Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Toán, Thống kê – KH tự nhiên –KH máy tính<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI HÀM LƯỢNG VẾT Cd(II), Cu(II)<br />
VÀ Pb(II) BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON - AMPE HÒA TAN ANỐT<br />
Trịnh Xuân Giản (Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam),<br />
Dương Thị Tú Anh - Lê Huy Hoàng (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp đã làm cho môi trường nói chung và các<br />
nguồn nước nói riêng bị ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm bởi các kim loại nặng như: Cadimi (Cd),<br />
Chì (Pb), Đồng (Cu)... Điều này đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi cho con người, nhất là vấn đề<br />
sức khoẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nước, đặc biệt là xác định hàm lượng các kim loại<br />
Cadimi (Cd), Chì (Pb), Đồng (Cu)... trong nước, xem xét mức độ ô nhiễm nước bởi các kim loại<br />
này là một việc rất cần thiết.<br />
Phương pháp von ampe hòa tan anốt xung vi phân (DPASV) dùng điện cực giọt thủy<br />
ngân treo (HDME) là một trong những phương pháp cho phép xác định đồng thời hàm lượng vết<br />
Cd(II), Cu(II), và Pb(II) trong nhiều đối tượng khác nhau [1-5]. Trong bài báo này, chúng tôi trình<br />
bày các kết quả nghiên cứu, áp dụng phương pháp DPASV để xác định đồng thời hàm lượng vết<br />
Cd(II), Cu(II), và Pb(II) trong một vài mẫu nước tự nhiên khu vực thành phố Thái Nguyên.<br />
2. Thực nghiệm<br />
2.1. Thiết bị và hóa chất<br />
Các phép đo được thực hiện trên hệ thiết bị phân tích cực phổ VA 746 do hãng Metrohm<br />
(Switzerland) sản xuất, có hệ thống sục khí tự động với hệ 3 điện cực: Điện cực làm việc là điện<br />
cực giọt thủy ngân; điện cực so sánh: Ag/AgCl, KCl(3M); điện cực phụ trợ: điện cực Platin.<br />
Có thể điều khiển quá trình ghi đo trên máy bằng các chương trình đo cụ thể do người đo<br />
thực hiện dưới dạng các câu lệnh.<br />
Tất cả các hóa chất được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đều là hóa chất tinh khiết<br />
phân tích (PA). Các dung dịch chuẩn Cd(II), Cu(II), và Pb(II) được pha chế hàng ngày từ các<br />
dung dịch chuẩn gốc nồng độ 1000mg/l của Merck bằng nước cất hai lần.Trước khi tiến hành<br />
phân tích điện cực và bình chứa mẫu được làm sạch bằng dung dịch HNO 3 10% và tráng rửa<br />
nhiều lần bằng nước cất hai lần.<br />
Các dụng cụ thủy tinh như: bình định mức, pipét... các chai thủy tinh, chai nhựa PE, chai<br />
lọ đựng hóa chất đều được ngâm, tráng, rửa sạch trước khi dùng.<br />
2.2. Quy trình phân tích Cd(II), Cu(II), và Pb(II)<br />
Lấy một thể tích nhất định dung dịch nghiên cứu có chứa Cd(II), Cu(II), và Pb(II) (tùy<br />
thuộc vào nồng độ Cd(II), Cu(II), và Pb(II)) và một thể tích nhất định dung dịch HCl 1M vào<br />
bình định mức 25 ml rồi thêm nước cất hai lần tới vạch định mức sao cho nồng độ HCl trong<br />
dung dịch là 2.10-3M. Sau đó chuyển toàn bộ dung dịch vào bình điện phân và nhúng hệ điện cực<br />
vào dung dịch cần đo. Sục khí với thời gian 60s sau đó điện phân làm giàu ở -0,9V trong thời<br />
gian 120s, tốc độ quay cực là 2000 vòng/min. Sau khi kết thúc giai đoạn điện phân làm giàu,<br />
ngừng quay cực, để dung dịch yên tĩnh 15s, sau đó quét thế theo chiều dương từ -0,9V đến<br />
+0,2V bằng kĩ thuật xung vi phân để hòa tan các kim loại với biên độ xung bằng 50mV; bề rộng<br />
xung 40ms; thời gian bước nhảy thế bằng 0,1s; bước nhảy thế bằng 5mV; tốc độ quét thế bằng<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Toán, Thống kê – KH tự nhiên –KH máy tính<br />
<br />
24mV/s đồng thời ghi đường von - ampe hòa tan anot. Để xác định nồng độ Cd(II), Cu(II), và<br />
Pb(II) chúng tôi lựa chọn phương pháp thêm chuẩn.<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Chọn nền điện li<br />
Qua nghiên cứu một số tài liệu [1-5] và nghiên cứu thực nghiệm với các nền điện li khác<br />
nhau như: KNO3; HNO3; H2SO4; đệm axetat; HCl, chúng tôi nhận thấy trong dung dịch axit<br />
clohydric sự xuất hiện píc của Cd(II), Cu(II), và Pb(II) là rõ và cân đối hơn cả. Chính vì vậy,<br />
chúng tôi chọn dung dịch axit clohydric làm nền điện li cho các phép ghi đo tiếp theo.<br />
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit clohydric<br />
Dùng micropipet lấy 0,05ml dung dịch Cd(II) 1ppm; 0,05 ml dung dịch Pb(II) 2ppm;<br />
0,05ml dung dịch Cu(II) 2ppm vào bình định mức 25ml, thêm nước cất hai lần vào cho đến vạch<br />
định mức rồi lắc trộn đều dung dịch, sau đó chuyển dung dịch từ bình định mức vào bình chứa<br />
mẫu của máy đo điện hóa. Nhúng hệ điện cực vào dung dịch đo. Tiến hành các phép ghi đo trong<br />
các điều kiện như đã trình bày trong mục 2.2.<br />
Các lần đo tiếp theo mỗi lần thêm 0,1ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch khảo sát, rồi<br />
tiến hành phép đo như trên.<br />
Kết quả khảo sát được thể hiện trên hình 1.Từ các giá trị Ip thu được, chúng tôi xây dựng<br />
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ HCl.<br />
<br />
Hình 1. Phổ đồ von - ampe hòa tan anot của Cd(II),<br />
Pb(II) và Cu (II) trong nền HCl<br />
trong khoảng nồng độ axit HCl từ 0 đến 3,2.10-3M<br />
<br />
Hình 2. Sự phụ thuộc của Ip vào nồng độ<br />
của HCl<br />
<br />
Dựa vào kết quả thu được ở hình 1 và hình 2, chúng tôi nhận thấy: theo chiều tăng của<br />
nồng độ HCl, chiều cao pic (Ip) tăng dần. Khi nồng độ của HCl bằng 2,0.10-3M, chiều cao pic<br />
của Cd(II), Cu(II), và Pb(II) đạt giá trị lớn nhất. Với các nồng độ của HCl lớn hơn 2,0.10-3M,<br />
chiều cao pic của Cd(II), Cu(II), và Pb(II) giảm dần. Chính vì vậy, chúng tôi chọn giá trị nồng độ<br />
HCl thích hợp nhất cho việc ghi đo dòng von - ampe hòa tan là 2,0.10-3M.<br />
3.3. Ảnh hưởng của Oxi hòa tan<br />
Việc chuẩn bị dung dịch nghiên cứu và các điều kiện ghi đo tương tự như đã trình bày<br />
trong mục 2.2. Trước lần đo thứ nhất không sục đuổi khí Oxi, trước mỗi lần đo tiếp theo tiến<br />
hành sục đuổi khí Oxi trong 60, 120 và 240s. Kết quả khảo sát thể hiện trên hình 3.<br />
Dựa vào kết quả thu được ở hình 3, chúng tôi nhận thấy: trong trường hợp không sục<br />
đuổi khí Oxi thì chân pic lệch cao hơn đặc biệt là pic của Cu(II). Sau khi sục đuổi Oxi trong thời<br />
gian 60s, pic hình thành cân đối, chân pic thấp hơn và không khác nhiều so với trường hợp sục<br />
<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Toán, Thống kê – KH tự nhiên –KH máy tính<br />
<br />
đuổi Oxi trong thời gian 120s và 240s. Vì vậy, để thuận lợi cho phép phân tích chúng tôi chọn<br />
thời gian sục đuổi Oxi là 60s trước mỗi lần ghi đo.<br />
<br />
Hình 3. Phổ đồ von - ampe hòa tan anot của Cd(II), Pb(II) và Cu(II)<br />
trong điều kiện có và không sục đuổi Oxi<br />
<br />
3.4. Ảnh hưởng của thế điện phân làm giàu ( Edep)<br />
Kết quả xác định I p khi thay đổi Thế điện phân làm giàu E dep từ -1,2(V) đến -0,7(V) với<br />
thời gian điện phân 120s được trình bày ở hình 4.<br />
Nhìn chung theo chiều giảm dần của<br />
Edep chiều cao pic Ip của Cd(II), Cu(II), và<br />
Pb(II) tăng dần. Khi thế điện phân bằng 1,0V thì chiều cao pic của chúng đạt giá trị<br />
lớn nhất. Mặt khác, khi E dep quá âm thì<br />
nhiều ion kim loại khác trong dung dịch<br />
cũng có thể bị khử, gây cản trở cho phép<br />
xác định. Chính vì vậy, để thuận lợi cho các<br />
phép phân tích tiếp theo, chúng tôi chọn thế Hình 4. Sự phụ thuộc I vào thế điện phân làm giàu<br />
p<br />
điện phân làm giàu tối ưu nhất là -1,0V.<br />
3.5. Ảnh hưởng của thời gian điện phân làm giàu (tdep)<br />
Các điều kiện ghi đo, cách ghi đo được tiến hành như phần 2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng<br />
của thời gian điện phân làm giàu đến cường độ dòng đỉnh hoà tan Ip được thể hiện trên hình 5.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy, khi tăng<br />
tdep thì cường độ dòng đỉnh hòa tan ( Ip) của<br />
Cd(II), Cu(II), và Pb(II) cũng tăng, song để<br />
tiết kiệm thời gian phân tích mà vẫn đảm<br />
bảo độ chính xác của phép đo, chúng tôi<br />
chọn tdep là 120s. Khi phân tích mẫu có<br />
nồng độ Cd(II), Cu(II), và Pb(II) nhỏ, có<br />
Hình 5. Sự phụ thuộc Ip vào thời gian điện phân<br />
thể tăng tdep để giảm giới hạn phát hiện.<br />
làm giàu<br />
<br />
3.6. Khoảng tuyến tính và giới hạn phát hiện<br />
Với thời gian điện phân làm giàu là 120s, các điều kiện phân tích khác giống như trong<br />
phần 2.2, kết quả khảo sát cho thấy, trong khoảng nồng độ Cd(II), Cu(II), và Pb(II) từ 0 đến 1.108<br />
M Ip phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ Cd(II), Cu(II), và Pb(II). Giới hạn phát hiện của phương<br />
<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Toán, Thống kê – KH tự nhiên –KH máy tính<br />
<br />
pháp theo quy tắc 3 là 2,43.10-10(M) (đối với Cd(II)); 2,06.10-10(M) (đối với Pb(II)) và<br />
1,54.10-10(M) (đối với Cu(II)).<br />
3.7. Đánh giá độ chính xác của phép đo<br />
Để đánh giá độ chính xác của phép đo chúng tôi tiến hành phân tích với các mẫu được<br />
pha từ mẫu chuẩn của Merck ở nồng độ 3 g / l (đối với Cd(II)) và 6 g / l ( đối với Pb(II) và<br />
Cu(II)). Mẫu được xác định theo phương pháp thêm chuẩn, và tính toán theo sai số tương đối.<br />
Kết quả phân tích cho thấy, sai số tương đối đối với Cd(II) là 11,40%; đối với Pb(II) là 16,65%<br />
và vơí Cu(II) là 16,88%.Với nồng độ rất nhỏ, cỡ g / l thì sai số như trên là hoàn toàn có thể<br />
chấp nhận được.Vậy có thể kết luận rằng, phương pháp có độ chính xác tốt.<br />
3.8. Áp dụng phân tích mẫu thực<br />
Trên cơ sở các điều kiện tối ưu đã chọn và quy trình phân tích đã xây dựng được, chúng<br />
tôi tiến hành áp dụng phân tích với một số mẫu nước tự nhiên khu vực thành phố Thái Nguyên.<br />
Các mẫu nước phân tích được đựng trong các bình Polyetylen có nút đậy chắc và kín. Trước khi<br />
lấy mẫu bình được rửa sạch, tráng lại bằng nước cất hai lần sau đó tráng lại bằng chính nước cần<br />
lấy phân tích, nhằm để mẫu trước khi cần lấy phân tích giữ nguyên trạng thái ban đầu của nó.<br />
Các mẫu nước trước khi phân tích đều được lọc qua màng siêu lọc teflon có kích thước lỗ<br />
0,45 m để loại các chất bẩn đồng thời phân tích mẫu sau khi chiếu bức xạ UV để phân hủy các<br />
hợp chất hữu cơ.<br />
Mẫu và các vị trí lấy mẫu được thể hiện ở bảng sau:<br />
Bảng 1. Vị trí lấy mẫu và vùng lấy mẫu<br />
Mẫu và kí hiệu mẫu<br />
Nước giếng đào (M1)<br />
Nước sông Cầu khu vực nhà<br />
máy Giấy(M2)<br />
Nước bề mặt sông cầu(M3)<br />
<br />
Vị trí lấy mẫu<br />
Thời gian lấy mẫu<br />
Phường Quang Trung - TP TN. Độ sâu 7m so với mặt đất. 04/2008<br />
Phường Quan Triều - TP TN. Cách bờ 100m, độ sâu 2m.<br />
04/2008<br />
Khu vực cầu Gia Bảy- TP TN. Cách bờ 20m, lấy trên bề mặt.<br />
<br />
05/2008<br />
<br />
Số lần lặp lại là 3 lần đối với mỗi<br />
mẫu phân tích. Kết quả phân tích được chỉ<br />
ra trên hình 6 và bảng 2.<br />
Phổ đồ von - ampe hòa tan anot<br />
của Cd(II), Pb(II) và Cu(II) trong các mẫu<br />
M1và M3 có dạng tương tự.<br />
Hình 6. Phổ đồ von -ampe hoà tan anot của Cd(II),<br />
Pb(II) và Cu(II) trong mẫu M2<br />
Bảng 2. Kết quả xác định Cd(II), Cu(II), và Pb(II trong một số mẫu nước<br />
Mẫu<br />
M1<br />
M2<br />
M3<br />
<br />
Cd(II)( g/l)<br />
1,74<br />
1,64<br />
0,36<br />
<br />
Pb(II )( g/l)<br />
3,55<br />
17,80<br />
7,90<br />
<br />
Cu(II) ( g/l)<br />
1,65<br />
9,70<br />
7,10<br />
<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009<br />
<br />
Toán, Thống kê – KH tự nhiên –KH máy tính<br />
<br />
Qua các kết quả phân tích, nhận thấy các mẫu nước phân tích đều nhiễm các ion kim loại<br />
nặng Cd(II), Pb(II) và Cu(II). Tuy nhiên, hàm lượng các ion kim loại này trong đa số các mẫu<br />
trên đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nướcViệt nam 2004.<br />
4. Kết luận<br />
- Đã khảo sát được các điều kiện tối ưu cho phép xác định đồng thời hàm lượng vết<br />
Cd(II), Cu(II), và Pb(II).<br />
- Đã xác định đồng thời hàm lượng vết Cd(II), Cu(II), và Pb(II) trong mẫu chuẩn đã được<br />
cấp chứng chỉ của Merck.Qua đánh giá độ chính xác của kết quả phân tích mẫu chuẩn cho thấy,<br />
sai số tương đối là: 11,4% đối với Cd(II) với nồng độ 3ppb; 16,65% đối với Pb(II) với nồng độ<br />
6ppb; 16,88% đối với Cu(II), với nồng độ 6ppb, độ lặp lại của phép đo tốt và xác định giới hạn<br />
phát hiện của phương pháp: 2,43.10-10M đối với Cd(II) ; 2,06.10-10M đối với Pb(II) ; 1,54.10-10M<br />
đối với Cu(II).<br />
- Đã áp dụng quy trình phân tích xác định đồng thời hàm lượng vết Cd(II), Cu(II), và<br />
Pb(II) vào phân tích một số mẫu nước thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên cho kết quả có độ<br />
lặp lại khá tốt. Các mẫu nước tuy có nhiễm các ion kim loại nặng Cd (II), Pb (II), Cu (II) nhưng<br />
không quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước VN 2004<br />
Summary<br />
Differential pulse anodic stripping volammetry (DP-ASV) using hanging mercury drop<br />
electrode was applied for determination of catmi, lead and copper in natural water. Under<br />
suitable condition, the DA-SV has high recovery and low detection limit( 1,43.10 -10M2,54.1010<br />
M) for three metals. The method has been sucessfuly applied for the determination of Cd(II),<br />
Pb(II) and Cu(II) in real natural water samples of THAI NGUYEN City with satisfactory results.<br />
Almost all samples analyzed had the concentrations of three metals in permitting limit.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Trịnh Xuân Giản, Bùi Đức Hưng, Lê Đức Liêm (2003), “Xác định Đồng (Cu), Chì (Pb),<br />
Cadimi(Cd), Kẽm (Zn) trong nước biển bằng phương pháp von – ampe hoà tan xung vi phân”, Tạp chí<br />
Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, T8,tr: 40-43.<br />
[2]. Hoàng Trọng Sĩ, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Hải Phong (2005), “Phương pháp von- ampe hòa<br />
tan anốt xác định đồng thời Cu (II), Pb(II) và Zn (II) trong nước tiểu công nhân đúc đồng phường đúc<br />
Huế” - Hội nghị Khoa học Phân tích Hóa, Lý và Sinh học Việt nam lần thứ hai, tr: 209- 214.<br />
[3]. Paulo J. S, Melson R. S(1997), Simultaneous determination of trace amounts of zinc, lead<br />
and copper in rum by anodic stripping volammetry, Talanta, 44, pp: 185-188.<br />
[4]. Eric P. Achterberg, Chalotter Braungardt (1999), “Stripping voltammetry for the determination<br />
of trace metal distribution in marine water”, Analytical Chimica Acta,vol. 400,pp: 381-397.<br />
[5]. Van Staden J. F., Matoetoe M. C, (2000), “Simultaneous determination of coppre, lead, cadmium and<br />
zinc using differential pulse anodic stripping volammetry in a flow system”, Analytic-al Chimica<br />
Acta,vol.411, No 1-2, pp: 201-207.<br />
<br />
5<br />
<br />