intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGỘ ĐỘC PHOSPHORE HỮU CƠ

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỤC TIÊU: 1. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc phosphore hữu cơ 2. Trình bày được các bước điều trị cấp cứu ngộ độc phosphore hữu cơ * Phospho HC ức chế choline esterase làm ứ đọng acetyl choline tại synapse, biểu hiện lâm sàng bằng ba hội chứng: muscarinic, nicotinic và biểu hiện thần kinh trung ương. * Đường ngộ độc: uống, hít, qua da.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGỘ ĐỘC PHOSPHORE HỮU CƠ

  1. NGỘ ĐỘC PHOSPHORE HỮU CƠ MỤC TIÊU: 1. Mô tả được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc phosphore hữu cơ 2. Trình bày đ ược các bước điều trị cấp cứu ngộ độc phosphore hữu cơ * Phospho HC ức chế choline esterase làm ứ đọng acetyl choline tại synapse, biểu hiện lâm sàng bằng ba hội chứng: muscarinic, nicotinic và biểu hiện thần kinh trung ương. * Đường ngộ độc: uống, hít, qua da. I.CHẨN ĐOÁN Lâm sàng - Dấu hiệu Muscarinic: đau bụng, tiêu chảy, co đồng tử, tăng tiết đàm nhớt, chậm nhịp tim, hạ huyết áp. - Dấu hiệu Nicotinic: rung giật cơ, yếu cơ, tim nhanh, cao huyết áp. - Dấu hiệu thần kinh trung ương: nhức đầu, hôn mê, co giật. Các dấu hiệu trên thường xuất hiện ngay sau ngộ độc. Một số ít trường hợp sau ngộ độc 24-96 h xuất hiện liệt mặt, cổ, chi, cơ hô hấp (HC trung
  2. gian) không đáp ứng với Atropnie và Oximes hoặc các dấu hiệu liệt chi kéo dài nhiều tuần đến nhiều năm (Hội chứng tổn thương thần kinh chậm: organophosphate-induced delayed neuropathy). Cận lâm sàng - Dịch dạ dày: Phosphore hữu cơ (+). - Acetylcholin esterase trong hồng cầu và máu: giảm trên 50% bình thường. - Trong trường hợp nặng: ion đồ, đường huyết, chức năng gan thận, xquang phổi. II.ĐIỀU TRỊ II.1 Nguyên tắc điều trị - Lo ại bỏ độc chất - PH cholinesterase - Chống acetyl choline - Điều trị biến chứng II.2. Điều trị * Điều trị cấp cứu: suy hô hấp, co giật, sốc, hôn m ê. * Lập ngay đường truyền TM: để tiêm Atropine * Atropine: - Atropine tiêm trước và trong khi rửa dạ dày - Liều: 0.02-0.05 mg/kg ™ mỗi 15 cho đến khi có dấu thấm Atropine. - Sau đó: . Giảm liều hoặc tiêm cách quãng xa hơn. . Hoặc TTM liên tục 0.02 - 0.08 mg/kg/giờ - Mục tiêu: duy trì thấm Atropine (hết ran phổi, đồng tử hơi dãn 3-4mm,
  3. khô miệng) trong 12-24 giờ, tránh ngộ độc Atropine (sảng, sốt cao, đỏ da, đồng tử dãn to). - Chuyển sang Atropine TDD mỗi 2-4h khi ổn định với liều TTM < 0.02mg/kg/giờ. Khi BN xuất hiện lại dấu ngộ độc cần tăng liều Atropine. - Chọn Atropine đậm đặc 1mg/1ml để tránh ngộ độc nước, hạ natri máu. * Rửa dạ dày - Thực hiện càng sớm càng tốt - Rửa dạ dày lại d ù tuyến trước đã rửa. - Rửa kỹ đến nước trong và không mùi (20-30 lít) - Sau 3 giờ chưa cải thiện: rửa dạ dày lần 2 * Than hoạt tính * Pralidoxim - Pralidoxim (2 PAM: 2 Pyridin Aldoxim Metho -chloride) - Tác d ụng: Hoạt hóa lại men AchE. - Chỉ định: . Ngưng thở, suy hô hấp. . Yếu cơ, run cơ. . Uống lượng nhiều, độc tính cao. - Nên dùng sớm trong 12-24 giờ đầu, chỉ dùng phối hợp với Atropine - Biệt dược: Pampara 500mg, Contrathion 200mg, Protopam 500mg - Cách dùng: 20-50 mg/kg/lần (tối đa 1g) pha 100 mL Normal saline TTM trong 30-1h, lập lại sau 1-2h nếu chưa cải thiện. - Tác d ụng phụ: truyền nhanh có thể gây nhức đầu, buồn nôn, tim nhanh, co gồng cơ. Khi BN ổn định cần chú ý theo dõi 24 -96h đ ể phát hiện HC trung gian II.3 Theo dõi
  4. DHST Tri giác Đồng tử, ran phổi Đỏ da, cầu bàng quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2