intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xác định tổ hợp phân khoáng thích hợp cho giống cà chua mới VL2004 vụ đông xuân 2008-2009 trên đất 1 vụ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đó công thức đối chứng có thời gian sinh trưởng dài hơn các công thức 1,2,3 và 4 từ 6-7 ngày. Công thức 4 cho năng suất cao nhất (đạt 35,5 tấn/ha), cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Đây cũng là công thức cho lãi thuần cao nhất, đạt 41,2 triệu đ/ha. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm này chúng tôi thấy, tổ hợp phân bón như công thức 4 thích hợp cho giống cà chua VL2004 trong vụ đông xuân trên đất một vụ tại Hữu Lũng Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xác định tổ hợp phân khoáng thích hợp cho giống cà chua mới VL2004 vụ đông xuân 2008-2009 trên đất 1 vụ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỔ HỢP PHÂN KHOÁNG THÍCH HỢP<br /> CHO GIỐNG CÀ CHUA MỚI VL2004 VỤ ĐÔNG XUÂN 2008-2009<br /> TRÊN ĐẤT 1 VỤ TẠI HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN<br /> Nguyễn Thị Mão*, Nguyễn Viết Hưng<br /> Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón thích hợp cho giống cà chua VL2004 vụ Đông Xuân<br /> 2008-2009 cho thấy, tổ hợp phân bón khác nhau không làm ảnh hƣởng đến thời gian ra hoa, đậu<br /> quả, nhƣng có ảnh hƣởng khá rõ đến thời gian sinh trƣởng và năng suất quả. Trong đó công thức<br /> đối chứng có thời gian sinh trƣởng dài hơn các công thức 1,2,3 và 4 từ 6-7 ngày. Công thức 4 cho<br /> năng suất cao nhất (đạt 35,5 tấn/ha), cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Đây cũng là công thức<br /> cho lãi thuần cao nhất, đạt 41,2 triệu đ/ha. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm này chúng tôi thấy, tổ<br /> hợp phân bón nhƣ công thức 4 thích hợp cho giống cà chua VL2004 trong vụ đông xuân trên đất<br /> một vụ tại Hữu Lũng Lạng Sơn.<br /> Từ khóa: Cà chua, Năng suất, Lạng Sơn, Thời gian sinh trưởng, Phân bón<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đối với cây cà chua, để đạt năng suất cao đòi<br /> hỏi phải đảm bảo cân bằng chất dinh dƣỡng,<br /> vì vậy việc xác định lƣợng phân bón cân đối,<br /> thích hợp cho từng giống là điều rất cần thiết,<br /> góp phần nâng cao hiệu quả của phân bón<br /> cũng nhƣ năng suất và chất lƣợng quả [7].<br /> Lƣợng phân bón hợp lý sẽ thúc đẩy khả năng<br /> sinh trƣởng, phát triển tốt, tăng khả năng<br /> chống chịu bệnh của cây, tăng khả năng ra hoa,<br /> tạo quả nhiều, tiềm năng cho năng suất lớn<br /> v.v [2],[3]. Qua kết quả khảo nghiệm 4 vụ tại<br /> Thái Nguyên, giống cà chua VL2004 đã thể<br /> hiện những đặc điểm nổi trội và đƣợc xác<br /> định là giống triển vọng [4]. Trên cơ sở đó,<br /> căn cứ vào điều kiện từng địa phƣơng, đặc<br /> điểm của giống để xác định lƣợng phân bón<br /> phù hợp nhất tạo điều kiện cho cà chua sinh<br /> trƣởng phát triển thuận lợi và cho năng suất<br /> cao. Để góp phần hoàn thiện quy trình kỹ<br /> thuật cho giống cà chua triển vọng (VL2004)<br /> trên đất một vụ tại Hữu Lũng, Lạng Sơn, bài<br /> viết này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt kết<br /> quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân<br /> khoáng đến sinh trƣởng và phát triển của<br /> giống cà chua VL2004 vụ đông xuân 20082009 tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.<br /> NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> - Theo dõi ảnh hƣởng của các tổ hợp phân<br /> bón đến các giai đoạn sinh trƣởng phát triển,<br /> khả năng chống chịu và năng suất quả của<br /> giống cà chua VL2004<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thí nghiệm gồm 5 công thức đƣợc trồng theo<br /> khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD), với 3 lần<br /> nhắc lại.<br /> - Diện tích 1 ô thí nghiệm: 1,2m x 8,4m = 0,08m2<br /> (không kể rãnh).<br /> * Nền: 25 tấn phân chuồng hoại mục + 800<br /> kg vôi bột<br /> CT1: Nền+120kg N+80kg P205+120kg K20<br /> CT2: Nền+120kg N+80kg P205+150kg K20<br /> CT3: Nền+120kg N+100kg P205+120kg K20<br /> CT4: Nền+120kg N+100kg P205+150kg K20<br /> - Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi tuân<br /> theo Tiêu chuẩn 10TCN 219-2006: Giống cà<br /> chua - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác<br /> và giá trị sử dụng [1].<br /> - Chỉ tiêu về sâu bệnh hại đƣợc thực hiện theo<br /> phƣơng pháp hiện hành của Viện BVTV [6].<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của<br /> giống cà chua VL2004 vụ đông xuân 2008 2009 tại Lạng Sơn<br /> <br /> Tel:0912710771<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 84<br /> <br /> Nguyễn Thị Mão và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Trong vụ Đông xuân 2008 - 2009, kết quả<br /> theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển<br /> của giống cà chua VL2004 ở các tổ hợp phân<br /> khoáng khác nhau đƣợc thể hiện ở Bảng 1.<br /> Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả và bắt<br /> đầu thu hoạch giữa các công thức có sự khác<br /> nhau nhƣng không đáng kể, chỉ chênh lệch 13 ngày. Công thức 3 và 4 ra hoa và đậu quả<br /> sớm hơn 3 công thức còn lại từ 1 -3 ngày.<br /> Tuy nhiên, thời gian từ trồng đến kết thúc thu<br /> hoạch của giống VL2004 có sự chênh lệch<br /> nhau khá rõ. Cụ thể ở các công thức 1,2,3 và<br /> 4 có thời gian kết thúc thu hoạch ngắn hơn<br /> đối chứng từ 6-7 ngày. Chứng tỏ ở công thức<br /> có lƣợng đạm cao hơn đối chứng đã kéo dài<br /> thời gian chín của quả, do vậy mà thời gian<br /> thu hoạch kéo dài hơn. Kết quả này có liên<br /> quan đến tổng thời gian sinh trƣởng (TGST)<br /> của giống. Trong thí nghiệm này, thời gian từ<br /> gieo đến trồng của giống VL2004 ở các công<br /> thức là nhƣ nhau (34 ngày). Vì vậy, công thức<br /> nào có ngày kết thúc thu hoạch sớm hơn thì có<br /> TGST ngắn hơn và ngƣợc lại. Cụ thể là các<br /> công thức 1,2,3 và 4 có TGST tƣơng đƣơng<br /> nhau và ngắn hơn đối chứng từ 6 đến 7 ngày.<br /> Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến<br /> tình hình sâu bệnh hại của giống VL2004<br /> trong vụ ĐX 2008-2009 tại Lạng Sơn<br /> Kết quả bảng 2 cho thấy, sâu ăn lá và sâu đục<br /> quả gây hại giống cà chua VL2004 trên tất cả<br /> các công thức. Tỷ lệ hại dao động từ 6,509,40% do sâu ăn lá và từ 11,43-15,20 đối với<br /> sâu đục quả, trong đó nặng nhất là công thức<br /> đối chứng từ 9,40-15,20%. Bệnh héo rũ xuất<br /> hiện và gây hại trong cả vụ ĐX 2008-2009,<br /> tuy nhiên tỷ lệ bệnh không cao, biến động từ<br /> 3,83-8,75%, trong đó nặng nhất vẫn là công<br /> thức đối chứng 8,75%. Điều đó là do công<br /> thức đối chứng đƣợc sử dụng lƣợng phân đạm<br /> cao hơn các công thức còn lại, nên đã làm ảnh<br /> hƣởng đến khả năng chống bệnh của giống cà<br /> chua VL2004.<br /> <br /> 72(10): 84 - 87<br /> <br /> Qua bảng 2 cho thấy tỷ lệ bệnh của cà chua<br /> VL2004 đƣợc bón nhƣ công thức 2 và 4 đều<br /> thấp hơn so với các công thức khác, đây là 2<br /> công thức có lƣợng phân kali cao hơn nên đã<br /> giúp cây có khả năng chống chịu bệnh cao<br /> hơn. Tỷ lệ bệnh cao nhất vẫn là công thức đối<br /> chứng 8,75%.<br /> Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến<br /> một số chỉ tiêu năng suất của giống VL2004<br /> trong vụ ĐX 2008-2009 tại Lạng Sơn<br /> Số liệu Bảng 3 cho thấy, các tổ hợp phân bón<br /> khác nhau không ảnh hƣởng đến số quả trên<br /> cây của giống cà chua VL2004, nhƣng có ảnh<br /> hƣởng khá rõ đến khối lƣợng trung bình trên<br /> quả. Khối lƣợng trung bình trên quả của cà<br /> chua VL2004 đƣợc bón nhƣ công thức 1 thấp<br /> nhất nên chƣa đảm bảo dinh dƣỡng cho cây<br /> sinh trƣởng phát triển và tạo quả, vì vậy<br /> KLTB/quả đạt thấp nhất (59,4g/quả), thấp<br /> hơn đối cứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Đó<br /> chính là nguyên nhân làm giảm năng suất của<br /> cà chua. Bón đủ và cân đối các loại phân<br /> khoáng đã làm tăng năng suất của cà chua thí<br /> nghiệm. Số liệu bảng 3 cho thấy, cà chua<br /> đƣợc bón với liều lƣợng NPK nhƣ công thức<br /> 4 (120:100:150 kg) cho năng suất cao nhất<br /> (35,5 tấn/ha), cao hơn công thức 1 và đối<br /> chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức<br /> 2 và 3 mặc dù có NSTT sai khác không có ý<br /> nghĩa thống kê so với với công thức 4 nhƣng<br /> có xu hƣớng thấp hơn.<br /> Nhìn chung, trồng cà chua cho lãi thuần khá<br /> cao, song chênh lệch nhau về năng suất nên<br /> lãi thuần có sự dao động khá lớn (từ 5,7-41,2<br /> triệu đ/ha). Trong đó giống cà chua VL2004<br /> đƣợc bón phân nhƣ công thức 4 cho lãi thuần<br /> cao nhất (đạt 41,2 triệu đ/ha), thấp nhất là<br /> công thức 1. Nhƣ vậy, bón phân với lƣợng 25<br /> tấn phân chuồng hoai mục + 800 kg vôi bột +<br /> 120 kg N + 100 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha cho<br /> giống cà chua VL2004 đem lại năng suất và<br /> hiệu quả kinh tế cao nhất.<br /> <br /> Bảng 1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của giống cà chua VL2004 ở các tổ hợp NPK khác nhau<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 85<br /> <br /> Nguyễn Thị Mão và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 72(10): 84 - 87<br /> <br /> Thời gian từ trồng đến..... (ngày)<br /> Công thức<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5 (đ/c)<br /> <br /> Ra hoa<br /> <br /> Đậu quả<br /> <br /> 39<br /> 39<br /> 38<br /> 38<br /> 39<br /> <br /> 48<br /> 48<br /> 47<br /> 47<br /> 49<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Ngày thu quả<br /> đợt 1<br /> 84<br /> 83<br /> 83<br /> 82<br /> 85<br /> <br /> Ngày kết thúc<br /> thu hoạch<br /> 97<br /> 96<br /> 97<br /> 96<br /> 103<br /> <br /> Thời gian sinh<br /> trưởng(2)<br /> 131<br /> 130<br /> 131<br /> 130<br /> 137<br /> <br /> Bảng 2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại đối với giống cà chua VL2004<br /> trong vụ ĐX 2008-2009<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sâu ăn lá TLH<br /> (%)<br /> 7,63<br /> <br /> Sâu đục quả TLH<br /> (%)<br /> 12,65<br /> <br /> Héo rũ TLB<br /> (%)<br /> 6,38<br /> <br /> 2<br /> <br /> 7,33<br /> <br /> 11,67<br /> <br /> 4,26<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7,35<br /> <br /> 12,06<br /> <br /> 5,67<br /> <br /> 4<br /> <br /> 6,50<br /> <br /> 11,43<br /> <br /> 3,83<br /> <br /> 5 (đ/c)<br /> <br /> 9,40<br /> <br /> 15,20<br /> <br /> 8,75<br /> <br /> Công thức<br /> <br /> Bảng 3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và lãi thuần giống<br /> cà chua VL2004 trong vụ ĐX 2008-2009<br /> Chỉ tiêu<br /> Công thức<br /> <br /> Số quả TB/cây<br /> (quả)<br /> <br /> KLTB/quả<br /> (g)<br /> <br /> Năng suất thực thu<br /> (tấn/ha)<br /> <br /> Lãi thuần<br /> (triệu đ/ha)<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5 (đ/c)<br /> Cv(%)<br /> LSD 0,05<br /> <br /> 13,5ns<br /> 13,2ns<br /> 13,8ns<br /> 14,5ns<br /> 13,7<br /> 6,1<br /> 1,66<br /> <br /> 59,4*<br /> 72,0ns<br /> 73,2ns<br /> 76,6ns<br /> 74,1<br /> 9,2<br /> 13,02<br /> <br /> 23,3*<br /> 29,1ns<br /> 28,4ns<br /> 35,5*<br /> 31,2<br /> 6,2<br /> 3,68<br /> <br /> 5,7<br /> 22,4<br /> 29,0<br /> 41,2<br /> 30.1<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 86<br /> <br /> Nguyễn Thị Mão và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 72(10): 84 - 87<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> Kết luận<br /> -Tổ hợp phân bón với lƣợng đạm cao hơn nhƣ công thức đối chứng đã kéo dài thời gian chín của giống VL2004 so<br /> với các công thức còn lại từ 6-7 ngày.<br /> - Năng suất thực thu cao nhất là công thức 4 đạt 35,5 tấn/ha, cao hơn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.<br /> - Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất là công thức 4, với lãi thuần 41,2 triệu đ/ha.<br /> Đề nghị<br /> Có thể giới thiệu tổ hợp phân bón nhƣ công thức 4 áp dụng cho giống VL2004 để sản xuất trên đất một vụ tại huyện<br /> Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ NN&PTNT (2006), “Qui phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua”, Quy phạm<br /> khảo nghiệm giống cây trồng, tr. 1-9.<br /> [2]. Tạ Thu Cúc (2006), Kỹ thuật trồng cà chua, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-19.<br /> [3]. Cục Trồng Trọt (2008), Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phân bón cho một số hoa màu [online], available, URL:<br /> http://www.cuctrongtrot.gov.vn<br /> [4]. Nguyễn Thị Mão, Trần Khắc Thi, Dƣơng Thị Nguyên (2007) “ Kết quả khảo nghiệm tập đoàn giống cà chua<br /> tại Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số (17), Hà Nội, tr.21-26.<br /> [5]. Viện Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT (2000), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 3, Nxb Nông<br /> nghiệp, tr. 19 & 56-62.<br /> [6]. Kuo C.G; Opena R.T. and chen. J.T. (1998), Guider for Tomato production in the tropics, and subtropios.<br /> Asian Vegetable Research and Development center, un published technical Bulletin, pp.73.<br /> <br /> SUMMARY<br /> RESEARCH ON DETERMINING THE SUITABLE COMBINATIONAL FERTILIZER<br /> FOR A NEW TOMATO VL2004 VARIETY IN THE SPRING – WINTER SEASON OF<br /> 2008-2009 AT HUU LUNG DISTRICT, LANG SON PROVINCE<br /> Nguyen Thi Mao, Nguyen Viet Hung<br /> College of Agriculture and Forestry - TNU<br /> <br /> A new variety of tomato VL2004 was growed at Huu Lung Lang Son to identify the suitable fertilizer for a<br /> higher productivity. All most of the 5 different combinational fertilizers had the effect on the growing time<br /> and yield of VL2004 variety. In this trial, the control had growing time longer than that of the treatments 1,<br /> 2,3 and 4 about 6 to 7 days. The treatment 4 gave the highest yield compare with the control and the other<br /> remain treatments which about 35,5 tons/ha. This treatment also gave the highest income which about 41,2<br /> million VND per ha. So that, base on this trial as we can see the combinational fertilizer as treatment 4 to<br /> apply for growing tomato VL2004 variety was suitable in one crop cultivation areas in Huu Lung district,<br /> Lang Son province.<br /> Keywords: Tomato, Yield, LangSon, growing time, fertilizer<br /> Các chữ viết tắt:<br /> - RCBD: Randomized complete Block Design<br /> - VCU: Value of Cultivation and Use<br /> - TCN: Tiêu chuẩn Ngành<br /> - NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> - BVTV: Viện Bảo vệ Thực vật<br /> - ĐX: Đông Xuân<br /> - XH: Xuân Hè<br /> <br /> <br /> Tel:0912710771<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 87<br /> <br /> Nguyễn Thị Mão và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 72(10): 84 - 87<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> | 88<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2