intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ những quan sát, thu thập tài liệu và xây dựng kế hoạch triển khai, tác giả bài viết "Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái" sẽ nghiên cứu các phương pháp trích xuất chất liệu màu tự nhiên và tạo họa tiết bề mặt từ thực vật mang tính thân thiện, bền vững và không gây ra các tác hại cho con người và môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái

  1. NGHIÊN CỨU TRÍCH XUẤT MÀU TỰ NHIÊN TỪ LÁ CÂY VÀ ÁP DỤNG IN TRÊN VẢI BẰNG KỸ THUẬT IN SINH THÁI Nguyễn Hồng Khiêm* Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. *Tác giả liên hệ, Email: nguyenhongkhiem@tdtu.edu.vn. TÓM TẮT Theo nghiên cứu của các nhà hoạt động vì môi trường- ngành công nghiệp thời trang hiện tại đứng đầu về hiện trạng gây ô nhiễm và không mang tính thân thiện với môi trường sống vì sự tiêu thụ không kiểm soát của con người. Nguồn nguyên liệu sạch mang tính bền vững và thân thiện đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều này thúc đẩy quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng diễn ra không ngừng trong các phòng nghiên cứu về vật liệu may mặc. Phương pháp trích xuất chất màu và in lá tạo họa tiết từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thực vật là một trong những hướng mở để tạo ra thế hệ vật liệu mới trong may mặc và thời trang. Từ những quan sát, thu thập tài liệu và xây dựng kế hoạch triển khai, tác giả sẽ nghiên cứu các phương pháp trích xuất chất liệu màu tự nhiên và tạo họa tiết bề mặt từ thực vật mang tính thân thiện, bền vững và không gây ra các tác hại cho con người và môi trường. Từ khóa: chất liệu thân thiện; in sinh thái - in lá; màu nhuộm thực vật; thời trang bền vững; thiết kế thời trang. 1. Tổng quan 1.1 Lịch sử Đến thời điểm hiện tại các tài liệu ghi nhận về thời điểm xuất hiện của kĩ thuật in sinh thái đều không mang tính chính xác về thời gian, Bản ghi chép đầu tiên về việc in ấn thực vật có thể được tìm thấy trong một cuốn sách hướng dẫn được viết bởi Discorides – một dược sĩ đến từ Hy Lạp cổ đại. Sách hướng dẫn này rất phổ biến trong thời Trung cổ và Phục hưng. Trong các phiên bản thời trung cổ, kỹ thuật này được sử dụng để minh họa thực vật. Đến thời kỳ Phục hưng, Leonardo da Vinci đã tạo ra các bản in hình lá xô thơm trong các bản thảo kèm theo đó là các hướng dẫn in thực vật. Năm 2008, Quy trình in sinh thái hiện đại được tiên phong bởi India Flint, một nghệ sĩ sáng tạo chất liệu dệt may nổi tiếng toàn cầu đến từ Nam Úc. 1.2 Các khái niệm - In sinh thái: là kĩ thuật ghi nhận tiêu bản hình ảnh thực vật xuất hiện từ thời Trung Cổ, kĩ thuật này phục vụ cho nghiên cứu được biết đến như một trong những phương pháp tạo hình trên bề mặt vải mang tính truyền thống ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan,… hoặc khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan,… Tại mỗi quốc gia, phương pháp này có những tên gọi riêng nhưng tựu trung cùng hướng về một kết quả trong việc tạo màu và tạo hình cho chất liệu bằng chất màu trích xuất từ lá cây và họa tiết hình cây cỏ, hoa lá. In sinh thái đã tồn tại trong một thời gian dài của lịch sử và đồng hành với văn hóa trang phục của các quốc gia có sử dụng phương pháp này. - Chất màu tự nhiên: là các chất màu có nguồn gốc tự nhiên; được chọn lọc, trích xuất từ thực vật và động vật. Các chất màu này có tính thân thiện và được sử dụng trong thời gian dài 120
  2. phục vụ cho việc nhuộm vải và một số các lĩnh vực khác của đời sống. Một số loại thường sử dụng để lấy màu được liệt kê trong bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Danh mục các nguyên liệu tạo chất màu tự nhiên STT Tên Phân loại Màu 1 Cỏ thiến thảo Thực vật thân thảo Nâu, nâu đỏ 2 Nghệ Thực vật thân thảo Vàng, vàng đất 3 Vỏ củ hành tây Thực vật thân thảo Nâu, Nâu vàng 4 Hoa vạn thọ Thực vật thân thảo Vàng, vàng cam 5 Hoa hòe Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh lý 6 Hoàng đằng Thực vật thân gỗ nhỏ Vàng, vàng chanh 7 Tô mộc Thực vật thân gỗ nhỏ Đỏ, hồng 8 Chàm Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh dương 9 Giá tỵ Thực vật thân gỗ lớn Hồng, tím 10 Rệp son Côn trùng Đỏ, hồng - Quy trình xử lý nguyên liệu: Đến thời điểm hiện tại, đối mặt với các vấn đề nảy sinh từ sự quá tải tiêu dùng và rác thải thời trang thì khuynh hướng tìm đến sự bền vững trong chất liệu và phương pháp xử lý chất liệu thời trang mang tính thân thiện trở thành mục tiêu chung của các phòng nghiên cứu chất liệu, các thương hiệu, các nhà thiết kế thời trang và in sinh thái trở thành một trong những lựa chọn tối ưu cho hướng đi mới trong việc tìm kiếm nguồn chất liệu thân thiện trong ngành may mặc và thiết kế thời trang. Với phương pháp in sinh thái - in lá, sự tự nhiên của chất liệu mang nguồn gốc tự nhiên là yếu tố được nhấn mạnh; từ nguyên liệu may là các chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên như linen, lanh, tơ tằm, lene; nguyên liệu nhuộm là các chất màu được lấy từ các loại củ, lá có chất màu, nguyên liệu tạo họa tiết là các loại lá cây có hình dạng đẹp và có khả năng tạo màu trên nền vải, những yếu tố này trở thành cơ sở lý luận vững chắc hơn cho các lập luận về sự thân thiện của chất liệu đối với môi trường và con người. Ưu điểm của phương pháp in sinh thái không chỉ đơn thuần là phương pháp tạo hình mà sản phẩm của quá trình này còn mang đậm tính nghệ thuật, các yếu tố về màu sắc, hình ảnh, độ đậm nhạt của chi tiết thông qua quá trình quấn, cuộn, hấp hơi, xả sẽ tạo ra những hiêu ứng đặc biệt và mang tính độc bản. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang một số nguyên tắc cần được thực hiện nghiêm túc để đảm bảo được tính bền của màu và họa tiết sau khi kết thúc quy trình in. Trong phạm vi của bài viết này, tác giả thực hiện các bản in sinh thái trên các loại vải khác nhau: linen, lụa, khổ vải 1m6 x 60cm; chất màu nền được trích xuất từ lá bàng, các họa tiết lá được lấy từ lá: giá tỵ, bạch đàn Việt Nam, hoa và lá sao nhái, lá thầu dầu, 2. Phương pháp 2.1 Danh mục dụng cụ, nguyên liệu Bảng 2. Danh mục dụng cụ, nguyên liệu STT Dụng cụ, nguyên liệu Số lượng Công dụng 1 Bột giặt 5 tbs Xả vải 2 Soda Ash light 5 tbs Xả vải 3 Giấm 1 chai 250ml Cầm màu 4 Phèn chua 5tbs Cầm màu 5 Lá cây các loại Theo diện tích in Tạo họa tiết trên mặt vải 6 Nồi hấp 1 Hấp sản phẩm 7 Bao nilon 60X80 2 Cuộn phụ tấm vải 8 Vải (cotton, silk…) Theo nhu cầu Nền họa tiết 121
  3. 2.2 Các bước chuẩn bị Để thực hiện được một sản phẩm in lá có tính thẩm mỹ và có độ bền cao khi sử dụng cần tuân thủ các bước chuẩn bị ban đầu: - Bước 1: Xả vải, làm sạch chất liệu; về cơ bản tất cả các loại chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật hay động vật đều mang trong cấu trúc một số các chất như axit béo , keo , hồ , bụi bẩn, lông vải, trước khi dùng vải để tạo bản in họa tiết cần phải được giặt sạch bằng bột giặt để loại bỏ các tạp chất, việc giặt vải này cũng giúp cho các sợi vải được trương nở to về tiết diện sợi và tăng tính thấm hút của sợi trong quá trình in, điều này sẽ giúp cho bản in thu được nhiều chất màu được tiết ra từ lá cây dưới tác dụng của hơi nước và nhiệt trong nồi hấp. - Bước 2: Tạo môi trường kiềm, xử lý cầm màu: sau khi đã xử lý sạch các tạp chất và bụi bẩn vải nguyên liệu cần được xử lý qua môi trường chất cầm màu để màu của lá khi tiết ra được giữ lâu trong kết cấu sợi vải. Quy trình tạo môi trường cầm màu cho chất liệu được thực hiện như sau: + Nấu sôi hợp chất bao gồm 2lit nước, 50ml giấm ăn, 5 muỗng phèn chua, 5 muỗng soda ash light. + Quậy đều cho tan hợp chất, cho tất cả vải nguyên liệu đã giặt vào ngâm, đảo đều trong nước nóng để vải được thấm đều, ngâm và đảo trong vòng 60 phút, xả dưới vòi nước. - Bước 3: Phơi khô trong bóng râm trong 60 phút. Vải sau khi phơi lần 2 trong 60 phút đã có thể sử dung cho bước tiếp theo trong quy trình tạo bản in. 2.3 Quy trình thực hiện Các loại lá dùng cho việc tạo bản in cần được thử nghiệm khả năng tiết màu trước khi tiến hành trên những bản in lớn, lá sau khi thu thập cần được vệ sinh sạch sẽ các loại bụi bẩn để tránh việc chất bẩn làm hỏng màu bản in. Trình tự thực hiện như sau: Trải vải  Xếp lá tạo họa tiết  Phủ vải mặt  Cán cố định chi tiết  Cuộn, cố định  Hấp hơi  Làm nguội. Đối với phương pháp in sinh thái, do các loại lá có kết cấu và khả năng giải phóng chất màu khác nhau nên thời gian hấp cần đạt từ 1h30 phút trở lên để tất các các loại lá trong cùng một bản nhuộm có đủ thời gian để tiết chất màu, đồng thời bước thứ 2 cần được thực hiện thật kĩ để diện tích tiếp xúc của mặt vải và mặt lá được ép sát vào nhau và chuyển được toàn bộ chất màu từ lá sáng vải trong quá trình hấp. 2.4 Hình ảnh quy trình thực hiện và kết quả thu được Quy trình thực hiện và hình ảnh ghi nhận được thể hiện theo trình tự các bước: xử lý vải, thực hiện bản in, kiểm tra kết quả, kiểm tra độ phai màu họa tiết. 2.4.1 Quy trình xử lý vải Bảng 3. Chi tiết quy trình xử lý vải STT Bước thực hiện Hình ảnh thực hiện 1 Chuẩn bị nguyên liệu: - Phèn chua, giấm ăn - Soda Ash Light - Vải cotton 100% - Ống nhựa PVC - Lá cây - Băng keo - Tấm nilon 122
  4. 2 Bước 1: Xả vải. - Vải dùng làm nền cho bản in cần được giặt sạch để loại bỏ keo, bụi, chất bẩn trước khi tiến hành tạo môi trường kiềm cho bản in. 3 Bước 2: Tạo môi trường kiềm. - Vải sau khi xả sạch sẽ ngâm trong hỗn hợp gồm: Phèn chua, giấm ăn, soda ash light. - Đun sôi vải và hỗn hợp trong 10 phút và ngâm trong 60 phút. 4 Bước 3: Phơi khô - Sau khi ngâm đủ thời gian, xả sạch vải trong nước lạnh, vắt kiệt nước và phơi trong bóng râm 60 phút. 2.4.2 Quy trình thực hiện bản in 123
  5. Bảng 4. Chi tiết quy trình thực hiện bản in STT Bước thực hiện Hình ảnh thực hiện 1 Bước 1: Trải vải Trải vải đã chuẩn bị lên tấm nilon dùng để tạo lớp ngăn thấm màu của lá trong quá trình xông hơi. 2 Bước 2: Xếp lá tạo họa tiết Trải lá nguyên liệu đã chuẩn bị lên mặt vải theo bố cục mong muốn, trong bước này có thể tranh thủ độ đậm nhạt của màu lá để tạo độ sâu cho bản in. 3 Bước 3: Phủ vải mặt - Tiến hành phủ vải mặt trên các chi tiết lá đã xếp, múc đích để cố định vị trí của lá cây trên mặt vải nền, lớp phủ sau khi kết thúc quy trình cũng sẽ được tạo hình như một bản in đối xứng. 124
  6. 4 Bước 4: Cán cố định chi tiết - Dùng đoạn ống nhựa PVC đã chuẩn bị để cán êm các chi tiết lá cây trên mặt vải. 5 Bước 5: Cuộn, cố định - Phủ tấm nilon che lớp vải phủ mặt trên, dùng ống nhựa cuộn chặt các lớp vải, nilon vào ống nhựa. - Dùng băng keo quấn chặt 6 Bước 6: Hấp hơi - Dùng nồi hấp để hấp hơi trong thời gian 90 phút đến 180 phút tùy theo loại lá. 7 Bước 7: Làm nguội. - Vải sau khi kết thúc quy trình tạo bản in cần được làm nguội tự nhiên trước khi tháo băng keo. 125
  7. 8 Kết quả: Bản in thu được gồm chất màu trích xuất từ mặt trái và mặt phải của lá cây giá tỵ. Các tông màu thu được bao gồm: Tím, tím hồng, hồng, nâu vàng, nâu, nâu hồng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1 Kết quả 3.1.1 Kết quả thu được khi kết thúc quy trình thực hiện bản in Bảng 5. Kết quả in lá STT Vị trí mẫu Mẫu màu Hình ảnh kết quả 1 Tổng quan kết quả thu Bản in thu được gồm chất được, bao gồm họa màu trích xuất từ mặt trái và tiết mặt trước, mặt sau mặt phải của lá cây giá tỵ. của lá. Các tông màu thu được bao gồm: Tím, tím hồng, hồng, nâu vàng, nâu, nâu hồng. 2 Họa tiết, màu thu Bản in thu được gồm chất được từ mẫu in mặt màu trích xuất từ mặt phải trước của lá của lá cây giá tỵ. Các tông màu thu được bao gồm: Tím, tím hồng, hồng, chi tiết gân lá được in rõ ràng, ánh màu nghiêng về tím. 126
  8. 3 Họa tiết, màu thu Bản in thu được gồm chất được từ mẫu in mặt màu trích xuất từ mặt trái sau của lá của lá cây giá tỵ. Các tông màu thu được bao gồm: Nâu vàng, nâu, nâu hồng, ánh màu nghiêng về nâu 3.1.2 Kết quả thu được khi kết thúc quy trình kiểm tra độ bay màu của bản in. Quy trình thực hiện kiểm tra độ phải màu của bản in được thực hiện trên cả hai nhóm màu mặt phải và mặt trái của họa tiết lá cây giá tỵ sau khi hoàn thành bản in. Phương pháp kiểm tra được thực hiện trực tiếp trong môi trường nước ở các mực nhiệt độ khác nhau: nước sôi 90 độ, nước sôi 60 độ, nước lạnh thông thường. Dưới đây là bảng thống kê về màu sắc trên các mẫu (bảng 6). Bảng 6. Kết quả kiểm tra độ bay màu của bản in Hình ảnh sau khi ngâm và mẫu STT Nhóm Hình ảnh gốc nước Họa tiết 1 mặt phải của lá Mẫu nước: 90 độ- 60 độ- nước lạnh. Độ phai màu giảm dần theo nhiệt độ của nước ngâm Mẫu vải: chưa qua xử lý làm khô, màu còn đậm 127
  9. Họa tiết 2 mặt trái của lá Mẫu nước: 90 độ- 60 độ- nước lạnh Độ phai màu giảm dần theo nhiệt độ của nước ngâm Mẫu vải: chưa qua xử lý làm khô, màu còn đậm 3.1.3. Đối sánh sắc độ Từ bản in gốc sau khi trải qua quy trình kiểm tra độ phai màu của họa tiết bằng phương pháp ngâm trong nước với các điều kiện nhiệt độ khác nhau có thể đưa ra kết luận về độ bay màu như sau: - Nhiệt độ nước càng cao, khả năng phân hủy chất màu càng cao. - Lá cây nguyên liệu có chất nhựa càng nhiều sẽ cho màu của họa tiết càng đậm và ít phai màu. - Vải nguyên liệu được xử lý tốt sẽ tạo môi trường thấm hút tốt cho chất màu trong quá trình hấp hơi. Bảng 7. Kết quả đối sánh sắc độ của bản in STT Vị trí lấy màu Chi tiết đối sánh sắc độ Bản gốc họa tiết Họa tiết sau khi trải qua quá trình ngâm nước ở các mức nhiệt khác nhau Họa tiết mặt Mẫu nước ngâm các mẫu thử 1 phải của lá 128
  10. Bản gốc họa tiết Họa tiết sau khi trải qua quá trình ngâm nước ở các mức nhiệt khác nhau Họa tiết mặt trái 2 Mẫu nước ngâm các mẫu thử của lá Nhóm họa tiết từ các mẫu in mặt phải có độ phai màu cao hơn nhóm họa tiết từ các mẫu in mặt trái của lá cây giá tỵ. 3.1.4 Một số sản phẩm do tác giả bài viết thực hiện Bảng 8. Ứng dụng chất liệu được in lá vào thiết kế các sản phẩm thời trang 129
  11. 130
  12. 3.2 Thảo luận ưu nhược điểm của phương pháp - Ưu điểm: ngoài những ưu điểm đã nêu tại phần 1, phương pháp này tạo ra được nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành thiết kế thời trang, tạo ra được tính độc bản cho từng sản phẩm. Tận dụng được sự phong phú về tạo hình của các loại thực vật và chất màu trong tự nhiên , có tính hữu cơ và thân thiện với môi trường. - Nhược điểm: do có nguồn gốc từ tự nhiên nên vấn đề giữ được màu và hình dạng của họa tiết trên chất liệu có phần hạn chế, đây là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn để tìm ra các giải pháp thích hợp trong việc cầm màu cho các loại màu có nguồn gốc tự nhiên. 4. Kết luận In sinh thái không chỉ là một kỹ thuật; đó là một trải nghiệm mang tính biến đổi giúp nâng cao sự kết nối của con người với thiên nhiên trong quá trình đi tìm sự bền vững của cuộc sống. Mặc dù đây không phải là phương pháp mới và có phần cũ kĩ so với hàng loạt các phương pháp xử lý chất liệu hiện đại được ngành thiết kế thời trang tìm ra theo từng năm tuy nhiên những giá trị do phương pháp này tạo ra có thể cho chúng ta thấy trong tự nhiên vẫn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn cần được tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng. Phương pháp in sinh thái- in lá không chỉ mang giá trị về thẩm mỹ mà còn là những thông điệp vô hình được truyền đi từ mỗi tác phẩm, thông điệp về cuộc sống, thông điệp về môi trường. Thông qua các bản in sinh thái, chúng ta tìm thấy vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên, đồng thời việc dùng hình ảnh họa tiết thực vật để tạo hình cho chất liệu thời trang điều này khiến chúng ta quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, thấy được sự liên kết giữa con người và tự 131
  13. nhiên, tính thân thiện của chất liệu và môi trường qua từng bản in sinh thái, từng chiếc lá và cánh hoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. India Flint, (2008), “Eco Colour: Botanical dyes for beautiful textiles”, Murdoch Books. 2. Barb, (2017),“Eco printing on Cotton”, Made by Barb https://www.madebybarb.com/2017/11/05/eco-printing-on-cotton/. 3. M.Kavyashree, (2020), “Printing of Textile Using Natural dyes: A Global Sustainable Approach”, Intechopen. https://www.fiberartsy.com/eco-printing-fabric/. 4. Charoon Klaichoi, R. Mongkholrattanasit, Chamlong Sarikanon, (2012), “Eco-friendly printing of cotton fabric using natural dye from acacia catechu willd”, RMUTP International Conference: Textile & Fashion 2012, http://textileconference.rmutp.ac.th/wp- content/uploads/2012/10/011-Eco-Friendly-Printing-of-Cotton-Fabric-Using-Natural-from- Acacia-Catechu-Wild.pdf. 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2