SPH khá phong phú, trong đó, được nghiên cứu nhiều nhất là "Chương trình" (Curriculum studies); "Phương pháp dạy học" (Teaching Meth- ods); "Đánh giá giáo dục" (Educational Assessment). 2.1.2. Mối quan hệ giữa SPH với TLHSP Theo các nhà nghiên cứu, đây là hai lĩnh vực gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. SPH cần phải tính đến đặc thù phát triển của người học ở các giai đoạn lứa tuổi khác nhau, do vậy, SPH dựa nhiều vào thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực nghiên cứu TLGD, mà trước hết là của TLHSP [1,3,6]. Chẳng hạn, theo các nhà nghiên cứu Nga, KHSP được phân chia thành: SPH Tiền nhà trường; SPH Nhà trường; SPH Kĩ thuật Nghề nghiệp; SPH Đại học; SPH Sản xuất; SPH Quân sự; Lịch sử SPH; SPH Giáo dục Thường xuyên; Giáo học pháp Bộ môn. Hay một đề xuất khác về phân loại các KHSP theo những dấu hiệu: Cấu trúc (có SPH Đại cương, Lí luận Dạy học, Lí luận Giáo dục,...); lứa tuổi và môn học (SPH Tiền nhà trường, SPH Đại học...); giá trị - ý nghĩa (SPH Nhân bản, SPH Hợp tác...); điều chỉnh - phát triển (SPH Đặc biệt, SPH Phòng ngừa...). Các lĩnh vực KHSP có liên quan chặt chẽ và dựa vào thành tựu của các khoa học khác như Triết học, Xã hội học, TLH,... [6]. Gần đây quan niệm về SPH hiện đại cho rằng, đó là lĩnh vực tích hợp nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, bao gồm: "Khoa học Nhận thức", "TLH Phát triển", "TLH Giáo dục", "Đo lường và đánh giá", "Công nghệ thông tin". Để có thể dạy tốt, giáo viên cần phải có một tập hợp các yếu tố, như: hiểu biết về môn học; hiểu biết về học sinh với những lỗ hổng về khái niệm có thể có; hiểu biết về chương trình; hiểu biết về SPH Đại cương. Đó là sự hiểu biết về : "Cái gì ?", "Khi nào?", "Vì sao?", "Làm thế nào ?" để dạy. 2.1.3. Mối quan hệ giữa TLHSP và TLHGD Trong các tài liệu TLH của Mỹ và phương Tây, thuật ngữ TLHSP và TLHGD đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau và được xem là một lĩnh vực của TLH Ứng dụng [6,13]. Đó là việc ứng dụng có hệ thống những nguyên tắc TLH vào việc dạy và việc học, vào việc tổ chức quá trình giáo dục nói chung. TLHSP là lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết, đồng thời là lĩnh vực thực nghiệm, ứng dụng lí luận của nhiều chuyên ngành khoa học khác, như: Giáo dục học, Xã hội học, TLH Phát triển, TLH Xã hội, TLH Thần kinh, đặc biệt là TLH Đại cương... vào thực tiễn nhà trường. Vào thời của mình, nhà giáo dục nổi tiếng - Herbart, J.F. đã cho rằng, TLHSP bao gồm 3 mảng nghiên cứu là: "Quản lí"; "Dạy học"; "Giáo dục đạo đức" [5,13]. 140
- Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên Trong TLH Xô Viết [1,3,4,7], thuật ngữ TLHSP và TLHGD được sử dụng để chỉ hai chuyên ngành khác nhau của TLH nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, TLHSP là một chuyên ngành của TLH, phát triển như là một nhánh của TLH cơ bản (TLHSP cơ bản) và TLH ứng dụng (TLHSP ứng dụng). Trọng tâm nghiên cứu của TLHSP là những quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành các mặt khác nhau của nhân cách người học; phát hiện các quy luật lĩnh hội những dạng kinh nghiệm xã hội khác nhau (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, sản xuất...), tức là nghiên cứu để hiểu được quá trình chuyển vốn kinh nghiệm xã hội đó thành vốn kinh nghiệm của cá nhân như thế nào. Trong đó, một nhiệm vụ đặc biệt của TLHSP là khám phá ra những phương pháp cho phép chẩn đoán trình độ và chất lượng lĩnh hội của người học. Các nhà tâm lí giáo dục Xô Viết dựa vào tiêu chí về loại kinh nghiệm xã hội được lĩnh hội để đưa ra các lĩnh vực nghiên cứu của TLHSP, gồm: TLH Dạy học; TLHGD; TLH người Giáo viên. Như vậy, TLHGD được xem là một phân ngành của TLHSP. Bản thân TLHGD cũng vừa là lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (TLHGD cơ bản), vừa là lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng (TLHGD ứng dụng). Trong khi TLH Dạy học nghiên cứu làm rõ quy luật, bản chất, đặc điểm, các giai đoạn, các điều kiện, tiêu chí của quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách hiệu quả, thì TLHGD nghiên cứu các quy luật của việc lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và các nguyên tắc đạo đức, việc hình thành thế giới quan, niềm tin... trong điều kiện dạy học và giáo dục ở nhà trường. Các vấn đề nghiên cứu cụ thể của TLHGD có rất nhiều, như: động cơ và xu hướng của nhân cách; động cơ học tập; sự phát triển nhân cách trẻ em với các trình độ nhận thức khác nhau; sự hình thành tính cách và các vấn đề của lứa tuổi thiếu niên; nhân cách và môi trường giáo dục; giáo dục gia đình; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục thể chất; cơ chế thúc đẩy làm nền tảng cho việc giáo dục...). Trong một số tài liệu chuyên môn gần đây, đối tượng của TLHGD được mở rộng, theo đó, TLHGD nghiên cứu các quy luật hình thành nhân cách tích cực và có tính định hướng ở người học, các quy luật của quá trình tác động đến nhân cách xã hội nói chung ở người học [3,4]. Qua phân tích ở trên có thể rút ra đối tượng nghiên cứu của TLHSP như sau: Hiểu một cách ngắn gọn, TLHSP có đối tượng nghiên cứu là các quy luật tâm lí của quá trình dạy và học. Còn hiểu một cách đầy đủ, TLHSP là chuyên ngành TLH, nghiên cứu bản chất, cơ chế tâm lí, các phương cách hiệu quả để phát triển trí tuệ và nhân cách của người học và người dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường [1,3,4]. Trong quá trình phát triển của mình, TLHSP Việt Nam chịu ảnh hưởng của những quan niệm lí thuyết khác nhau, và ngày nay đã xác định cho mình một chỗ đứng nhất định, ngày càng tiệm cận với quan niệm chung trên thế giới về đối tượng nghiên cứu của TLHSP. 2.2. Nội dung, các hướng nghiên cứu chủ yếu của TLHSP ở Việt Nam Như đã trình bày ở trên, TLHSP là khoa học lí thuyết đồng thời là khoa học thực nghiệm, vì vậy, nội dung nghiên cứu của nó rất rộng, vừa là nghiên cứu cơ bản, vừa là nghiên cứu ứng dụng. Dưới đây là một số gợi ý về những nội dung nghiên cứu chủ yếu đối với TLHSP của Việt Nam, nhằm phục vụ cho giáo dục nhà trường và công tác đào tạo giáo viên [7,10,13]. 141
- Đào Thị Oanh 2.2.1. Nghiên cứu cơ bản phục vụ thực tiễn giáo dục phổ thông và công tác đào tạo giáo viên Cụ thể, nghiên cứu các quy luật phát triển tâm lí, sinh lí của người học và người dạy để vận dụng vào quá trình giáo dục nhằm đạt hiệu quả mong muốn. Nếu thiếu những kết quả nghiên cứu cơ bản này thì quá trình dạy học và giáo dục sẽ thiếu đi cơ sở khoa học của việc tổ chức nó. a). Nghiên cứu đặc điểm tâm, sinh lí, trình độ phát triển trí tuệ và xã hội ở người học để có thể huy động tốt nhất các chiến lược dạy học và giáo dục một cách hiệu quả. Đây được xem là mảng nội dung nghiên cứu lớn trong TLHSP ở nước ta hiện nay, đặc biệt khi yêu cầu về việc đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo; đổi mới hình thức đánh giá kết quả đào tạo trong nhà trường được đặt ra ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh việc triển khai nghiên cứu nhằm vào đối tượng là học sinh phổ thông, các nghiên cứu còn hướng vào đối tượng người học ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt là sinh viên, trong đó có sinh viên đại học sư phạm. Các nghiên cứu xác định chỉ số về trình độ phát triển trí tuệ, trình độ sáng tạo, mức độ biểu hiện trí tuệ xúc cảm, năng lực trí nhớ, sự biến đổi các quá trình thần kinh trong quá trình học tập trên lớp, các đặc điểm trong định hướng giá trị, động cơ, nhu cầu nhận thức, khó khăn tâm lí trong học tập của người học, cách người học tương tác với nhau để giải quyết nhiệm vụ học tập, phong cách học tập trên lớp của người học... sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng, phát triển các chương trình giáo dục trí tuệ, giáo dục chỉnh trị, giáo dục vệ sinh học đường, giáo dục hành vi sai lệch chuẩn mực, giáo dục sức khỏe sinh sản... cho học sinh, sinh viên. Đồng thời giúp cho các nhà giáo ở trường phổ thông cũng như trong trường đại học sư phạm định hướng lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả. Không có một phương pháp đúng cho việc dạy một bài học cụ thể, nhưng có một số tiêu chí giúp giáo viên đưa ra quyết định tốt nhất có thể. b). Nghiên cứu sự biến đổi của quá trình phát triển diễn ra ở từng đứa trẻ về mặt cơ thể, trí tuệ, xã hội: Khi nào diễn ra? Diễn ra như thế nào? Sự phát triển nhân cách người học dưới tác động của dạy học và giáo dục? Cơ sở TLH của công tác giáo dục đạo đức?... Ở trẻ em, các quá trình phát triển này diễn ra nhanh chóng và có ảnh hưởng rõ rệt đến cách thức trẻ học tập, cách thức trẻ tương tác với giáo viên, cách thức trẻ tương tác với các trẻ khác cùng tuổi. c). Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình học tập và giáo dục của người học, như: điều kiện gia đình (vị thế kinh tế - xã hội của gia đình; vị thế xã hội của cha mẹ; thái độ của gia đình trước việc học tập của trẻ...); điều kiện của nhà trường; những yếu tố bên trong của hoạt động học tập... làm cơ sở khoa học cho những biện pháp sư phạm phù hợp, hiệu quả, giúp hoạt động của người thầy thực sự mang tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm cao... d). Nghiên cứu những quy luật, cơ chế và điều kiện hình thành các mặt đạo đức và thẩm mĩ trong nhân cách học sinh cần được TLHSP quan tâm nghiên cứu mạnh mẽ, sâu sắc hơn. Ví dụ, nghiên cứu cơ sở tâm, sinh lí học, các nguyên nhân, cơ chế tâm lí của các rối nhiễu hành vi ở học sinh (gây hấn, bạo lực, nghiện ngập,...) làm cơ sở xây dựng các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách phù hợp để giảm thiểu các hành 142
- Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên vi tương tự trong học đường và ngoài xã hội. Đây là những điểm nóng và cũng là những điểm yếu hiện nay trong giáo dục học đường của chúng ta. KHSP trước hết cần tạo lập được cái gốc thì mới gặt hái được những gì mong muốn về lâu dài. Có thể nói, ngay từ khi mới được hình thành ở Việt Nam, TLHSP đã quan tâm đến nội dung nghiên cứu này [8]. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đã có sự dịch chuyển của hệ thống giá trị định hướng hành động của con người Việt Nam nói chung, học sinh Việt Nam nói riêng. Nhiều vấn đề mới xuất hiện, thậm chí với tốc độ nhanh và khó lường làm cho TLHSP phải đối mặt. Vì vậy, có thể xem đây là mảng nghiên cứu mà TLHSP không bao giờ được phép xao nhãng, đồng thời phải luôn luôn tìm kiếm những cách làm phù hợp mới mong có kết quả. đ). Nghiên cứu cơ sở TLH của việc đánh giá trong giáo dục, trong đó, trước hết là việc đánh giá quá trình nhận thức của người học: sử dụng các hình thức đánh giá hiệu quả? Diễn biến và kết quả của quá trình lĩnh hội, quá trình xử lí thông tin mới ở người học? Kết quả hình thành và phát triển các năng lực khác nhau ở người học... e). Nghiên cứu sự tương tác xã hội trong hoạt động học tập để phát hiện xem từng cá nhân người học chịu sự ảnh hưởng từ những người khác như thế nào? Đồng thời, người học có thể chịu tác động theo các chiều hướng tích cực như thế nào? Mức độ và chiều hướng tác động của những người xung quanh đến người học?... Điều này rất quan trọng đối với việc tổ chức dạy học, giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả. f). Một trong những nội dung quan trọng của TLHSP là nghiên cứu các đặc điểm tâm lí - nhân cách của người giáo viên, mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp của giáo viên... làm cơ sở xây dựng các định hướng, biện pháp, cách thức rèn luyện, phát triển các năng lực, phẩm chất nghề nghiệp ở họ, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nói chung. Đồng thời làm cơ sở khoa học xây dựng/phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. 2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng lí luận TLHSP vào quá trình dạy học, giáo dục ở trường phổ thông và trong công tác đào tạo giáo viên Ở mảng này, trọng tâm nghiên cứu cần hướng vào những nội dung cụ thể sau: a). Vận dụng lí luận của TLHSP và của các ngành/chuyên ngành khoa học liên quan vào nghiên cứu khắc phục, phòng ngừa những lệch lạc trong phát triển tâm lí, nhân cách ở người học, như: khắc phục những khó khăn tâm lí trong học tập của học sinh, sinh viên; dạy học chỉnh trị cho các đối tượng phát triển ranh giới; giáo dục đạo đức cho học sinh “có vấn đề”... Thuộc hướng này còn có việc nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về TLH Học đường vào nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu phát triển ở học sinh một cách kịp thời, phù hợp, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Đây là hướng nghiên cứu đòi hỏi sự phối hợp tích cực, chủ động giữa TLHSP với các ngành khác như Giáo dục học, Sinh lí học, Xã hội học... Hướng nghiên cứu này trước hết được xem là khía cạnh nghiên cứu ứng dụng, nhưng đồng thời còn là khía cạnh nghiên cứu lí thuyết của TLHSP trong bối cảnh hiện nay ở nước ta. Thực tế cho thấy, học sinh ở bất cứ lứa tuổi nào, bất cứ cấp học nào cũng có thể gặp phải các vấn đề khác nhau, vì vậy, hiểu được nhu cầu và hỗ trợ, giúp đỡ học sinh giải quyết các vấn đề của các em là một nhiệm vụ của các nhà TLHSP. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, xã hội càng phát triển, những vấn đề về sức khỏe tâm thần của thế hệ trẻ càng trở nên cấp bách cần được quan tâm kịp thời. Đối 143
- Đào Thị Oanh với học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay, có thể nói, lĩnh vực này đang ngày càng trở nên một nhu cầu cấp bách, đồng thời cũng là triển vọng của TLHSP. Cũng theo hướng này, cần có những nghiên cứu sâu sắc, thận trọng về phương pháp, hình thức tổ chức hiệu quả của việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, đặc biệt các kĩ năng xã hội cơ bản cho người học và người dạy ở các độ tuổi khác nhau, giúp điều chỉnh các hành vi không mong muốn, hình thành hệ giá trị tích cực, phát triển các năng lực cơ bản để thích ứng tốt nhất có thể trong xã hội hiện đại. Hiện nay, đây đang là vấn đề «nóng» trong các nhà trường và trong xã hội. b). Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giáo dục phát triển năng lực sáng tạo ở người học, gắn với mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kì hội nhập. Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh đã và đang là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn, Singapore xác định lấy đổi mới và sáng tạo là động lực để phát triển đất nước; các chuyên gia Mỹ cho rằng, khi việc xử lí thông tin logic đã trở nên dễ dàng nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, thì tính sáng tạo, trí tưởng tượng mới là yếu tố quyết định...Vì vậy, định hướng của đổi mới giáo dục của nhiều nước hiện nay là nhằm phát triển tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo ở người học. Trong học tập, người học không chỉ có nhu cầu về học thuật, mà còn các nhu cầu về cảm xúc, xã hội, tinh thần. Giáo dục phải giúp từng người học nhận thức được bản thân và tìm ra ý nghĩa cuộc sống, giúp họ khám phá và thể hiện những cảm xúc riêng của bản thân theo cách riêng, độc đáo của mình... Nhiều nghiên cứu TLH trên thế giới cũng nhằm vào phục vụ định hướng phát triển con người một cách tối đa, toàn diện có thể. Ví dụ, Thuyết Đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết, kêu gọi nhà trường, đặc biệt là các giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, bởi mỗi lại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau của các khả năng đó. Nhà trường là nơi khơi gợi tiềm năng ở học sinh, tạo điều kiện, giúp học sinh phát huy tối đa các khả năng của bản thân các em. Ở Việt Nam, điều này đã được nêu trong định hướng đổi mới dạy học các môn học ở các cấp học khác nhau. c). Nghiên cứu các điều kiện vệ sinh học đường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường: Thực tiễn nhà trường cho thấy đây là vấn đề cấp bách hiện nay, đang hàng ngày làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần nhiều học sinh. Đây là loại đề tài nghiên cứu ứng dụng, mang tính liên ngành cao, hiện đang rất được quan tâm do ý nghĩa quan trọng của nó đối với chất lượng giáo dục trong nhà trường. Các vấn đề vệ sinh học đường liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau, nhất là trong thời đại phát triển khoa học công nghệ. Thời gian qua lĩnh vực này đã được quan tâm nghiên cứu song còn quá ít ỏi và chủ yếu tập trung vào phát hiện các bệnh học đường ở học sinh (cận thị, cong vẹo cột sống...). Xuất phát từ cách tiếp cận phát triển con người bền vững, TLHSP cần nghiên cứu vận dụng cơ sở tâm-sinh lí học, quy luật, nguyên tắc "Tổ chức lao động khoa học" vào hoạt động học tập trong nhà trường theo đặc thù lứa tuổi. Những kết quả có được sẽ không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh học đường ở học sinh, giúp tạo ra những thế hệ học sinh khỏe đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn hình thành ở người học năng lực tổ chức, quản lí hoạt động của bản thân, là một loại năng lực được coi trọng và đánh giá cao trong xã hội hiện đại. Việc bảo vệ sức khỏe trẻ em; việc tổ chức hoạt động học tập, lao động, vui chơi cho 144
- Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên học sinh một cách hợp lí, khoa học; việc hoàn thiện sự phát triển thể chất và tinh thần cho học sinh chỉ có thể có được khi có những hiểu biết về việc tổ chức lao động một cách khoa học. Vì vậy, nhiều nhà sư phạm nổi tiếng trên thế giới đã nhấn mạnh điều này, đặc biệt khi đề cập đến vấn đề dạy học phân hóa [5]. Vì vậy, những khía cạnh này cũng cần được đề cập đến trong chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm. d). Nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc TLHSP vào nhà trường để giúp giáo viên xây dựng những quy định của lớp học phù hợp nhu cầu người học; điều khiển lớp học một cách hiệu quả; sử dụng thời gian trên lớp hợp lí; duy trì nhịp độ học tập trên lớp được phù hợp... Chẳng hạn, việc nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc TLHSP rõ ràng là điều kiện tiên quyết nhằm giúp giáo viên phát triển các kĩ thuật điều khiển lớp học, như: phát triển các chương trình dạy học phân hóa, phát triển việc học tập có điều khiển theo cách chia nhỏ quá trình dạy học thành một chuỗi các bước riêng rẽ để người học lĩnh hội từng bước một, khuyến khích thông tin phản hồi ngay lập tức... hay một số các kĩ năng như : sử dụng hiệu quả các hình thức thưởng-phạt đối với những học sinh có hành vi vô kỉ luật trong lớp học, khuyến khích hành vi tập trung vào giờ học... đ). Nghiên cứu các điều kiện tâm lí - xã hội của việc tổ chức giáo dục nhân cách cho người học trong nhà trường, trong đó, hiện nay nổi lên trước hết là vấn đề nghiên cứu hoàn thiện mối quan hệ Thầy - Trò trong nhà trường. Trong nhà trường, mối quan hệ Thầy - Trò là hết sức quan trọng, ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giáo dục nói chung. Giáo dục hiện đại làm thay đổi căn bản vị trí tâm lí - xã hội của mối tác động qua lại giữa Thầy và Trò. Việc đảm bảo tính thống nhất giữa quá trình dạy học và giáo dục với tư cách là một nhiệm vụ của giáo viên đòi hỏi phải nâng cao vốn văn hóa sư phạm chung của giáo viên, trong đó trước hết là năng lực giao tiếp bởi đây là năng lực quan trọng để giáo viên thực hiện hoạt động sư phạm hiệu quả. Các khía cạnh nghiên cứu có thể là: kiểu quan hệ qua lại, tính chất, nội dung, chất lượng... của mối quan hệ Thầy - Trò... Thuộc hướng nghiên cứu này, những gợi ý về bốn trụ cột giáo dục trong thế kỉ XXI của UNESCO cần được bám sát và thể hiện sâu sắc hơn trong các nghiên cứu TLHSP, đặc biệt là "Học để cùng chung sống" và "Học để làm người". Thực tế xã hội hiện nay đã chứng minh điều này và gần đây bắt đầu xuất hiện những hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực TLHSP nhưng thể hiện tính liên ngành và liên môn cao như nghiên cứu xây dựng văn hóa nhà trường như là điều kiện tâm lí - xã hội quan trọng để giáo dục nhân cách cho cả người học lẫn người dạy. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài đã khẳng định, trong xu thế toàn cầu hóa, để có thể hội nhập và phát triển, các phẩm chất nhân cách cá nhân như: lí tưởng nghề nghiệp; khả năng làm việc nhóm; tính hợp tác; tính thích ứng; năng lực kiểm soát xúc cảm bản thân; năng lực tự học; tác phong công nghiệp.. rất được coi trọng [Cheryl E. Sanders & Gary D. Phye 2004; Edgar Morin, 2008; Goleman, D. 2002, 2007;...]. Những phẩm chất này, trên thực tế, rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường giúp cá nhân thể hiện, phát triển tiềm năng sáng tạo của bản thân. 145
- Đào Thị Oanh 2.2.3. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu, kĩ thuật đánh giá Hiện nay, trên thế giới xuất hiện những trào lưu mới trong TLHSP, xuất phát từ thực tiễn của xã hội hiện đại, đồng thời giữa các nền TLH có xu hướng xích lại gần nhau, có tính chọn lọc [5]. Vì vậy, nghiên cứu để học tập, tiếp thu những cái mới, hiện đại trong lí luận cũng như trong phương pháp/kĩ thuật nghiên cứu cụ thể là điều hết sức quan trọng để phát triển TLHSP nước nhà. Để triển khai tốt các vấn đề nghiên cứu, cùng với việc cập nhật, tiếp thu các quan điểm lí luận mới về việc dạy và học; về bản chất, cấu trúc của trí tuệ; cấu trúc nhân cách... Việc nghiên cứu thích nghi hóa hoặc xây dựng mới các công cụ đo lường trong TLHSP cần được tiếp tục quan tâm do yêu cầu phát triển nghiên cứu phục vụ đào tạo giáo viên. Đây là việc làm không dễ, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu nhưng cũng phải rộng của người nghiên cứu, và đặc biệt là sự ủng hộ của các cấp quản lí, vì rất tốn kém về tài chính. Hiện nay, ở một số cơ quan, đơn vị nghiên cứu của nước ta đã có những công trình như vậy, song còn rất khiêm tốn và chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, theo nghĩa là chưa thực sự mang tính chuẩn hóa. Có thể nói, việc xây dựng các công cụ nghiên cứu khách quan, chuẩn hóa về trí tuệ và nhân cách để sử dụng trên trẻ em Việt Nam nói chung là cấp bách, vừa mang ý nghĩa lí luận, vừa là vấn đề ứng dụng thực tiễn trong bối cảnh chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Trên đây là nội dung nghiên cứu của TLHSP. Rõ ràng những nội dung này, một lần nữa khẳng định vai trò của TLHSP trong Giáo dục nói riêng và trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung. Thật vậy, thời điểm chúng ta đang sống rất đặc biệt, không chỉ vì đó là thời điểm khởi đầu của một thiên niên kỉ mới, mà còn vì có sự thay đổi mang tính bản lề trong lĩnh vực giáo dục ở chỗ, việc học và dạy đã trở thành một khoa học hơn là một nghệ thuật. Để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh, giáo viên nhất định phải hiểu rõ về học sinh của mình, do đó việc áp dụng các nghiên cứu khoa học vào công việc giảng dạy học sinh đã và sẽ trở nên một nhu cầu thực tiễn [10]. Các nghiên cứu TLHSP sẽ cung cấp những cứ liệu quan trọng đó. 3. Kết luận Tuy còn là một lĩnh vực nghiên cứu non trẻ ở Việt Nam, kể từ khi ra đời, TLHSP luôn cố gắng thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển giáo dục. Những gì TLHSP đã làm được trong thời gian qua là nền tảng quan trọng về lí luận và thực tiễn để thúc đẩy các nghiên cứu trong lĩnh vực này phát triển hơn nữa, có những đóng góp thiết thực hơn nữa vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước, đặc biệt trong công tác đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Trên đây là một vài suy nghĩ bước đầu về các nét lớn trong nhiệm vụ của TLHSP Việt Nam thời gian tới nhằm phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục và thực tiễn xã hội. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu không thể chỉ do một mình TLHSP, mà đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện với các nhà nghiên cứu từ nhiều ngành/chuyên ngành khoa học khác. Mà, quan trọng trước hết là sự nỗ lực từ chính các nhà nghiên cứu TLHSP, bởi, không gì có ý nghĩa hơn khi việc làm của mỗi người lại được chia sẻ bởi những người khác, nhất là bởi những người không phải từ cùng một chuyên ngành. 146
- Nghiên cứu Tâm lí học Sư phạm với công tác đào tạo giáo viên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Barkhaev B.P., 2007. Tâm lí học sư phạm. Nxb «Piter», Maxcơva. (Bản tiếng Nga). [2] Nguyễn Hữu Châu, 2006. Nghiên cứu đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới cấp Tiểu học và Trung học cơ sở trong phạm vi cả nước. Báo cáo Đề tài Độc lập cấp Nhà Nước, mã số ĐTĐL-2004/23. Viện Chiến lược & Chương trình Giáo dục. Hà Nội.. [3] Culaghina, I.Iu., 2001. Tâm lí học sư phạm. Nxb «Trung tâm sáng tạo» Maxcơva (Bản tiếng Nga). [4] Golovin C.Iu., 2001. Từ điển dành cho nhà Tâm lí học thực hành. Nxb "Xarbect". Minxcơ (Bản tiếng Nga). [5] Hergenhahn B.R., 2003. Nhập môn lịch sử Tâm lí học. Nxb Thống kê. Hà Nội. [6] Nguyễn Lộc, 2001. Khái niệm, cấu phần và xu thế của Khoa học Giáo dục. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hải Phòng, tháng 02/2011. [7] Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (Đồng chủ biên), 2009. Từ điển Tâm lí học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Phạm Minh Hạc, Đặng Xuân Hoài (Đồng chủ biên), 2002. Hoạt động, giao tiếp và chất lượng giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] Đào Thị Oanh (Chủ biên), 2007. Vấn đề nhân cách trong Tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [10] Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock, 2011. Các phương pháp dạy học hiệu quả. Nxb Giáo dục, Hà Nội. (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hồng Vân). [11] Trần Trọng Thủy (Chủ biên), 2006. Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lí học sinh phổ thông hiện nay. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [12] Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2010. Nghiên cứu và giảng dạy Tâm lí học, Giáo dục học trong các trường đại học sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [13] Wallace, Goldstein, Nathan, 1998. Psychology. Second Edition. USA. ABSTRACT Pedagogical Psychology Research in Teacher Education This article makes a general presentation about the concepts, definition, objec- tives and contents of pedagogical psychology research as a branch of educational science closely related to pedagogy. The article also puts forth some important research contents of pedagogical psychology in order to help serve more efectively the curent teacher train- ing process in teacher-training institutions through which to lay more stress on the position and role played pedagogical psychology research in teacher education and schooling of Vietnam. 147
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tâm lí học quản lí - NXB ĐH Sư phạm
348 p | 1629 | 670
-
Giáo trình tâm lý học lãnh đạo quản lý - PGS.TS. Vũ Dung
227 p | 839 | 261
-
Giáo trình Tâm lý học trẻ em - Tập 1: Phần 1 - ĐH Huế
108 p | 1017 | 119
-
Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 137 | 15
-
nghiên cứu về hành vi sử dụng fac của con người – một thách thức mới cho tâm lí học hiện đại
7 p | 238 | 14
-
Bài giảng Tâm lí học đại cương - ĐH Phạm Văn Đồng
82 p | 113 | 8
-
Giáo trình Tâm lý học quản lý: Phần 1 - Vũ Hùng
240 p | 15 | 8
-
Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở những vấn đề khác nhau
9 p | 82 | 8
-
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 1
134 p | 32 | 7
-
Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở trong học tập
8 p | 70 | 6
-
Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
6 p | 34 | 6
-
Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Tâm lí học - Quản trị nhân sự trường Đại học Hồng Đức
10 p | 76 | 5
-
Nghiên cứu lịch sử ngành tâm lý học: Phần 2
63 p | 34 | 5
-
Nghiên cứu tâm lí học: Phần 2 (Tài liệu đào tạo giáo viên)
126 p | 11 | 5
-
Giáo trình Tâm lí học đại cương: Phần 1
48 p | 30 | 4
-
Nghiên cứu tâm lí học: Phần 1 (Tài liệu đào tạo giáo viên)
156 p | 12 | 4
-
Nhận thức của sinh viên khoa Tâm lí học, trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về hiệu quả bản thân
4 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn