intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo mang tính toàn cầu trong thời cổ đại: Thông điệp từ tổ tiên về nguồn gốc tâm linh của chúng ta

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nhằm mục đích làm rõ vấn đề chính là Bái hỏa giáo mang tính toàn cầu trong thời cổ đại, nhấn mạnh việc nghiên cứu trường hợp của Kinh Veda. Tác giả cũng kêu gọi nhân loại đã đến lúc tôn vinh ngọn lửa thiêng một lần nữa và hãy bắt đầu với Thần Lửa Agni của Kinh Veda.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo mang tính toàn cầu trong thời cổ đại: Thông điệp từ tổ tiên về nguồn gốc tâm linh của chúng ta

  1. 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 VAMADAVA SHASTRY* NGỌN LỬA THIÊNG VÀ AGNI: BÁI HỎA GIÁO MANG TÍNH TOÀN CẦU TRONG THỜI CỔ ĐẠI: THÔNG ĐIỆP TỪ TỔ TIÊN VỀ NGUỒN GỐC TÂM LINH CỦA CHÚNG TA Tóm tắt: Bái hỏa giáo là tôn giáo đầu tiên của chúng ta được người thượng cổ gây dựng từ những đám lửa đầu tiên của họ và cảm nhận được bí ẩn lớn của cuộc sống. Ngọn lửa là đạo sư đầu tiên của chúng ta trong giai đoạn trứng nước của loài người, từ đó chúng ta học được bí mật của ánh sáng và ý thức. Ngọn lửa thiêng, chúng ta có thể nói, là tổ tiên tinh thần của tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc và lục địa. Bái hỏa giáo vẫn là tôn giáo tự nhiên của chúng ta - cơ sở của khát vọng tìm kiếm ánh sáng. Bài viết nhằm mục đích làm rõ vấn đề chính là Bái hỏa giáo mang tính toàn cầu trong thời cổ đại, nhấn mạnh việc nghiên cứu trường hợp của Kinh Veda. Tác giả cũng kêu gọi nhân loại đã đến lúc tôn vinh ngọn lửa thiêng một lần nữa và hãy bắt đầu với Thần Lửa Agni của Kinh Veda. Từ khóa: Cổ đại; Bái hỏa giáo; Kinh Veda; Agni; tâm linh. Các giáo lý tinh thần vĩ đại của thế giới cổ đại - xuất phát từ một thời đại trước khi ý thức của chúng ta bị chi phối bởi lý trí - đề cập chủ yếu là về các biểu tượng. Các nhà hiền triết trong Kinh Veda đã * Tác giả là người Mỹ theo lối sống truyền thống Hindu giáo. Tên thật của ông là David Frawley. Ông đã viết nhiều cuốn sách về các chủ đề liên quan đến Kinh Veda, Hindu giáo, Yoga, Ayurveda và chiêm tinh học Veda. Tác phẩm của ông rất phổ biến trong quần chúng. Năm 2015, ông được Chính phủ Ấn Độ vinh danh với giải thưởng dân sự cao thứ ba ở Ấn Độ - Padma Bhushan. Ngày nhận bài: 03/02/2020; Ngày biên tập: 24/5/2020; Duyệt đăng: 15/6/2020.
  2. Vamadava Shastry. Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo… 63 nói rõ cách tiếp cận này rằng: “Các vị thần yêu thích sự bí ẩn và không thích sự rõ ràng”1. “Người khôn ngoan thường tránh nói rõ bất cứ điều gì vì hầu hết mọi người không sẵn sàng để nhìn thấy sự thật. Người khôn ngoan thường chỉ thích tiết lộ sự thật cho những người tìm kiếm thực sự có tâm trí dễ tiếp thu hơn là cố gắng truyền bá nó cho những người không thực sự quan tâm”2. Mục tiêu của các nhà hiền triết là kích thích sự sáng suốt và kinh nghiệm của chính chúng ta chứ không chỉ đơn thuần là truyền bá niềm tin hoặc ý tưởng với tư cách là mục tiêu cuối cùng. Sự thật tâm linh vượt qua tất cả những lời nói đơn thuần. Bất cứ điều gì khi được đưa vào dưới dạng lời nói ngay lập tức liền trở nên thô tục vì đây là một loại “hàng hóa” có khả năng bị thao túng và bóp méo. Sự thật không phải là hình thức hiển nhiên mà là một ngọn lửa ẩn giấu. Chúng ta không thể tìm thấy sự thật ở các hình thức bên ngoài vì sự thật giống như khi ta thấy những thanh gỗ chưa bị lửa bao bọc. Đối với các nhà hiền triết cổ xưa, linh hồn là ngọn lửa thiêng. Không có triết lý nào là cần thiết để giải thích sự chói lòa hiển nhiên của nó. Họ thắp lên ngọn lửa trên bàn thờ và trong tâm hồn họ, ngọn lửa chính là ý thức thiêng liêng phát ra từ thế giới vật chất. Thông qua đó, họ đã đạt được một trạng thái ý thức vượt xa ý tưởng hiện tại của chúng ta về trí thông minh được xác định bởi tâm thức, tâm linh và sự mô phỏng thực tế bên ngoài của nó. Thông qua ngọn lửa, họ chạm vào vũ trụ, nơi mà trí tuệ của con người chúng ta chỉ là một tia lửa bé nhỏ. Ngọn lửa thiêng liêng là công cụ chính của các nhà hiền triết cổ xưa giao tiếp với cả hai thế giới nội tâm và ngoại vi, thông qua đó họ có thể liên hệ với các kênh tiếp xúc về tư tưởng phổ quát và năng lượng dễ dàng như chúng ta có thể điều chỉnh để truy cập vào các đài phát thanh hay truyền hình khác nhau ngày nay. Thiền bên ngọn lửa thiêng đã liên kết họ với trật tự thiêng liêng của cuộc
  3. 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 sống, cái mà họ gọi là “sự hiến sinh” do sự phụ thuộc, tương hỗ lẫn nhau3. Họ đã trở thành vật hiến tế, như nó vốn vậy, hiến mạng sống của họ cho ngọn lửa vũ trụ. Nhân cách của họ đã được chuyển hóa thành một vai trò thiêng liêng là người bảo vệ ánh sáng. Các tộc người thổ dân và bộ lạc ngày nay vẫn kết nối chặt chẽ với ngọn lửa thiêng. Họ thực hiện các nghi lễ thường xuyên để tôn vinh mối liên kết thiêng liêng với vũ trụ mà lửa là đại diện, giống như người xưa đã từng làm trên khắp thế giới. Họ duy trì sự ràng buộc với ngọn lửa thiêng trong một thời đại đã quên đi nguồn gốc sáng. Những nghi thức “lửa” như vậy được gọi là yajnas (phát âm là ‘yagyas,) trong truyền thống Kinh Veda. Có những nghi thức thờ phụng lửa hàng ngày, hàng tháng và theo mùa để giữ cho chúng ta hòa hợp với sự chuyển động của vũ trụ ánh sáng. Có những nghi thức thờ lửa đặc biệt với các mục đích cụ thể, như đạt được các mục tiêu cá nhân như thịnh vượng hoặc mục tiêu tâm linh như làm giảm nghiệp tiêu cực. Có những nghi thức thờ lửa mang tính xã hội rộng rãi để cầu nguyện cho hòa bình phổ quát và hạnh phúc chung của thế giới. Nhiều ngôi đền Hindu giáo vẫn thực hiện các nghi lễ thờ lửa, đặc biệt là ở Nam Ấn Độ. Một số phong trào hiện đại của Hindu giáo như Arya Samaj và Gayatri Pariwar vẫn nhấn mạnh những nghi thức này như một phần của các hoạt động hàng ngày cho mọi người. Khi chúng ta tham gia vào nghi thức thờ lửa đặc biệt hoặc thiêng liêng như vậy, nhất là tại các điểm chuyển tiếp quan trọng của bình minh và hoàng hôn, đêm trăng tròn hoặc đông hay hạ chí, chúng ta đang tiếp cận với trật tự phổ quát của ánh sáng. Chúng ta trở thành một phần của ngày, tháng và năm. Vũ trụ bắt đầu khuấy động bên trong chúng ta và khơi dậy hoạt động kỳ diệu của sự tăng trưởng và thay đổi. Thời gian trở thành một quá trình biến đổi, nuôi dưỡng ánh sáng bên trong của chúng ta và làm chín muồi linh hồn của chúng ta. Bái hỏa giáo toàn cầu thời cổ đại Loài người chúng ta là một loài được xác định bởi sự phát hiện ra lửa. Lửa, chúng ta có thể nói, là giảng sư đầu tiên của loài người mà thông qua đó, chúng ta học về các ngành nghệ thuật, thủ công
  4. Vamadava Shastry. Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo… 65 và khoa học chính của chúng ta. Ngọn lửa thiêng là nền tảng của văn hóa đầu tiên của loài người, đó là văn hóa lửa. Việc thờ lửa ở Ấn Độ, Ba Tư, Ireland, Hy Lạp, Trung Quốc, Israel và Mexico cổ đại là những khía cạnh khác nhau của giáo lý thờ lửa phổ quát và vĩnh cửu. Việc thờ lửa đã phát sinh một cách hữu cơ trước khi bất kỳ tôn giáo có tổ chức cụ thể, hoặc có quy tắc tín ngưỡng nào được xác định. Chúng dự phóng sự thôi thúc có tính tôn giáo khi bắt đầu các nền văn minh của chúng ta, tạo ra sự khao khát tinh thần của chúng ta với tư cách một giống loài vẫn duy trì sức mạnh bên trong của chúng ta. Rig Veda4 có lẽ là cuốn sách lâu đời nhất trên thế giới, bắt đầu bằng hình ảnh của sự hiến sinh qua lửa: “Tôi tôn thờ Lửa thiêng (Agni) là đạo sư trưởng lão, vị thần của sự hiến sinh, người làm việc theo mùa, kẻ xâm lược, và vị thần tốt nhất khi ban cho ta kho báu. Ngọn lửa thiêng được tôn vinh bởi các nhà hiền triết cổ đại được khơi gợi lại bởi các nhà hiền triết mới. Đối với chúng ta, Đức Ngài là hiện thân của tất cả các vị thần. Đối với Đức Ngài, ôi Thần Lửa, ngày qua ngày, bình minh và hoàng hôn, chúng ta đến, mang theo sự qui phục của chúng ta, Ngài là vua của nghi thức thiêng liêng, người bảo vệ chân lý, sự hưng thịnh trong bản chất của chính mình”5. Rig Veda giải thích ngọn lửa bên trong này - hay Agni - là nguyên lý ánh sáng trong tự nhiên và trong tâm hồn của chính chúng ta: “Đức Ngài, ôi Thần Lửa, tỏa sáng suốt cả ngày, từ nước, từ đá, từ rừng và từ thảo mộc, Đức Ngài, Chúa tể của linh hồn được sinh ra trong sạch, tinh khiết!”6. “Đức Ngài, ôi Thần Lửa, người mà nước, núi và rừng luôn mang theo bên mình như đứa con của Sự thật. Ngài bị mê hoặc bởi những con người trên đỉnh của Trái Đất. Ngài tràn đầy, lan toả sự rạng rỡ của mình ra cả thế giới với làn khói của Thiên đàng” 7. Một văn bản cổ có liên quan, Atharva Veda, nêu rõ tính lan tỏa rộng khắp của nguyên tắc về Lửa thiêng trong bài thánh ca về Trái Đất:
  5. 66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 “Có một ngọn lửa thiêng liêng trên Trái Đất và trong thực vật. Những dòng nước mang theo ngọn lửa và cùng một ngọn lửa trú ngụ trong những tảng đá. Có một ngọn lửa bên trong con người; trong những con bò và con ngựa là những Ngọn lửa linh thiêng. Ngọn lửa thiêng liêng tỏa sáng từ thiên đàng dưới dạng của Mặt Trời. Ngọn lửa thiêng trải dài trong bầu không khí rộng lớn qua cơn gió. Những người phàm trần thắp lên ngọn lửa mang theo lời cầu nguyện của họ, với tình yêu thích tinh khiết”8. Những tuyên bố như vậy đã trở thành nền tảng của Hindu giáo, cái được gọi là “Pháp Sanatana” - Pháp Vĩnh cửu hoặc Truyền thống Chân lý Vĩnh cửu9. Xuất phát từ truyền thống Phật giáo, Kỳ Na giáo và Sikh giáo cũng phản ánh một cách nhìn về sự giác ngộ tương tự với tư cách mục tiêu tối cao của cuộc sống. Tuy nhiên, không chỉ Hindu giáo mà cả các tín đồ của Bái hỏa giáo - những người mà tầm nhìn của họ về vũ trụ như một trò chơi ánh sáng và bóng tối có tác động mạnh mẽ đến cả Do Thái giáo và Kitô giáo sơ khai - cũng tập trung vào ngọn lửa thiêng. Người Ba Tư cổ đại, những người có ngôn ngữ và tôn giáo gần với Kinh Veda, đã xây dựng những ngôi đền lửa trên đỉnh núi và lặp lại những suy nghĩ tương tự trong kinh sách cổ xưa nhất của họ, Zend Avesta: “Chúng ta tôn thờ Lửa, con trai của Thiên Chúa, chúa tể của trật tự nghi lễ. Và chúng ta tôn thờ tất cả các đám cháy và ngọn núi giữ ánh sáng. Và chúng ta tôn thờ mọi linh hồn thiêng liêng và mọi linh hồn trần gian thánh thiện”10. Địa điểm linh thiêng nhất của người Hy Lạp cổ đại, đền thờ Delphi, có một nơi dành cho “Ngọn lửa trung tâm phía sau vũ trụ” ở đỉnh của biểu tượng Kim tự tháp nổi tiếng do chính Pythagoras thiết kế11. Nhà triết học tiền Socrates vĩ đại người Hy Lạp, Heraclitus, đã tạo ra cả một triết lý thiêng về lửa. Người La Mã cũng như tất cả những người châu Âu cổ đại đều có những ngọn lửa thiêng. Lửa là vị thần khôn ngoan của người Celtic cổ đại. Một nhà thơ Druid12 đã tuyên bố: “Ta là vị thần đã tạo ra ngọn
  6. Vamadava Shastry. Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo… 67 lửa rực cháy trong tâm trí. Còn ai ngoài ta biết những bí mật của cánh cửa đá?”13. Người Lithuanian có lẽ là những người bảo tồn tốt nhất tôn giáo ngoại giáo châu Âu cổ đại của họ dựa trên lửa và tiếp tục các thực hành như vậy cho đến tận ngày nay vì tôn giáo Romuva của họ đang trải qua một cuộc phục hưng vĩ đại14. Ngôn ngữ của họ gần với tiếng Phạn nhất khi so với bất kỳ ngôn ngữ nào ngày nay và phản ánh mức độ gần gũi của các nền văn hóa cổ đại này khi được kết nối. Cuốn Tử thư Ai Cập (The Egyptian Book of the Dead) xác nhận Osiris, vị thần của linh hồn, tượng trưng cho cái chết và sự phục sinh cùng với lửa: “Ta là người vĩ đại, con trai của Đấng vĩ đại. Ta là Lửa, con trai của Lửa. Ta đã tự tạo sự hoàn thiện và minh triết cho mình. Ta đã trở nên trẻ lại một lần nữa. Ta là Osiris, Chúa tể của sự vĩnh cửu”15. Kinh Thánh của Kitô giáo cũng đề cập đến nhiều lễ vật lửa được dâng cho Thiên Chúa tại ngôi đền lớn ở Jerusalem với tư cách là trung tâm của đời sống tôn giáo của người Do Thái. Moses đã nhận được Mười điều răn từ Thiên Chúa, người đã nói chuyện với ông ta dưới hình dạng một bụi cây đang cháy - rõ ràng đây là một biểu tượng khác của ngọn lửa vũ trụ luôn là phương tiện biểu hiện chính của Thiên Chúa. Thánh Linh (The Holy Spirit) xuất hiện trên đầu các môn đệ của Chúa Giêsu dưới dạng một ngọn lửa đang cháy cũng phản chiếu một hình ảnh tương tự. Kinh Dịch, cuốn sách lâu đời nhất của Trung Quốc, cũng công nhận biểu tượng tâm linh của Lửa. Điều này trở thành nền tảng của sự hiểu biết về lửa cả trong Đạo giáo và trong y học cổ truyền Trung Quốc16: “Hình ảnh của ngọn lửa: Do đó, chính là hình ảnh của con người vĩ đại, bằng cách duy trì sự sáng chói này, chiếu sáng bốn phương của thế giới”17. Nó cũng nói về ting hoặc vạc lửa - nơi mà lễ vật được dâng lên Chúa tể của thiên đường18.
  7. 68 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 Người Mỹ da đỏ có những ngôi nhà và lều nhỏ (kivas) để xả mồ hôi dựa trên ngọn lửa thiêng mà họ thực hiện các nghi lễ và hát thánh ca thường xuyên bên cạnh. Người Maya và người Inca cũng có những ngọn lửa nghi lễ lớn trong nhiều đền thờ và kim tự tháp của họ. Người Cherokees, một bộ lạc vĩ đại và cổ xưa, thường nói về gò đất (đồi hoặc núi) nơi Linh hồn vĩ đại - Great Spirit19 ban cho họ ngọn lửa đầu tiên, biến họ thành một dân tộc20. Đây chỉ là một vài ví dụ có thể tìm thấy ở tất cả các nền văn hóa. Để hiểu rõ chúng sẽ đòi hỏi ta phải viết cả một cuốn sách lớn theo đúng nghĩa của nó. Tính phổ quát của Bái hỏa giáo cổ xưa của chúng ta rất dễ nhận thấy nếu chúng ta nhìn thế giới xung quanh với tâm trí cởi mở. Thật không may, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào suy nghĩ đầy khuôn sáo của nền văn minh phương Tây hiện đại thường coi việc thờ cúng lửa là nguyên thủy, chỉ đơn thuần là tôn thờ tự nhiên. Nhưng đối với người xưa, kinh nghiệm của họ về thần thánh là có thật và cụ thể, đó là lý do tại sao họ sử dụng hình ảnh ấn tượng của lửa. Họ đang đọc cuốn sách của tự nhiên, đó là những câu thánh thư thực sự hoặc Lời thiêng liêng được viết bằng ngôn ngữ ánh sáng. Chúng ta phải nhận ra trải nghiệm có ý thức này đằng sau hình ảnh của ngọn lửa thiêng để thực sự đánh giá đúng cả một truyền thống cổ xưa của con người. Mặc dù chúng ta muốn liên kết nguồn gốc của nền văn minh với những phát minh có tính vật chất hơn về văn bản và các thành phố đầu tiên, nhưng nguồn gốc của các nền văn minh có lẽ được đặt một cách thích hợp hơn trong nền tảng của Bái hỏa giáo cổ xưa này, thậm chí ngay cả ở Ấn Độ, nền văn minh đã được bảo tồn tốt nhất. Như Graham Hancock ghi chú trong cuốn Thế giới ngầm: các Vương quốc bị ngập lụt trong kỷ băng hà - Underworld: Flooded Kingdoms of the Ice Age: “…, Ấn Độ, với nền văn hóa tâm linh sôi động, những đội quân hành hương rách rưới và Kinh Veda đáng chú ý của nó đã gợi nên khả năng rằng nguồn gốc thực sự của nền văn minh có thể rất khác biệt - không phải do động cơ kinh tế học
  8. Vamadava Shastry. Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo… 69 mà là do sự tìm kiếm tâm linh thực sự mà những ẩn sĩ Ấn Độ chân chính vẫn theo đuổi với sự tận tâm tối đa”21. Ý tưởng của Hancock lặp lại những hiểu biết vô cùng sâu sắc của Sri Yukteswar, đạo sư của Paramahansa Yogananda22, một trong những người thầy vĩ đại đã đưa Yoga đến với phương Tây trong thế kỷ XX. Theo Yukteswar, toàn bộ Ấn Độ và nhân loại đã đạt đến trình độ văn minh cao nhất trước năm 6700 TCN, bằng cách theo khoa học về Yoga23. Đã đến lúc tôn vinh ngọn lửa thiêng liêng một lần nữa, hãy bắt đầu với Thần Lửa Agni của Kinh Veda Chúng ta có thể thanh tẩy trái tim và mang những khát vọng cao cả đến với thế giới. Con người đã phát hiện ra rằng cùng một ngọn lửa tồn tại trong trái tim của chúng ta với tư cách linh hồn của chính chúng ta hay Thánh Linh. Ảnh hưởng của những ngọn lửa thiêng cổ xưa này vẫn còn và có thể xuất hiện trở lại. Cũng như chúng ta không thể chối bỏ gia đình, chúng ta không thể chối bỏ ngọn lửa là tổ tiên của chúng ta trên mọi phương diện về tôn giáo, chủng tộc hay văn hóa. Ngọn lửa thiêng liêng là cha mẹ của chúng ta, ông bà của chúng ta, anh trai, chị gái và bạn bè của chúng ta. Tuy nhiên, đó cũng là đứa con của chúng ta, thành quả lao động và khát vọng của chúng ta mà chúng ta phải trân trọng và nuôi dưỡng. Ngọn lửa thiêng vẫn là mục tiêu tương lai cũng như gốc rễ sâu bền nhất của chúng ta. Ngọn lửa tổ tiên của thế giới cổ đại này vẫn là ngọn lửa sáng tạo mang tính nền tảng của các thế giới chưa được sinh ra hay sắp được sinh ra. Các truyền thống bản địa và cổ xưa cùng với các giáo lý phương Đông dựa trên thiền định như Hindu giáo, Tây Tạng giáo và Đạo giáo cho chúng ta thấy tâm linh phải được liên kết với toàn bộ tự nhiên như thế nào để được xác thực. Điều này được phản ánh trong khoa học về Yoga để ta thấy cách khai thác các lực của cơ thể, hơi thở, âm thanh và ý thức để chuyển đổi nội tâm. Tâm linh thực sự hoạt động thông qua thiên nhiên bên trong chúng ta (linh hồn của chúng ta) theo mối liên hệ của nó với thiên nhiên xung quanh chúng ta, không chỉ sử dụng các hình thức bên ngoài của tự nhiên mà còn cả ý thức bên trong đằng sau nó.
  9. 70 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 Kết luận Ngày nay, điều quan trọng sống còn là phải khôi phục hình thức tâm linh tự nhiên xa xưa hơn này, không chỉ là sự thờ phụng tự nhiên mà là sử dụng thiên nhiên như một con đường kinh nghiệm dẫn đến siêu việt. Việc nghiên cứu cách giao tiếp tâm linh của người bản địa với truyền thống yoga và hệ thống y học cổ truyền (như y học cổ truyền Trung Quốc hoặc Ayurveda) có thể giúp chúng ta làm điều này. Thông qua kết nối linh hồn với ngọn lửa thiêng, chúng ta có thể khám phá một đời sống tâm linh vượt ra ngoài niềm tin đơn thuần để dẫn đến một trải nghiệm thực sự về vũ trụ - vượt ra ngoài việc phủ bóng về ngôn ngữ (verbal shadow)24 bằng ánh sáng của sự sống. /. Đỗ Thu Hà dịch. Bộ môn Ấn Độ học, Khoa Đông phương học Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội CHÚ THÍCH: 1 Một tuyên bố thông thường trong Brahmanas và Upanishads (Aitareya Upanishad III.4). 2 Các nhà hiền triết yêu cầu các sáng kiến đặc biệt để chuẩn bị cho học sinh tiếp nhận giáo lý của họ, giống như nông dân chuẩn bị mặt đất trước khi gieo hạt giống. Điều này được gọi là diksha trong tiếng Phạn. 3 Chúng ta liên kết ý tưởng về sự hiến sinh với các lễ vật trong đó động vật bị giết theo nghi thức, điều này xảy ra trong thế giới cổ đại. Nhưng thuật ngữ hiến tế có ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều so với thờ phụng hoặc thậm chí là Yoga - những thực hành tâm linh để kết hợp chúng ta với Thiên Chúa. Thuật ngữ thời Veda cho sự hiến sinh, Yajna, cũng tượng trưng cho bản chất thiêng liêng của thực tại. 4 Những cuốn sách như In Search of the Cradle of Civilization (Feuerstein, Kak và Frawley) và Gods, Sage and Kings (Frawley) chính là nói về những khám phá địa chất gần đây về sông Vees Sarasvati, đã cạn kiệt ở Ấn Độ khoảng bốn ngàn năm trước. Điều quan trọng ngày nay là chúng ta khôi phục hình thức tâm linh tự nhiên thời sớm hơn không chỉ là sự thờ phụng tự nhiên mà là sử dụng thiên nhiên như một con đường kinh nghiệm dẫn đến siêu việt. Xem cách giao tiếp tâm linh bản địa với truyền thống yoga và hệ thống y học truyền thống (như y học Trung Quốc hoặc Ayurveda) có thể giúp chúng ta làm điều này. Thông qua kết nối linh hồn với ngọn lửa thiêng, chúng ta có thể khám phá một đời sống tâm linh
  10. Vamadava Shastry. Ngọn lửa thiêng và Agni: Bái hỏa giáo… 71 vượt ra ngoài niềm tin đơn thuần đến một trải nghiệm thực sự về vũ trụ - vượt ra ngoài cái bóng đơn thuần bằng ánh sáng đầy sức sống. 5 Rig Veda I.1.1, 2, 7. 6 Rig Veda II.1.1. 7 Rig Veda VI.48.5-6. 8 Atharva Veda XIII.1.19-20. 9 Giảng sư chính khiến tôi có sự hiểu biết sâu sắc hơn về Hindu giáo là Ram Swarup, người mà tạp chí Hinduism Today đã ca ngợi có lẽ là giảng viên vĩ đại nhất về Phật giáo Ấn Độ giáo trong vài thập kỷ qua. 10 Zend Avesta, Yasna XXV, 7. Sacred Books of the East Vol. 31. 11 Ý tưởng của tác giả tới từ Hector Currie, Giáo sư danh dự của Đại học Cincinnati, từ nghiên cứu của ông. 12 Druid là một thành viên của tầng lớp chuyên nghiệp cao cấp trong các nền văn hóa Celtic cổ đại. Có lẽ được nhớ đến nhiều nhất với tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, họ cũng là những người lãnh đạo các cơ quan pháp lý, người xét xử, người diễn thuyết, chuyên gia y tế và cố vấn chính trị. Các druid được coi là biết chữ nên họ nghiêm cấm việc ghi lại kiến thức của họ ở dạng viết, do đó họ không để lại những tác phẩm bằng văn bản. Tuy nhiên, kiến thức của họ được chứng thực bởi những người đương thời từ các nền văn hóa khác như người La Mã và Hy Lạp (Chú thích của người dịch). 13 Song of Amairgen, v. 15 -16, ý tưởng được truyền đạt tới tác giả qua người bạn và học giả Celtic Boutios (Michel Boutet) ở Canada. Có những mối liên hệ sâu sắc giữa tư tưởng Druidic và Veda về nhiều chủ đề bao gồm nghiệp lực, tái sinh và sự bất tử của linh hồn. 14 Chú thích về Of Gods and Holidays, The Baltic Heritage, được hiệu đính bởi Jonas Trinkunas, một trong những người lãnh đạo chính của phong trào ngoại giáo mới này, người mà tôi may mắn gặp được tại một hội nghị gần đây. 15 Egyptian Book of the Dead, E.A. Wallis Budge translation, pg. 317. 16 Tôi đã nghiên cứu triết lý Kinh Dịch và Đạo giáo trong vài năm và cũng được học về hệ thống thảo dược Trung Quốc. Truyền thống Đạo giáo đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu biểu tượng vũ trụ của lửa và tôn giáo của tự nhiên. 17 I Ching, Wilhelm-Baynes translation, pg. 119. 18 I Ching, Wilhelm-Baynes translation, pg. 194. 19 Linh hồn vĩ đại, hay được gọi là Wakan Tanka trong số các tộc người Sioux, Gitche Manitou ở vùng Algonquian, và trong nhiều nền văn hóa của người Mỹ da đỏ và các quốc gia đầu tiên của họ, có nghĩa là thần linh hay thần thánh, là Đấng tối cao, Thượng đế, hay một quan niệm về lực lượng tâm linh phổ quát. Theo nhà hoạt động của tộc Lakota, Russell
  11. 72 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2020 Means, một từ dịch chính xác hơn về mặt ngữ nghĩa của Wakan Tanka là Sự Bí ẩn/ Sự Huyền bí vĩ đại (Chú thích của người dịch). 20 Theo S.D. Youngwolf, một nhà lãnh đạo của tộc người Cherokee. Người Cherokees nhận ra bốn ngọn lửa lớn - đó là Mặt trời, Trái đất, lửa nấu ăn và lửa sự sống trong chúng ta. Chúng rất giống với các ngọn lửa khác được công nhận trong tư tưởng Veda, trong đó có ba ngọn lửa quan trọng nhất (lửa Trái đất hoặc Agni, lửa sự sống hoặc Jatattedas và lửa mặt trời / vũ trụ hoặc Vaishvanara). 21 Graham Hancock, Underworld: Flooded Kingdoms of the Ice Age, pg. 196. 22 Paramahansa Yogananda, tên khai sinh là Mukunda Lal Ghosh, sinh năm 1893 tại Ấn Độ. Từ năm 1915, ông là đạo sĩ dòng Swami (một dòng tu cổ xưa của Ấn Độ), mở các trường học kết hợp giữa việc giảng dạy kiến thức, các tư tưởng tâm linh với thực hành yoga (Chú thích của người dịch). 23 Yogananda’s, God Talks With Arjuna: The Bhagavad Gita, Introduction xviii-xix. 24 Phủ bóng ngôn ngữ là một kỹ thuật thử nghiệm trong đó các đối tượng lặp lại lời nói ngay sau khi nghe nó (thường thông qua tai nghe). Thời gian phản ứng giữa việc nghe một từ và phát âm từ đó có thể chỉ là 254 ms hoặc thậm chí 150 ms. Đây chỉ là thời gian trì hoãn của một âm tiết lời nói. Khi một người được yêu cầu lặp lại các từ, họ cũng tự động xử lý cú pháp và ngữ nghĩa của họ. Các từ lặp đi lặp lại trong quá trình thực hành phủ bóng bắt chước cách nói của các từ nghe được nhiều hơn các từ tương tự được đọc to bởi chủ đề đó. Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong việc học ngôn ngữ (Chú thích của người dịch). Abstract THE SACRED FIRE AND AGNI: ZOROASTRIANISM IN THE ANCIENT TIMES: THE MESSAGE FROM ANCESTORS ABOUT OUR SPIRITUAL ORIGINS Dr. Vamadava Shastry Zoroastrianism is our first religion that was built on the basis of the first flame and the feeling of great mysteries of life. The fire was the first guru in the early stage of mankind that we learned the secrets of light and consciousness. It can be said that the sacred flame was the spiritual origins of all races in all continents. Zoroastrianism is still our natural religion, our aspiration to seek the light. The article shed a light on the globe of Zoroastrianism in ancient times on the basis of the Vedas. It needs to honor the sacred fire and to begin with Agni (fire-god) in the Vedas. Keywords: Ancient; Zoroastrianism; the Vedas; Agni; spirituality.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2