Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUANG HỌC<br />
CHO VẬT KÍNH ẢNH NHIỆT TỰ BÙ ẢNH HƯỞNG<br />
CỦA SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ<br />
<br />
Nguyễn Quang Hiệp1*<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các bước thiết kế vật kính của khí tài ảnh nhiệt hoạt<br />
động trong vùng phổ từ 8 đến 12 m , trong đó có sử dụng phương pháp quang học<br />
thụ động để bù ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ lên chất lượng tạo ảnh của vật<br />
kính. Trên cơ sở đó, đã thiết kế vật kính khí tài ảnh nhiệt có chất lượng tạo ảnh tốt<br />
trong toàn bộ phạm vi thay đổi nhiệt độ từ 100 C đến 500 C.<br />
Từ khóa: Vật kính ảnh nhiệt, Phương pháp quang học thụ động.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Khí tài ảnh nhiệt (KTAN) là thiết bị quang điện tử hoạt động trên cơ sở tiếp<br />
nhận và biến đổi bức xạ hồng ngoại của chính mục tiêu phát ra thành ảnh trong<br />
vùng nhìn thấy. Do những ưu điểm vượt trội của KTAN so với các thiết bị quang<br />
điện tử khác như khả năng làm việc trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, ban ngày<br />
cũng như ban đêm nên chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều<br />
lĩnh vực, đặc biệt là trong quốc phòng, an ninh [1, 2].<br />
Một trong những vấn đề khi thiết kế hệ thống quang học cho vật kính của<br />
KTAN, đặc biệt đối với các khí tài hoạt động trong vùng phổ từ 8 đến 12 m , là<br />
bên cạnh số lượng vật liệu có hệ số truyền qua cao trong vùng phổ đó không<br />
nhiều thì các tính chất nhiệt của chúng như hệ số giãn nở nhiệt, hệ số chiết suất<br />
nhiệt và hằng số quang nhiệt lại có giá trị tương đối lớn so với các loại vật liệu<br />
được dùng để thiết kế hệ thống quang học hoạt động trong vùng nhìn thấy [1]. Vì<br />
vậy, khi vật kính ảnh nhiệt hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thay đổi sẽ xuất<br />
hiện lượng defocus và chất lượng ảnh giảm đi rõ rệt. Do đó, khi thiết kế hệ thống<br />
quang học cho vật kính của KTAN hoạt động trong vùng phổ từ 8 đến 12 m cần<br />
thiết phải chú ý đến việc sử dụng các biện pháp bù ảnh hưởng của sự thay đổi của<br />
nhiệt độ lên chất lượng tạo ảnh của vật kính [1-3].<br />
So với các phương pháp bù ảnh hưởng của sự thay đổi của nhiệt độ được dùng<br />
trong các vật kính KTAN hoạt động trong vùng phổ từ 8 đến 12 m khác như<br />
phương pháp cơ điện chủ động và phương pháp cơ khí thụ động thì phương pháp<br />
quang học thụ động có nhiều ưu điểm như: không làm phức tạp hóa kết cấu<br />
quang-cơ của vật kính; không sử dụng thêm các cơ cấu phụ, từ đó không làm<br />
tăng khối lượng, kích thước của vật kính, bảo toàn độ tin cậy của vật kính.<br />
Phương pháp này dựa trên việc lựa chọn tổ hợp vật liệu và sự phân bố độ tụ hợp<br />
lý giữa các thành phần của vật kính mà ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ lên<br />
chất lượng tạo ảnh của vật kính được giảm đi một cách đáng kể [4-7]. Đây chính<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 133<br />
Vật lý<br />
<br />
là phương pháp được lựa chọn trong bài báo này để thiết kế hệ thống quang học<br />
cho vật kính của KTAN hoạt động trong vùng phổ từ 8 đến 12 m .<br />
2. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CỦA VẬT KÍNH<br />
Đầu thu bức xạ quang học của KTAN hoạt động trong vùng phổ từ 8 đến<br />
12 m có hai loại chính, đó là đầu thu microbolometer và đầu thu pyroelectric. Để<br />
thiết kế vật kính cho KTAN ta chọn loại đầu thu microbolometer có các thông số<br />
chính sau:<br />
- Độ phân giải: 640x480.<br />
- Kích thước pixel: 25 m x 25 m .<br />
- Khả năng phát hiện riêng trung bình D*=2x1010 (W-1.cm.Hz1/2).<br />
- Tần số khung hình: 30Hz<br />
Đây chính là đầu thu trong KTAN hiện có tại bộ môn Khí tài quang học – Khoa<br />
Vũ khí – Học viện KTQS.<br />
Các thông số kích thước của vật kính sẽ được xác định từ phương trình biểu<br />
diễn một trong những thông số chất lượng thông dụng nhất của KTAN đó là hiệu<br />
nhiệt độ tương đương nhiễu Tng .<br />
Giả sử KTAN hoạt động trong điều kiện mục tiêu ở xa vô cùng, có kích thước<br />
hữu hạn, ảnh của mục tiêu che khuất toàn bộ diện tích nhạy sáng của đầu thu,<br />
thành phần nhiễu chính của KTAN chính là nhiễu của bản thân đầu thu, mục tiêu là<br />
vật đen tuyệt đối có nhiệt độ là T. Khi đó, mật độ phổ thông lượng bức xạ đến đầu<br />
thu được xác định bằng biểu thức sau [8]:<br />
L( , T ) at ( ) hq ( ) Amt ADTV M ( , T )<br />
( , T ) 2<br />
at ( ) hq ( ) ADTV (1)<br />
R <br />
trong đó: L( , T ) và M ( , T ) lần lượt là mật độ phổ độ chói và mật độ phổ độ<br />
trưng năng lượng của mục tiêu; at ( ) và hq ( ) lần lượt là độ truyền qua của khí<br />
quyển và độ truyền qua của vật kính; Amt là diện tích mục tiêu; ADTV là diện tích<br />
đồng tử vào của vật kính; và là kích thước góc của đầu thu.<br />
Phản ứng của đầu thu được xác định như sau:<br />
M ( , T )<br />
i ( , T ) ( , T ) s ( ) ADTV at ( ) hq ( ) s ( )<br />
<br />
Suy ra:<br />
<br />
ADTV <br />
i (T ) i ( , T )d 0 M ( , T ) at ( ) hq ( )s( )d (2)<br />
0<br />
<br />
trong đó, s ( ) là độ nhạy phổ của đầu thu.<br />
<br />
<br />
134 Nguyễn Quang Hiệp, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống quang… của sự thay đổi nhiệt độ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Nếu như độ nhạy phổ của đầu thu s ( ) được xác định qua khả năng phát hiện<br />
riêng của đầu thu D* ( ) thì biểu thức (2) có thể được biểu diễn dưới dạng khác<br />
như sau:<br />
ADTV n <br />
i (T ) M ( , T ) at ( ) hq ( ) D* ( )d (3)<br />
abf 0<br />
trong đó: a, b là các kích thước của đầu thu; f là dải tần cho qua của mạch điện<br />
tử sau đầu thu; n là giá trị bình phương trung bình nhiễu của đầu thu; D* ( ) là<br />
khả năng phát hiện riêng của đầu thu.<br />
Biểu thức (3) miêu tả phản ứng của đầu thu khi nhiệt độ của mục tiêu là T. Nếu như<br />
nhiệt độ của vật thay đổi một lượng T , khi đó sự thay đổi tín hiệu đầu ra của đầu thu<br />
được xác định bằng cách lấy vi phân hai vế của biểu thức (3) theo nhiệt độ, tức là:<br />
<br />
i (T ) ADTV n M ( , T )<br />
at ( ) hq ( ) D* ( ) d (4)<br />
T abf 0 T<br />
Nếu như T là một lượng rất nhỏ, khi đó biểu thức (4) được viết dưới dạng<br />
khác như sau:<br />
<br />
i (T ) ADTV n M ( , T )<br />
at ( ) hq ( ) D* ( ) d (5)<br />
T abf 0 T<br />
Suy ra, tỷ lệ giữa sự thay đổi tín hiệu và nhiễu của đầu thu được xác định bằng<br />
biểu thức:<br />
i (T ) ADTV T M ( , T )<br />
at ( ) hq ( ) D* ( ) d (6)<br />
n abf 0 T<br />
Như chúng ta đã biết, hiệu nhiệt độ tương đương nhiễu Tng có thể được định<br />
nghĩa là sự thay đổi nhiệt độ của mục tiêu dẫn đến sự thay đổi tín hiệu một lượng<br />
bằng với nhiễu [8-10]. Khi đó, từ (6), qua một số phép biến đổi, nhận được biểu<br />
thức dùng để xác định Tng như sau:<br />
<br />
4( F / #) 2 f<br />
Tng <br />
(7)<br />
* M ( , T )<br />
ab at ( ) hq ( ) D ( ) d<br />
0<br />
T<br />
trong đó: F / # là số khẩu độ của vật kính.<br />
Cho rằng, trong điều kiện làm việc thông thường của các KTAN hoạt động trong<br />
vùng phổ từ 8 đến 12 m với chức năng quan sát, phát hiện mục tiêu thì nhiệt độ của<br />
mục tiêu thường vào khoảng T 300 K , hệ số truyền qua của khí quyển at 0,8 , hệ<br />
số truyền qua của hệ quang hq 0,8 , khi đó, từ (7) nhận được đồ thị sau:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 135<br />
Vật lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sự phụ thuộc giữa hiệu nhiệt độ tương đương nhiễu Tng<br />
và số khẩu độ F / # của vật kính.<br />
Cho rằng, yêu cầu cần thiết kế vật kính cho KTAN có hiệu nhiệt độ tương<br />
đương nhiễu Tng 50mK , cự ly phát hiện mục tiêu là người của KTAN vào<br />
khoảng 1,5km. Khi đó, theo tiêu chuẩn Johnson [1, 9] tiêu cự của vật kính được<br />
lựa chọn là 100mm. Từ đồ thị trên hình 1 nhận được khẩu độ số của vật kính<br />
F / # 1.1 , từ đó, suy ra đường kính đồng tử vào của vật kính DDTV 90mm .<br />
Thị giới của vật kính được xác định theo kích thước đầu thu bức xạ quang học:<br />
d dt a 2 b2<br />
2 2 arctan( ) 2 arctan( ) 11.420<br />
2f 2f <br />
Như vậy, vật kính cần thiết kế có các thông số kích thước như sau: tiêu cự<br />
f 100mm , đường kính đồng tử vào DDTV 90mm , thị giới 2 11.420 .<br />
3. THIẾT KẾ VẬT KÍNH<br />
Dạng vật kính được lựa chọn thiết kế là vật kính dạng Triplet. Đây là dạng vật<br />
kính thường được dùng khi thiết kế các hệ thống quang học. Dạng vật kính này bao<br />
gồm ba thành phần, trong đó mỗi thành phần là một thấu kính đơn, có vừa đủ các<br />
thông số để hiệu chỉnh quang sai tốt nhất.<br />
Các thông số của các thành phần trong kết cấu của vật kính như độ tụ tương đối<br />
( 1 , 2 , 3 ) và khoảng cách giữa chúng ( d1 , d 2 ) được xác định từ việc thiết lập và<br />
giải hệ các phương trình sau [11-12]:<br />
- Phương trình tỷ lệ: h11 h2 2 h33 1<br />
h121 h222 h323<br />
- Phương trình hiệu chỉnh sắc sai vị trí: 0<br />
1 2 3<br />
- Phương trình bù ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ: s 'f ,T0 s 'f ,T0 T<br />
trong đó: h1 , h2 , h3 lần lượt là chiều cao của tia cận trục bổ trợ loại một trên các<br />
thành phần tương ứng trong vật kính; 1 , 2 , 3 lần lượt là số Abbe của ba vật liệu<br />
<br />
<br />
136 Nguyễn Quang Hiệp, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống quang… của sự thay đổi nhiệt độ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
dùng để gia công chế tạo các thành phần tương ứng; s 'f ,T0 là tiêu cự đỉnh sau của<br />
vật kính tại nhiệt độ làm việc T0; s 'f ,T0 T là tiêu cự đỉnh sau của vật kính tại nhiệt<br />
độ làm việc T0 T .<br />
Tổ hợp vật liệu được lựa chọn theo chỉ dẫn: trên giản đồ phân bố vật liệu (hình<br />
2), trong đó: trục hoành là giá trị số Abbe của vật liệu ; Trục tung là tích của số<br />
Abbe và hằng số quang nhiệt VT , thì ba loại vật liệu dùng để chế tạo ba thành<br />
phần tương ứng của vật kính cần phải tạo với nhau tam giác có diện tích càng lớn<br />
càng tốt [1, 3]. Theo chỉ dẫn trên và theo giản đồ phân bố vật liệu thì tổ hợp vật<br />
liệu được lựa chọn là IRG25+ZnSe+Ge.<br />
Với tổ hợp vật liệu được chọn như trên, khi khoảng cách giữa các thành phần<br />
lần lượt là d1 0.194 , d 2 0.733 thì từ hệ ba phương trình ở trên nhận được các<br />
giá trị độ tụ tương đối của từng thành phần như sau: 1 1.18 , 2 0.66 và<br />
3 1.18 . Để đơn giản hóa, cho rằng trong hệ xuất phát ban đầu mỗi thành phần là<br />
một thấu kính mỏng có một mặt là mặt phẳng. Khi đó, sử dụng công thức cho các<br />
thấu kính mỏng nhận được các kết quả sau: r1 = 74.89mm; r4 = 106.15mm; r6 = -<br />
140.046mm. Như vậy, các thông số kết cấu của hệ xuất phát đã được xác định.<br />
Tiếp theo ta cần tối ưu hệ xuất phát trong điều kiện thay đổi nhiệt độ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Giản đồ phân bố một số loại vật liệu hồng ngoại thường dùng.<br />
Cho rằng, để phù hợp với điều kiện làm việc tại Việt Nam vật kính cần thiết kế<br />
phải đảm bảo chất lượng tạo ảnh trên toàn bộ phạm vi thay đổi nhiệt độ từ 100C<br />
đến 500C, tức là ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, tương ứng với các giá trị bán kính<br />
cong cũng như khoảng cách giữa các mặt, khoảng cách giữa các thấu kính và các<br />
giá trị chiết suất khác nhau thì các tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng tạo ảnh của<br />
vật kính phải đảm bảo yêu cầu. Do đó, khi tối ưu vật kính trên phần mềm thiết kế<br />
hệ thống quang học Zemax ta phải sử dụng chức năng tối ưu hệ quang đa cấu hình.<br />
Mỗi một cấu hình của hệ quang hoạt động tại một nhiệt độ tương ứng, trong đó cấu<br />
hình cơ bản được coi là cấu hình hoạt động ở nhiệt độ 200C, tất cả các thông số kết<br />
cấu của các cấu hình khác (tương ứng với các nhiệt độ làm việc khác) nhận được<br />
từ các thông số kết cấu tương ứng của cấu hình cơ bản cộng với các hiệu ứng nhiệt.<br />
Hàm mục tiêu yêu cầu tổng giá trị quang sai ở tất cả các cấu hình là nhỏ nhất. Bên<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 137<br />
Vật lý<br />
<br />
cạnh các ràng buộc về độ dày các thấu kính và tiêu cự, để đảm bảo công nghệ khi<br />
lắp ghép vật kính với đầu thu ta thêm ràng buộc yêu cầu giá trị tiêu cự đỉnh sau<br />
trong tất cả các cấu hình phải lớn hơn 15mm. Kết quả vật kính sau tối ưu ở cấu<br />
hình cơ bản được biểu diễn trên hình 3. Trên hình 4 là giá trị hàm MTF của vật<br />
kính tại các giá trị nhiệt độ làm việc khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Cấu hình cơ bản của vật kính sau tối ưu (T=200C).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Giá trị hàm MTF của vật kính tại b) Giá trị hàm MTF của vật kính tại<br />
T=100C. T=200C.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c) Giá trị hàm MTF của vật kính tại d) Giá trị hàm MTF của vật kính tại<br />
T=400C. T=500C.<br />
<br />
Hình 4. Giá trị hàm MTF của vật kính tại các nhiệt độ khác nhau.<br />
4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br />
Theo kết quả được thể hiện trên hình 4 tại tất cả các giá trị nhiệt độ làm việc<br />
khác nhau thì chất lượng tạo ảnh của vật kính được đảm bảo, giá trị hàm MTF<br />
<br />
<br />
138 Nguyễn Quang Hiệp, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống quang… của sự thay đổi nhiệt độ.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
không thay đổi nhiều. Đối với điểm trên trục ở các nhiệt độ khác nhau vật kính đều<br />
đạt độ phân giải là 60 vạch/mm. Tại 100C và 200C độ phân giải của vật kính đối<br />
với điểm mép ngoài thị giới đạt đến 50vạch/mm. Tại 400C và 500C độ phân giải<br />
của vật kính đối với điểm mép ngoài thị giới đạt 45vạch/mm. Như vậy, khi nhiệt<br />
độ thay đổi từ 100C đến 500C giá trị hàm MTF của vật kính đối với điểm mép<br />
ngoài thị giới chỉ thay đổi khoảng 10% .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sự phụ thuộc giá trị tiêu cự đỉnh sau và nhiệt độ làm việc của vật kính.<br />
Ngoài ra, kết quả phân tích hàm tập trung năng lượng cho thấy, ở tất cả các giá<br />
trị nhiệt độ làm việc khác nhau thì có đến hơn 70% năng lượng tạo ảnh của các<br />
điểm ảnh tập trung trong vòng tròn có bán kính 12,5 m , tức là mỗi điểm ảnh có<br />
đến hơn 70% năng lượng chùm tia tạo ảnh nằm gọn trong pixel tương ứng.<br />
Bên cạnh đó, trên hình 5 biểu diễn sự thay đổi giá trị tiêu cự đỉnh sau của vật<br />
kính khi nhiệt độ thay đổi từ 100C đến 500C. Đồ thị cho thấy, giá trị tiêu cự đỉnh<br />
hầu như không thay đổi (so với cấu hình cơ bản thì sự thay đổi lớn nhất ở nhiệt độ<br />
500C chỉ khoảng 0,17%).<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Như vậy, trên cơ sở phương pháp quang học thụ động bù ảnh hưởng của sự thay<br />
đổi nhiệt độ lên chất lượng vật kính dùng trong KTAN làm việc với dải bước sóng<br />
từ 8 đến 12 m đã thiết kế thành công vật kính ba thành phần làm việc trong phạm<br />
vi thay đổi nhiệt độ từ 100C đến 500C. Vật kính được thiết kế đảm bảo chất lượng<br />
tạo ảnh tốt trong toàn bộ dải nhiệt độ làm việc. Đây là cơ sở bước đầu trong việc<br />
làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo vật kính ảnh nhiệt tự bù ảnh hưởng của sự<br />
thay đổi nhiệt độ nói riêng và cả KTAN nói chung ở Việt Nam.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Тарасов В.В., Якушенков Ю.Г. “Инфракрасные системы смотрящего<br />
типа”. М.: Логос, 2004.<br />
[2]. Волков В.Г., Ковалев А.В., Федчишин В.Г. “Тепловизионный приборы<br />
нового поколения”. Ч1// Спец. техника, № 6, С: 18-26, 2001.<br />
[3]. Якушенков Ю.Г. “Теория и расчет оптико-электронных приборов”. М.:<br />
Логос, 2004.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 139<br />
Vật lý<br />
<br />
[4]. Ali H. Al-Hamdani, Raghad I.Imbrahim. “Athermalization of Optical Systems<br />
in Infrared”. International Journal of Current Engineering anh Technology,<br />
2015, Vol.5, No.5, October 2015.<br />
[5]. Rayces, J. L. and Lebich, L., “Thermal compensation of infrared<br />
achromatic objectives with three optical materials”. SPIE, vol. 1354, pp.<br />
752 – 759, 1990.<br />
[6]. Rogers, P. J. & Roberts, M. (1995). “Thermal compensation Techniques ,<br />
Fundamentals Techniques And Design”. Vol.1,pp39.1-40.2, McGraw - Hill, Inc.<br />
[7]. Li Hua, Han Wei Qiang, Shen Mang Zuo. “Passive athermal design and<br />
measurement of MWIR optical system”. Infrared and Laser Engineering. 687-<br />
691, 2009.<br />
[8]. J.M. Lloyd, 1975. “Thermal imaging systems”. Plenum Press, New York.<br />
[9]. Arnold Daniels. “Field guide to infrared systems”. Bellingham, Washington<br />
USA, 2006.<br />
[10]. Thomas L. Williams. “Thermal Imaging Camera Characteristics and<br />
performance”, Taylor & Francis Group, 2009.<br />
[11]. Слюсарев Г. Г. “Методы расчета оптических систем”. Л.:<br />
Машиностроение, 1969.<br />
[12]. Запрягаева Л.А., Свешникова И.С. “Расчет и проектирование<br />
оптических систем”. М.: Логос, 2000.<br />
ABSTRACT<br />
A DESIGN OF AN OPTICAL SYSTEM OF A THERMALIZED IR OBJECTIVE<br />
In this paper, the steps to design an optical system of athermalized IR<br />
objective for thermal imaging system by using method optical passive<br />
athermalization are proposed. Based on this method, an athermalized IR<br />
objective working under temperature range of 100C~500C with satisfied<br />
image quality is designed.<br />
Keywords: Thermal objective, Method optical passive athermalization.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 8 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 02 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Bộ môn Khí tài quang học - Học viện Kỹ thuật Quân sự;<br />
*<br />
Email: quanghiepktq@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
140 Nguyễn Quang Hiệp, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống quang… của sự thay đổi nhiệt độ.”<br />