TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THIẾT BỊ SẤY<br />
DÙNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI<br />
Hoàng Dương Hùng<br />
Trường Đại học Quảng Bình<br />
Tóm tắt. Năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng đang là mối quan tâm rất lớn của mọi<br />
quốc gia. Năng lượng mặt trời (NLMT) là nguồn năng lượng sạch và được xem là một trong<br />
những nguồn năng lượng chính trong tương lai. Do đó việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các<br />
thiết bị sấy sử dụng NLMT và triển khai ứng dụng chúng vào thực tế đang là vấn đề có tính thời<br />
sự. Hiện nay trong nước và trên thế giới đã nghiên cứu, chế tạo nhiều loại thiết bị sấy NLMT.<br />
Tuy nhiên, do đặc điểm của NLMT là chỉ được cung cấp khi có nắng nên quá trình cấp nhiệt cho<br />
sản phẩm sấy không được ổn định và liên tục nên việc triển khai các thiết bị sấy NLMT trong<br />
thực tế còn rất hạn chế. Bài báo này đưa ra kết quả nghiên cứu triển khai thực nghiệm thiết bị<br />
sấy NLMT có sử dụng chất trữ nhiệt trong việc sấy một số loại hải sản.<br />
Từ khóa: Thiết bị sấy; năng lượng mặt trời; sấy hải sản; trữ nhiệt; quá trình sấy<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng các thiết bị cung cấp nhiệt bằng NLMT phục vụ<br />
sản xuất công, nông nghiệp trên thế giới phát triển rất nhanh nhằm đảm bảo cung cấp<br />
nguồn năng lượng sạch để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc ứng dụng NLMT trong<br />
thực tế còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chính là chưa thể thương mại hóa các thiết bị và<br />
công nghệ sử dụng NLMT vì còn tồn tại một số hạn chế lớn chưa được giải quyết như:<br />
giá thành thiết bị còn cao, hiệu suất thiết bị còn thấp, phụ thuộc vào vị trí địa lý lắp đặt<br />
thiết bị, cần không gian đủ lớn để đặt thiết bị… nhất là việc không đảm bảo độ tin cậy<br />
của các thiết bị sử dụng NLMT vì tính không ổn định, không liên tục của nó [1].<br />
Việt Nam là nước nông nghiệp, có nguồn lợi thủy, hải sản phong phú và đa dạng. Vì<br />
vậy, quy trình sấy khô nhằm bảo quản chất lượng hải sản là rất quan trọng. Từ trước tới<br />
nay, người dân Việt Nam đã và đang sử dụng NLMT để sấy dưới dạng phơi nắng ngoài<br />
trời, phương pháp này có quá nhiều hạn chế như: phụ thuộc vào thời tiết, mất vệ sinh,<br />
mất nhiều thời gian, có thể đến 2, 3 ngày nắng nên sản phẩm khó đạt được chất lượng<br />
cao. Do vậy, cần nghiên cứu một thiết bị sấy NLMT có thể sấy liên tục bằng cách sử<br />
dụng các chất chuyển pha (PCM) có khả năng trữ nhiệt cao để cấp nhiệt cho quá trình sấy<br />
các loại hải sản với giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.<br />
2. THIẾT BỊ SẤY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI DÙNG CHẤT CHUYỂN PHA<br />
2.1. Mô tả thiết bị<br />
Mô hình thiết bị sấy nghiên cứu được mô tả như Hình 1: Hệ thống thiết bị sấy gồm<br />
hai khối chính là thiết bị Collector dùng Paraffin tích trữ năng lượng nhiệt mặt trời và<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
thiết bị buồng sấy được kết nối với nhau bằng hệ thống kênh dẫn khí nóng. Cả thiết bị sấy<br />
lẫn thiết bị tích trữ nhiệt đều hấp thụ nguồn năng lượng mặt trời và làm việc đồng thời<br />
trong quá trình sấy sản phẩm [4].<br />
2.2. Nguyên lý hoạt động<br />
Khi trời có nắng, vật liệu sấy được sấy trực tiếp bằng năng lượng mặt trời, Paraffin<br />
tích trữ nhiệt năng lượng mặt trời chuyển pha từ rắn sang lỏng. Khi cường độ bức xạ mặt<br />
trời giảm vào cuối ngày, vật liệu sấy tiếp tục được sấy bằng không khí nóng được gia<br />
nhiệt ở Collector, khi đó Paraffin sẽ giải phóng lượng nhiệt tích trữ được cho không khí<br />
và chuyển pha từ lỏng sang rắn.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thiết bị sấy cá NLMT có dùng chất Paraffin để trữ nhiệt<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG<br />
<br />
SẤY<br />
<br />
Thiết bị được sử dụng tính toán<br />
nghiên cứu trong bài báo này là một hệ<br />
thống sấy cá có công suất 15kg/mẻ, thời<br />
gian<br />
sấy 15giờ (G = 1kg/h). Độ ẩm của cá trước<br />
và<br />
ω2 =<br />
sau quá trình sấy tương ứng là ω1=75%,<br />
10%. Không khí trước khi vào Collector có<br />
nhiệt<br />
0<br />
độ t0=30 C, độ ẩm tương đối ϕ0 =77%,<br />
p=0,98bar. Cường độ bức xạ mặt trời trung<br />
bình<br />
cực đại trong ngày ở Đà Nẵng là<br />
En=940W/m2. Nhiệt độ tác nhân sấy trước<br />
khi<br />
vào buồng sấy (sau khi ra khỏi Collector)<br />
là t1<br />
= 450C, sau khi ra khỏi buồng sấy t2=320C.<br />
Collector có kích thước a x b x<br />
h=1200x1600x250mm, trong đó có đặt 13<br />
ống<br />
đựng PCM có đường kính Φ60/57mm, dài<br />
Hình 2. Cấu tạo collector<br />
1500mm. Trong ống có nhồi phoi kim loại.<br />
Khối<br />
lượng PCM là 45kg. Collector có nhiệm vụ<br />
hấp<br />
thụ ánh sáng mặt trời để gia nhiệt cho không khí và gia nhiệt cho PCM. Trong Collector<br />
có lắp một nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí và PCM trong Collector. Kích thước chi tiết<br />
của Collector được thể hiện trên Hình 2.<br />
Buồng sấy có kích thước a x b x h = 820x420x1000mm. Chiều cao chân đế là<br />
600mm. Trong buồng sấy có đặt kệ sấy với<br />
4 khay sấy. Kệ sấy làm bằng thép, có 4<br />
tầng,<br />
kích<br />
thước<br />
mỗi<br />
tầng<br />
là<br />
800x400x150mm. Khay sấy làm bằng lưới<br />
thép viền khung gỗ, kích thước<br />
650x400mm. Khoảng hở ở đầu kệ sấy, giữa<br />
kệ và khay sấy là 150mm, mục đích là tạo<br />
đường đi cho luồng không khí nóng. Như<br />
vậy không khí nóng chuyển động song song<br />
với các khay sấy và được dẫn đi theo 4 pass<br />
như Hình 1.<br />
Hình 3. Kích thước thiết bị sấy<br />
<br />
Sau khi tính toán với chất trữ nhiệt là<br />
Paraffin và tính chọn các thông số, tổng hợp<br />
<br />
lại ta có các thông số của Collector như sau:<br />
Bảng 1. Các thông số thiết kế của Collector<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
Thông số<br />
Collector đã<br />
tính chọn<br />
<br />
Ký<br />
hiệu<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Đơn<br />
vị<br />
<br />
Thông số<br />
Collector đã<br />
tính chọn<br />
Lượng phoi<br />
kim loại nhồi<br />
vào mỗi ống<br />
<br />
Ký<br />
hiệu<br />
<br />
Giá<br />
trị<br />
<br />
Đơn<br />
vị<br />
<br />
mphoi<br />
<br />
0,3<br />
<br />
kg<br />
<br />
Khối lượng<br />
Paraffin<br />
<br />
mpf<br />
<br />
45<br />
<br />
kg<br />
<br />
Khối lượng riêng<br />
Paraffin<br />
<br />
ρpf<br />
<br />
910<br />
<br />
kg/m3<br />
<br />
Chiều rộng<br />
Collector<br />
<br />
l<br />
<br />
1.2<br />
<br />
m<br />
<br />
Nhiệt dung riêng<br />
đẳng áp Paraffin<br />
rắn<br />
<br />
Cppfr<br />
<br />
2900<br />
<br />
J/kgK<br />
<br />
Chiều dài<br />
Collector<br />
<br />
r<br />
<br />
1.6<br />
<br />
m<br />
<br />
Nhiệt dung riêng<br />
đẳng áp Paraffin<br />
lỏng<br />
<br />
Cppfl<br />
<br />
2930<br />
<br />
J/kgK<br />
<br />
Chiều cao<br />
Collector<br />
<br />
δ<br />
<br />
0.2<br />
<br />
m<br />
<br />
Nhiệt chuyển<br />
pha của Paraffin<br />
<br />
rc<br />
<br />
189000<br />
<br />
J/kgK<br />
<br />
Chiều dày thép<br />
làm Collector<br />
<br />
δt<br />
<br />
0,002<br />
<br />
m<br />
<br />
Nhiệt độ nóng<br />
chảy của<br />
Paraffin<br />
<br />
tc<br />
<br />
60<br />
<br />
C<br />
<br />
Chiều dày tấm<br />
kính<br />
<br />
δK<br />
<br />
0.005<br />
<br />
m<br />
<br />
Đường kính<br />
ngoài ống đựng<br />
Paraffin<br />
<br />
dông<br />
<br />
0.06<br />
<br />
m<br />
<br />
Hệ số dẫn nhiệt<br />
tấm kính<br />
<br />
λK<br />
<br />
0.8<br />
<br />
W/m<br />
K<br />
<br />
Đường kính<br />
trong ống đựng<br />
Paraffin<br />
<br />
dôtr<br />
<br />
0.057<br />
<br />
m<br />
<br />
Độ trong tấm<br />
kính<br />
<br />
D<br />
<br />
0.95<br />
<br />
Chiều dài ống<br />
đựng Paraffin<br />
<br />
hô<br />
<br />
1.5<br />
<br />
m<br />
<br />
Độ đen tấm hấp<br />
phụ<br />
<br />
ε<br />
<br />
0.95<br />
<br />
Chiều dày ống<br />
đựng Paraffin<br />
<br />
δô<br />
<br />
0.0015<br />
<br />
m<br />
<br />
Chiều dày lớp<br />
cách nhiệt<br />
<br />
δcn<br />
<br />
0. 05<br />
<br />
m<br />
<br />
Khối lượng riêng<br />
của thép làm ống<br />
Paraffin và<br />
Collector<br />
<br />
ρt<br />
<br />
7850<br />
<br />
kg/m3<br />
<br />
Hệ số dẫn nhiệt<br />
lớp cách nhiệt<br />
<br />
λcn<br />
<br />
0.055<br />
<br />
W/m<br />
K<br />
<br />
Nhiệt dung riêng<br />
của thép làm ống<br />
<br />
Cpt<br />
<br />
500<br />
<br />
J/kgK<br />
<br />
Tốc độ dòng<br />
không khí qua<br />
<br />
ωkk<br />
<br />
1<br />
<br />
m/s<br />
<br />
0<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
Paraffin và<br />
Collector<br />
Nhiệt độ môi<br />
trường<br />
<br />
Collector<br />
<br />
tf<br />
<br />
30<br />
<br />
0<br />
<br />
C<br />
<br />
Cường độ bức<br />
xạ mặt trời lớn<br />
nhất trong ngày<br />
<br />
En<br />
<br />
940<br />
<br />
W/m<br />
2<br />
<br />
4. KẾT QUẢ ĐO ĐẠC THỰC NGHIỆM<br />
4.1. Hệ thống thiết bị sấy thực<br />
<br />
Buồng sấy<br />
Bộ thu nhiệt có dùng chất trữ nhiệt<br />
<br />
Hình 4. Hệ thống thiết bị thí nghiệm sấy cá<br />
<br />
Hệ thống thiết bị sấy cá công suất 15kg/mẻ gồm các thiết bị chính như Hình 4. Kích<br />
thước các thiết bị của hệ thống được chế tạo dựa trên các tính toán thiết kế ở mục 3.<br />
4.2. Kết quả thí nghiệm sấy cá trên mô hình thiết bị<br />
Thiết bị thí nghiệm được tiến hành sấy không tải và sấy có tải với loại cá trích và cá<br />
giò nhiều mẻ (từ 7h đến 22h ) trong nhiều ngày để điều chính các thông số thực nghiệm<br />
hợp lý. Kết quả đo đạc của một ngày sấy cá với cường độ bức xạ mặt trời En = 920 W/m2<br />
được ghi lại như đồ thị Hình 5 và Hình 6.<br />
Sản phẩm cá trước lúc sấy và sau khi sấy được chụp lại như Hình 7 [2].<br />
<br />