intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Nhan Chiến Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng" thực hiện đánh giá hiện trạng sản xuất và xử lý bã thải tại làng nghề nước mắm Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải và ưu nhược điểm của các biện pháp, nhận diện được các yếu tố gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm, nhận diện được khả năng tận dụng làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ từ bã thải. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng

  1. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 129 6(55) (2022) 129-140 Nghiên cứu xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, thành phố Đà Nẵng Study on treatment of waste residue from fish sauce production in Nam O fish sauce craft village in Da Nang to make organic fertilizer for plants Nguyễn Đức Huỳnha, Nguyễn Thị Thu Hằnga, Trần Xuân Vũb,c* Nguyen Duc Huynha, Nguyen Thi Thu Hangb, Tran Xuan Vub,c* Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, a Việt Nam a Danang Energy Conservation and Technology consultant Center (DECC) - Danang Department of Science and Technology, Vietnam b Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam b Institute of Research and Development, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam c Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam c Faculty of Environment and Natural Science, Duy Tan University, Danang, 550000, Vietnam (Ngày nhận bài: 02/11/2022, ngày phản biện xong: 17/11/2022, ngày chấp nhận đăng: 30/11/2022) Tóm tắt Nghiên cứu này thực hiện đánh giá hiện trạng sản xuất và xử lý bã thải tại làng nghề nước mắm Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thải và ưu nhược điểm của các biện pháp, nhận diện được các yếu tố gây ô nhiễm và mức độ ô nhiễm, nhận diện được khả năng tận dụng làm nguyên liệu để ủ phân hữu cơ từ bã thải. Thực nghiệm ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường so sánh sản phẩm ủ với Tiêu chuẩn ngành 10TCN 526:2002/BNNPTNT, từ đó đưa ra được quy trình ủ bã thải mắm làm phân bón hữu cơ phù hợp với thực tế. Tính toán khái toán về chi phí đầu tư và lợi ích dự kiến mang lại để chuyển giao cho các hộ gia đình có nhu cầu. Từ khóa: Bã thải làm mắm; ủ bã thải; phân bón hữu cơ. Abstract This study has shown the current production and waste treatment status in Nam O fish sauce craft village, Hoa Hiep Nam ward, Lien Chieu district, Da Nang city. The study also evaluated the effectiveness of waste treatment methods and the advantages and disadvantages of the methods, identifying olluting factors and pollution levels. Waste residue from fish sauce production is experimentally incubated in the laboratory and in the field to create organic fertilizer. Organic fertilizer after experiment is compared with Standard 10TCN 526:2002/BNNPTNT of the Ministry of Agriculture and Rural Development. Since then, the process of composting fish waste residue to make organic fertilizer has been given by reality. Calculating investment costs and expected benefits from composting from fish sauce production waste, transfer this organic fertilizer production technology to households with demand. Keywords: Waste to make fish sauce; composting waste; organic fertilizer. * Corresponding Author: Trần Xuân Vũ; Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam; Khoa Môi trường và Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, Việt Nam. Email: tranxuanvuvn@yahoo.com
  2. 130 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 1. Đặt vấn đề mắm còn có độ ẩm cao phù hợp cho quá trình ủ sinh học vì vậy cần tìm kiếm giải pháp nâng pH Làng Nam Ô nằm ngay dưới chân đèo Hải và khử muối và phối trộn thêm các thành phần Vân, bên cửa sông Cu Đê thuộc phường Hòa khác để đảm bảo yêu cầu cho quá trình ủ sinh Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà học. Sản phẩm sau quá trình xử lý có thể xem Nẵng, được biết đến với làng nghề truyền thống xét sử dụng bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cho nước mắm lâu đời. cây trồng. Từ thực tế đó, nghiên cứu này thực Theo Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm hiện xử lý bã thải mắm làm phân bón hữu cơ Nam Ô gắn liền với phát triển du lịch thành cho cây trồng tại Làng nghề nước mắm Nam Ô, phố Đà Nẵng” [1], Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng”, nhằm góp phần tái sử thành phố hướng dẫn, hỗ trợ các hộ gia đình, cơ dụng lượng lớn bã mắm thay vì thải bỏ như sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trong hiện tại, hướng đến phát triển sản xuất kinh việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ doanh theo hướng bền vững, phát triển thương thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hiệu, nhãn hàng nước mắm Nam Ô. sản phẩm. 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp Ngày 30/12/2020 Sở Khoa học và Công nghiên cứu nghệ Đà Nẵng ban hành kế hoạch số 47/KH- SKHCN, về phát triển nhãn hiệu tập thể nước 2.1. Đối tượng nghiên cứu mắm Nam Ô, trong đó giao Trung tâm Tiết Bã mắm từ quá trình sản xuất nước mắm, kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công phương pháp ủ thành phân bón. nghệ Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu 2.2. Phạm vi nghiên cứu xử lý bã thải mắm tại Làng nghề nước mắm Nam Ô”. Qua khảo sát thực tế hoạt động tại - Hoạt động sản xuất nước mắm từ các hộ làng nghề sản sản xuất nước mắm Nam Ô cho gia đình Làng nghề Nam Ô. thấy trung bình mỗi năm làng nghề sản xuất ra - Mô hình thí nghiệm quá trình ủ bã mắm khoảng 100.000 lít nước mắm tương đương tại phòng thí nghiệm và hiện trường lượng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản 2.3. Đối tượng khảo sát xuất khoảng 200 tấn cá cơm Than, lượng bã mắm phát sinh sau sản xuất chiếm khoảng 30- Quá trình phát sinh, xử lý chất thải (bã mắm) 40% sản lượng cá đầu vào tương đương khoảng và các vấn đề môi trường phát sinh tại các hộ 60 - 80 tấn. Theo thực tế, lượng bã một phần sản xuất nước mắm tại làng nghề Nam Ô. được bán, một phần đem chôn trên bãi biển 2.4. Nội dung nghiên cứu hoặc đổ cùng rác thải sinh hoạt… nên gây ảnh hưởng đến môi trường, suy giảm chất lượng Nội dung 1: Thu thập thông tin, tài liệu; điều đất, chất lượng nước và ảnh hưởng đến sức tra, khảo sát các cơ sở sản xuất khỏe con người. Bã mắm có hàm lượng đạm - Điều tra, khảo sát 30 cơ sở sản xuất nước còn tương đối cao có thể làm nguyên liệu cho mắm tại làng nghề nước mắm Nam Ô để đánh các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản. giá hiện trạng hiện trạng phát sinh và thực tế xử Tuy nhiên do có độ mặn cao, khối lượng phân lý bã mắm: nắm được số lượng, thời gian phát bố không đều thời gian trong năm (phụ thuộc sinh, địa điểm và cách thức lưu trữ, các biện vào thời gian ủ và lọc nước mắm) nên các đơn pháp xử lý thải bỏ đang áp dụng. vị sản xuất khó bao tiêu thu mua. Ngoài ra bã
  3. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 131 - Xác định tính chất và thành phần bã thải tại tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có 03 hộ sản xuất. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí. pH, Độ tro, Độ ẩm, N, P, Độ muối. Mẫu được Chúng thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 công nghệ Đà Nẵng. loài khác) (1 lít + nước sạch pha thành 5 lít) Nội dung 2: Nghiên cứu mô hình ủ phân hữu cơ - Thực hiện mô hình vật lý tại phòng thí từ bã thải mắm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm theo chế độ gián đoạn vận hành trong nghiệm thực tế thời gian 60 ngày. Mô hình được thực hiện trong khay xốp. Tổ chức nghiên cứu lựa chọn quá trình ủ sinh học bã thải phù hợp, gồm 2 bước: + Khay 1 (MH1): 2kg bã mắm, 300g vôi bột, 1000ml dung dịch phân hủy kỵ khí đã lên men. Bước 1. Thực nghiệm phối trộn các tỉ lệ nguyên liệu phụ trợ và bã thải trong phòng thí + Khay 2 (MH2): 2kg bã mắm, 100g vôi bột, nghiệm: 500ml dung dịch phân hủy kỵ khí đã lên men. - Nguyên liệu: bã thải từ quá trình sản xuất + Khay 3 (MH3): 2kg bã mắm, 200g vôi bột, nước mắm đã có các thông số cơ bản từ quá 750ml dung dịch phân hủy kỵ khí đã lên men. trình điều tra khảo sát. Thành phần trong các khay trên được trộn - Nguyên liệu phụ trợ: men thủy phân cá đều trong môi trường kỵ khí (bịt kín khay) BIO CENTURI, rỉ đường Enzym phân hủy hiếu trong 25 ngày (phần nước rỉ đáy trong các khay khí EM1[2], vôi được mua về bảo quản tại được thí nghiệm xả sau khi ủ 10), ngày thứ 25, phòng thí nghiệm. màng bọc của các khay được tháo, các khay được để ở chế độ tùy nghi đến ngày thứ 30, từ + Dung dịch phân hủy kỵ khí: (500g men ngày thứ 31, các khay được trộn với dung dịch thủy phân cá BIO CENTURI của Công ty hiếu khí (Chế phẩm EM-1 đã pha ở trên) để chế TNHH Công nghệ sinh học Yersin với thành độ phân hủy hiếu khí trong khoảng 30 ngày (xả phần enzymes Protease và Lipase + 1 lít mật rỉ nước rỉ hàng ngày sau khi trộn 5 ngày), (đảo đường + nước sạch pha thành 05 lít) + 01 lít trộn tần suất 2 ngày/1 lần). Enzym phân hủy hiếu khí EM1 (Effective Microorganisms do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa Lấy mẫu phân tích cho 3 giai đoạn: khi đưa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, vào ủ, sau quá trình kỵ khí và sau quá trình hiếu Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực khí. Sơ đồ quy trình ủ như sau:
  4. 132 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 Hình 1. Nguyên liệu phụ trợ và dung dịch thủy phân Hình 2. Mô hình ủ tại phòng thí nghiệm Bước 2. Thực nghiệm theo mô hình thực tế + Thùng 3(MH13): 25kg bã mắm, 0 kg mùn Từ số liệu có được từ quá trình thực nghiệm xơ dừa, 200g vôi bột, 10 lít dung dịch phân hủy mô hình trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu kỵ khí đã lên men (không trộn xơ dừa). tiến hành thực nghiệm 03 mô hình ở quy mô Các bước vận hành trong giai đoạn này thực tế, có thêm chất độn (mùn xơ dừa)[3]. Mô tương tự như mô hình phòng thí nghiệm. Tuy hình được thực hiện trong 3 thùng nhựa dung nhiên, bước này thực hiện cấp khí cưỡng bức tích 50 lít có thổi khí cưỡng bức: bằng quạt, ở chế độ kỵ khí cấp tuần hoàn bằng + Thùng 1 (MH11): 21kg bã mắm, 3 kg mùn cách hút khí ở tầng mặt thùng ủ thổi tuần hoàn xơ dừa, 3 kg vôi bột, 10 lít dung dịch phân hủy vào đáy, chạy gián đoạn 4 lần /ngày, mỗi ngày kỵ khí đã lên men (tỉ lệ 1 lần xơ dừa: 7 bã 4 lần, ở chế độ hiếu khí thì cấp khí tự nhiên mắm). bằng cách hút khí trời thổi vào đáy thùng ủ bằng máy thổi khí có lưu lượng 20 lít/phút chạy + Thùng 2 (MH12): 20kg bã mắm, 4kg mùn gián đoạn thời gian như ở chế độ kỵ khí [4]. xơ dừa, 3 kg vôi bột, 10 lít dung dịch phân hủy kỵ khí đã lên men (tỉ lệ 1 lần xơ dừa: 5 lần bã Tương tự, giai đoạn này lấy mẫu phân tích ở mắm). 03 giai đoạn: trước khi đưa vào ủ, sau quá trình kỵ khí và sau quá trình hiếu khí.
  5. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 133 Hình 3. Mô hình ủ tại hiện trường Nội dung 3: Đề xuất mô hình ủ phân hữu cơ từ chính quyền địa phương, ý kiến của người dân bã thải mắm chuyển giao quy mô hộ gia đình. trong việc sử dụng bã thải mắm làm để ủ làm - Đề xuất quy trình công nghệ xử lý bã mắm phân bón hữu cơ để phục vụ nội dung đánh giá thải làm phân bón hữu cơ cho cây trồng qui mô hiện trạng thực tế phát sinh, xử lý bã thải mắm hộ sản xuất phù hợp với thực tế. tại làng nghề. - Tính toán khái toán về chi phí đầu tư và lợi - Quá trình thực hiện khảo sát, quan sát thực ích dự kiến mang lại để chuyển giao cho các hộ tế trong vòng 15 ngày tại làng nghề nước mắm gia đình có nhu cầu. Nam Ô. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia 2.5.1. Phương pháp thống kê - Tham vấn ý kiến góp ý của 03 chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, phân bón và canh - Thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin tác nông nghiệp. Nội dung tham vấn về quy cậy như: số liệu về chủ trương, định hướng phát trình ủ chất thải hữu cơ làm phân bón, khả năng triển ngành nghề sản xuất từ Đề án "Bảo tồn áp dụng đối với bã thải mắm, một số lưu ý khi làng nghề nước mẳm Nam Ô gắn với phát triển tận dụng bã thải mắm làm phân bón hữu cơ du lịch thành phố Đà Nẵng” của UBND thành cũng như các vấn đề môi trường cần quan tâm, phố Đà Nẵng, số liệu các chính sách hỗ trợ, dự khả năng áp dụng của phân bón hữu cơ từ bã án hỗ trợ làng nghề truyền thống tại Sở Nông thải đối với cây trồng nhằm phục vụ nội dung nghiệp và Phát triển nông thôn, các chính sách thực nghiệm ủ bã thải mắm làm phân bón hữu quản lý môi trường sản xuất, số liệu hộ sản xuất cơ và đưa ra quy trình ủ bã thải mắm làm phân trên địa bàn từ hội Nông dân, UBND phường bón hữu cơ. Hòa Hiệp Nam để phục vụ nội dung đánh giá hiện trạng sản xuất nước mắm và phát sinh, xử 2.5.4. Phương pháp khảo sát, đánh giá hiện trạng lý bã thải mắm tại làng nghề nước mắm Nam - Khảo sát hiện trạng sản xuất, xử lý bã thải Ô; tài liệu nghiên cứu từ các đề tài và dự án tại làng nghề bằng cách theo dõi quá trình sản khác; tài liệu, thông tin thực tế tại đơn vị được xuất, chụp hình hiện trạng, phỏng vấn người khảo sát. dân. 2.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học - Nghiên cứu thành phần và tính chất bằng - Thu thập dữ liệu từ 30 phiếu khảo sát. Nội quá trình phân tích mẫu bã thải được lấy từ một dung phiếu khảo sát thu thập thông tin số liệu số hộ sản xuất để đánh giá khả năng áp dụng về lượng bã thải phát sinh, các phương án xử lý phương pháp ủ bã thải mắm làm phân bón hữu thực tế, chính sách về quản lý, xử lý chất thải từ cơ.
  6. 134 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 2.4.5. Phương pháp quan trắc, phân tích theo quy mô nhỏ để tạo ra các hoạt động, các chuyển Tiêu chuẩn Việt Nam biến qua đó giúp người nghiên cứu thu thập đánh giá kết quả nghiên cứu. - Sử dụng cân để xác định khối lượng, thiết bị đo nhiệt độ, thiết bị đo pH, máy phân tích 3. Kết quả và thảo luận quang phổ UV-VIS HACH dr6000, máy cất 3.1. Hiện trạng phát sinh và thực tế xử lý bã đạm UDK 139 để lấy mẫu và phân tích. mắm tại làng nghề nước mắm Nam Ô - Lấy mẫu phân tích các thành phần có trong 3.1.1. Hiện trạng phát sinhbã mắm tại làng bã mắm theo định hướng tận dụng làm phân nghề hữu cơ. Kết quả điều tra cho thấy, bã mắm được hình - Lấy mẫu phân tích các thành phần trong thành từ quá trình lọc nước mắm. Mắm từ quá quá trình thực nghiệm tại phòng thí nghiệm với trình ủ sau một thời gian khoảng 12 tháng trở các tỷ lệ phối trộn giữa nguyên liệu chính là bã lên được người dân khuấy trộn đưa lên phễu mắm với các nguyên liệu phụ trợ. lọc. Mắm được lọc truyền thống qua hai lớp - Lấy mẫu phân tích các thành phần trong vãi, nước mắm thấm qua lớp vãi và nhỏ vào quá trình ủ phân quy mô mô hình thực tế theo chậu đựng, xác mắm được giữ lại trên lớp vãi các tỉ lệ phối trộn phù hợp đã được thực nghiệm lọc. Quá trình lọc một mẽ tương đương thời tại phòng thí nghiệm và cộng thêm chất độn. gian khoảng 10-12 giờ. Xác mắm giữ lại được người dân rũ đưa qua xô đựng. Để đánh giá 2.5.6. Phương pháp mô hình thực nghiệm lượng bã mắm phát sinh, nhóm thực hiện đề tài - Thực hiện mô hình vật lý tại phòng thí đã tiến hành khảo sát tại 30/60 hộ làm nước nghiệm theo chế độ gián đoạn. mắm tại làng nghề. Số liệu khảo sát cho thấy - Thực hiện dựa trên việc mô phỏng quá lượng bã mắm phát sinh so với lượng nguyên trình thực tế bằng các mô hình thực nghiệm ở liệu đem ủ chiếm 20 - 50%. Cụ thể như sau: Hình 4. Khối lượng bã phát sinh trung bình một ngày tại các hộ gia đình 3.1.2 Tính chất và thành phần bã mắm: chỉ tiêu. Kết quả phân tích được thể hiện ở Bảng xxx. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích tổng cộng 03 mẫu bã mắm, mỗi mẫu phân tích 06
  7. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 135 Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu bã mắm khu vực nghiên cứu Thông số phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 pH 6,25 6,63 6,53 Độ ẩm 50,183 52,222 48,622 Hàm lượng muối 14,4 14,3 15,7 Độ Tro 20,5 23,7 22,4 Phot pho tổng 1,3 1,77 1,35 N tổng 1,8 1,7 1,9 Kết quả phân tích các chỉ tiêu và thành phần nguyên liệu đầu vào. Thực tế cho thấy lượng bã bã thải mắm ở Bảng 1 cho thấy: pH (6,25- thải được thu gom triệt để, do bã thải đọng lại 6,53); Độ ẩm (48,6-52,2)%; Hàm lượng muối trên vải lọc, để lọc mẻ tiếp theo người dân sẽ (14,3-15,7)%; Độ Tro (20,5-23,7)%; Phot pho cạo sạch bã và rửa lại vải lọc. tổng (1,3-1,77)%; N tổng (1,7-1,9)% Bã thải sau khi được lấy ra một số hộ sản Kết quả phân tích cho thấy, thành phần bã xuất sẽ đem bỏ vào thùng rác ngay, một số hộ mắm qua phân tích chứa Nitơ và Phốt pho. Do khác bỏ vào bao tải hoặc thùng để lưu chứa, đó có thể dùng bã mắm làm nguồn nguyên liệu thời gian lưu chứa thường từ 1-30 ngày, tùy để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau, như theo diện tích khu vực sản xuất hoặc hình thức ủ phân, sấy khô phối trộn làm thức ăn cho chăn xử lý bã thải của mỗi hộ. nuôi… Điều này sẽ giúp giảm tải việc xả thải ra Tái sử dụng: Việc tái sử dụng bã mắm vẫn môi trường, và tận dụng được nguồn nguyên có một số hộ thực hiện tuy nhiên rất ít và lượng liệu này để tạo ra các sản phẩm kinh tế. bã tái sử dụng cũng không nhiều, chủ yếu là trước đây khi Thành phố chưa cấm chăn nuôi 3.1.3. Hiện trạng thu gom và xử lý bã mắm tại trong khu vực nội thành. Hiện tại bả thải chủ làng nghề yếu được tận dụng để ép làm nước mắm 2. Thu gom và lưu chứa: Theo kết quả khảo Loại bỏ và xử lý: Bã thải sau khi lưu chứa sát, hiện nay bã thải phát sinh tại các hộ gia được người dân xử lý bằng một trong ba hình đình sản xuất nước mắm hầu hết được thu gom thức sau: Bán (26,7%), chôn lấp (20%), bỏ lưu chứa vào thùng hoặc bao, một số hộ dùng thùng rác (10%), Nhiều hình thức (cả 3 hình máy ép thủ công ép thành bánh vào cho lưu thức trên trong cùng một hộ được khảo sát). chứa vào bao tải. Như số liệu khảo sát ở trên thì lượng bã thải phát sinh chiếm 20-50% lượng Hình 5. Hiện trạng xử lý bã mắm tại các hộ gia đình
  8. 136 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 3.1.4 Chính sách từ chính quyền địa phương: trong thời điểm hiện tại chính quyền địa phương chưa có chính sách cụ thể nhằm hướng Hiện tại theo số liệu khảo sát, người dân cho dẫn người dân xử lý bã thải mắm, cũng chưa biết chính quyền địa phương chưa có chính chưa có chế tài quản lý đối việc xả bã thải ra sách, biện pháp cụ thể trong việc xử lý bã thải môi trường. Do đó việc có một quy trình xử lý mắm từ làng nghề. Các nội dung ban hành đều chất thải mắm một cách phù hợp cho địa bàn mang tính chất khuyến cáo bảo đảm vệ sinh an nghiên cứu là thực sự cần thiết. toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong khu dân cư. Bốn mươi bãy phần trăm (47%) số hộ 3.2. Đánh giá mô hình thực nghiệm ủ bã mắm được khảo sát cho biết không có khuyến cáo về trong phòng thí nghiệm và thực tế hình thức xử lý, 53% số hộ được khuyến cáo là 3.2.1 Mô hình tại phòng thí nghiệm thải chung cùng rác thải sinh hoạt. Kết quả thực nghiệm phối trộn các tỉ lệ Việc ban hành các hình thức xử phạt hoặc nguyên liệu phụ trợ và bã thải trong phòng thí nhắc nhở đối với việc chôn lấp bã mắm ra bãi nghiệm được thể hiện tại Bảng 1. Từ Bảng 1 cát hoặc xả xuống biển hiện tại chính quyền địa cho chúng ta thấy sản phẩm ủ có độ ẩm, độ phương vẫn chưa thực hiện. muối giảm nhưng còn tương đối cao. Hàm Qua kết quả khảo sát ta thấy bã thải phát lượng N, P tăng không đáng kể, nguyên nhân sinh tương đối nhiều so với lượng nguyên liệu có thể do khối ủ tương đối đồng nhất, không có đầu vào. Bã thải sau khi phát sinh chủ yếu là không gian cho vi sinh vật hoạt động, không có đưa thẳng ra môi trường, từ đó gây ảnh hưởng độ rỗng làm giảm khả năng thoát nước rỉ trong xấu đến môi trường. Điều này sẽ gây nên khối ủ. Khay ủ có trộn lượng dung dịch phân những tác động tiêu cực cho địa phương, nơi hủy kỵ khí nhiều sẽ cho sản phẩm có màu nâu được định hướng xây dựng và phát triển làng sáng hơn và mùi nhẹ hơn, độ rỗng tốt hơn. nghề truyền thống kết hợp du lịch. Tuy nhiên, Bảng 2. Thông số quá trình ủ tại phòng thí nghiệm Bắt đầu ủ Sau ủ kỵ khí Kết thúc Thông số Đơn vị MH1 MH2 MH3 MH1 MH2 MH3 MH1 MH2 MH3 pH - 6,7 6,5 6,6 6,9 6,8 6,7 7 6,8 6,7 Độ ẩm (%) 89,3 86,7 83,8 71,5 72,6 71,8 62,5 60,8 49,9 Độmuối (g/100g) 10,6 11,9 10,5 6,6 8,2 8,1 6,6 7,2 7,1 Độ tro (g/100g) 22,5 21,6 22,2 17,6 18,4 18,5 15,4 17,8 18,1 T-P (g/100g) 2,15 1,89 1,92 2,47 2,11 2,05 2,8 2,2 2,1 T-N (g/100g) 7,11 6,82 6,91 8,1 7,63 6,98 8,2 7,6 6,8 Hình 6. Đảo trộn trong quá trình ủ tùy nghi và sản phẩm ủ tại phòng thí nghiệm.
  9. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 137 3.2.2 Mô hình tại phòng hiện trường: Khác có khả năng phân hủy nhanh hơn trong phòng với mô hình tại phòng thí nghiệm, mô hình tại thí nghiệm và với mô hình không thêm chất hiện trường có sử dụng chất độn. Cụ thể, mùn độn. Thời gian phân hủy và khả năng phân hủy xơ dừa được sử dụng làm chất độn. Sản phẩm ủ của bã thải trong mô hình trên hiện trường là có màu nâu sáng, có độ tơi xốp tốt, độ ẩm thấp nhanh hơn so với bã thải trong phòng thí hơn đạt ngưỡng làm phân bón. Khối lượng các nghiệm. Hàm lượng chất dinh dưỡng của mô thùng có chất độn giảm so với tổng khối lượng hình có thêm chất độn trong sản phẩm thấp hơn đưa vào ủ lần lượt là 21kg và 20kg, riêng khối so với mô hình không có chất độn. Ngược lại, ủ không có chất độn thay đổi không đáng kể là hàm lượng muối trong bã mắm của thử nghiệm 26 kg. trên thực tế giảm nhiều về mức có thể phù hợp Kết quả thực nghiệm phối trộn các tỉ lệ với cây trồng. Bã mắm cộng với chất độn (mùn nguyên liệu phụ trợ và bã thải trong phòng thí xơ dừa, phụ phẩm nông nghiệp dễ phân hủy) có nghiệm được thể hiện tại Bảng 1. tính hút ẩm, làm thông thoáng khối ủ, làm tăng khả năng phân hủy, đồng thời làm giảm độ mặn Kết quả vận hành mô hình liên tục tại hiện tối đa cho khối ủ, kích thích sự phát triển của trường được thể hiện tại Bảng 2. Kết quả từ các vi sinh vật có lợi trong khối ủ. Bảng 2 cho thấy bã mắm sau khi thêm chất độn Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Hình 7. Sản phẩm ủ tại hiện trường Bảng 3. Thông số quá trình ủ tại hiện trường Bắt đầu ủ Sau ủ kỵ khí Kết thúc Thông số Đơn vị MH11 MH12 MH13 MH11 MH12 MH13 MH11 MH12 MH13 pH - 6,9 6,6 6,4 6,9 6,8 6,7 7 6,8 6,7 Độ ẩm (%) 86,3 84,7 90,1 78,5 74,6 85,8 32,5 30,8 76,9 Độmuối (g/100g) 10,6 10,1 10,5 6,6 4,2 7,1 1,3 1,1 2,1 Độ tro (g/100g) 22,5 23,6 22,2 23,6 25,3 22,4 21,4 22,8 20,1 T-P (g/100g) 1,85 1,94 1,92 2,22 2,41 2,18 2,3 2,2 2,6 T-N (g/100g) 2,1 2,12 1,98 2,36 2,58 2,25 2,48 2,69 2,35 Samonela - - - - - - - (-)/25g (-)/25g (-)/25g Kết quả so sánh thành phần sản phẩm ủ của thấy các chỉ tiêu cơ bản của phân hữu cơ (T-N) nghiên cứu này với với tiêu chuẩn 10TCN 526- ở mô hình ủ có chất độn đạt tiêu chuẩn 10TCN 2002 được thể hiện tại Bảng 4. Kết quả cho 526-2002, nhưng các giá trị so sánh chênh lệch
  10. 138 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 không nhiều. Ngược lại, sản phẩm phân hữu cơ nhiên giá trị ni tơ, phốt pho ở mức gần đạt, vi sinh từ mô hình không sử dụng chất độn ngoại trừ độ ẩm và độ muối. không đảm bảo theo 10TCN 526-2002, tuy Bảng 4. Bảng so sánh thành phần sản phẩm ủ với 10TCN 526-2002 Thông số sản phẩm kết thúc quá trình ủ Thông Độ chín Đường Độ ẩm Độ số (hoai) hính hạt pH Độ tro T-P T-N Samonela muối cần thiết ĐV mm - (%) (%) % % % CFU Tốt Đảm MH1 7 32,5 1,5 21,4 2,3 2,48 (-)/25g bảo Tốt Đảm MH2 6,8 29,8 1,1 22,8 2,2 2,69 (-)/25g bảo MH3 Tốt Không 6,7 76,9 2,1 20,1 2,6 2,35 (-)/25g 10TCN 6,0- Tốt
  11. N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 139 Sơ đồ quy trình ủ Bảng 5. Khái toán chi phí ủ bã mắm (với lượng nguyên liệu là 200kg) STT Loại nguyên liệu ĐVT SL ĐG TT Ghi chú 1 Bã thải kg 200 500 100.000 Miễn phí 1 phần 2 Chất độn kg 40 4.000 160.000 3 Men thủy phân Biocenturi kg 20 230.000 4.600.000 4 Mật rỉ đường Lít 20 30.000 600.000 5 Chế phẩm sinh học EM Lít 10 110.000 1.110.000 6 Nhân công công 5 300.000 1.500.000 7 Chi phí phụ khác (ni lon, ống nước) Hệ 1 200.000 200.000 8 Tổng cộng 8.270.000 Bảng 4 trình bày khái toán chi phí ủ bã có sản phẩm là 1kg phân chi phí ước tính: mắm. Theo đó, để hoàn thiện khối ủ với 200 kg 41.350 VNĐ/kg. Chi phí này đắt hơn giá một bã thải mắm chi phí ước tính là 8.270.000. Sản số loại phân hữu cơ được bán trên thị trường phẩm sau khi ủ khối luợng phân hữu cơ thu (Bảng 6). được trung bình khoảng 200 kg. Trung bình để Bảng 6. Giá một số loại phân bón hữu cơ Đơn giá trung STT Loại phân Ghi chú bình VNĐ/kg 1 Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 6.000 Bao 10kg 2 Phân hữu cơ vi sinh JORD 26.000 Dạng viên nén 3 Phân bón hữu cơ đạm cá 25.000 Dạng viên 4 Phân hữu cơ sạch Eco Clean 27.500 Gói 2 kg 5 Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm 12.000 Gói 2kg 6 Phân hữu cơ từ bã mắm 41.350
  12. 140 N.Đ.Huỳnh, N.T.T.Hằng, T.X.Vũ / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 6(55) (2022) 129-140 Quy trình ủ bã thải mắm làm phân hữu cơ đã đồng thời làm giảm độ mặn tối đa cho khối ủ, được xây dựng hoàn thiện, tuy nhiên so với một kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có số nguyên liệu khác thì việc ủ bã thải có nhiều lợi trong khối ủ. Khi so sánh với 10TCN 526- công đoạn hơn do tính chất nguyên liệu đầu 2002 các chỉ tiêu cơ bản của phân hữu cơ ở mô vào. Chi phí khi ủ bã thải tương đối lớn nếu so hình ủ có chất độn đảm đạt tiêu chuẩn. sánh về giá thành sản phẩm sau ủ từ bã thải sẽ Quy trình ủ bã thải đã được đưa ra đầy đủ lớn hơn rất nhiều so với các loại phân hữu cơ gồm bốn bước chính: chuẩn bị nguyên liệu, khác trên thị trường. Mặt khác quá trình ủ bã phối trộn nguyên liệu, ủ kỵ khí và ủ tùy nghi thải sẽ phát sinh một lượng nước thải nhất định, hiếu khí. Giá thành tạo ra sản phẩm phân sinh lượng nước thải có độ mặn cao do quá trình rửa học từ bã thải mắm cáo hớn từ 2-7 lần so với muối từ bã thải. một số loại phân hữu cơ thông dụng trên thì 4. Kết luận trường hiện nay. Quy trình sản xuất nước mắm của các hộ tại Làng nghề nước mắm Nam Ô không có hoạt làng nghề cũng tương tự nhau dù mỗi hộ gai động sản xuất nông nghiệp do đó cần có hướng đình có một bí quyết riêng. Lượng bã thải phát nghiên cứu tận dụng đưa bã thải mắm về các sinh chiếm 20-50% lượng nguyên liệu đầu vào, vùng sản xuất nông nghiệp để vừa tận dụng và việc xử lý hoặc tận dụng bã thải chưa được được phế phẩm nông nghiệp dễ phân hủy làm người dân cũng như chính quyền địa phương chất độn đồng thời sử dụng sản phẩm ủ phục vụ quan tâm. Bã thải phát sinh hầu hết được chôn cho nông nghiệp tại các khu vực này như các lấp tự do hoặc đổ thải như rác thải sinh hoạt. vùng sản xuât nông nghiệp tại khu vực huyện Hòa Vang, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Thành phần bã mắm qua phân tích vẫn chứa một số chất như Nitơ và Phốt pho, theo nhận Tài liệu tham khảo định có thể dùng bã mắm như là nguồn nguyên [1] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, quyết định số 1142/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn liệu để tái sử dụng cho các mục đích khác nhau làng nghề nước mắm Nam Ô gắn liền với phát triển vừa giảm tải việc xả thải ra môi trường vừa tận du lịch thành phố Đà Nẵng” ngày 31 tháng 3 năm 2020. dụng được nguồn nguyên liệu này. [2] Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Hoàng Gia Qua quá trình thực nghiệm ủ bã mắm tại Long (2019), Hướng dẫn ủ phân đạm cá với chế phòng thí nghiệm với khối lượng 2kg và tại phẩm vi sinh EM1 và mật rỉ đường, https://www.hoanggialongbiotech.com/huong-dan- hiện trường với khối lượng 20 kg có thể rút ra chung-u-phan-ca-vi-sinh-em.hgl một số kết luận nhưa sau: [3] ThS. Võ Diệp Ngọc Khôi; PGS.TS. Trần Văn Quang (2020), Thử nghiệm quá trình phân hủy bùn thải từ Bã mắm sau khi thêm các nguyên liệu phụ trạm xử lý nước thải đô thị trong điều kiện hiếu khí trợ có khả năng phân hủy. Thời gian phân hủy có phối trộn giá thể, Tạp chí Khoa học và Công và khả năng phân hủy phụ thuộc vào lượng nghệ Đại học Đà Nẵng. Số: No.18(5.1). nguyên liệu phụ trợ được thêm vào. Hàm lượng [4] ThS. Võ Diệp Ngọc Khôi; PGS.TS. Trần Văn Quang (2019), Nghiên cứu thử nghiệm xử lý chất thải rắn chất dinh dưỡng trong sản phẩm có tăng lên do hữu cơ dễ phân hủy từ chợ bằng công nghệ ủ sinh sự phân hủy của bã cũng như ảnh hưởng tự học kết hợp thổi khí, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số: Vol.17, No.05. nguyên liệu phụ trợ. Nếu ủ riêng bã mắm mà [5] Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn tỉnh Thừu không có chất độn thì một số chỉ tiêu không đạt Thiên Huế (2021), kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ để làm phân bón hữu cơ. Bã mắm cộng với chất phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế độn có tính hút ẩm, làm thông thoáng khối ủ phẩm vi sinh vật, Khoa học công nghệ, khuyến nông-k Khoa học công ng (mùn xơ dừa) làm tăng khả năng phân hủy, https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn/?gd=7&cn=153 &tc=22403.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0