YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
471
lượt xem 38
download
lượt xem 38
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với mục tiêu mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện chính sách phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ VÀVIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG TÁC HẠITHUỐC LÁTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chủ nhiệm đề tài:BS.CKII. Nguyễn Út Cơ quan chủ trì:Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe thành phốĐà Nẵng Năm nghiệm thu: 2011 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% ca bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tỷ lệ hút thuốc lá trên toàn thế giới khoảng 47% nam giới và 12% nữ giới. Ở các nước đang phát triển là 48% nam giới và 7% nữ giới hút thuốc lá, nghĩa là mỗi ngày có 10.000 người chết do thuốc lá. Ước tính ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc. Vào năm 2030, con số này sẽ tăng thành 70.000 ca mỗi năm. WHO đã công bố những số liệu cho thấy, bên cạnh những tiến bộ trong công tác kiểm soát thuốc lá đã đạt được, thì vẫn chưa có quốc gia nào thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp và vạch ra một hướng tiếp cận để Chính phủ các nước áp dụng, nhằm ngăn chặn hàng chục triệu nạn nhân chưa trưởng thành sẽ chết vào giữa thế kỉ này. Ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1315/QĐ TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá. Tại Đà Nẵng, ngày 22/02/2010, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (Ban hành kèm theo Quyết định số1338/UBNDQĐ ngày 22/02/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng) với mục tiêu hạ thấp tỷ lệ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng về việc thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá tại thành phố, xây dựng môi trường không khói thuốc tại những nơi công cộng, các cơ quan hành chính, các cơ sở y tế và các trường học trên địa bàn thành phố.
- Mặc dù đã có sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề kiểm soát thuốc lá và đặc biệt đã có sự thi hành chính sách không hút thuốc, nhưng hiệu lực và sự tuân thủ vẫn còn yếu. Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng, và tỷ lệ hút thuốc thụ động của Việt Nam tương đối cao. Thực trạng này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi sự thực hiện và thi hành chính sách không khói thuốc được cải thiện. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu chung Mô tả thực trạng hút thuốc lá và việc thực hiện các chính sách về thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá. 2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá; Tìm hiểu các chính sách và thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm: Khả năng thực hiện, kết quả thực hiện, khó khăn, thuận lợi; Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu định lượng Nội dung: Xác định tỷ lệ hút thuốc, thực trạng hút thuốc lá, đồng thời nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng về các chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá; Công cụ: Bảng phỏng vấn cá nhân; Chọn mẫu: Cỡ mẫu tính theo phương pháp phân 30 cụm: n = n’ x 210% 2. Nghiên cứu định tính Tổng hợp các văn bản về chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá; Phỏng vấn sâu; Thảo luận nhóm tập trung; Quan sát thu thập các hình thức quảng cáo, tiếp thị thuốc lá…;
- Công cụ: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, bảng kiểm quan sát, bảng hướng dẫn thảo luận; Chọn mẫu: 36 cuộc phỏng vấn sâu và 10 cuộc thảo luận nhóm (8 – 10 người) tập trung. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Người dân từ 18 tuổi trở lên (do nghiên cứu này đề cập đến chính sách nên phải tìm hiểu ở các đối tượng đủ khả năng tiếp cận và hiểu biết các nội dung liên quan đến chính sách); Đại diện các sở ban ngành, tổ chức, đoàn thể tuyến thành phố và quận huyện, xã, phường. 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 7 quận huyện thuộc thành phốĐà Nẵng; Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2010 đến tháng 6/2011. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá. Nội dung 2: Tìm hiểu các chính sách và việc thực hiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá, bao gồm: Các kết quả thực hiện, khả năng thực hiện, khó khăn, thuận lợi. Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Thông tin, giáo dục, truyền thông. Xây dựng các mô hình “Cộng đồng không thuốc lá”. Điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Thực hiện chế tài đối với vi phạm liên quan đến hút thuốc lá.
- VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách kiểm soát và phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng 1.1. Tình hình sử dụng thuốc lá 1.1.1. Tỷ lệ hút thuốc lá Trên số người hiện sống trong 810 hộ gia đình (ở mọi lứa tuổi). N: Số đối tượng trả lời phỏng vấn, n: Số đối tượng có đề cập. Hiện hút thuốc lá N n % Khoảng tin cậy 95% Nam 1.681 677 40,3 39,7% - 42,7% Nữ 1.811 81 4,5 3,6% - 5,6% Tổng 3.492 758 21,7 20,3% - 23,1% Gia đình có người hút thuốc lá N n % Khoảng tin cậy 95% Gia đình 810 557 68,8 65,4% - 71,9% Trên 810 đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên. Đã từng Nam Nữ Tổng hút thuốc n % n % n % Có 281 69,9 47 11,5 328 40,5 Không 118 29,4 258 87,7 476 58,8 Không trả lời 3 0,7 3 0,7 6 0,7 Hiện hút Nam Nữ Tổng thuốc lá n % n % n % Có 221 55,0 33 8,1 254 31,4 Không 181 45,0 375 91,9 556 68,6
- Tổng cộng 402 100 408 100 810 100 1.1.2. Mức độ sử dụng thuốc lá Loại thuốc N n % Có đầu lọc ngoại 254 93 36,6 Có đầu lọc nội 254 236 92,9 Không đầu lọc 254 9 3,5 Thuốc lào 254 0 0 Thuốc rê quấn bằng tay 254 24 9,4 1.2. Động cơ, rào cản liên quan đến hút thuốc lá và từ bỏ thuốc lá Tuổi bắt đầu hút thuốc: Tập trung vào nhóm dưới 25 tuổi, đặc biệt dưới 18 tuổi chiếm 41,9%. Lý do bắt đầu hút thuốc lá: Phổ biến là do môi trường xã hội có nhiều người hút thuốc và tập quán quan hệ bằng thuốc lá, 32,3% do mọi người xung quanh hút, 21% do được mời. Đa số có lý do bỏ thuốc liên quan đến tình hình sức khỏe (89,2%), tiếp theo do sợ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh (40,5%). Gần một nửa đối tượng bỏ thuốc chỉ nhờ vào ý chí mà không cần sự hỗ trợ nào. Không thấy ai đề cập đến một loại thuốc nào điều trị cai nghiện. 40,5% cho rằng họ bỏ được thuốc lá là nhờ có hỗ trợ thêm như nhai kẹo cao su, ăn trầu, uống nước chè xanh. Nghiên cứu chỉ ra nhiều rào cản khó có thể vượt qua khi cai thuốc lá. Những rào cản đó có thể xuất phát chủ quan từ người hút thuốc như thèm (18,7%), những triệu chứng xuất hiện khi cai thuốc (22,5%), lo lắng buồn chán (18,7%) hoặc có thể xuất phát từ khách quan bên ngoài môi trường làm việc, sinh hoạt, hay quan hệ giao tiếp… hoặc kết hợp cả 2 yếu t ố chủ quan và khách quan.
- 1.3. Hiểu biết của cộng đồng về chính sách phòng chống tác hại thuốc lá Tỷ lệ đối tượng nghe nói đến 2 chính sách lớn liên quan đến phòng chống tác hại thuốc lá còn thấp. Đã từng nghe nói về N n % Nghị quyết 12/2000/NQ-CP 810 218 26,9 Quyết định 1315/QĐ-TTg 810 134 16,5 Biết về chính sách giảm sử dụng thuốc lá N n % Truyền thông giáo dục sức khỏe 810 236 29,1 Quản lý chặt chẽ quảng cáo, khuyến mại thuốc lá và các hình thức 810 133 16,4 tài trợ Quy định công bố các thông tin về sản phẩm thuốc lá 810 123 15,2 Quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe 810 486 60,0 Thuế và giá đối với thuốc lá 810 208 25,7 Hỗ trợ cai nghiện thuốc lá 810 26 3,2 Quy định những nơi không hút thuốc lá 810 189 23,3 Không biết chính sách nào 810 164 20,2 Biết về chính sách giảm sử dụng thuốc lá N n % Quản lý chặt chẽ việc sản xuất thuốc lá 810 201 24,8 Quản lý kinh doanh thuốc lá điếu 810 110 13,6 Cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi 810 219 27,0 Cấm nhập khẩu thuốc lá 810 424 52,3
- Chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá 810 455 56,2 Hỗ trợ phát triển kinh tế, chuyển đổi hoạt động sản xuất cho người 810 45 5,6 lao động liên quan đến thuốc lá Không biết chính sách nào 810 177 21,9 Biết về nơi công cộng NN quy định cấm hút thuốc lá N n % Lớp học, nhà trẻ 810 702 86,7 Cơ sở y tế 810 690 85,2 Thư viện 810 391 48,3 Rạp chiếu phim 810 358 44,2 Nhà hát 810 336 41,5 Nhà văn hóa 810 365 45,1 Khu vực sản xuất và nơi làm việc trong nhà 810 304 37,5 Nơi có nguy cơ cháy nổ cao 810 612 75,6 Trên những phương tiện giao thông công cộng 810 406 50,1 Không biết/ không trả lời 810 39 4,8 Biết về lời cảnh báo sức khỏe in trên bao thuốc lá N n % Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi 810 625 77,2 Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 810 325 40,1 Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe 810 32 4,0 Không biết/ không trả lời 810 42 5,2
- 1.4. Thái độ của cộng đồng đối với các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá Thái độ đối với một số quy định Rất Phản Khôn Ủng Rất phả đối g hộ ủng n quan hộ đối tâm Cấm hút thuốc lá ở tất cả các nơi công cộng 16 19 52 380 343 2,0% 2,3% 6,4% 46,9 42,3 % % Tăng thuế đến mức tăng gấp 3 - 4 lần giá bán 28 78 172 323 209 lẻ thuốc lá 3,5% 9,6% 21,2% 39,9 25,8 % % Quy định in những hình ảnh cảnh báo tác hại 4 9 88 408 301 thuốc lá trên bao bì sản phẩm 0,5% 1,1% 10,9% 50,4 37,2 % % Cho phép hút thuốc ở những nơi dành riêng 15 94 120 406 175 với người hút thuốc 1,9% 11,6% 14,8% 50,1 21,6 % % Người dân có xu hướng ủng hộ các chính sách liên quan đến giảm cung và giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, tỷ lệ ủng hộ luôn cao hơn tỷ lệ phản đối. Đặc biệt đối với việc cấm hút thuốc nơi công cộng (89,2% ủng hộ hoặc rất ủng hộ), quy định in những hình ảnh cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm có 87,6% ủng hộ hoặc rất ủng hộ. Tăng thuế thuốc lá ủng hộ hoặc rất ủng hộ. 1.5. Thực hiện quy định cấm hút thuốc tại cơ quan, đơn vị Đơn vị có quy định cấm hút thuốc n % Có 144 69,9 Không 47 22,8
- Không trả lời/Không biết 15 7,3 Tổng cộng 206 100 Thực hiện xử phạt khi bị vi phạm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc: Thực hiện xử phạt vi phạm quy định n % Thường xuyên 57 39,9 Thỉnh thoảng 5 3,5 Hiếm khi 9 6,3 Không hề thực hiện 12 8,3 Không rõ 61 42,3 Tổng cộng 144 100 Nguyên nhân không thực hiện xử phạt một cách thường xuyên: Lý do không thực hiện xử phạt thường xuyên N n % Chấp hành tốt nên không thấy phạt ai 46 5 10,9 Quy định cấm nhưng không có quy định phạt hoặc quy định 46 20 43,5 chưa đủ mạnh Khâu thực hiện: không phân công người xử phạt, khó quản lý 46 10 21,7 vì đông người, khách đến Triển khai không rộng khắp, đồng bộ 46 7 15,2 1.6. Hành động tham gia góp phần làm giảm tác hại thuốc lá Hành vi mà người dân thực hiện để góp phần làm giảm tác hại thuốc lá bao gồm những hành vi giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Đã Tất cả Ngườ Người hiện không hút thuốc làm gì đối i hiện để tượng đang giảm hút
- THTL thuốc N n % N n % N n % Bỏ hoặc không hút 810 142 17,5 254 42 16,5 556 20 37,3 thuốc lá 7 Hút thuốc lá ít lại 810 181 22,3 254 150 59,1 556 Không hút thuốc lá gần 810 140 17,3 254 104 40,9 556 người khác Không hút thuốc lá nơi 810 130 16,0 254 90 35,4 556 công cộng Khuyên người hút thuốc 810 420 51,9 254 45 17,7 556 37 67,4 bỏ hoặc giảm hút thuốc 5 lá Yêu cầu người hút 810 135 16,7 254 9 3,5 556 12 22,7 thuốc dập thuốc đi 6 Dán biển cấm hút thuốc 810 50 6,2 254 4 1,6 556 46 8,3 trong nhà Đề nghị khách đến nhà 810 65 8,0 254 6 2,4 556 59 10,6 tắt thuốc lá hoặc hút ở ngoài nhà Tránh khói thuốc lá 810 9 1,1 254 0 0,0 556 9 1,6 Không trả lời 810 129 15,9 254 48 18,9 556 81 14,6 2. Việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá 2.1. Các chính sách giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá 2.1.1. Chính sách quy định những nơi không hút thuốc lá a) Nhận định chung về quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc và nơi công cộng: Khi được hỏi về các quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc và nơi
- công cộng, hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng các quy định này là phù hợp nhưng cần phải bổ sung làm rõ hơn nữa. b) Việc thực hiện các chính sách liên quan đến cấm hút thuốc lá nơi làm việc và nơi công cộng tại thành phố Đà Nẵng Tại nơi làm việc:về thực hiện các quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc, các đối tượng phỏng vấn nhận định chung là các quy định đang được các cơ quan ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện có khác nhau ở từng đơn vị. Về tính nghiêm túc và chặt chẽ, các ý kiến đều cho rằng việc thực hiện các quy định chưa thật đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm túc và đã đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích như ý thức của người hút chưa cao, lãnh đạo chưa làm gương, khách đến liên hệ còn hút thuốc tại cơ quan, chưa có biện pháp chế tài mạnh, công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ. Tại nơi công cộng: tình trạng hút thuốc vẫn còn xảy ra. Việc thực hiện chưa nghiêm túc vì không có lực lượng nhắc nhở, xử phạt, ý thức của người dân chưa cao, thói quen hút thuốc không bỏ được. c) Việc thực thi các quy định về các khu vực không khói thuốc hiện nay tại thành phố Đà Nẵng ở các địa điểm Tại các cơ quan, việc thực hiện tương đối nghiêm túc trong phòng làm việc, phòng họp tuy nhiên một số cơ quan có tiếp dân thì vẫn còn hiện tượng khách đến liên hệ còn hút thuốc. Tại các bệnh viện, cơ sở y tế thì thực hiện tốt trong phòng khám bệnh, phòng bệnh, phòng làm việc…còn ngoài hành lang vẫn còn hiện tượng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hút thuốc. Tại các trường học thì tình hình thực hiện quy định cấm hút thuốc lá tương đối tốt đối với các trường học, tuy nhiên các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học thì vẫn còn hiện tượng hút thuốc. d) Về việc thực hiện chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi làm việc và nơi công cộng theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Theo Nghị định số 45/2005/NĐCP, tất cả những người có hành vi hút thuốc lá tại những địa điểm quy định cấm hút thuốc sẽ bị xử phạt bằng hình thức nhắc nhở, cảnh báo hoặc phạt tiền từ 50.000 100.000 đồng/ người. Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều nhận định rằng quy định này chưa làm được hoàn toàn và đây là điểm mấu chốt dẫn đến các quy định cấm hút thuốc nơi công cộng không thực hiện được.
- Các đối tượng nghiên cứu đã đưa ra nhiều ý kiến trong việc xử phạt các trường hợp vi phạm như tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, thành lập đội kiểm tra xử phạt và đề xuất một số hình thức giúp phát hiện các trường hợp vi phạm. 2.1.2. Chính sách giá và thuế đối với sản phẩm thuốc lá Quyết định số 1315/QĐTTg của Chính phủ quy định từ 21/8/2009 đến năm 2010, xây dựng lộ trình về thuế các sản phẩm thuốc lá theo hướng tăng thuế và giá của các sản phẩm thuốc lá, áp dụng mức thuế cao nhất đối với các sản phẩm thuốc lá nhập khẩu, áp dụng các biện pháp về quy định giá tối thiểu các sản phẩm thuốc lá. Nhiều ý kiến được ghi nhận qua nghiên cứu này cho thấy, trong những năm gần đây thuế và giá thuốc lá có tăng nhưng chưa phù hợp, tăng không đáng kể và tăng cùng lúc với những mặt hàng khác, không có gì đặc biệt. Đánh giá chung về công tác kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ những văn bản, quy định và chính sách liên quan đến thuế và giá bán lẻ thuốc lá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo ghi nhận từ các lãnh đạo Cục Thuế, Sở Công thương thì các cơ quan chủ quản đã triển khai các văn bản đến các đơn vị, công tác kiểm tra giám sát là tương đối đầy đủ và nghiêm túc. Tuy nhiên, các thông tin hầu như không đến được các đại lý bán buôn, bán lẻ thuốc lá. 2.1.3. Chính sách cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ thuốc lá: Nghị quyết số 12/NQCP của Chính phủ về chính sách quốc gia về kiểm soát thuốc lá có đề cập đến vấn đề “cấm tất cả các hình thức quảng cáo trực tiếp và gián tiếp đối với các sản phẩm thuốc lá, bao gồm việc sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và logo trên các sản phẩm và dịch vụ không phải là thuốc lá và siết chặt các hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm thuốc lá bao gồm việc sử dụng hệ thống nhân viên tiếp thị cho việc xúc tiến bán hàng và in các nhãn hiệu, nhãn mác sản phẩm trên các phương tiện đi lại”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tình hình quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng vẫn còn xảy ra với hình thức trá hình tinh vi mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát. 2.1.4. Chính sách hỗ trợ cai nghiện thuốc lá Hoạt động cai nghiện thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng cho đến thời điểm nghiên cứu chưa được ngành y tế thực hiện bài bản theo các nội dung hướng dẫn của chương trình quốc gia tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận sự hỗ trợ của các đơn vị đối với những người hút thuốc lá vẫn còn hạn chế, chưa đẩy mạnh, chỉ có một số ít cơ quan có sự quan tâm, động viên người hút bỏ thuốc. Những người tham gia phỏng vấn đã đề xuất các giải pháp cho công tác hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như ngành y tế cần tiến hành nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ cai nghiện, giới thiệu các sản phẩm cai nghiện và thành lập các cơ sở cai nghiện… 2.1.5. Chính sách quy định lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe Hầu hết các đối tượng nghiên cứu cho rằng, việc in cảnh báo trên bao thuốc hiện nay mới chỉ thực hiện bằng chữ chứ chưa có hình ảnh cụ thể, lời cảnh báo vẫn mang tính chung chung, chưa cụ thể và chưa đủ mạnh. Có nhiều ý kiến rằng, việc in cảnh báo trên thuốc có tác dụng nhất định đến hành vi của người hút thuốc lá, nếu tiếp tục in lời cảnh báo bằng chữ thì phải có nội dung cụ thể, rõ ràng, chỉ rõ tất cả những tác hại do thuốc lá gây ra, tốt hết nên sớm đưa cảnh báo bằng hình ảnh trên bao thuốc như các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, theo kết quả quan sát từ nghiên cứu này, nhiều loại thuốc lá lậu hoặc giả đang được bày bán tại các điểm bán thuốc lá lẻ hoặc được nhiều người mang đi bán dạo tại các quán nhậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2.2. Các chính sách giảm cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước 2.2.1. Chính sách kiểm soát buôn bán các sản phẩm thuốc lá a) Việc cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại những nơi có quy định cấm Theo nhận định của đa số các đối tượng nghiên cứu thì hiện tượng mua bán thuốc lá tại những nơi có quy định cấm hút thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển biến tốt, tuy nhiên vẫn còn một số địa điểm chưa được thực hiện nghiêm túc, như các cơ quan có dịch vụ. Đối với các trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, nhìn chung các trường thực hiện tốt, không có hiện tượng buôn bán thuốc lá trong nhà trường. Tuy nhiên tình trạng mua bán thuốc lá vẫn còn xảy ra ngay các hàng quán gần trường, tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, quy định này chưa được thực hiện tốt, căng tin nhà trường vẫn còn hiện tượng mua bán thuốc lá.
- Tại cơ sở y tế, tình trạng mua bán thuốc lá tại căng tin đã giảm. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng một số bệnh viện vẫn thực hiện chưa tốt, đặc biệt xung quanh bệnh viện, có nhiều hàng quán bán thuốc lá, tạo điều kiện dễ dàng cho bệnh nhân và người nhà mua thuốc lá vào trong bệnh viện hút. b) Việc kiểm tra, xử lý các hành vi nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá Theo ý kiến của các cán bộ thuộc các ban ngành có liên quan thì công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm vận chuyển thuốc lá lậu, hàng giả luôn được chú trọng. Tuy nhiên, theo ý kiến của người dân thì hiện tượng nhập lậu, buôn bán thuốc lậu, thuốc giả vẫn còn xuất hiện nhiều trên thị trường. Nhiều thị trường đề cập đến nguyên nhân có thể là do việc xử phạt hành vi buôn lậu thuốc lá còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe và trấn áp đối với tội phạm buôn lậu. 2.2.2. Chính sách ngăn ngừa trẻ vị thành niên bán thuốc lá và bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên Giống như các quy định cấm hút thuốc ở những nơi làm việc và nơi công cộng, hiện tượng bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên vẫn còn xảy ra, chưa có chuyển biến tích cực. Nguyên nhân chính là do xử phạt chưa nghiêm. Đối với những người bán thuốc lá lẻ thì đưa ra những lý do cho việc không thực hiện tốt các quy định như không thấy ai xử phạt, khó phân biệt tuổi của trẻ em,… Một số các kiến nghị đề xuất được đưa ra như tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tăng cường công tác giám sát và xử phạt, tạo điều kiện chuyển ngành nghề cho người bán thuốc lá… VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Thực trạng sử dụng thuốc lá và nhận thức của người dân về các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá tại thành phố Đà Nẵng Tỷ lệ hút thuốc trên dân số là 21,7%, riêng ở nam giới là 40,3%, nữ 4,5%. Tỷ lệ gia đình có người hút thuốc là 68,8%. Trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ hút thuốc càng thấp. Trung bình 1 ngày 1 người hút thuốc chi 6.588 đồng. Ước tính hàng ngày, những người hút thuốc ở thành phốĐà Nẵng đã chi một số tiền để hút thuốc là 1.286.636.400 đồng.
- Có 22,6% trong số những người đã từng hút thuốc lá bỏ được thuốc lá. Gần một nửa đối tượng bỏ được thuốc chỉ nhờ vào ý chí mà không cần sự hỗ trợ nào. Đối với các chính sách giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, chính sách được biết đến nhiều nhất là quy định về in lời cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm (60%). Chính sách hỗ trợ cai nghiện thuốc lá rất ít được đề cập (chỉ 3,2%). Chính sách liên quan đến quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm thuốc lá mặc dù đã áp dụng từ rất lâu mà vẫn được ít người đề cập đến (16,4%). Đối với các chính sách giảm cung cấp thuốc lá, chính sách được biết đến nhiều nhất là chống buôn lậu thuốc lá và cấm nhập khẩu thuốc lá (56,2% và 52,3%). Việc cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi chỉ có 27% người đề cập đến. Người dân có xu hướng ủng hộ các chính sách liên quan đến phòng chống tác hại thuốc lá. Đối với việc cấm hút thuốc nơi công cộng (89,2% ủng hộ hoặc rất ủng hộ), quy đinh in những hình ảnh cảnh báo tác hại thuốc lá trên bao bì sản phẩm có 87,6% ủng hộ hoặc rất ủng hộ, tăng thuế thuốc lá được 65,7% ủng hộ hoặc rất ủng hộ. Hành vi mà người dân đã thực hiện để góp phần làm giảm tác hại thuốc lá bao gồm những hành vi giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Đối với người hút thuốc, hành vi của họ theo xu hướng hút ít lại (59,1%), không hút gần người khác (40,9%) hoặc không hút thuốc nơi công cộng (35,4%). 1.2. Việc thực hiện các chính sách hiện hành về phòng chống tác hại thuốc lá Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều cho rằng các chính sách quy định những nơi không hút thuốc lá là phù hợp nhưng việc thực hiện còn hạn chế. Quy định chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi làm việc và nơi công cộng theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chưa được thực hiện, số lượng người hút thuốc tại nơi công cộng và chỗ đông người vẫn không có chiều hướng thuyên giảm. Trong những năm gần đây thuế và giá thuốc lá có tăng nhưng chưa phù hợp. Các văn bản chính sách chỉ được triển khai ở các sở ban ngành và chưa bao phủ rộng khắp đến các thành phần có liên quan, đặc biệt là các đại lý bán buôn, bán lẻ. Việc vi phạm chính sách cấm quảng cáo thuốc lá hiện nay vẫn còn xảy ra tại nhiều điểm cung cấp dịch vụ.
- Quy định in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn yếu so với quy định của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của tổ chức y tế thế giới. Mặc dù các ngành chức năng của thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu thuốc lá nhưng tình hình nhập lậu thuốc lá, buôn bán thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá vẫn chưa được cải thiện. 2. Kiến nghị 2.1. Giải pháp ưu tiên Theo dõi và cập nhật các thông tin về sử dụng thuốc lá và kiểm soát thuốc lá. Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về kiểm soát thuốc lá, tập trung vào 4 nội dung: truyền thông vận động hoàn thiện các chính sách phòng chống tác hại thuốc lá; tuyên truyền chính sách phòng chống tác hại thuốc lá; truyền thông thay đổi hành vi hút thuốc đối với các nhóm đối tượng đặc biệt là học sinh, sinh viên, người nghiện thuốc lá; truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Nhân rộng các mô hình cộng đồng không thuốc lá đã thực hiện bao gồm: “Nơi làm việc không thuốc lá”, “Cơ sở y tế không thuốc lá” và “Cộng đồng dân cư không thuốc lá”. 2.2. Giải pháp quan trọng Ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá phù hợp với các khuyến cáo của Công ước khung và xu thế chung của thế giới. Các cơ quan quản lý cần xây dựng chế tài xử phạt, trong đó quy định rõ mức phạt cao theo kinh nghiệm các nước bạn về chế tài xử phạt và có những quy định cứng rắn về mặt đạo đức xã hội khiến cho người hút thuốc phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi hút thuốc. Giao trách nhiệm thực hiện nơi công cộng không khói thuốc lá cho người quản lý nơi đó, họ phải tổ chức thực hiện mọi biện pháp theo quy định của pháp luật để không có người hút thuốc lá tại nơi mình quản lý, kể cả các biện pháp chế tài hay cưỡng chế khác, và chịu trách nhiệm với Nhà nước nếu có hiện tượng hút thuốc lá tại nơi mình quản lý. Ngành y tế thành phố cần: triển khai thực hiện Hướng dẫn quốc gia về tổ chức tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá. Bổ sung vào phần khai thác tiền sử của bệnh án điều trị nội trú và ngoại trú nội dung “sử dụng thuốc lá” tại tất cả các cơ sở điều trị. Đảm bảo tất cả bệnh nhân có hút thuốc lá được nhận lời khuyên bỏ thuốc lá từ cán bộ y tế. Bổ sung các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá vào
- danh mục thuốc của ngành y tế và danh mục bảo hiểm y tế. Đào tạo và đào tạo lại kỹ năng tư vấn điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho mọi cán bộ y tế trong và ngoài ngành. Chính phủ cần nhanh chóng ban hành quy định và lộ trình thực hiện việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá phù hợp với các khuyến cáo Công ước khung và xu thế chung của thế giới. Quy định chặt chẽ việc trưng bày tủ thuốc khi đăng kí bán thuốc lẻ. Tất cả các tủ thuốc không được trưng bày một hình ảnh nào mô phỏng bao bì thuốc lá, mà chỉ được in những cảnh báo tác hại thuốc lá bằng hình ảnh và dòng chữ “không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi”. Tăng thuế thuốc lá đến mức tăng giá thuốc lá gấp 34 lần hiện nay. 2.3. Giải pháp đột phá và riêng có ở Đà Nẵng Quy hoạch mạng lưới bán lẻ thuốc lá thưa thớt gây bất lợi cho người hút thuốc lá khi tìm mua thuốc lá. Tổ chức một hệ thống điều trị hỗ trợ cai nghiện nghiện thuốc lá trong và ngoài ngành y tế mà trung tâm là 3 cơ sở điều trị các bệnh lý liên quan đến thuốc lá: Bệnh viện Lao và Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Cung cấp đường dây nóng báo cáo hiện tượng quảng cáo, tiếp thị thuốc lá dưới mọi hình thức trên toàn thành phố.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn