Nghiên cứu triết học " Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y "
lượt xem 53
download
Bài viết đã phân tích và chỉ ra vai trò của y đức thông qua sự trình bày và phân tích tư tưởng về y đức của các danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông; của Chủ tịch Hồ Chí Minh; của Bộ Y tế. Đồng thời, bài viết cũng trình bày và chỉ ra những mặt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác giảng dạy về y đức trong các trường ngành y. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu triết học " Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y "
- Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y HOÀNG THỊ KIM OANH (*) Bài viết đã phân tích và chỉ ra vai trò của y đức thông qua sự trình bày và phân tích tư tưởng về y đức của các danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông; của Chủ tịch Hồ Chí Minh; của Bộ Y tế. Đồng thời, bài viết cũng trình bày và chỉ ra những mặt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác giảng dạy về y đức trong các tr ường ngành y. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục y đức cho sinh viên các trường ngành y. Mỗi sinh viên ngành y không chỉ là một nhà trí thức tương lai, mà còn là một y, bác sĩ tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song, y đức sáng không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai. Cũng không phải chỉ đến khi trở thành một y, bác sĩ thực thụ thì sinh viên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là kết quả của một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi người sinh viên ngành y còn ngồi trên ghế giảng đường. Trong lịch sử y học Việt Nam, các bậc danh y đều cho rằng, y đức quan trọng không kém gì y thuật. Trong số đó, chúng ta phải kể đến Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Các ông không chỉ là các bậc danh y, mà còn là những nhà tư tưởng lớn về y đức. Các ông rất chú trọng xây dựng và truyền đạt
- y đức. Như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong suốt cuộc đời rèn luyện và phục vụ y học, ông luôn tự nhắc nhở mình phải “tiến đức, tu nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện, toàn mỹ đạo đức của người hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngày phải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng giỏi. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, đạo làm thuốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi chuyên môn nghề nghiệp, mà còn bao hàm cả đạo đức nghề nghiệp. Y thuật phải gắn liền với y đức. Thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo trong nghề y, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, một người thầy thuốc chân chính không những phải có kiến thức vững vàng về chuyên môn, mà còn phải tự xác định cho mình những quy chuẩn đạo đức đúng đắn, đó là ý nghĩa đích thực của đạo làm thuốc và cũng là bí quyết để xây dựng và phát triển nghề y. Ông viết: “Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sống chết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng”(1). Theo đó, có thể thấy rằng, Hải Thượng Lãn Ông quan niệm bổn phận của người thầy thuốc không dừng lại ở một đạo đức thông thường. Mà hơn thế, bổn phận của người thầy thuốc còn thể hiện ra trong toàn bộ các quan hệ đối với nghề nghiệp; từ khả năng nhận thức chuyên môn tới quan niệm về mục đích nghề nghiệp và thái độ đối với người bệnh, với đồng nghiệp, đặc biệt là bổn phận của người thầy thuốc trước sự cơ cực của người bệnh nghèo, những người thiếu may mắn trong xã hội đương thời. Ông gọi đó là y đạo. Bởi theo ông, đó là tư chất đích thực của người thầy thuốc. Coi tư chất đó là Nhân, Minh, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, Cần, ông cho rằng, y học không chỉ là một
- khoa học, mà còn là một nghề rất thanh cao. Cho nên, người thầy thuốc phải biết giữ gìn phẩm chất của mình, không được vụ lợi. Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người. Chỉ lấy việc cứu mạng sống cho người bệnh làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”(2). Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phẩm chất của người thầy thuốc. Người đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánh giá cao của Người đối với những đóng góp của ngành y, vừa là một yêu cầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức. Sở dĩ như vậy vì, nghề y là một nghề rất đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mạng của con người. Đó cũng là lý do sinh viên ngành y được đào tạo rất lâu, rất kỹ, giai đoạn đầu ít nhất là 6 năm ở trường đại học, sau đó phải học thêm 3 - 4 năm mới có thể trở thành một người thầy thuốc có đủ năng lực. Thấm nhuần tư tưởng về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc những quan điểm về giáo dục đạo đức của Đảng ta, Bộ Y tế đã ra Chỉ thị thực hiện 12 điều y đức trong toàn ngành, coi giáo dục đạo đức nghề y là một trong những nội dung giáo dục cơ bản trong các trường thuộc ngành y. Thực hiện Chỉ thị đó, các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành y đều chú trọng đến việc giáo dục đạo đức nghề y cho sinh viên. Tất cả các trường này trong cả nước đã đưa môn học đạo đức nghề nghiệp vào chương trình giảng dạy cho sinh viên. Chẳng hạn, ở Trường Đại học Y Hà Nội, môn đạo đức nghề
- nghiệp được giảng dạy 16 tiết; ở Trường Cao đẳng y tế Hà Tây, môn đạo đức nghề nghiệp được giảng dạy lồng ghép với chuyên môn; v.v.. Thông qua môn học, sinh viên được trang bị những khái niệm, phạm trù, chuẩn mực đạo đức cơ bản; các khái niệm, các nguyên lý của đạo đức y học; được cung cấp những thông tin cần thiết để thực hành y đức (Tuyên ngôn của Hội y học thế giới về quyền của bệnh nhân; các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân; các tiêu chuẩn của việc thực hành chăm sóc sức khoẻ có chất lượng; các nguyên tắc làm việc cùng đồng nghiệp; lời thề Hyppocrate; Tuyên ngôn Geneve; 12 điều y đức; các qui định của Bộ Y tế về đạo đức của người thầy thuốc trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu khoa học). Việc đưa môn đạo đức nghề nghiệp vào giảng dạy cho sinh viên ngành y bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao trình độ nhận thức và điều chỉnh hành vi đạo đức của sinh viên. Có thể kể đến là, trong những năm gần đây, hầu hết sinh viên trong các trường thuộc ngành y đều tích cực tự tu dưỡng, tự rèn luyện theo những nguyên tắc, chuẩn mực về y đức. Số sinh viên đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều hơn, sinh viên ngày càng tự giác thực hiện các nội qui, qui chế của nhà trường. Tình trạng bỏ học và vi phạm nội qui, qui chế trong học tập ngày càng giảm. Sinh viên ngành y đã có những hiểu biết và tham gia tích cực vào các phong trào chính trị - xã hội… Có thể nói, những thành tích đã đạt được qua việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp trong các trường thuộc ngành y đã góp phần đáng kể vào việc cung cấp một nguồn nhân lực “đủ đức, đủ tài” cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Song, thực tế cho thấy, việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp ở các trường thuộc ngành y vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là, thứ nhất,
- sách giáo khoa chuẩn và tài liệu phục vụ việc dạy và học môn đạo đức nghề nghiệp chưa có, giáo trình chủ yếu là do các trường tự biên soạn. Do đó, nội dung các giáo trình chưa thống nhất, không đồng bộ và có nhiều nhược điểm; chẳng hạn, các khái niệm, phạm trù nhiều chỗ chưa rõ ràng, thiếu sự phân tích một cách sâu sắc, lượng thông tin không nhiều. Hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập môn đạo đức nghề nghiệp, cũng như mục tiêu giáo dục y đức cho sinh viên. Thứ hai, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp ở các trường thuộc ngành y hiện nay phần lớn là giáo viên “kiêm nhiệm”; bởi vậy, những hạn chế trong nghiên cứu và giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp là khó tránh khỏi. Thiết nghĩ, việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp nên giao cho giáo viên triết học chuyên ngành đạo đức học đảm nhiệm là đúng đắn và khoa học nhất. Thứ ba, trong các trường thuộc ngành y, chương trình giảng dạy mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo chưa đề cập đến môn đạo đức học. Theo chúng tôi, việc đưa môn đạo đức học vào giảng dạy chính khoá là cần thiết và bắt buộc. Thêm vào đó, việc giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp ở các trường thuộc ngành y hiện nay phần lớn sử dụng phương pháp thuyết trình, thậm chí còn bị cắt xén và không có thời gian cho sinh viên thảo luận. Cho nên, khi kiểm tra, sinh viên chỉ học thuộc và nhắc lại những gì đã học, còn năng lực vận dụng tri thức thì yếu. Những hạn chế trên cùng sự tác động của những yếu tố như mặt trái của cơ chế thị trường, chính sách tiền lương đối với cán bộ y tế,… đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện và thực hành y đức của sinh viên các trường thuộc ngành y. Từ những hạn chế trên, theo chúng tôi, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn đạo đức nghề nghiệp ở
- các trường thuộc ngành y, đáp ứng yêu cầu giáo dục y đức cho sinh viên, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có sự phối hợp để biên soạn một giáo trình môn đạo đức nghề nghiệp thống nhất trong các trường này; đồng thời, các giảng viên cũng cần có sự đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy môn học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bộ Y tế nên tổ chức hội thảo khoa học về y đức thường niên để giáo viên giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp trong các trường thuộc ngành y được gặp gỡ và trao đổi thông tin. Tựu trung lại, giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên nói chung, cho thanh niên, sinh viên ngành y nói riêng là một vấn đề thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước. Do đó, sự nghiệp giáo dục đạo đức cũng cần phải được đầu tư tương xứng về người và vật chất./. (*) Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tây. (1) Lê Hữu Trác. Hải Thượng y tông tâm lĩnh, t.2, Hội Y học dân tộc Tp. Hồ Chí Minh kết hợp tái bản, 1987, tr.309. (2) Lê Hữu Trác. Sđd., t.1, 1987, tr.34.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 p | 2783 | 319
-
Tiểu luận triết học: Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống XH
15 p | 398 | 85
-
Nghiên cứu triết học " CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ VẤN ĐỀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC CÁ NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TA HIỆN NAY "
11 p | 261 | 62
-
Nghiên cứu triết học " MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI TRONG "HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC" "
8 p | 258 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Học thuyết âm dương ngũ hành với y học cổ truyền Phương Đông "
8 p | 163 | 49
-
Đề tài:" TRIẾT HỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (*) "
17 p | 94 | 32
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THUỶ CỦA PHẬT GIÁO "
12 p | 115 | 31
-
Đề tài: " QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ LỢI ÍCH VỚI TƯ CÁCH ĐỘNG LỰC CỦA LỊCH SỬ "
11 p | 174 | 24
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" QUAN NIỆM DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ CỦA C.MÁC VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA NÓ "
20 p | 130 | 22
-
Nghiên cứu triết học " PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỐI TÁC VÀ ĐỐI TƯỢNG TRONG NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA "
7 p | 256 | 22
-
Đề tài: " THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI VIẾT CÓ TÍNH TRIẾT HỌC? "
10 p | 104 | 22
-
Đề tài triết học " Ý thức văn hoá trong “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn "
14 p | 94 | 10
-
Nghiên cứu triết học " VỀ TÍNH QUY LUẬT CỦA SỰ HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC MỚI NGUYỄN VĂN PHÚC "
8 p | 96 | 9
-
Nghiên cứu triết học " KHOAN DUNG TÔN GIÁO - MỘT TRIẾT LÝ NHÂN SINH CỦA NGƯỜI VIỆT "
8 p | 89 | 9
-
Đề tài: " TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GIỚI NHO HỌC TRUNG QUỐC MẤY NĂM NAY NGUYỄN TÀI THƯ "
15 p | 111 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay
27 p | 58 | 7
-
Đề tài:" ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC TỪ GÓC ĐỘ CHÚ GIẢI HỌC (tiếp theo) "
18 p | 60 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn