Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NGUỒN SÁNG ĐÈN LED TẬP TRUNG CÁ<br />
TRÊN TÀU LƯỚI VÂY XA BỜ Ở TỈNH QUẢNG NAM<br />
APPLIED STUDY LED LIGHT SOURCE CONCENTRATED FISH<br />
ON SHORE PURSE SEINE VESSEL IN QUANG NAM PROVINCE<br />
Nguyễn Đức Sĩ1<br />
Ngày nhận bài: 28/9/2015; Ngày phản biện thông qua: 21/01/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả đánh bắt thử nghiệm đèn Led tập trung cá trên tàu lưới vây ở Quảng Nam nhằm<br />
xác định các thông số tối ưu của việc trang bị nguồn sáng, bố trí góc treo đèn, mức tiêu hao nhiên liệu của máy<br />
phát điện phục vụ chiếu sáng và hiệu quả khai thác trong chuyến biển.<br />
Trong 3 chuyến biển thử nghiệm đèn Led, với ba lần thay đổi công suất nguồn sáng và thay đổi góc treo<br />
đèn thì công suất nguồn sáng 2,632 kW ứng với góc treo đèn 500 cho hiệu quả đánh bắt cao nhất.<br />
Mức tiêu hao nhiêu liệu của máy phát điện phục vụ chiếu sáng đèn Led tiết kiệm được 78,5% nhiên liệu<br />
so với tàu đối chứng sử dụng nguồn sáng đèn cao áp.<br />
Hiệu quả khai thác tính trên đơn vị dầu tiêu thụ của tàu thực nghiệm sử dụng đèn Led cao hơn 6,8 lần so<br />
với tàu đối chứng sử dụng nguồn sáng đèn cao áp.<br />
Từ khóa: đèn cao áp, đèn Led, máy phát điện<br />
ABSTRACT<br />
The paper presents test results caught fish LED focus on purse seiners in Quang Nam in order to<br />
determine the optimal parameters of the fitted light, hanging light angle layout, the fuel consumption of the<br />
machine generator service and efficient lighting during sea mining.<br />
In experiment 3 LED fishing trips, with three times the capacity of the light source changes and change<br />
the angle hanging lamp light source power 2,632 kW with 500 lamps hanging corner to catch the highest<br />
efficiency.<br />
Fuel consumption rate of the generator serves LED lighting saves fuel 78.5% compared with the control<br />
vessels using high-pressure lamp light source.<br />
Extraction efficiency per unit of ship oil consumption LED experimental use 6.8 times higher than the<br />
control vessels using high-pressure lamp light source.<br />
Keywords: high-pressure lamps, LED lamps, Generators<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng ở Quảng<br />
Nam có 351 tàu thuyền, trong đó 236 tàu thuyền<br />
công suất từ 50 CV trở lên, chiếm tỷ lệ 5,7%<br />
tổng số tàu thuyền toàn tỉnh, hoạt động ở tuyến<br />
lộng và tuyến khơi. Tuy nhiên, do công nghệ<br />
1<br />
<br />
khai thác lạc hậu, chi phí chuyến biển cao,<br />
nhất là chi phí nhiên liệu chiếm 50 - 60% trong<br />
tổng số chi phí nên hiệu quả kinh tế thấp.<br />
Trang bị nguồn sáng trên tàu lưới vây của<br />
ngư dân Việt Nam nói chung và Quảng Nam<br />
nói riêng, chậm được đổi mới về công nghệ<br />
<br />
Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
để theo kịp tốc độ phát triển của nghề đánh<br />
cá kết hợp ánh sáng trên thế giới. Tàu thuyền<br />
đánh cá kết hợp ánh sáng có sự cạnh nhau<br />
quyết liệt về trang bị nguồn sáng. Qua tìm hiểu<br />
chúng tôi nhận thấy đa số thuyền trưởng đều<br />
cho rằng trang bị nguồn sáng mạnh chừng<br />
nào, thì đánh cá được nhiều chừng ấy, trong<br />
khi đó, việc trang bị ngư cụ như thế nào để<br />
phù hợp với việc tăng công suất nguồn sáng<br />
thì ngư dân chưa quan tâm, chưa có sự điều<br />
chỉnh nào về chiều dài lưới khi tăng công suất<br />
nguồn sáng.<br />
Nguồn sáng ngư dân sử dụng trên tàu lưới<br />
vây xa bờ ở Quảng Nam đa số là loại bóng đèn<br />
cao áp có công suất 1000W, mỗi tàu trang bị<br />
từ 20 đến 30 bóng với tổng công suất nguồn<br />
sáng từ 20 - 30kW và có xu hướng ngày càng<br />
tăng số lượng bóng đèn. Số lượng bóng đèn<br />
càng nhiều đòi hỏi máy phát điện có công suất<br />
càng lớn, do đó mức tiêu hao nhiên liệu phục<br />
vụ phát sáng tập trung cá càng cao.<br />
Các nước có nghề cá phát triển như Nhật<br />
Bản, Hàn Quốc hầu như đã thay thế toàn bộ<br />
nguồn sáng bóng đèn cao áp bằng nguồn sáng<br />
đèn Led, và có xu hướng chung là đưa nguồn<br />
sáng ngầm xuống nước. Nguồn sáng bằng<br />
đèn Led được xác định là loại nguồn sáng tiết<br />
kiệm được rất nhiều chi phí về nhiên liệu, thân<br />
thiện với môi trường và cho năng suất đánh<br />
bắt cao hơn so với nguồn sáng sử dụng bóng<br />
đèn cao áp.<br />
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc xuất hiện nguồn<br />
sáng đèn Led trên tàu lưới vây còn rất hạn chế,<br />
đang ở trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm<br />
hiệu quả sử dụng nguồn sáng này. Giá thành<br />
đèn Led có công suất lớn còn cao, rất ít ngư<br />
dân biết thông tin về loại nguồn sáng này.<br />
Do đó, việc cập nhật thông tin, nghiên cứu<br />
sử dụng và chuyển giao công nghệ đèn Led<br />
cho ngư dân đánh cá kết hợp ánh sáng là vấn<br />
đề hết sức cấp thiết, tạo điều kiện cho ngư dân<br />
có cơ hội tiếp cận công nghệ mới về ánh sáng<br />
nhân tạo, giảm tiêu hao nhiên liệu phát sáng,<br />
tăng hiệu quả đánh bắt và tăng thu nhập.<br />
<br />
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2016<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Hiệu quả sử dụng đèn Led trong nghề lưới<br />
vây xa bờ ở Quảng Nam.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Phương pháp bố trí nguồn sáng Led thử nghiệm:<br />
Tàu được chọn làm mẫu bố trí hệ thống<br />
đèn Led là tàu lưới vây xa bờ, có công suất<br />
máy chính 450CV. Trang bị hợp lý đèn Led<br />
trên tàu lưới vây thực nghiệm có phạm vi chiếu<br />
sáng tương ứng với phạm vi chiếu sáng của<br />
nguồn sáng tàu đối chứng, cần phải tính số<br />
lượng bóng đèn trên tàu theo công thức:<br />
(1)<br />
Trong đó: n - số lượng bóng đèn<br />
ETB: độ rọi trung bình tính theo phương<br />
nằm ngang từ vị trí đặt nguồn sáng đến vị trí<br />
độ rọi 1lux.<br />
S: diện tích bề mặt được chiếu sáng theo<br />
phương nằm ngang (m2)<br />
k: hệ số sử dụng, phụ thuộc hiệu suất<br />
quang của bộ đèn và phương án bố trí đèn,<br />
thường lấy từ 2 ÷ 3. Chọn k = 2; Ф - Quang<br />
thông bóng đèn (lumen).<br />
Số lượng bóng đèn Led tính theo công<br />
thức (1) được bố trí làm 3 đợt thực nghiệm<br />
trong 3 chuyến biển như sau:<br />
- Chuyến biển thứ nhất: Trang bị 15 bóng<br />
đèn Led, công suất mỗi bóng là 100W, được<br />
bố trí ở 2 bên cabin tàu, mỗi bên 6 bóng; bố<br />
trí 3 bóng ở phía sau lái. Độ cao treo đèn 5m,<br />
góc treo đèn 450. Tổng công suất nguồn sáng<br />
là 1,5kW.<br />
- Chuyến biển thứ hai: Số lượng đèn Led<br />
bố trí tăng lên 14 bóng so với chuyến biển thứ<br />
nhất, nâng tổng số bóng đèn Led lên 29 bóng,<br />
được phân bố về 2 phía cabin tàu, mỗi bên<br />
11 đèn pha Led cùng với 7 bóng tuýp Led đặt<br />
trên giá đèn. Độ cao treo đèn của pha đèn Led<br />
không thay đổi, máng đèn tuýp Led đặt ở độ<br />
cao 4,5m so với đợt thử nghiệm lần 1, góc<br />
treo đèn 480. Tổng công suất nguồn sáng là<br />
2,368 kW.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
- Chuyến biển thứ ba: Số lượng đèn Led<br />
<br />
kết hợp quan sát mật độ cá tập trung trên máy<br />
<br />
được tăng lên 11 bóng, nâng tổng số lượng<br />
<br />
dò cá và sản lượng đánh bắt thực tế, chúng tôi<br />
<br />
đèn Led bố trí trên tàu là 40 bóng. Trong đó, 11<br />
<br />
xác định được công suất nguồn sáng, độ cao<br />
<br />
pha đèn Led cùng với 1 máng đèn 5 tuýp Led<br />
<br />
treo đèn và góc treo đèn tối ưu.<br />
<br />
bố trí ở mỗi bên cabin tàu, 8 tuýp Led bố trí trên<br />
<br />
2.3.2. Đánh giá mức tiêu hao nhiên liệu phục<br />
<br />
2 máng đèn sau đuôi tàu. Có 18 pha Led đặt ở<br />
<br />
vụ phát sáng đèn Led<br />
<br />
độ cao 5m; 4 pha Led và 10 tuýp Led đặt ở độ<br />
cao 4,5m, góc treo đèn là 500. Tổng công suất<br />
nguồn sáng thử nghiệm lần 3 là 2,632 kW.<br />
Từ vị trí chiếu sáng trên mặt nước ứng với<br />
các khoảng cách 0m; 5m; 10m, 15m, 20m vv…<br />
đo từ mạn tàu, thả đĩa Secchi xuống nước theo<br />
từng độ sâu khác nhau, đọc giá trị độ trong của<br />
nước biển khi không còn nhìn thấy màu trắng<br />
của đĩa. Số lần đo: 15 lần<br />
Thể tích vùng nước được chiếu sáng trên<br />
tàu thử nghiệm tính gần đúng theo công thức:<br />
(2)<br />
Trong đó: di: khoảng cách theo phương<br />
nằm ngang tính từ vị trí đặt nguồn sáng đến vị<br />
trí Lux kế chỉ 1 lux; hi: độ sâu tính từ mặt nước<br />
được chiếu sáng đến vị trí độ rọi bằng 1 lux.<br />
2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Trên tàu đối chứng và tàu thực nghiệm hệ<br />
thống đèn Led, bố trí cán bộ kỹ thuật đi theo<br />
để ghi chép số liệu về ngư trường, vị trí đánh<br />
bắt, thời gian thắp đèn, thời điểm vây lưới, sản<br />
lượng từng loài... Dựa trên những số liệu ghi<br />
chép qua các chuyến biển thử nghiệm, đánh<br />
<br />
Đánh giá mức độ tiêu hao nhiên liệu chạy<br />
máy phát điện phục vụ chiếu sáng tập trung cá<br />
trên tàu thử nghiệm sử dụng đèn Led dựa vào<br />
định mức tiêu hao nhiên liệu: 200g nhiên liệu/<br />
mã lực/giờ chiếu sáng * số giờ chiếu sáng/đêm<br />
* 60% công suất định mức.<br />
So sánh mức tiêu hao nhiên liệu chạy máy<br />
phát điện của tàu thử nghiệm sử dụng đèn Led<br />
và tàu đối chứng sử dụng đèn cao áp, trong<br />
một đêm phát sáng sẽ xác định được mức tiết<br />
kiệm nhiên liệu giữa hai tàu.<br />
2.3.3. Đánh giá về hiệu quả khai thác<br />
Xác định hiệu quả khai thác của tàu thử<br />
nghiệm đèn Led và tàu đối chứng dựa vào chỉ<br />
tiêu sản lượng trên đơn vị dầu tiêu thụ trong từng<br />
chuyến biển. Sản lượng đánh bắt của chuyến<br />
biển được xác định thông qua số mẻ lưới đánh<br />
bắt. mMức tiêu hao nhiên liệu của động cơ chạy<br />
máy phát điện được xác định theo mức tiêu hao<br />
nhiên liệu qua mỗi đêm phát sáng.<br />
2.4. Phương tiện, dụng cụ nghiên cứu: Máy đo<br />
độ rọi: Lux kế có thang đo: x 200; x 2000; x<br />
20.000 lux; dây đầu dò đo độ rọi dưới nước:<br />
<br />
giá hiệu quả khai thác, hiệu quả sử dụng nhiên<br />
<br />
Tự chế; đĩa Secchi; máy quay phim; máy ảnh;<br />
<br />
liệu của tàu thực nghiệm và tàu đối chứng.<br />
<br />
thước đo góc.<br />
<br />
Xử lý số liệu theo thống kê mô tả trên phần<br />
<br />
2.5. Thời gian thử nghiệm: Đợt 1: Từ ngày<br />
<br />
mềm Microsoft Excel 2003.<br />
<br />
10/11/2014 - 30/11/2014; đợt 2: 06/4/2015 -<br />
<br />
2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng<br />
<br />
26/4/2015; đợt 3: 06/7/2015 - 25/7/2015.<br />
<br />
nguồn sáng đèn Led<br />
<br />
Vị trí ngư trường đánh bắt: Vĩ độ j = 15030’<br />
<br />
2.3.1. Đánh giá về thông số kỹ thuật nguồn<br />
<br />
÷ 15040’ N; kinh độ l = 113059’÷114034’ E. Độ<br />
<br />
sáng: Trên cơ sở xác định độ rọi của nguồn<br />
<br />
trong nước biển đo theo đĩa Secchi lấy mức<br />
<br />
sáng đèn Led sau 3 chuyến biển thử nghiệm<br />
<br />
trung bình 30m.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Thông số nguồn sáng đèn Led trên tàu tàu thử nghiệm<br />
Bảng 1. Thông số nguồn sáng đèn Led tàu thử nghiệm<br />
Thử nghiệm<br />
<br />
Tổng công suất<br />
nguồn sáng (kW)<br />
<br />
Độ cao<br />
treo đèn (m)<br />
<br />
Góc treo đèn<br />
(độ)<br />
<br />
Diện tích<br />
chiếu sáng (m2)<br />
<br />
Thể tích<br />
chiếu sáng (m3)<br />
<br />
Chuyến 1<br />
Chuyến 2<br />
Chuyến 3<br />
<br />
1,50<br />
2,368<br />
2,632<br />
<br />
5,0<br />
5,0<br />
5,0<br />
<br />
45<br />
48<br />
50<br />
<br />
1095<br />
1163<br />
1185<br />
<br />
26.166<br />
21.195<br />
22.896<br />
<br />
Bảng 2. Thông số nguồn sáng đèn cao áp tàu đối chứng<br />
Thử nghiệm<br />
<br />
Tổng công suất<br />
nguồn sáng (kW)<br />
<br />
Độ cao<br />
treo đèn (m)<br />
<br />
Góc treo đèn<br />
<br />
Diện tích<br />
chiếu sáng (m2)<br />
<br />
Thể tích<br />
chiếu sáng (m3)<br />
<br />
Chuyến 1<br />
Chuyến 2<br />
Chuyến 3<br />
<br />
15<br />
15<br />
15<br />
<br />
4,5<br />
4,5<br />
4,5<br />
<br />
360<br />
360<br />
360<br />
<br />
7.793<br />
8.070<br />
7.635<br />
<br />
31.662<br />
26.166<br />
24.858<br />
<br />
Hình 1. Phân bố độ rọi nguồn sáng tàu thử nghiệm đèn Led đo lần 1<br />
<br />
Hình 2. Nguồn sáng đèn Led tập trung cá<br />
<br />
72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
Hình 3. Phân bố độ rọi nguồn sáng tàu thử nghiệm đèn Led đo lần 2<br />
<br />
Hình 4. Phân bố độ rọi nguồn sáng tàu thử nghiệm đèn Led đo lần 3<br />
<br />
Hình 5. Độ rọi nguồn sáng tàu đối chứng đo lần 1<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73<br />
<br />